Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài viết ' quan điểm của 1 số nhà tâm lý cho rằng đặc điểm tâm lý là bẩm sinh và di truyền quyết định đến tâm lý '

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.05 KB, 4 trang )

- Nguyễn Thị Hằng – KEC54. Mã SV: 541714
- Nguyễn Thị Thanh Hằng – KEC54. Mã SV: 541715
Phần: Quan điểm của 1 số nhà tâm lý cho rằng đặc điểm tâm lý là bẩm
sinh và di truyền quyết định đến tâm lý.
Bài làm:
Quan điểm của các nhà tâm lý về mối quan hệ giữa di truyền và tâm lý chủ yếu được nghiên cứu
trên trẻ em. Trong đó có những quan điểm sai lầm cho rằng những đặc điểm tâm lý là bẩm sinh,
do tiềm năng sinh vật gây ra. Mọi đặc điểm tâm lý đều do tiền định, đều có sẵn trong các cấu trúc
sinh vật. Sự phát triển của các thuộc tính đã có sẵn trong gen và được quyết định bằng con đương
di truyền. Trong thời gian gần đây, người ta nói đến“ Mức độ bẩm sinh về sự trang bị về gen”, về
những thuộc tính nhân cách của năng lực được chương trình hóa, mã hóa trong gen, đồng thời
cũng chú ý tới yếu tố môi trường.
Khi nghiên cứu về sự phát triển tâm lý trẻ em, có một số thuyết quan niệm sai lầm như sau:
- Thuyết tiền định:
Thuyết này coi sự phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật gây ra, con người có tiềm năng
này từ khi mới sinh ra và sự phát triển chỉ là sự trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính đã
có sẵn ngay từ đầu và được quyết định bằng con đường di truyền này.
Các nhà tâm lý học cho rằng: Những thuộc tính của nhân cách, năng lực cũng được mã hóa,
chương trình hóa trong các trang bị gen. Chẳng hạn S. Frớt cho rằng động lực phát triển tâm lý là
các bản năng. J. Điuây cho rằng nhu cầu và các thuộc tính tâm lý được sắp sẵn trong gen. Các
yếu tố di truyền quyết định giới hạn của giáo dục. Tuy nhiên, có những người theo thuyết này có
đề cập đến yếu tố môi trường nhưng theo họ môi trường chỉ là “ yếu tố điều chỉnh”, “yếu tố thể
hiện một nhân tố bất biến nào đó ở trẻ”. Một số nhà tâm lý học Mỹ đã sử dụng quan điểm của E.
Toodai có từ những năm 20-30 của thế kỷ XX đã nói đến vai trò của giáo dục trong sự phát triển
tâm lý người. Nhưng họ vẫn khẳng định rằng, tiềm năng sinh vật bẩm sinh đã đã quyết định
trước giới hạn của sự phát triển tâm lý. Theo nhà tâm lý học E. Toocdai thì: “ Tự nhiên ban cho
con người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải sử dụng nó
bằng phương tiện tốt nhất” và “vốn tự nhiên đó” đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên một
bộ phận học sinh tỏ ra không đạt được kết quả nào đó “ dù giảng dạy tốt”, số khác lại tỏ ra có
thành tích “ dù giảng dạy tồi” Từ quan điểm này làm cho con người mất lòng tin vào giáo dục,
vào sự tu dưỡng và cải tạo bản thân. Họ cho rằng vai trò của giáo dục là thứ yếu, trẻ tốt hay xấu,


học giỏi hay kém không phải do giáo dục mà do gen tốt hay gen xấu. Từ đó họ đi đến kết luận:
“Trẻ em khó bảo, năng lực trí tuệ kém phát triển là do bẩm sinh chứ không phải do giáo dục, do
môi trường”. Như vậy, vai trò của giáo dục đã bị hạ thấp, giáo dục chỉ là yếu tố bên ngoài có khả
năng làm tăng nhanh hay kìm hãm quá trình bộc lộ những phẩm chất tự nhiên, bị ức chế bởi tính
di truyền. Và họ đã rút ra kết luận sai lầm: Mọi can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của trẻ
đều là sự tùy tiện, không thể tha thứ.
- Thuyết duy cảm:
Đối lập với thuyết tiền định, thuyết duy cảm giải thích sự phát triển của trẻ chỉ bằng những tác
động của môi trường xung quanh. Theo các tác giả thuộc trường phái này thì: Môi trường là
nhân tố tiền định sự phát triển của trẻ em. Xuất phát từ quan điểm triết học C. A. Henvêtiuyt cho
rằng trẻ em ngay từ khi lọt lòng đã có những tiềm năng bẩm sinh như nhau, sự khác nhau về tâm
lý là do tác động khác nhau của môi trường và của giáo dục chế ước một cách đầy đủ và tuyệt
đối sự phát triển tâm lý. Các nhà tâm lý học tư sản hiểu môi trường xã hội một cách siêu hình bất
biến và quyết định trước số phận con người. Con người như một yếu tố thụ động (trong đó có các
nhà xã hội học Pháp như Đúychkhêm, Kanvac). Vì thế, họ cho rằng, muốn nghiên cứu con người
chỉ cần nghiên cứu, phân tích môi trường mà con người sống. Mọi người sinh ra đều có sẳn
những đặc điểm bẩm sinh như nhau để phát triển trí tuệ và đạo đức. Sự khác nhau giữa các cá
nhân về điểm này hay khác là do ảnh hưởng của môi trường, ảnh hưởng của những tác động
khác nhau. Với quan niệm như vậy, chúng ta không thể giải thích được vì sao trong một môi
trường sống như nhau lại có những nhân cách khác nhau.
- Thuyết hội tụ hai yếu tố:
Nhà di truyền học người Anh S. Auerbac cho rằng: “ Trình độ phát triển trí tuệ những năng lực
chuyên biệt, những phẩm chất cá nhân – tất cả những cái đó là kết quả của sự tác động qua lại
giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường”.
Nhà tâm lí học người Đức V. Stecnơ và nhà tâm lí học Mỹ Anataxi coi cả hai yếu tố di truyền và
môi trường cùng quyết định sự phát triển tâm lí ở con người. Họ quan niệm rằng cả hai yếu tố
này hội tụ lại cùng quyết định một cách máy móc sự phát triển tâm lí Sự tác động qua lại giữa
hai yếu tố này trực tiếp quyết định tâm lý, trong đó yếu tố di truyền giữ vai trò quyết định. Môi
trường chỉ là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lí đã được định sẵn trong gen di truyền thành
hiện thực. Theo họ, sự phát triển là sự chín muồi của những năng lực, những nét tính cách,

những hứng thú…mà trẻ sinh ra đã có. Những nét và những đặc điểm tính cách do cha mẹ truyền
lại cho trẻ dưới dạng sẵn có, bất biến Một số người theo thuyết này có đề cập đễn vai trò của
môi trường đối với tốc độ chín muồi của năng lực và nét tính cách được truyền lại cho trẻ em.
Nhưng theo họ, môi trường không phải là toàn bộ những điều kiện và hoàn cảnh mà trẻ em sống
mà chỉ là gia đình của trẻ…
Ví dụ khi nghiên cứu những bệnh nhân dị thường về tính cách ( tâm lý) người ta thấy rằng một
số trường hợp nguyên nhân chủ yếu thuộc về yếu tố bẩm sinh. Nhiều bác sĩ tâm thần học nhận
thấy rằng những đặc điểm di truyền không thuận lợi có thể là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh
thái tính cách ở bệnh nhân. Trong những trường hợp này đặc điểm tính cách thái quá có thể thấy
ở những người cùng họ hàng như cha mẹ, anh chị em, chú bác Tính cách đó thể hiện rất sớm ít
thay đổi trong quá trình sống, nó vẫn diễn ra ngay cả khi con người được sống trong những điều
kiện giáo dưỡng rất thuận lợi. Ví dụ về những quan điểm cho rằng cơ bản năng lực ( tâm lý) chịu
sự quy định của các đặc điểm di truyền mà con người được thừa hưởng từ thế hệ bố mẹ. một
trong những luận cứ được đưa ra là trong thực tế năng lực của các thiên tài thường bộc lộ từ rất
sớm, chừng 3 – 4 tuổi. Hơn nữa, người ta thấy rằng sự phát triển tài năng về một lĩnh vực nào đó
thường giới hạn trong độ tuổi nhất định. Ngoài ra những con số thống kê cho thấy dù trong
những điều kiện sống và học tập như nhau, nhưng con cái của bố mẹ có tài trong lĩnh vực nào
thường có năng lực về lĩnh vực đó. Người ta đã tiến hành so sánh năng lực của hai thế hệ con cái
– bố mẹ ở những gia đình nhạ sĩ tài ba và thu được kết quả như sau:
Con cái
Bố mẹ
Có năng khiếu âm nhạc rõ
rệt
Hoàn toàn không có năng
khiếu âm nhạc
Cả hai bố mẹ là nhạc sĩ 85% 7%
Cả hai bố mẹ không là nhạc sĩ 25% 58%
Những dữ liệu khoa học mang tính thuyết phục hơn chính là những kết quả trong một số công
trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học tư sản tiến hành trên trẻ song sinh. Qua các công trình
nghiên cứu so sánh năng lực trí tuệ của trẻ song sinh cùng trứng và trẻ em thông thường người ta

thấy rằng chỉ số năng lực của trẻ em song sinh cùng trứng thường giống nhau hơn so với chỉ số
của trẻ em thông thường.

×