Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Venetian Veduta: Vì sao ngày ấy không bị gọi là “tranh chợ”? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 10 trang )

Venetian Veduta: Vì sao ngày ấy
không bị gọi là “tranh chợ”?
Phạm Phong tổng hợp và dịch

Một khách đứng xem tác phẩm “An Architectural Capriccio” của họa sĩ
người Venice Canaletto trong triển lãm về dòng tranh Venetian veduta
(thế kỷ 18) tại bảo tàng Jacquemart-Andre Museum. Ảnh: Thomas
Samson. (Trong toàn bài, các bạn bấm vào hình để xem bản lớn hơn).

Vào thế kỷ 18, Venice, với vẻ quyến rũ phi thời gian của nó, đã trở
thành đề tài ưa thích của các họa sĩ theo dòng Veduta (có nghĩa “quang
cảnh” trong tiếng Ý) – dòng tranh khổ cực to, miêu tả chi tiết khung
cảnh một thành phố. Những bức tranh vẽ Venice thời ấy nhanh chóng
lan khắp châu Âu, khiến Veduta trở thành loại tranh hay được các nhà
giàu Ý, Anh, Đức sưu tập nhất và được yêu thích nhất.
Nhờ mượn được tranh từ một số nguồn hào phóng, bảo tàng
Jacquemart-André hiện đang trưng bày một triển lãm chuyên về dòng
tranh Venetian Veduta (tranh Veduta vẽ Venice), lần đầu tiên tại Pháp,
với chủ yếu là hai bậc thầy Canaletto và Guardi – cũng là hai nhân vật
đã đưa dòng tranh Veduta lên đến cực đỉnh. Ở Pháp, tranh Veduta chưa
được giới thiệu nhiều, cho nên đây là một triển lãm rất đáng xem, diễn
ra từ 14. 9 tới 14. 1. 2013.

Canaletto
Về họa sĩ chính của triển lãm: Giovanni Antonio Canal, thường được
gọi là Canaletto, sinh tại Venice, là con một họa sĩ thiết kế sân khấu.
Ông là người rất có ảnh hưởng và nổi tiếng với những bức tranh vẽ
phong cảnh thành phố Venice với độ chi tiết cao theo trường phái
Veduta. Những bức đầu tiên mà Canaletto vẽ cho các nhà bảo trợ trong
vùng là những bức đẹp nhất: vẽ rất kỹ, rất riêng, và đầy không khí,
trong ấy phải kể đến bức The Stonemason’s Yard.



The Stonemason’s Yard
Rồi Canaletto thấy việc bán loại tranh vẽ theo công thức cho du khách
là rất có lợi, thế là, vẫn là những tác phẩm có kỹ thuật cực cao, nhưng
giờ đã được ông “sản xuất” với sự trợ giúp của cả một xưởng vẽ có tổ
chức. Họ chuyển sang vẽ nhiều hơn những lễ hội công cộng của
Venice, thí dụ như trong bức Regatta on the Grand Canal.

Regatta on the Grand Canal
Dù vậy, tranh Canaletto rất được giới sưu tập Anh ưa chuộng. Từ năm
1746-56, ông đi đi về về Anh như đi chợ, vẽ những bức kiểu Eton
College.

Eton College
Trợ tá đắc lực nhất của Canaletto là cháu trai ông, Belloto, về sau cũng
trở thành một họa sĩ danh tiếng. Canaletto thường chuẩn bị các phác
thảo rất kỹ trước khi vẽ chính thức. Người ta cho rằng từ hồi đó ông đã
dùng máy camera obscura trong công việc vẽ, nhưng giá trị của
Canaletto không phải vì thế mà suy giảm, tranh của ông không bị coi là
“hàng chợ”: ông vẫn luôn luôn là người quan tâm tới việc phải vẽ sao
cho đẹp, cho hài hòa, không như những người thợ, chỉ lo sao chép cho
giống những quang cảnh hiện ra trước mắt.
Mời các bạn xem một số bức của Canaletto (có thể không có trong triển
lãm):

Grand Canal looking northeast from near the Palazzo corner Spinelli to
the Rialto bridge.


Santi Giovanni e Paolo and the Scuola de San Marco



The Grand Canal at the Salute church


Venice – Canal Grande


Doge’s palace – 1725

×