51
MỘT SỐ KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHỤC HỒI
RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN HẠ LONG, XÃ PHONG MỸ,
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lê Thị Diên
Trường Đại học Nông Lâm Huế
Lê Doãn Anh
Vườn Quốc gia Bạch Mã
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản Hạ Long thuộc xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền nằm trong vùng
đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Ranh giới khu bảo tồn bao trùm hầu
hết rừng phòng hộ đầu nguồn của hai hệ thuỷ lớn trong khu vực là Rạch Mỹ
Chánh và Sông Bồ (bao gồm các hệ thủy của Sông Ô Lâu, Rào Trăng và Rào
La). Các hệ thủy này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của
khu vực. Đây cũng là nơi sống của các loài động thực vật, đặc biệt đối với các
loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà So trung bộ (Arborophila
merlini), Trĩ sao (Rheinardia ocellata) và các loài thú lớn như Hổ (Panthera
tigris), Bò tót (Bos gaurus), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Gấu ngựa
(Ursus thibetanus), Gấu chó (U. malayanus), Vượn má hung (Hylobates
gabriellae), Voọc vá (Pygathrix nemaeus),
Do dòng chảy của sông Ô lâu thất thường nên cần có biện pháp điều tiết
dòng chảy. Một trong những biện pháp đó là xây hồ chứa và bảo vệ rừng đầu
52
nguồn, phủ xanh đất trống, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Nhận thức được
tầm quan trọng của rừng đầu nguồn trên địa bàn xã, Hạt kiểm lâm Phong Điền đã
tiến hành giao rừng cho cộng đồng người dân quản lý với mong muốn khuyến
khích người dân sống trong rừng và gần rừng tham gia trực tiếp vào các hoạt
động quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, đem lại lợi ích cho chính họ
và quản lý tốt hơn tài nguyên rừng, góp phần tạo hành lang an toàn cho công tác
bảo tồn của khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Tuy nhiên, cộng đồng địa
phương sau khi nhận rừng mới chỉ tiến hành bảo vệ rừng, mà chưa quan tâm tới
các giải pháp phát triển rừng theo hướng ổn định, nâng cao khả năng phòng hộ và
giá trị kinh tế của rừng.
Chính vì vậy, để quản lý tốt các khu rừng sau khi đã được giao cho cộng
đồng cần thiết phải có các nghiên cứu về khả năng phục hồi rừng bằng các loài
cây có giá trị kinh tế, góp phần tạo ra một phương thức mới trong sản xuất lâm
nghiệp bền vững, sản xuất mà trong đó quá trình tạo thu nhập luôn được gắn kết
một cách tốt nhất với việc bảo tồn và phát triển rừng, với việc nâng cao các chức
năng có lợi khác của rừng về sinh thái và xã hội.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA) trong khu rừng cộng đồng
của Bản Hạ Long, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Phương pháp nghiên cứu
53
Số liệu được thu thập thông qua các phương pháp: thu thập số liệu thứ
cấp, phỏng vấn có lựa chọn, điều tra chuyên ngành có sự tham gia của người dân.
Sử dụng phương pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD) trong thiết kế,
xây dựng, theo dõi, đánh giá mô hình.
Đề tài lựa chọn mô hình thí điểm với quy mô 1ha. Mô hình được xây dựng
trên trạng thái rừng IIA, vì loại rừng này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng diện tích
rừng được giao cho cộng đồng (53%). Đây là trạng thái rừng chưa có trữ lượng,
hiện đang có những quần thụ non, thành phần loài đa dạng nhưng giá trị kinh tế
thấp, ít cây mẹ có giá trị làm nhiệm vụ gieo giống nên cần thiết phải trồng bổ
sung những loài có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, trạng thái rừng này phân bố tập
trung ở chân núi nên thuận tiện cho người dân đi lại trong quá trình thực hiện mô
hình và thuận tiện cho người dân tham quan học hỏi nhằm chuyển giao mô hình.
Thời gian tiến hành xây dựng và theo dõi mô hình từ tháng 2/2005 đến
tháng 7/2005.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Một số đặc điểm của vùng nghiên cứu
a) Đặc điểm chung
Đề tài tiến hành chọn bản Hạ Long, nơi có phần lớn người Pahy sinh sống,
làm địa bàn xây dựng mô hình thử nghiệm khả năng phục hồi rừng cộng đồng.
Người dân trong bản sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất
canh tác lại rất ít, kinh tế vườn và chăn nuôi kém phát triển. Từ năm 1997 đến
2001, lâm trường Phong Điền đã đầu tư cho các hộ dân trong bản trồng được 125
ha rừng, nhờ đó mà đời sống người dân được cải thiện.
54
Khu rừng cộng đồng được giao cho nhóm hộ của bản Hạ Long có tổng
diện tích 320ha, trong đó: rừng phục hồi sau khai thác kiệt (IIB) có diện tích
148,2ha, chiếm 46,4%; rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA) có diện tích 169,9ha,
chiếm 53,0%; đất trống trảng cỏ (IA) có diện tích 1,9ha, chiếm 0,6%.
Mô hình thử nghiệm được tiến hành trên phần rừng phục hồi sau nương
rẫy (IIA). Trạng thái rừng này phân bố tập trung ở chân núi, độ cao dưới 180m,
độ dốc 10-15
0
, được đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh. Hiện
tại rừng đang hình thành những quần thụ non, thành phần loài phong phú và đa
dạng nhưng vẫn chưa có trữ lượng, tuy đã sinh trưởng và phát triển trong điều
kiện tự nhiên nhiều năm. Để đạt đến tuổi khai thác chính còn phải trải qua một
thời gian nuôi dưỡng khá dài, vì vậy cần phải có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
thích hợp tác động ngay từ lúc rừng còn non.
b) Tổ thành loài cây ưu thế
Kết quả nghiên cứu tổ thành loài cây ưu thế được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 01. Tổ thành loài cây ưu thế trong trạng thái rừng IIA tại địa bàn nghiên
cứu
STT
Tên cây Số
cây/ha
Tỷ lệ
%
STT
Tên cây Số cây/ha Tỷ lệ
%
1 Hột 46 10,7 11 Mít nài 12 2,9
55
2 Giẻ 31 7,2 12 Trâm 12 2,9
3 Vạng 23 5,4 13 Côm
tầng
12 2,9
4 Bưởi bung 22 5,2 14 Máu chó 10 2,4
5 Chân chim 21 4,8 15 Bứa 10 2,4
6 Lòng mang 17 4,0 16 Gụ lau 9 2,0
7 Ràng ràng 17 4,0 17 Gội 9 2,0
8 Ngát 16 3,8 18 Bời lời 4 1,0
9 Trám trắng 16 3,8 19 Cây
khác
128 29,6
10 Chuồn 13 2,9
Nguồn: Hồ sơ giao rừng tự nhiên cho nhóm hộ bản Hạ Long - xã Phong Mỹ.
Số liệu điều tra cho thấy tổ thành loài cây ở khu vực nghiên cứu rất phong
phú, đây là đặc trưng của trạng thái rừng non. Giai đoạn này rừng đang được
phục hồi, và các loài cây ưu sáng phát triển mạnh. Chính vì vậy các loài cây gỗ
56
thuộc nhóm VII và nhóm VIII chiếm tới 63%, trong khi đó những loài cây quý
hiếm chiếm tỷ lệ rất thấp (Gụ lau 2%). Đặc điểm này là mấu chốt cho các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh, là cơ sở để đơn giản hóa tổ thành và bổ sung những loài
cây có giá trị kinh tế.
c) Tái sinh rừng
Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao trong tương lai nếu như
điều kiện hoàn cảnh thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Tuy
nhiên, giữa tổ thành cây tái sinh và tầng cây cao trong tương lai vẫn có sự biến
đổi do tác động của điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy biết được tổ thành cây tái sinh
có thể qua đó đề xuất các biện pháp tác động điều chỉnh tổ thành cây tái sinh hợp
lý theo hướng có lợi nhất cho mục đích kinh doanh.
Số liệu điều tra tái sinh cho thấy tại địa bàn nghiên cứu rừng phục hồi sau
nương rẫy (IIA) mật độ cây tái sinh trung bình 3.985 cây/ha, được phân theo loài
cây như sau:
Bảng 2: Tổ thành loài cây tái sinh trong trạng thái rừng IIA tại địa bàn nghiên
cứu
STT
Tên cây
Số
cây/ha
Tỷ lệ
%
STT Tên cây
Số
cây/ha
Tỷ lệ
%
1 Giẻ 567 14,2 10 Bưởi bung 94 2,4
2
Côm
223 5,6 11 Ngát 74 1,9
57
tầng
3
Chân
chim
222 5,6 12 Chuồn 73 1,8
4 Hột 202 5,0 13
Lòng
Mang
51 1,3
5 Gụ lau 159 4,0 14 Trám 47 1,2
6
Ràng
ràng
157 3,9 15 Gội 47 1,2
7 Vạng 127 3,2 16 Mít nài 29 0,7
8 Trâm 106 2,7 17 Bứa 27 0,7
9 Máu chó 95 2,4 18
Các loài
khác
1.685 42,2
Nguồn: Hồ sơ giao rừng tự nhiên cho nhóm hộ Bản Hạ Long, xã Phong Mỹ
Kết quả điều tra tái sinh cho thấy tổ thành loài cây tái sinh rất phong phú,
nguồn gốc tái sinh chủ yếu từ hạt, thế hệ cây tái sinh vẫn giữ được ưu thế của cây
mẹ. Cây mẹ trong các lâm phần có khả năng gieo giống tốt và là tiền đề cho sự
xuất hiện lớp cây tái sinh có tổ thành tương tự như tổ thành tầng cây cao. Tuy
58
nhiên, những cây tái sinh cũng phần lớn thuộc nhóm V đến nhóm VIII, những
cây quý hiếm có giá trị kinh tế rất ít. Chính vì vậy, ngoài việc điều chỉnh tổ
thành, mật độ cây tái sinh hiện tại, cần phải kết hợp trồng bổ sung những loài cây
có giá trị kinh tế kết hợp với phòng hộ để nâng cao giá trị của rừng.
2. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm
a) Lựa chọn loài cây
Dựa trên kết quả thảo luận nhóm, chúng tôi tiến hành tổng hợp kết quả lựa
chọn loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế, số điểm được lấy theo phương pháp
làm tròn, kết quả được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 03: Danh sách các loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế được xếp theo thứ
tự ưu tiên
Loài cây
Chỉ tiêu
Trầm hương
Gụ mật
Gụ lau
Sễn mật
Huỷnh
Kiền kiền
Chò nâu
Lười ươi
Bời lời nhớt
Trường chua
Mức tiêu thụ 3 3 3 2 3 3 2 2 1 2
Giá trị kinh tế 3 3 2 2 2 3 2 2 2 2
Nguồn giống 3 1 1 2 3 1 1 3 1 2
Khả năng gây trồng 3 1 1 2 3 2 1 3 1 3
59
Khả năng chăm sóc 3 1 1 2 3 1 1 2 1 2
Kinh nghiệm của
người dân
3 1 1 2 2 1 1 2 1 2
Phù hợp điều kiện tự
nhiên
3 2 2 3 3 1 2 3 2 2
Bảo vệ đất và nguồn
nước
3 2 2 2 3 3 2 3 2 3
Tính quý hiếm 3 2 2 1 2 2 2 2 2 2
Cộng 27 16
15 18 24 17
14 22 13 20
Thứ tự ưu tiên 1 7 8 5 2 6 9 3 10 4
Căn cứ theo kết quả tổng điểm thì các loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế
được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Trầm hương, Huỷnh, Lười ươi, Trường
chua, Sến mật, Kiền kiền, Gụ mật, Gụ lau, Chò nâu, Bời lời nhớt.
Theo tiêu chí ưu tiên là nguồn giống, nhóm nghiên cứu cùng người dân
quyết định lựa chọn 4 loài cây sau để trồng bổ sung vào mô hình: Trầm hương,
Huỷnh, Lười ươi, Trường chua.
b) Lựa chọn giải pháp kỹ thuật
60
Qua kết quả điều tra hiện trạng tài nguyên rừng, kết hợp với tham khảo ý
kiến của cộng đồng, chúng tôi đề xuất giải pháp kỹ thuật tác động vào đối tượng
rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA) tại địa bàn nghiên cứu như sau:
- Luỗng phát dây leo bụi rậm, chặt bỏ các loại cây cong queo, sâu bệnh, có
giá trị kinh tế thấp để mở rộng không gian dinh dưỡng cho tầng cây tái sinh là
cây gỗ và tạo điều kiện cho những loài cây cho lâm sản ngoài gỗ sinh trưởng và
phát triển (Mây nước, Mây voi, Mây tắt, Lá nón, Sâm bồng, ).
- Điều chỉnh mật độ, tổ thành loài cây tái sinh phù hợp với mục đích kinh
doanh là tăng giá trị kinh tế kết hợp với phòng hộ của rừng.
- Đào hố kích thước 20cm20cm30cm; trồng bổ sung những loài cây có
giá trị kinh tế và khả năng phòng hộ tốt, mật độ 500 cây/ha, bao gồm: Dó bầu
(Trầm hương): 300 cây, Huỷnh: 100 cây, Ươi + Trường chua: 100 cây; phương
thức trồng: hỗn giao dưới tán rừng tự nhiên; bón lót phân vi sinh trước khi trồng.
Riêng cây Ươi do đặc điểm ưa ẩm nên được trồng ven khe suối, các loài cây còn
lại được trồng rải đều trên toàn diện tích ô thử nghiệm.
Chi phí trực tiếp xây dựng mô hình năm đầu (chưa kể công chăm sóc,
trồng dặm) là 3.090.000 đồng/ha.
- Chăm sóc cây trồng và bảo vệ mô hình.
KẾT LUẬN
Kết quả ban đầu cho thấy, việc xây dựng mô hình khoanh nuôi phục hồi
rừng được người dân trong cộng đồng địa phương đánh giá cao và tích cực tham
gia. Các giải pháp kỹ thuật đề xuất đã được áp dụng trực tiếp vào mô hình thử
nghiệm 1ha của đề tài. Đến thời điểm này mô hình đã được trồng xong, chuyển
61
sang giai đoạn chăm sóc, theo dõi và bảo vệ, tỷ lệ cây sống có phẩm chất tốt đạt
tới 98%. Việc xúc tiến tái sinh những loài cây cho lâm sản ngoài gỗ có giá trị
kinh tế sẽ giúp cộng đồng có thu nhập sớm từ rừng, tạo tiền đề cho hoạt động
chăm sóc và bảo vệ cây gỗ có đời sống dài được tốt.
Mặc dù đề tài mang tính thử nghiệm, nhưng nhóm nghiên cứu đã đạt được
thành công ban đầu. Kết quả nghiên cứu của đề tài mở ra triển vọng lớn trong
hoạt động phục hồi rừng được giao cho cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu nói
riêng và ở Thừa Thiên Huế nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baur, G. Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. NXB Khoa
học - Kỹ thuật, Hà Nội (1986).
2. Donald A. Messerschmidt, Quản lý tài nguyên rừng công cộng, thư
mục có chú dẫn của các châu: Á, Phi và Mỹ La Tinh. NXB Nông
nghiệp, Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc, Hà Nội
(1996)
3. Trần Ngọc Lân. Phát triền bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên
nhiên và vườn quốc gia. Nhà xuất bản Nông nghiệp (1999)
4. Đinh Ngọc Lan. Quản lý rừng cộng đồng trong phát triển bền vững
nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam (trường hợp ở Thái Nguyên
và Bắc Cạn). Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội (2002)
5. Trường Đại học Lâm nghiệp. Một số kết quả nghiên cứu khoa học
2000-2004 (2004)
62
SOME RESULTS OF SETTING COMMUNITY FOREST
REHABILITATING MODEL IN HA LONG VILLAGE, PHONG MY
COMMUNE, PHONG DIEN DISTRICT, THUA THIEN-HUE PROVINCE
Le Thi Dien
Hue University of Agriculture and Forestry
Le Doan Anh
Bach Ma National Park
SUMMARY
The community forest rehabilitating model is tried in category IIA, which
is rehabilitated after slashing and burning the community forest of Ha Long
Village. Because this forest is rehabilitating and overshadowing trees are
growing quikly, the technical solution chosen is to combine natural regeneration
with planting highly economically valuable trees.
The first results indicate that setting community forest rehabilitating
model is overestimated by the local people, who are very active in participating
in setting this model. Trees planted in this way are growing well and both
nurtured and protected.
63