Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Những nạn nhân và những kẻ
hay bắt nạt
Trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ và giáo viên, để học được rằng trẻ có
nhiều sự lựa chọn và quyền lực cá nhân, điều này làm cho trẻ không bị trở
thành mục tiêu, của những kẻ chuyên đi bắt nạt người khác. Nếu như
người lớn cứu trẻ thay vì dạy cho trẻ những kỹ năng, và giúp trẻ nhận ra
sức mạnh mà mình có, thì họ vô tình đã khuyến khích trẻ trở thành những
nạn nhân. Rốt cục những kẻ chuyên đi bắt nạt người khác cần những nạn
nhân bắt nạt được.
Macie đã học được rằng cô bé có thể tạo ra nhiều sự quan tâm khi cô bé
phàn nàn với mẹ rằng một đứa trẻ khác đã đánh cô bé. Mẹ của bé sẽ ôm
bé, và gọi cô bé là "đứa con tội nghiệp của mẹ", và sau đó bà sẽ gọi đến
trường hay hàng xóm (nếu như sự việc xảy ra tại nhà một người bạn), nổi
điên lên, nói rằng họ chẳng có sự quan tâm chú ý thích hợp nào để bảo vệ
Marcie. Người giáo viên đó hay hàng xóm sẽ phải hứa sẽ thận trọng hơn.
Trong một tuần giáo viên của Marcie, anh Joe đã thấy có điều gì rất khác
xảy ra ở sân chơi trường học. Khi anh Joe quan sát từ một góc sân, anh
nhìn thấy Marcie vấp và ngã. Khi Joe đi tới để giúp cô bé, Marcie nói,
"Bruce đã đẩy con." Anh Joe sững sờ. Bruce đã không ở gần đó. Marcie
đã quyết định rằng cô bé thích được có sự thương tiếc, chú ý rằng mình là
một nạn nhân, và đã chuẩn bị để thực hiện điều đó.
Tất nhiên trẻ thực sự cần được người lớn bảo vệ và giám sát; ở một khía
cạnh nào đó, Marcie có thể đã bị đánh bởi một đứa trẻ khác. Là phù hợp
khi có một bậc cha mẹ quan tâm đến con nói cho những người lớn khác
về một vấn đề như vậy, nhưng ở tuổi này, công bằng mà nói, thì điều quan
trọng phải là trao quyền cho trẻ để giải quyết các vấn đề.
Marcie có thể học để nói rằng, "Dừng lại, đừng có đánh tôi!" Cô bé có thể
nhờ người lớn giúp đỡ, và người lớn đó có thể dạy Marcie cách thể hiện
những cảm xúc của mình: "Bạn đó làm con đau." "Con cảm thấy tức giận."
Người đó có thể giúp Marcie nói lên điều mà cô bé muốn: "Con muốn chơi
mà không bị đánh hay bị đau." Bằng việc tập trung vào những phương
pháp giải quyết vấn đề dạy cho trẻ hiểu được và thể hiện những cảm xúc
của mình, thì bạn có thể ngăn chặn được hành vi bắt nạt của ai đó với trẻ,
mà không củng cố thêm hành vi đó. Những kỹ năng giải quyết vấn đề khác
bao gồm chỉ ra và thể hiện cảm xúc của ai đó bằng lời nói, và học cách
đồng cảm với người khác. Trẻ cũng có thể học kỹ năng quan trọng này
bằng việc tập trung vào các giải pháp (hơn là đổ lỗi). Sự đồng cảm và lòng
trắc ẩn sẽ tiếp tục phát triển qua thời thơ ấu và tuổi vị thành niên, nhưng
có thể được khuyến khích phát triển ngay khi trẻ bước vào thế giới của
những bạn cùng trang lứa và tình bạn. Rất nhiều kỹ năng trong số những
kỹ năng này được phát triển thông qua những buổi họp lớp và gia đình
(chương 16).
Những năm mẫu giáo là khoảng thời gian phù hợp để nói chuyện cởi mở
về hành vi bắt nạt người khác. Trong buổi họp lớp hay họp gia đình, bạn
có thể khuyến khích những đứa trẻ nói chuyện về chủ đề người khác cảm
thấy thế nào khi bị bắt nạt, tại sao họ nghĩ đến một ai đó có thể chọn để
thực hiện hành vi bắt nạt, và họ có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào.
Ở một trường mẫu giáo, những đứa trẻ thường bị Joshua bắt nạt, qua việc
thể hiện sự tức giận của mình bằng cách đánh đổ những tòa tháp hình
khối của chúng, và dẫm lên những tòa lâu đài cát của chúng. Vào một
ngày Joshua không đến lớp, giáo viên đã tận dụng điều này như là một cơ
hội, để giúp những học sinh khác của cô thực hành lòng trắc ẩn và giải
quyết vấn đề. Trong suốt buổi họp lớp, cô giáo hỏi, "Các con thử nghĩ
xem, tại sao bạn Joshua lại làm những điều làm tổn thương cảm xúc của
những người khác?"
Một cô bé tinh ý nói, "Có thể là bạn ấy không có người bạn nào." (Joshua
là học sinh mới tới trường, và những đứa trẻ khác tránh xa cậu bé, bởi vì
hành vi cư xử hiếu chiến của cậu).
Một bạn khác nói, "Có thể là bạn ấy chưa học được cách sử dụng lời nói."
Sau đó giáo viên hỏi, "Có bao nhiêu người trong số các con sẽ sẵn lòng
giúp Joshua? Phần lớn bọn trẻ đã giơ tay lên (những đứa trẻ thích có cơ
hội để giúp đỡ người khác).
Giáo viên nói, "Cô sẽ nói chuyện với Joshua, và hỏi bạn ấy rằng, liệu bạn
ấy có sẵn lòng tham gia với chúng ta, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp
cho vấn đề này không. Trong khi đó, các con có thể làm gì để giúp
Joshua?"
Một vài đứa trẻ gợi ý rằng cúng sẽ làm bạn với cậu bé, và sẽ mời Joshua
chơi cùng. Chúng cũng đã quyết định rằng chúng có thể sử dụng lời nói,
và nói cho cậu bé biết chúng cảm thấy thế nào khi cậu ấy phá hủy nhiều
thứ, và yêu cầu cậu ấy dừng lại - hoặc là giúp chúng xây lại.
Cô giáo đã quyết định kế hoạch của họ thực hiện như thế nào trước khi
nói chuyện với Joshua, và nhận thấy rằng vấn đề đó đã tan biến đi hoàn
toàn, đến nỗi mà cô không phải nhắc thêm một lần nào nữa. Sự hiếu chiến
của Joshua bắt đầu trở thành khả năng lãnh đạo; cậu bé đưa ra rất nhiều
gợi ý để giải quyết các vấn đề của các bạn khác mà được nêu ra trong
buổi họp lớp. Cậu bé đã học được cảm giác của quyền sở hữu thông qua
những nỗ lực về tình bạn giữa những đứa trẻ, và cậu cũng đã học sử
dụng sức mạnh của mình trong những cách có ích.
Nhưng không có ai giống con
Như chúng tôi đã đề cập, những tình bạn của trẻ là những phòng thí
nghiệm cho các kỹ năng xã hội - và không phải là tất cả những thí nghiệm
đều trở nên tốt. Những cái đầu gối bị xây xước, và những cảm xúc đau
lòng đều đến từ phòng thí nghiệm đó. Khi bạn có thể tránh được việc đóng
vai trò làm những siêu bố mẹ, siêu giáo viên và giúp trẻ học được từ
những lỗi lầm, tức là bạn đang dạy trẻ cảm thấy có năng lực và có tài
năng.
Carla 5 tuổi. Vào một ngày khi mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng để đưa cô bé
đến trường, thì cô bé chống đối. Cô bé nói là cô bé không muốn đi học,
bởi vì cô bé không có bạn nào ở trường, và không ai thích cô bé cả.
Bố mẹ của Carla và giáo viên phải tìm ra điều gì đang thật sự xảy ra. Thực
tế, nếu như Carla không có bạn chơi cùng, thì những người lớn trong cuộc
đời của cô bé có thể giúp cô bé hiểu được tại sao. Một đứa trẻ mà đang
làm tổn thương những người khác, hay đứa trẻ mà từ chối cùng tham gia
vào các trò chơi, thì không phải một người bạn cùng lớp được hoan
nghênh, nhưng những trẻ như vậy có thể được dạy cho những phương
pháp hiệu quả hơn để tiếp xúc với những người bạn khác.