Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

báo cáo nghiên cứu khoa học ''''một số giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển thanh - nghệ - tĩnh đến năm 2015''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.89 KB, 10 trang )




Báo cáo nghiên cứu
khoa học:

"Một số giải pháp
phát triển kinh tế dải
ven biển Thanh -
Nghệ - Tĩnh đến năm
2015"



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008


93
Một số giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển
Thanh Nghệ - Tĩnh đến năm 2015


Hoàng Phan Hải Yến
(a)



Tóm tắt. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về tiềm năng, hiện trạng phát triển
kinh tế của dải ven biển Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh, bài báo này đa ra một số
giải pháp góp phần phát triển kinh tế của dải ven biển Thanh Hoá - Nghệ An - Hà
Tĩnh đến năm 2015.



I. Đặt vấn đề
Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh là
3 tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc
Trung Bộ của Việt Nam có đờng bờ
biển dài 321 km. Dải ven biển Thanh -
Nghệ - Tĩnh (DVBTNT) có diện tích
rộng 4686,2 km
2
và dân số 2.893.018
ngời (năm 2005), chiếm 13,9% diện
tích tự nhiên và 36,2% dân số của 3
tỉnh [1], [2], [3].
Vùng biển và DVBTNT có nhiều
tiềm năng, lợi thế phát triển và là địa
bàn chiến lợc cực kỳ quan trọng cả về
kinh tế, chính trị và an ninh quốc
phòng; là cửa ngõ để đẩy mạnh giao lu
kinh tế và hội nhập quốc tế; là địa bàn
rất thuận lợi để thu hút đầu t, làm
động lực thúc đẩy sự phát triển của các
tỉnh khác trong khu vực nói riêng và
các tỉnh khác trong cả nớc nói chung.
Các tài nguyên ở biển và ven biển khá
phong phú, đa dạng, trong đó có một số
tiềm năng lớn là những nguồn lực phát
triển kinh tế quan trọng nh hải sản,
vật liệu xây dựng, điều kiện xây dựng
cảng, cảnh quan du lịch
II. Khái quát về thực trạng

phát triển kinh tế
Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát
triển, song thực trạng phát triển kinh
tế ở DVBTNT đang còn nhiều vấn đề
bất cập. Cụ thể:
- Tiềm năng của DVBTNT rất lớn
nhng hiện nay mức độ khai thác còn
thấp, chỉ khoảng từ 30 - 40% tiềm năng
đó [7]. Ví dụ: tài nguyên khoáng sản tuy
rất đa dạng nhng hiện nay mới khai
thác một số mỏ nh đá, xi măng, vật
liệu xây dựng và một ít titan ở quy mô
nhỏ. Các nguồn lợi khác ở biển nh
năng lợng biển, các hoá chất từ nớc
biển và các khoáng sản khác ở biển
cha đợc điều tra nghiên cứu. Điều
này do năng lực khai thác còn yếu kém,
cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu
- Về cơ bản, các hoạt động kinh tế ở
DVBTNT mới khởi phát, chủ yếu là các
hoạt động khai thác tự nhiên với trình
độ công nghệ còn thấp hơn nhiều so với
các vùng khác trong cả nớc; các ngành
kinh tế mũi nhọn cha nhiều Vì vậy,
vai trò của DVBTNT trong kinh tế của
cả vùng cha nổi bật, cha đáp ứng
đợc yêu cầu phát triển của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
- Bớc đầu đã hình thành một số
mô hình kinh tế ở DVBTNT nh: mô

hình đô thị - cảng biển, mô hình thị xã
du lịch ven biển, mô hình khu công
nghiệp - cảng biển nhng cha rõ nét,
chủ yếu mang tính tự phát, thiếu quy
hoạch ở tầm vĩ mô và lâu dài. Cha
thực sự có những mô hình tiên tiến và
hiệu quả, có tính khoa học cao để phát
triển nhanh dải ven biển, làm động lực

Nhận bài ngày 07/11/2007. Sửa chữa xong 22/10/2008.




Hoàng Phan Hải Yến Một số giải pháp phát triển kinh tế, TR. 93-101


94
Bảng 1: So sánh khối lợng hàng hoá thông qua một số cảng biển của DVBTNT với
một số cảng biển khác của Việt Nam
Đơn vị: 1.000 tấn
Tên cảng 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Cảng Hải Phòng 7.646 8.576 10.350 11.764 11.981 12.334

Cảng Cái Lân 1.533 1.526 1.560 1.603 1.605 1.662
Cảng Nghi Sơn 168 200 400 780 1.192 1.076

Cảng Cửa Lò 648 748 869 937 984 1.012
Cảng Vũng áng - - 230 500 765 787
Cảng Đà Nẵng 1.411 1.710 2.074 2.178 2.308 2.256

Cảng Quy Nhơn 1.461 1.360 1.548 2.162 2.415 2.450
Cảng Sài Gòn 9.701 10.022 12.077 11.526 11.592 11.889

[7],[9],[10]

Bảng 2: So sánh trữ lợng và khả năng khai thác cá biển của DVBTNT với
một số dải ven biển khác của Việt Nam năm 2004
Trữ lợng Khả năng khai
thác
Dải ven biển Loài

Độ sâu

Tấn % Tấn %
Cá nổi nhỏ 390.000 57,3

156.000 57,3

< 50m 39.204 5,7

15.682 5,7

đáy
> 50m 251.962 37,0

100.785 37,0

Cộng 291.166 42,7

116.467 42,7




Bắc Bộ
Cộng 681.166 100

272.467 100
Cá nổi nhỏ 360.000 78,0

124.285 78,0

< 50m 16.400 3,6

7.000 4,4

đáy
> 50m 85.000 18,4

28.055 17,6

Cộng 101.400 22,0

35.055 22,0



Thanh - Nghệ -
Tĩnh
Cộng 461.400 100


159.340 100
Cá nổi nhỏ 500000 82,5

200.000 82,5

< 50m 18.494 3,0

7.398 3,0

đáy
>50m 87.905 14,5

35.162 14,5

Cộng 106.399 17,5

42.560 17,5



Nam Trung Bộ
Cộng 606.399 100

242.560 100
Cá nổi nhỏ 524.000 25,2

209.600 25,2

< 50m 349.154 16,8


139.762 16,8

>50m 1.202.735 58,0

481.049 58,0



đáy
Cộng 1.551.889 74,8

620.856 74,8



Đông Nam Bộ
Cộng 2.075.889 100

830.456 100
[4],[8],[9]



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008


95
thúc đẩy kinh tế cả vùng và làm đầu
tàu lôi kéo các khu vực nội địa.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng

DVBTNT tuy đợc cải thiện một bớc
song nhìn chung còn nhiều yếu kém,
đặc biệt là vùng ven biển của Hà Tĩnh,
gây trở ngại lớn cho việc phát triển tăng
tốc, đồng thời cha tạo đợc sự hấp dẫn
để thu hút mạnh đầu t bên ngoài. Khó
khăn trong việc triển khai Dự án khai
thác sắt ở Thạch Khê (huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh) và xây dựng nhà máy
luyện thép lớn nhất Việt Nam ở đây là
một ví dụ điển hình.
- Kỹ thuật - công nghệ khai thác
biển và DVBTNT còn lạc hậu, năng
suất, chất lợng và hiệu quả cha cao.
Công tác điều tra cơ bản còn nhiều hạn
chế. Nhiều loại tài nguyên cha đợc
điều tra nghiên cứu đầy đủ cả về trữ
lợng và sự phân bố. Cơ sở dữ liệu điều
tra cơ bản về biển và dải ven biển (cả về
điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh
tế - xã hội) rất thiếu và không đồng bộ,
cha đủ độ tin cậy để hoạch định chính
sách và các chơng trình khai thác biển
và dải ven biển lâu dài. Đây cũng là khó
khăn chung của dải ven biển cả nớc.
- Nguồn nhân lực ở DVBTNT khá
dồi dào nhng chất lợng thấp, phần
lớn là cha qua đào tạo. Hiện còn rất
thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà
doanh nghiệp giỏi và lực lợng lao động

có trình độ kỹ thuật cao để phát triển
dải ven biển với tốc độ nhanh theo
hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
nhất là đối với các ngành đặc thù ở
DVBTNT.

Bảng 3: So sánh trình độ, chất lợng lao động của DVBTNT so với một số
dải ven biển khác của Việt Nam năm 2005.
Đơn vị: %

Chỉ tiêu
DVB
cả
nớc
DVB
Bắc
Bộ
DVB
TNT

DVB
Nam
Trung
Bộ
DVB
Nam
Bộ
1. Lao động theo học vấn 100 100 100 100 100
- Cha biết chữ 0,5 0,6 0,2 0,4 0,3
- Cha tốt nghiệp tiểu học 20,3 5,4 1,7 7,8 40,0

- Đã tốt nghiệp tiểu học 26,8 22,9 38,8 40,1 25,0
- Đã tốt nghiệp THCS 38,0 52,4 43,3 37,3 25,2
- Đã tốt nghiệp THPT 14,4 18,7 16,0 14,4 9,5
2. Lao động theo chuyên môn kỹ
thuật
100 100 100 100 100
- Không có chuyên môn kỹ thuật 82,5 79,6 85,2 84,4 86,0
- Sơ cấp - học nghề 3,1 2,6 2,4 2,4 2,1
- Công nhân kỹ thuật có bằng 5,3 5,7 6,8 6,7 4,9
- Công nhân kỹ thuật không có bằng

3,0 0,6 2,0 2,3 3,3
- Trung học chuyên nghiệp 3,9 8,7 1,1 2,8 2,1
- Cao đẳng, đại học, trên đại học 2,2 2,8 2,5 1,4 1,6
[1],[2],[3],[7],[9]



Hoàng Phan Hải Yến Một số giải pháp phát triển kinh tế, TR. 93-101


96
III. một số giải pháp
Để phát triển kinh tế biển đến năm
2015 đúng với định hớng và mục tiêu
đã vạch ra, cần phải thực hiện một số
giải pháp chủ yếu sau:
3.1. Giải pháp về nguồn nhân
lực
Nguồn nhân lực là một trong những

yếu tố quan trọng đảm bảo việc thực
hiện thắng lợi các mục tiêu cũng nh
định hớng phát triển kinh tế đối với
DVBTNT, cần cụ thể hoá các chính sách
sử dụng và phát triển nguồn nhân lực
theo các hớng sau:
3.1.1. Đào tạo và bồi dỡng
Trớc mắt phải có các chính sách
hiệu quả đào tạo lại, bồi dỡng nguồn
nhân lực hiện có của DVBTNT. Đồng
thời phải đặc biệt chăm lo đào tạo đội
ngũ cán bộ quản lý, lực lợng chuyên
gia kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và
đội ngũ lao động có kỹ năng tay nghề
cao, gắn với nội dung phát triển kinh tế
- xã hội của DVBTNT. Cụ thể:
- Đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ
thuật hiện có bằng việc tổ chức các lớp
học có thời hạn, cử chuyên gia có kỹ
thuật về giảng dạy đúng chuyên ngành,
phù hợp với yêu cầu trong các lĩnh vực
phát triển kinh tế của vùng.
- Cử cán bộ đi học ở các trung tâm
đào tạo ngành nghề hoặc đi học hỏi
kinh nghiệm ở các mô hình sản xuất đạt
hiệu quả cao trong và ngoài nớc.
- Nâng cấp các trờng dạy nghề ở
DVBTNT bằng việc đầu t cơ sở vật
chất, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ, phát triển đa

dạng hoá ngành nghề trong trờng,
thực hiện đào tạo theo địa chỉ nguồn
nhân lực phục vụ cho các huyện ven
biển và trên phạm vi cả vùng.
- Đặc biệt chú trọng đến việc đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các
ngành: nuôi trồng thuỷ sản, ngành du
lịch, ngành kinh tế cảng (sửa chữa và
đóng tàu, dịch vụ vận tải biển), chăm
sóc và nhân giống các cây trồng, vật
nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí
hậu của DVBTNT [5],[6],[9].
3.1.2 Khuyến khích và thu hút nhân
tài
Nhân tài là nguồn nhân lực đặc
biệt, vùng cần có chính sách thu hút về
với vùng, làm nòng cốt cho sự phát triển
kinh tế - xã hội không chỉ của DVBTNT
mà còn của cả ba tỉnh.
- Liên hệ với các trờng đại học, cao
đẳng, dạy nghề, trên địa bàn ba tỉnh
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng
nh cả nớc để tuyển dụng nhân tài
phù hợp với ngành nghề theo yêu cầu
của DVBTNT.
- Đối với những ngời giỏi của vùng,
cần phải có các chính sách đặc biệt để
sau khi đợc đào tạo họ trở về phục vụ
cho địa phơng. Ví dụ nh: hỗ trợ về
học phí, về phơng tiện đi lại, về điều

kiện sống, đảm bảo khi đào tạo xong họ
sẽ đợc bố trí các công việc phù hợp với
trình độ chuyên môn kỹ thuật
- Tạo điều kiện về vật chất và môi
trờng làm việc tốt cho những ngời lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
3.1.3 Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực
Trên cơ sở phát triển về số lợng và
chất lợng nguồn nhân lực chung trong các
ngành kinh tế - xã hội, phải chuyển đi đào
tạo một phần lao động nông nghiệp sang
các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch
vụ ở dải ven biển theo xu hớng tăng lao
động có tay nghề kỹ thuật qua đào tạo,
giảm lao động giản đơn.



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008


97
3.2. Giải pháp về khoa học công
nghệ
3.2.1. Đối với sản xuất nông - lâm
nghiệp
-

ng dụng các thành tựu công nghệ
sinh học, chủ yếu là về giống cây, giống

con vào sản xuất để đạt năng suất, sản
lợng cao và chất lợng tốt.
- Đầu t nâng cấp cơ sở vật chất -
kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ từ tỉnh đến
huyện, nhất là phục vụ cho sự phát
triển nông nghiệp - nông thôn ở
DVBTNT. Nhiệm vụ của các trung tâm
là nghiên cứu, tiếp nhận các giống cây
trồng, vật nuôi, sản xuất thử nghiệm
nếu thấy phù hợp với điều kiện của địa
phơng thì thực hiện việc nhân giống
và chuyển giao cho các trang trại, các
hộ nông dân và các tổ chức kinh tế khác
trong nông thôn của DVBTNT. Nghiên
cứu lai tạo các giống mới, bảo tồn các
giống bản địa có chất lợng tốt. Đồng
thời nghiên cứu và chuyển giao các công
nghệ bảo quản, công nghệ sau thu
hoạch, đáp ứng yêu cầu của sản xuất
theo hớng sản xuất hàng hoá.
- Ưu tiên cấp vốn cho việc thực hiện
chơng trình giống cây trồng, vật nuôi
từ tỉnh xuống huyện, nhất là các vùng
trọng điểm sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp.
- Tăng nguồn vốn đầu t cho các
trung tâm khuyến nông, khuyến lâm từ
tỉnh xuống huyện để tập trung nghiên
cứu các đề tài, các chơng trình ứng

dụng kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm
trên địa bàn của DVBTNT. Tăng cờng
đội ngũ cán bộ khuyến nông - khuyến
lâm ở cấp cơ sở để thực hiện việc chuyển
giao tiến bộ công nghệ đến từng hộ
nông dân.
3.2.2. Đối với ngành thuỷ sản
Mở rộng hợp tác với các cơ quan
nghiên cứu khoa học trung ơng, các
chuyên gia trong, ngoài nớc để đa
nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ
vào phát triển thuỷ sản, cụ thể:
-

ng dụng thiết bị công nghệ hiện
đại để khai thác hải sản vùng khơi.
- Từng bớc xây dựng quy hoạch
khu bảo tồn sinh thái, vùng đánh bắt có
thời vụ, có kế hoạch thả giống xuống
sông, biển để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
- Trong nuôi trồng thuỷ sản, nghiên
cứu và đa vào nuôi trồng các loại giống
thuỷ sản cho năng suất, chất lợng cao
nh tôm hùm, tôm sú, tôm rảo, cua,
ngao, tiếp nhận công nghệ sinh sản
tôm càng xanh, tôm he chân trắng Nam
Mỹ, tôm he Nhật Bản [5],[6]; vận
dụng kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng
hiện đại nhằm hoàn thiện quy trình
nuôi trồng, đặc biệt là kỹ thuật và công

nghệ nuôi hải sản bằng lồng trên biển
cho năng suất và giá trị kinh tế cao.
- Nâng cấp và đầu t dây chuyền
công nghệ hiện đại trong ngành chế
biến thuỷ sản, nhất là chế biến thuỷ
sản xuất khẩu. Kiên quyết ngăn chặn
việc nhập các loại thiết bị công nghệ lạc
hậu và gây ô nhiễm môi trờng. Phát
triển sản xuất gắn liền với bảo vệ môi
trờng tự nhiên.
3.2.3. Đối với ngành du lịch
- Xây dựng các khu du lịch gắn với
tài nguyên du lịch của từng địa phơng
trong DVBTNT. Ví dụ nh xây dựng và
mở rộng thêm các khu nghĩ dỡng ở
Sầm Sơn, Quảng Xơng (Thanh Hoá),
Quỳnh Lu, Diễn Châu, Cửa Lò (Nghệ
An), Xuân Thành, Cẩm Xuyên (Hà
Tĩnh).
- Xây dựng và nâng cấp các tuyến
du lịch gắn kết chặt chẽ với nhau để



Hoàng Phan Hải Yến Một số giải pháp phát triển kinh tế, TR. 93-101


98
thuận tiện cho khách tham quan và
nghỉ dỡng.

- Đa dạng hoá các loại hình du lịch
để khắc phục tính mùa vụ trong du lịch
của DVBTNT. Đây là giải pháp quan
trọng nhất nhằm hạn chế tình trạng
vắng khách trong mùa đông. Ví dụ nh:
tổ chức các lễ hội gắn với phong tục, tập
quán và nét văn hoá của từng địa
phơng; xây dựng các trung tâm vui
chơi giải trí trong mùa đông; phát triển
loại hình ngâm tắm nớc khoáng, nớc
nóng
- Xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện
cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch nhất là cơ sở ăn uống, cơ sở nghỉ
dỡng, phơng tiện đi lại trên địa bàn
của DVBTNT.
-

ng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và kinh doanh du lịch;
ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ
hiện đại trong xây dựng cơ sở hạ tầng
du lịch cũng nh trong các loại hình
dịch vụ du lịch.
3.2.4. Đối với ngành công nghiệp
- Xây dựng các khu công nghiệp ở
những khu vực có điều kiện về tài
nguyên, kinh tế - kỹ thuật, nguồn nhân
lực. Tránh việc xây dựng tràn lan,
không có trọng điểm, gây lãng phí về

sức lực và tiền của. Để làm đợc điều
này, trớc hết, các cấp quản lý cần phải
đánh giá đúng thực trạng các nguồn tài
nguyên, các u thế của vùng; sau đó,
tính toán, cân nhắc, cần phải xây dựng
các khu công nghiệp nh thế nào để
phát huy và khai thác hợp lý thế mạnh
đó.
- Ưu tiên đổi mới thiết bị và chuyển
giao công nghệ tiên tiến phục vụ sản
xuất các ngành công nghiệp mũi nhọn
đã đợc xác định trên địa bàn của
DVBTNT, các thiết bị máy móc nhập
ngoại phải đồng bộ, đảm bảo mức độ
tiên tiến trong khu vực. Ngăn cấm du
nhập các thiết bị cũ tân trang lại, các
thiết bị công nghệ gây ô nhiễm môi
trờng, tăng cờng liên doanh, liên kết
với các trung tâm khoa học, các viện
nghiên cứu và các trờng đại học để t
vấn trong việc cải tiến công nghệ, đầu
t chiều sâu, chuyển giao công nghệ
mới nhằm nâng cao năng suất, chất
lợng, hạ giá thành sản phẩm và sản
xuất các loại sản phẩm có chất lợng
cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.
3.2.5. Đối với ngành giao thông vận
tải
Nâng cấp, hiện đại hoá một cách
đồng bộ các tuyến đờng giao thông

quan trọng trên địa bàn DVBTNT; đầu
t về cơ sở hạ tầng, phơng tiện, trang
thiết bị lu dữ, bốc dỡ, vận chuyển hàng
hoá.
3.3. Giải pháp về huy động và
thu hút vốn đầu t
- Thu hút nguồn vốn nội lực bằng
việc huy động sức dân đóng góp ngày
công lao động và một phần kinh phí xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và
xã hội.
- Có chính sách u tiên phát triển
sản xuất để tạo thêm nguồn thu trên
địa bàn, ngoài các biện pháp chống thất
thu, thất nộp.
- Huy động các nguồn dự trữ trong
dân bằng các hình thức mua công trái
quốc gia, huy động vốn tín dụng, trái
phiếu để hình thành một thị trờng
vốn hớng vào đầu t phát triển các
ngành kinh tế mũi nhọn ở DVBTNT.
- Tiết kiệm chi ngân sách thờng
xuyên, tăng chi cho đầu t phát triển
bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.
- Đối với thu hút vốn đầu t bên
ngoài: cần phải lập các dự án đầu t



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008



99
sản xuất và phát triển hạ tầng từng
ngành trong lĩnh vực kinh tế của
DVBTNT để thu hút vốn chi từ các
chơng trình mục tiêu quốc gia, các dự
án đầu t phát triển kinh tế - xã hội và
các nguồn đầu t qua bộ, ngành trung
ơng vào địa bàn của DVBTNT.
- Mở rộng các hình thức tín dụng,
tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn,
thực hiện chính sách u đãi về lãi suất
cho các chơng trình dự án trọng điểm
của tỉnh.
- Tăng cờng liên doanh, liên kết với
các tỉnh bạn, với các công ty trong, ngoài
nớc trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của các
ngành kinh tế DVBTNT.
- Đẩy mạnh thu hút đầu t nớc
ngoài bằng các cơ chế, chính sách u
đãi, tăng cờng quan hệ đối ngoại, tổ
chức tốt mạng lới tiếp thị trong, ngoài
nớc để vừa tìm kiếm thị trờng, vừa
giới thiệu tiềm năng và các chính sách
u đãi của DVBTNT cho các nhà đầu t
để thu hút các nguồn vốn đầu t từ:
ODA, FDI, NGO vào DVBTNT một
cách có hiệu quả.
3.4. Giải pháp về thị trờng

Trong nền kinh tế thị trờng, thị
trờng là điểm đầu và điểm kết thúc
của quá trình sản xuất. Thị trờng có
vai trò quyết định đến phát triển kinh
tế và vấn đề mở rộng kinh doanh.
Cần phải coi thị trờng là một trong
những nhân tố quan trọng tác động và
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế
DVBTNT. Do vậy, ngay trong quá trình
đánh giá tính hợp lý của việc phát triển
kinh tế DVBTNT, xác lập mục tiêu,
định hớng của việc phát triển các
ngành kinh tế chủ yếu trên toàn
DVBTNT cần phải lấy thị trờng là một
trong những căn cứ để đánh giá và xác
định.
Thị trờng luôn biến động, vì vậy,
cần thờng xuyên theo dõi để có sự điều
chỉnh kịp thời, đây là yêu cầu quan
trọng trong công tác xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế của DVBTNT.
- Nắm bắt đợc nhu cầu của thị
trờng trong và ngoài DVBTNT, thiết
lập đợc các mối hợp tác liên doanh,
liên kết sản xuất kinh doanh và dịch
vụ. Trọng tâm là tổ chức tiêu thụ sản
phẩm, giải quyết đầu ra, đáp ứng nhu
cầu hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng
của thị trờng trong toàn DVBTNT và
xuất khẩu.

- Đối với thị trờng trong DVBTNT,
mở rộng thị trờng tiêu thụ và trao đổi
trên cơ sở củng cố, tổ chức lại mạng lới
thơng mại nhà nớc đủ mạnh, chủ
động nắm thị trờng của DVBTNT,
khuyến khích dùng hàng của nội vùng.
Tổ chức tiêu thụ hết sản phẩm hàng
hoá của địa phơng, tăng cờng tiếp thị
quảng cáo, phát triển các đại lý bán
buôn, bán lẻ trên địa bàn toàn vùng, kết
hợp với quản lý thị trờng.
- Đối với thị trờng trong nớc và
nớc ngoài: giải pháp chủ yếu là thông
qua các tổ chức t vấn và cá nhân liên
doanh với ngoài tỉnh và nớc ngoài
trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến
nông, lâm, thuỷ hải sản và các loại sản
phẩm dân dụng khác. Từng bớc xác
lập các mối quan hệ hữu nghị lâu dài về
buôn bán với các nớc trong khu vực và
trên thế giới. Đồng thời nghiên cứu và
cụ thể hoá các chính sách thu hút thị
trờng trong nớc, nớc ngoài, gắn với
một tổ chức t vấn đủ mạnh để giúp các
doanh nghiệp làm công tác quảng cáo
và tiếp thị.





Hoàng Phan Hải Yến Một số giải pháp phát triển kinh tế, TR. 93-101


100
3.5. Giải pháp về phát triển nền
sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá nhằm cung cấp
các sản phẩm có chất lợng cho thị
trờng trong nớc và quốc tế. Nhu cầu
sử dụng của ngời tiêu dùng trong
những năm tới không chỉ yêu cầu về số
lợng mà còn yêu cầu cao về chất lợng
của sản phẩm, chính vì vậy, trong
những năm sắp tới DVBTNT cần phải
xây dựng một nền sản xuất hàng hoá để
đáp ứng các nhu cầu đó. Để phát triển
nền sản xuất hàng hoá cần hớng tới:
- Tập trung vào sản xuất các mặt
hàng có nhiều lợi thế của DVBTNT theo
nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm
xuất phát từ những cơ sở dự báo cung
cầu của thị trờng trong nớc và quốc
tế. Xác định cơ cấu kinh tế phù hợp cho
từng tiểu vùng dựa trên việc xác định tỷ
lệ các mặt hàng sản xuất ra để có thể dễ
so sánh với lợi thế cạnh tranh trên thị
trờng.
- Đẩy nhanh sản xuất kinh doanh
các mặt hàng có lợi thế của DVBTNT
theo chiều sâu, nâng cao chất lợng và

trình độ phát triển của các ngành và
các lĩnh vực sản xuất trên DVBTNT.
- Trong quá trình sản xuất cần
quan tâm tới các tiểu vùng sản xuất
hàng hoá lớn, tập trung quy mô lớn vào
các loại cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản
phẩm hàng hoá chủ lực, có giá trị kinh
tế cao, có lợi thế xuất khẩu và phù hợp
với lợi thế từng tiểu vùng.
IV. Kết luận
Xu thế tiến ra biển của các nớc
trên thế giới và khu vực đang phát triển
mạnh mẽ, đặt ra thách thức to lớn và
cấp bách cho việc phát triển kinh tế
biển và ven biển của nớc ta. Với vai trò
là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam tổ
quốc, DVBTNT cần phải có định hớng
phát triển tổng thể, dài hạn, đồng thời
nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát
triển cụ thể, phù hợp với từng tiểu vùng
để tạo ra một vùng phát triển năng
động nhất và thực sự trở thành đầu tàu
lôi kéo kinh tế của cả ba tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cùng phát triển
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.


Tài liệu tham khảo


[1] Niên giám thng kê 2000 - 2004; 2001- 2005, Cc thng kê tnh Thanh Hoá, NXB
thng kê Hà Ni nm 2004; 2005.
[2] Niên giám thng kê nm 2004; 2005, Cc thng kê tnh Ngh An, 2005; 2006.
[3] Niên giám thng kê tnh Hà Tnh 2004; 2005, Cc thng kê tnh Hà Tnh, NXB
thng kê, 2004; 2005.
[4] UBND tỉnh Nghệ An, Chơng trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Nghệ
An đến năm 2010, tháng 10/2005.
[5] UBND tỉnh Thanh Hoá, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thanh Hoá đến năm 2015, tháng 3/2006.
[6] UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2005 2010, tháng 11/2005.



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008


101
[7] Ngô Doãn Vịnh, Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển
Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm, Đề tài
KC.09.11, Hà Nội 10/2004.
[8] Hoàng Phan Hải Yến, Kinh tế ng nghiệp ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh
thời kỳ 2000 - 2005, Tạp chí Khoa học, Trờng Đại học Vinh, Số 4B, 2007, trang
71 - 78.
[9] Hoàng Phan Hải Yến, Phát triển kinh tế dải ven biển Bắc Trung Bộ từ Thanh
Hoá đến Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ khoa học Địa lý, Hà Nội, 2006.
[10] Webside: www.vpa.org.vn; www.khcnhatinh.gov.vn; www.danangport.com.vn;
www.cangquynhon.binhdinh.com.vn; www.csg.com.vn; www.vnport.gov.vn.



Summary

Some Solutions for economic development in coastline
areas of Thanh hoa, nghe an and ha tinh up to 2015

According to researches on potentrality and economical development in the area
Thanh Hoa, Nghe An and Ha Tinh, the paper presents some solutions in order to
take part in economical development in these provinces up to 2015.

(a)
khoa địa lý, trờng đại học vinh.

×