Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.45 KB, 3 trang )
Trang bị kỹ năng xã hội.
Thực tế đã chứng minh, nhiều người có kỹ năng chuyên môn rất tốt nhưng
không thể thăng tiến mà chỉ giữ vai trò nhân viên bậc thấp, hoặc thường cứ
phải thay đổi chổ làm việc vì các mâu thuẫn khó chịu với mọi người. Chính
là do bởi thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết để tạo các cơ hội thể hiện khả
năng chuyên môn của mình.
Kỹ năng xã hội phản ánh khả năng làm việc với người khác để tăng
cường các mối quan hệ làm việc lâu dài.
Để thành công, cần trang bị những kỹ năng xã hội chủ yếu tùy thuộc
vào các điều cơ bản như sau:
* Đánh giá bản thân: Cần xem xét những hành động của mình ảnh hưởng
đến thái độ của người xung quanh như thế nào. Phải cố gắng đạt đến những
mục tiêu cao hơn, với nhiều tham vọng hơn để được mọi người nhìn nhận
như một chuyên gia. Vì thế cần tự học hỏi, trang bị thêm cho mình kiến thức
và kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc.
* Khả năng phán đoán tâm lý: Hiểu biết các phương pháp tác động đến
hành vi và nhận thức của người khác, để có thể cho thấy sự quan tâm của
mình đối với nhu cầu và cảm giác của họ. Để có cách ứng xử tốt hơn, biết
khen ngợi người khác thường xuyên và đúng lúc.
* Kỹ năng phát triển bản thân: Tư duy tích cực. Có khả năng kiểm soát
hành động và cảm xúc, nhất là khi bị căng thẳng. Phải cảm thấy thoải mái
khi tạo dựng mối quan hệ với người khác. Chính yếu tố ấy giúp bạn trở nên
dễ gần gũi, được mến mộ và cảm thấy dễ chịu với vị trí mình đang có. Mọi
người sẽ tin rằng bạn đang quan tâm đến họ, tác phong làm việc và kết quả
công việc của họ.
* Kỹ năng hòa hợp. Sẽ chẳng mấy tác dụng nếu không thể truyền đạt một
cách hiệu quả những ý tưởng của mình đến mọi người. Do đó, việc cùng
nhau thực hiện những cuộc dã ngoại hoặc đơn giản gặp gỡ ngoài nơi làm
việc như cùng ăn trưa với mọi người được xem là một phương pháp xây
dựng sự dung hòa gắn bó cũng như để gửi đi và đón nhận thông điệp. Đó là