Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Unpainted Paintings: Trông như đồ bỏ nhưng tôi thích pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.7 KB, 13 trang )

Unpainted Paintings: Trông như
đồ bỏ nhưng tôi thích
Từ khi Jackson Pollock làm nổ tung hội họa, bất cứ thứ gì từ cánh hoa
đến nước tiểu đều có thể được gắn lên tường gallery.


Một góc phòng triển lãm "Unpainted Paintings" (Những bức tranh
không vẽ)
Lịch sử chủ nghĩa hiện đại khá giống với một cuốn Tử Thư (Book of
the Dead) của mỹ học. Ngay sau khi nhiếp ảnh vừa manh nha xuất
hiện, họa sĩ Paul Delaroche đã hoảng hốt, “Từ hôm nay, hội họa chết”.
Năm 1912, Duchamp nghiền ngẫm, “Hội họa đã bị gột sạch”.
Aleksandr Rodchenko, với bộ tranh một màu năm 1921, tuyên bố “sự
kết thúc của hội họa”. Nhà phê bình Harold Rosenberg rất thích một
câu nói, khá là nổi tiếng trong giới AbEx, theo đó thì đối với hội họa,
“Newman đã đóng cửa, Rothko kéo màn còn Reinhardt thì tắt đèn”.
Chính Reinhardt từng nói rằng, “Đơn giản là tôi đang vẽ bức tranh cuối
cùng; bức tranh mà ai cũng có thể làm được.”

Triển lãm Unpainted Paintings (Những bức tranh không vẽ) do giám
tuyển Alison Gingeras của Bảo tàng Plazzo Grassi tổ chức
Đương nhiên, thực tế không đến nỗi như vậy, nhưng những phát ngôn
thậm xưng nói trên cũng tạo ra nền tảng cho Unpainted Paintings
(Những bức tranh không vẽ), một triển lãm nhóm sôi nổi, quy tụ nhiều
ngôi sao nghệ thuật, những tay ít được biết đến và cả những kẻ mới
đến, do giám tuyển Alison Gingeras của Bảo tàng Plazzo Grassi tổ
chức. Triển lãm có 37 tác phẩm, từ năm 1954 đến hiện tại, ghi nhận
những gì đã xảy ra sau vụ Big Bang của Pollock với những giọt màu
nổi tiếng.

Pollock rắc màu thay cho vẽ cọ




Xem tranh Pollock
Đó là các nghệ sĩ như Martin Kippenberger, Mike Kelley, Steven
Parrino, và Blinky Palermo đều lượn vòng quanh câu hỏi “Rồi sao
nữa”, thử nghiệm với cao su, rác rưởi, cườm, cúc áo và vải bao bì, thép
không gỉ, thậm chí cả nước tiểu.

Tác phẩm "Memory Ware Flat", Mike Kelley


"Không đề" của Blinky Palermo (trái), "Green Flag" (Lá cờ xanh) của
Richard Tuttle, và "Oasis 2011" của Anna Betbeze (phải)
Yves Klein đổi cọ lấy một chiếc đèn hàn. Robert Rauschenberg dùng
vàng lá. Paul McCarthy đổ sô-cô-la lên thảm. David Hammons dùng
nước ngọt Kool-Aid để tạo một bức tranh kiểu Rothko màu kẹo ngọt.

Tác phẩm của Yves Klein, 1961


Không đề, 1955 (tranh bằng vàng), Robert Rauschenberg


Không đề, trên thảm, 2010-11, Paul McCarthy


Không đề, 2007, David Hammons
Rất nhiều tác phẩm trong triển lãm Unpainted khá là khó xem – thậm
chí là xấu nữa. Một vài tác phẩm trông như đồ bỏ. Nhưng tôi rất thích
triển lãm vì nó cho thấy rằng hình thức và cái đẹp có thể biến đổi và lạ

kỳ đến thế nào. Ngồi với các tác phẩm ở đây bạn sẽ thấy rằng bạn đang
dùng trí tưởng tượng nhiều hơn là đôi mắt. Triển lãm bắt đầu với một
tác phẩm gây choáng, đặt ngay bên trong cửa: một bức “tranh nước
tiểu” dài hơn 5m của Warhol do các trợ lý tại Factory thực hiện, bằng
cách tè lên canvas (chắc hẳn lúc đó Andy cũng phải chăm chú theo dõi,
rồi lâu lâu lại điều chỉnh “Nghiêng bên trái một chút nào, Gerald”, “Ối
giời, Ronnie, anh bỏ sót một điểm rồi.”) Trong những tác phẩm giả kim
đầy phosphoric này, Warhol đã biến studio thành một nhà vệ sinh, đi tè
vào sơn pha sẵn và biến hội họa thành một thứ gì đó vừa mai mỉa vừa
chân thành. Tranh ở đây vừa độc đáo như nước men trên những chiếc
bình nhà Minh, vừa bí ẩn như tranh trong hang động, lại vừa mạnh mẽ
lạ thường như hòm đựng thánh tích của bên Thiên chúa giáo, có cả răng
và bao quy đầu. (Dòng chảy màu sắc trong hầu hết những bức tranh tè
trông như “tác phẩm” của đàn ông. Nhưng những vũng nước và ao tù
trên canvas tại “Unpainted” làm tôi nghĩ tác phẩm này là “sản phẩm”
của phụ nữ.)

Một bức vẽ bằng nước tiểu của Andy Warhol (1978)
Một trong những ngạc nhiên thú vị tại triển lãm là tác phẩm Psychotic
Reaction (Phản ứng loạn tinh thần), dài hơn bốn mét rưỡi của Dan
Colen, thực hiện bằng cách rắc cánh hoa trên canvas. Đương nhiên ở
đây nó nôm na hóa Monet, bắt chước Warhol và lên tiếng chút đỉnh về
sự mục ruỗng ẩn trong những bức tranh bươm bướm của Damien Hirst,
vậy mà vẻ đẹp và cảm giác ấn tượng đối với cánh đồng thị giác ở đây
cho thấy Colen, mặc dù triển lãm gần nhất của ông thất bại hoàn toàn,
vẫn có khả năng làm những tác phẩm khái niệm đầy cuốn hút.

Psychotic Reaction (Phản ứng loạn tinh thần), Dan Colen



Nhìn gần tác phẩm Psychotic Reaction (Phản ứng loạn tinh thần), Dan
Colen
Tôi cũng rất thích “ma mới” Anna Betbeze, với tác phẩm Marble, trông
giống như da (nhuộm axit và tô màu nước), gợi nghĩ đến những món
trang phục rất hippi tiền sử hay một tấm thảm như làm từ những con
Wookiee (con vật lông xù hai chân trong Star Wars) đã chết. Có lẽ ở
đây nghệ sĩ đang tỏ lòng kính trọng với một nghệ sĩ “cực kỳ” khác –
Lynda Benglis với tác phẩm màu đổ năm 1969 có tên Baby
Contraband có ảnh hưởng rất lớn. Tác phẩm đó cũng được đặt trên sàn
nhà ở đây; bạn sẽ phải rùng mình khi thấy nghệ sĩ đã bứt hội họa ra
khỏi những giới hạn thời gian-không gian của nó.

Marble (Cẩm thạch), 2011, Anne Betbeze


Baby Contraband (tạm dịch “Hàng lậu be bé”) từ loạt Fallen Paintings,
1969, của Lynda Benglis, nhựa mủ nhuộm màu, đổ loang, khổ 79 x 20
x 1 1/2 inches
Các tác phẩm của Warhol, cũng như phần lớn các tác phẩm trong triển
lãm này, gợi nhớ cái thời điểm khi nghệ sĩ đánh đổi tính tả thực và chân
thành để lấy sự thờ ơ và cảm giác tự nhận thức đôi khi gay gắt. Thay vì
những tĩnh vật, phong cảnh, chân dung, nội dung tranh ở đây lại thể
hiện một quá trình, một sự sáng tạo, sự phê phán bản thân, sự hiển
nhiên, tính hài hước và đặt câu hỏi về một đức tin mù quáng trong nghệ
thuật. Điều này có thể trở nên đơn điệu, và triển lãm Unpainted
Paintings cũng thế. Nhưng hay nhất là triển lãm đã hé mở cho ta thấy
được nghệ thuật có thể hoang dại, mềm dẻo và lạ lùng đến nhường nào.
Biết đâu đấy, khi ra về, bạn sẽ hiểu được ý của Robert Rauscheberd khi
ông này nhận xét “Một canvas trống không là một canvas tràn đầy”.



×