Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

VĂN HÓA NHẬT NHÓM 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.04 KB, 42 trang )

GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
VĂN HÓA NHẬT BẢN VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN ĐẾN KINH
DOANH QUỐC TẾ.
Lời mở đầu
Sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1945 đất nước Nhật Bản bị tàn phá nặng
nề. Nhưng chỉ vài năm sau đó Nhật Bản đã tiến lên trở thành một đất nước
thần kì trong giai đoạn 1966 – 1973. Sự phát triển đó được thế giới chú ý và
nhiều người đã tìm hiểu những nhân tố nào giúp phục hồi và vươn lên nhanh
một cách đáng kinh ngạc. Một trong những nhân tố được chú ý nhiều đó là


phong cách hay đặc trưng văn hoá trong kinh doanh của người Nhật chứa
đựng trong các mơ hình quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lưu thơng sản phẩm và
trong tính cách, tâm lý người Nhật trong khi kinh doanh.

Page 1


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
Việc tìm hiểu văn hố kinh doanh của người Nhật giúp ta giao tiếp xuyên văn
hoá được với họ và hiểu được các giá trị đã hình thành nên hành vi và giáo tiếp
của họ, cũng như để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, tạo
được mối quan hệ làm ăn lâu dài và có hiệu quả trong q trình tiếp xúc với họ.
Ngồi ra, qua đó, ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong
cách phương thức, quan niệm và mơ hình quản lý,làm việc hiệu quả của họ
Ngày nay, rất nhiều người Nhật đã và đang, sẽ làm việc với Việt Nam,
mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia ngày càng phát triển hơn. Trong q
trình tiếp xúc, giao thiệp với người Nhật, ít nhiều gì chúng ta thường cảm thấy
lúng túng hoặc khơng hiểu nhiều về họ và ngược lại, khiến cho công việc giữa
hai bên không đạt được hiệu quả cao, hoặc chúng ta sẽ mất cơ hội làm ăn hay
phải chịu thiệt thịi hơn…. Do vậy, ngày nay việc tìm hiểu về người Nhật và văn
hoá kinh doanh của họ dù ít hay nhiều cũng thực sự là rất cần thiết và hữu ích
cho chúng ta.
Người Nhật hay thương gia Nhật quan niệm trước hết tự coi mình là một
người Nhật thực sự, xí nghiệp là hàng thứ hai. Tìm hiểu văn hố kinh doanh của
người Nhật thì chắc chắn là khơng thể khơng tìm hiểu về chủ thể của nền văn
hố kinh doanh đó là người Nhật. Mark Zimmeran – một nhà kinh doanh nổi
tiếng người Mỹ, và là cố Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản năm
1981 – đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào”
của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc
xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiếcho việc làm ăn có hiệu quả với người

Nhật”.
CHÍNH VÌ LÝ DO TRÊN TIỂU LUẬN “VĂN HĨA NHẬT BẢN VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN ĐẾN KINH DOANH QUỐC TẾ”
ĐƯỢC HÌNH THÀNH.
TP.HCM, NGÀY 6 THÁNG 10 NĂM 2012.
Page 2


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ

I. Sơ lược về các yếu tố văn hoá Nhật Bản và ảnh hưởng
của chúng đến tính cách người Nhật:
1. Con người của “ĐẤT NƯỚC XỨ SỞ HOA ANH ĐÀO”.
Nhật Bản là một trong những nước có thành phần dân tộc thuần nhất với hơn
99% dân số là người Nhật, số ít ỏi cịn lại là người Ainu (một tộc người cổ xưa
nhất ở Nhật Bản, chủ yếu sống ở Hokkaido), người Triều Tiên (phần lớn di cư
sang trong chiến tranh thế giới lần hai), người Trung Quốc và một số ít các cư
dân từ nước khác đến cư trú tập trung theo khu vực riêng. Tuy nhiên, ý thức dân
tộc thuần nhất của họ rất cao nên cho dù những người thuộc thiểu số gần 1%
dân số dù đã sinh sống ở Nhật lâu đời vẫn không được đa số người Nhật xem là
“người Nhật”. Do hầu như thuần nhất như thế, nên Nhật Bản có một nền văn
hố và trạng thái tâm lý khá thống nhất và tự cho họ là dòng giống thượng đẳng,
tự tôn dân tộc cao….
Nhật Bản (xứ sở mặt trời mọc) là một quốc gia nằm tách biệt với đại lục, có đến
hơn 6.800 hịn đảo lớn nhỏ và 4 đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Kyusyu, Shikoku).
Tính chất đảo mang đến cho Nhật Bản những khó khăn (khó giao lưu, giao
thông …) và thuận lợi (trong lịch sử tránh được các cuộc chiến tranh xâm chiếm
của người Trung Hoa, Nguyên Mơng …) nhưng đã làm nên tính thống nhất và
thuần nhất của nền văn hoá văn minh dân tộc Nhật. Do vị trí đặc biệt này nên
người Nhật có được thế chủ động tiếp thu có chọn lọc và tiếp biến các yếu tố

văn hoá của các dân tộc khác (Trung Hoa,…) tạo thành nền văn hoá riêng mang
bản sắc của họ. Tính chất đảo cũng đem lại cho người Nhật tâm lý “đảo quốc”
(shimakuni), khiến họ vừa hiếu khách, vừa dè dặt trong giao tiếp, quan hệ với
người khác, vừa tự tôn dân tộc, vừa tự ti, mặc cảm, có thái độ bài ngoại,…
Page 3


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
Người Nhật luôn vừa muốn nhìn ra thế giới, học hỏi, du nhập những giá trị văn
hoá và tiếp thu những thành tựu mới của thế giới vừa rất bảo thủ và thu mình
trong việc tiếp thu cái mới, chẳng hạn như các cuộc cải cách trong lịch sử Nhật
Bản như Taika (năm 645), cải cách Minh Trị (1868) đều diễn ra sự đấu tranh
gay gắt giữa thế lực thủ cựu và tư tưởng mới…

2. Ngôn ngữ.
Theo nghiên cứu Nhật Bản là ngôn ngữ thứ 6 trên Thế Giới được 99%
dân số đất nước sử dụng. Thật ngạc nhiên khi ngôn ngữ Nhật Bản được
sử dụng tại hầu như bất kì khu vực bên ngồi Nhật Bản. . Ngôn ngữ được
công nhận và thừa nhận. Ngôn ngữ đia phương được sử dụng trong các
lĩnh vực, đặc biệt là ở Kyoto và Osaka. Nhưng theo tiêu chuẩn Nhật Bản,
dựa trên bài phát biểu của Tokyo, đã trở nên phổ biến hơn thông qua việc
sử dụng các đài phát thanh, truyền hình và phim Nhật Bản Xã hội & Văn
hóa Nhật Bản và 'Face'.
Chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm
trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa
trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữ
Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh).
Hệ ngôn ngữ Nhật Bản được chia ra làm 2 nhóm chính: tiếng Nhật và
Lưu Cầu (Ryukyuan).
Họ ngơn ngữ Nhật Bản có 12 ngơn ngữ thành viên, tất cả trong số đó đều

đang được duy nhất những cư dân đang sống trên đất Nhật sử dụng. Tuy các
ngôn ngữ thuộc hệ này đã được phát triển biệt lập, nhiều nhà ngôn ngữ học
vẫn đang tìm kiếm các liên hệ giữa chúng với các ngôn ngữ khác.

Page 4


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán Tự ( Kanji) và
hai kiểu chữ đơn âm mềm Hỉagana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng
Katakana (Phiến Giá Danh).
Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc
biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa,
khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có
tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng
cách viết số theo ngữ hệ Hán - Nhật cũng rất phổ biến.
Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế ( như rất ít các nguyên âm, Phụ âm luôn
đặt trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện
dưới dạng chữ Kanji và chữ Katakana ) góp phần khiến người Nhật Bản rất
cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thơng qua thái độ
ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để
điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp
nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ.
3. Tơn giáo.
Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới
về tôn giáo. Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn
gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của
đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật
vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo
cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ

của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng theo
nghi lễ của đạo phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó
vào năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo của hiệp hội văn
hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi
dân số Nhật lúc bấy giờ là 120 triệu.
Theo truyền thống Nhật Bản, tôn giáo không phải là một tổ chức tách biệt
với cuộc sống hàng ngày mà gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống
Page 5


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
kinh tế và xã hội. Các lễ nghi theo suốt cuộc đời một con người, từ lúc sinh
ra đến lúc lập gia đình và xuống cõi âm. Tơn giáo có ảnh hưởng sâu rộng
đến nhiều lĩnh vực như tư tưởng, kiến trúc, văn hóa-nghệ thuật của người
Nhật.
Ba tôn giáo lớn của Nhật Bản là Thần đạo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.
- Thần đạo.
Thần đạo là tôn giáo độc đáo của Nhật Bản. Thời xưa, người Nhật có
quan niệm rằng trên đất nước mình có nhiều vị thần. Họ coi tất cả những vật
chất hay hiện tượng mang tính thần bí, đáng kính sợ đều là những vị thần.
Ngoài ra, người Nhật tin rằng mỗi dịng họ, mỗi xã đều có vị thần tổ tiên, vị
thần xã riêng. Vì vậy, trong tiếng Nhật có cụm từ “tám trăm vạn vị thần”.
Cách suy nghĩ này hiện nay vẫn cịn tồn tại.
Trên tồn Nhật Bản, nơi đâu cũng có đền Ujigami. Ujigami vốn là vị thần
dịng họ và đền Ujigami vốn là đền của 1 dòng họ riêng vì ngày xưa ở Nhật
Bản, những người thuộc 1 họ sống tập trung ở 1 khu vực. Xã hội Nhật Bản
đã thay đổi nhiều và ít có trường hợp những người cùng dòng họ sống tập
trung. Trong bối cảnh đó, Ujigami biến thành vị thần của từng xã, khu vực.
Nếu trong một khu vực nào đó có người dân tộc Nhật sinh sống thì đền
Ujigami đương nhiên coi họ là tín đồ của đền này. Chính vì vậy, số lượng tín

đồ Thần đạo tương đương với dân số Nhật Bản.
Giống như các dịng họ khác, Hồng gia cũng có vị thần riêng. Đó là
Amaterasu-o-mi-kami – thần Mặt trời. Trong thần đạo, vị thần của Hoàng
gia được coi là vị thần của dân tộc Nhật Bản. Thần đạo có nhiều vị thần quan
trọng khác như Ameno-minakanushino-kami là vị thần xuất hiện đầu tiên
trên thế giới, Izanagi-no-mikoto và Izanami-no-mikoto là hai vợ chồng vị
thần sinh ra đất đai Nhật Bản. Thần đạo có đặc điểm coi cái gì đáng kính sợ,
thần bí đều là thần, nên có các vị thần liên quan đến thiên nhiên như thần
gió, thần sấm. Gió thổi là do vị thần gió sử dụng bao gió, sấm động là do vị
thần sấm đánh trống, v,v… Núi Phú sĩ và các núi cao khác cũng được coi là

Page 6


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
thần. Có một số trường hợp, những người có cống hiến lớn, sau khi qua đời
trở thành thần
-

Phật giáo.
Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác,

với khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng khơng
tn theo các qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt.
Phật giáo được chính thức chấp nhận sau chiến thắng về chính trị và quân
sự của dòng họ Soga trước dòng họ Mononobe. Dưới thời trị vì của Thiên
hồng Suiko, nhiếp chính Shotoku-taishi cho xây dựng nhiều chùa chiền,
trong đó có chùa Horyu-ji và Shitenno-ji. Chùa Horyu-ji là kiến trúc gỗ cổ
nhất trên thế giới còn lại đến đời nay. Trong thời Nara (thế kỷ 8), Phật giáo
bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nhiều đền chùa được dựng lên nhờ sự ủng hộ

của Nhật Hồng. Nhật Hồng Shomu (701-756) lên ngơi vua năm 724 quy
định lấy Phật giáo là “tôn giáo nhà nước” và xây dựng chùa Todai-ji, trong
đó có đặt tượng Đại Phật Nara cao 15m, đồng thời xây dựng các chùa
Kokubun-ji và Kokubunni-ji tại từng xứ trên toàn quốc. Nhưng cũng cần
phải lưu ý rằng, trong khi đó Hồng gia vẫn cúng vị thần tổ tiên, tức vẫn theo
Thần đạo. Vì vậy hầu hết các đền Thần đạo có chùa phụ thuộc cịn các chùa
Phật giáo lớn cũng có đền phụ thuộc.
Ở Nhật Bản hiện có 13 tơng phái Phật giáo chính. 6 phái được đưa từ
Trung Quốc sang Nhật vào thời Nara, trong đó phải kể đến 3 phái là Kegon
(Hoa Nghiêm), Hosso (Pháp Tương) và Ritsu (Luật). Trong thời Heian, lần
đầu tiên có 2 phái Phật giáo do các nhà sư Nhật Bản thành lập là phái Tendai
(Thiên Đài) và phái Shingon (Chân Ngôn).
Từ cuối thời Heian đến thời Kamakura có thêm 7 tơng phái nữa là phái
Yuzu-nenbutsu, phái Jodo, phái Jodo-shin, phái Ji, phái Nichiren, cùng 2

Page 7


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
phái thiền lớn của Nhật Bản Rinzai và Soto. Vào đầu thời Edo, xuất hiện 1
phái thiền khác là phái O-baku, được đưa từ Trung Quốc vào Nhật Bản.
Khi Phật giáo được đưa sang Nhật từ Triều Tiên và Trung Quốc, tại Nhật
Bản đã có Thần đạo nên các nhà sư gặp nhiều khó khăn trong q trình
truyền đạo. Để 2 tơn giáo Thần đạo và Phật giáo cùng tồn tại, các nhà sư xây
dựng hệ thống tư tưởng “thần phật tập hợp”. Theo tư tưởng này, các vị thần
của Thần đạo là hóa thân của các đức phật trong Phật giáo. Ví dụ, vị thần
Amaterasu-o-mikami (vị thần chính của thần đạo) là hóa thân của Đức Phật
Như Lai mà tên tiếng Nhật là Birushana-butsu hoặc Dai-nichi Nyo-rai (Bì Lơ
Già Na Phật hoặc Đại Nhật Như Lai). Tư tưởng này tiếp tục đến cuối thời
Edo, trước khi chính phủ Minh Trị quy định Thần đạo là tôn giáo nhà nước

và đàn áp Phật giáo. Nhưng sau đó, chính phủ Minh Trị cho phép Phật giáo
cùng tiếp tục tồn tại vì trong khoảng 1200 năm, Phật giáo đã đóng vai trị rất
quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và khơng thể nào xóa bỏ được ảnh
hưởng của Phật giáo.
Nói riêng về Phật giáo Nhật Bản, Thiền tông (hay Zen) là một tông phái
khá đặc biệt. Việc đưa thiền vào Nhật Bản là một trong những sự kiện quan
trọng nhất trong lịch sử tôn giáo của Nhật Bản. Thiền được ni dưỡng trong
những nền văn hóa vĩ đại của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đạt tới đỉnh
cao ở Nhật Bản để rồi lan sang các nước phương Tây. Khi kỹ thuật đe dọa
thống trị thế giới, thiền thức tỉnh nhiều người về những giá trị tinh thần cần
thiết cho cuộc sống của con người.
Thiền tông, với giáo lý chủ yếu là tham thiền nhập định để chứng ngộ
Phật tính, vốn do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma khởi xướng. Khi Bồ Đề Đạt
Ma 60 tuổi, ngài sang Trung Quốc để truyền bá thiền nhưng vua chúa Trung
Quốc bấy giờ không hiểu được nên ngài tới chùa Thiếu Lâm và dạy thiền
cho các nhà sư tại chùa đó. Hai phái thiền của NB, tức phái Rinzai (Lâm Tể)
Page 8


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
và phái Soto (Tào Đỗng), cũng là do nhà sư Trung Quốc sáng lập ra trong
thời Đường, rồi đầu thế kỷ 13 du nhập vào Nhật Bản.
-

Thiên chúa giáo.
So với Thần đạo và Phật giáo, lịch sử của Thiên chúa giáo Nhật Bản

tương đối trẻ. Năm 1549, nhà truyền giáo Francisco de Xavier, người Tây
Ban Nha sang Nhật và lần đầu tiên giới thiệu tôn giáo này. Thời đó, cả triều
đình và chính quyền Muromachi đều khơng có sức chi phối tồn quốc nữa,

các sứ quân daimyo chia đất nước Nhật Bản thành nhiều khu vực và cai trị
khu vực của mình. Những người truyền giáo Thiên chúa giáo thời đó khơng
chỉ giới thiệu Thiên chúa giáo mà cịn mang đến nhiều máy móc, kỹ thuật, ấn
phẩm tiên tiến của phương Tây cũng như những điều mới lạ của các nước
đông nam, tây nam Á. Vì vậy có một số sứ qn daimyo cho phép nhà
truyền giáo hoạt động tại khu vực của mình để tranh thủ học hỏi kỹ thuật tiên
tiến, giao dịch buôn bán, v,v…
Nhưng sau khi thống nhất đất nước, sứ quân Toyotomi Hideyoshi đã cấm
các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo hoạt động trên lãnh thổ Nhật Bản vào
năm 1587, khi đã có khoảng 150 nghìn người theo. Chính quyền Tokugawa
sau đó cũng tiếp tục đẩy mạnh chính sách này, nghiêm cấm người Nhật theo
Thiên chúa giáo. Năm 1637, tại vùng Shimabara-Amakusa (tỉnh Nagasaki
hiện nay) cuộc chiến Shimabara bùng nổ, 37.000 tín đồ Thiên chúa giáo
trong khu vực này chiếm thành lũy, giao chiến với qn đội chính quyền.
Sau đó, chính quyền tăng cường đàn áp tín đồ Thiên chúa giáo tới mức
những người theo đạo này phải che giấïu tín ngưỡng của mình. Sau Minh Trị
Duy Tân, chính sách cấm Thiên chúa giáo được hủy bỏ. Nhiều nhà truyền
giáo, hầu hết từ Mỹ, đã tới Nhật Bản để phổ biến Thiên chúa giáo và đặt cơ
sở tại Nhật Bản.

Page 9


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
Từ sau Minh Trị Duy Tân đến khi kết thức Thế chiến 2, vai trò của Thần
đạo tăng lên. Trong thời kỳ đó, Thần đạo được coi là tơn giáo nhà nước vì
Minh Trị Duy Tân có quan điểm lật đổ chính quyền võ sĩ để tái lập chính
quyền của Nhật Hồng, và như đã nói ở trên, vị thần tối cao của Thần đạo là
vị thần tổ tiên của Hoàng gia. Tư tưởng này được sử dụng để tăng cường chi
phối dân chúng dưới sự chỉ đạo của Nhật Hoàng. Nhưng, sau Thế chiến 2,

chính sách “Thần đạo là tơn giáo của nhà nước” được bãi bỏ và Hiến pháp
Nhật Bản hiện nay đảm bảo tự do tín ngưỡng
Ngồi ra, người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo
khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn
giáo.Đạo khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tợ
nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này
cũng suy yếu đi nhiều.

4. Ẩm thực:
So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không
sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết
của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành. Với ít đất đai,
các loại gia cầm ở đây hạn chế nhưng Nhật Bản lại nổi tiếng với món thịt bị
Kobe. Cá thường được chế biến thành các món gọi là ashimi hoặc là sushi.
Một bữa ăn ở Nhật chưa thể gọi là bữa ăn nếu như chưa có đủ ba mặt: việc trình
bày món ăn, bao gồm cả việc trang trí và hình thức bên ngoài, việc chọn đĩa hay
các loại dụng cụ thức ăn, và hương vị của chính món ăn đó. Một bữa tối của
người Nhật là sự thưởng thức hài hịa cả ba mặt đó.
Bữa ăn của người Nhật được bài trí rất đẹp mắt, nhưng cũng đơn giản và
khiêm tốn. Bữa tối là bữa ăn chính, bắt đầu bằng món khai vị và một ly nhỏ
rượu sake, một loại rượu gạo lên men thường uống nóng. Bữa ăn được bày trên
Page 10


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
một bàn thấp, và người ta ngồi trên những chiếc gối kê trên nền nhà được trải
tatami.
Bữa ăn thường gồm món hầm, món rau trộn, món chiên, món hấp hoặc
món nướng, ăn với cơm hoặc cháo. Những món ăn thường được chuẩn bị một
cách đơn giản, nhưng hương vị và bản chất món ăn tạo một sự thanh nhã và

phong phú đặc trưng kiều Nhật. Các món ăn được dọn ra cùng một lúc và ai
muốn ăn món nào thì gắp món đó.
Mì là món ăn trưa điển hình. Các quán mì ở khắp mọi nơi trên đất Nhật.
Thường thì loại mì làm bằng lúa mì được ăn dưới dạng mì nước, trong khi đó
loại mì làm bằng kiều mạch thường ăn trộn với rau theo kiểu gỏi.
Rau thường ít khi ăn sống mà thường muối dưa hoặc hầm hoặc xào kỹ,
như trong món tempura (món sốt cá, cua, tơm). Những loại rau củ mọc tốt ở
Nhật, do đó cà rốt, củ ngưu bàng, củ cải thường được sử dụng. Cùng với những
loại củ này, dưa leo đóng vai trị quan trọng trong việc trang trí, thường được cắt
thành hình quạt, hình cánh hoa hay những dạng vui mắt khác. Một dạng đẹp mắt
gây ấn tượng nhất là “lưới đánh cá” được làm từ một miếng củ cải trắng, thường
thấy trong sushi.
Không giống như những nước khác, Nhật Bản rất ít tập trung vào sự đa
dạng theo địa phương. Có lẽ vì ít có sự khác biệt về địa lý trong ẩm thực của
người Nhật. Tuy có những vùng có món đặc biệt riêng của nó, nhưng nhìn
chung người Nhật vẫn có một lối ăn chung cho cả nước.
Người Nhật cũng có các thức ăn theo mùa. Chẳng hạn như vào mùa đơng,
các loại qt tượng trưng cho mặt trời và được người ta dùng làm quà năm mới.
Mùa xuân có gạo anh đào. Tháng 9 là tháng của mặt trăng, và những món hầm
trắng được ưa chuộng – bào ngư, dưa leo và măng.

Page 11


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
Rượu Sake đóng một vai trị quan trọng trong đời sống và văn hóa Nhật Bản
suốt hai ngàn năm qua. Ngày nay, khoảng 2.000 lò rượu lớn nhỏ sản xuất
khoảng 10.000 chủng loại Sake khác nhau, với mục đích giới thiệu cho người
nước ngồi những đặc trưng và sự đa dạng của loại rượu quốc hồn quốc túy này.
Lịch sử phát triển của Sake gắn chặt với các mặt của đời sống Nhật Bản đến độ

nếu người ta hiểu về rượu Sake sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa, xã hội và mơi
trường vật lý của Nhật Bản.
5. Giá trị và thái độ
Với phương châm “mở cửa” để học tập văn minh tiên tiến phương Tây
nhằm chấn hưng đất nước, đồng thời giữ vững cốt cách tinh thần văn hóa
dân tộc, Nhật Bản là nước châu á duy nhất, sớm nhất thực hiện thành cơng
cách mạng cơng nghiệp, hiện đại hóa đất nước để sánh cùng các cường quốc
phương Tây, làm cho mọi quốc gia khâm phục, nể trọng. Nước Nhật chỉ mất
hơn 20 năm để trở thành quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển trong khi
nước Anh phải mất hơn 100 năm. khi nói đến bản thân văn hố truyền thống
Nhật Bản cịn có những đặc điểm cơ bản sau:
Ngay từ thời cổ xưa, Nhật Bản đã từng nhìn vào Trung Hoa như một tấm
gương, Nhật Bản cử những sứ bộ hào hứng sang các triều Đường, Tống,
Nguyên, Minh… giao lưu, có người cịn ở lại làm quan cho triều đình Trung
Hoa. Trong những chừng mực nào đó, Nhật đã cố gắng du nhập và mơ
phỏng văn hố Trung Hoa, cải tiến cho phù hợp ở Nhật, ví dụ cải tiến chữ
Hán, tham khảo các điển tích Trung Hoa trong sáng tác văn học; nhấn mạnh
tính chất Thiền “Zen” của đạo Phật, chấp nhận một số giáo lý của đạo
Khổng. Về điểm này có thể rút ra rằng: Nhật Bản học hỏi để làm ra cái riêng
của Nhật là “Giản lược và quyết liệt”- tính chất đó được thể hiện rõ từ những
nét bút Nho, những bức tranh, cốt truyện hay đường kiếm của họ.
Trong lịch sử, Nhật Bản chưa từng bị nước ngồi đơ hộ. Khi qn
Ngun Mơng hùng hổ tấn cơng 2 lần thì đều bị bão biển nhấn chìm tàu
Page 12


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
thuyền gần hết, một lần bỏ dở cuộc chinh phạt, lần sau một số tàu thuyền bị
bão đắm, số quân tướng tràn lên bờ đều bị các samurai thiện chiến của Nhật
tiêu diệt hoàn toàn. Đến khoảng những năm 50 của thế kỉ XIX, khi các nước

phương Tây bắt đầu xâm lấn châu á, thì hầu hết các quốc gia vùng này từ
Trung Quốc to lớn đến các nước nhỏ khác đã trở thành thuộc địa hoặc nửa
thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc. Nhưng xứ sở Hoa anh đào lại
thoát khỏi nạn kiếp bị đơ hộ nhờ vị trí khu biệt về địa lí, xa lạ về văn hóa và
nhờ các tư tưởng canh tân, học hỏi du nhập điều hay của ngoại bang kể cả
của những kẻ đối địch với mình.
Trên thực tế, sau khi tiến hành cách mạng Minh Trị ít lâu, người nước
ngồi đến Nhật rất đơng, người Nhật bắt đầu học cách mặc đồ Âu mạnh mẽ,
ăn bánh mì bơ, phó mát, dùng dao nĩa. Có lúc tưởng chừng một số nhân tố
văn hố nước ngồi lấn át được phần nào văn hóa bản xứ. Tới khi cao trào
đó lắng dịu xuống, văn hóa truyền thống Nhật Bản lại trỗi dậy và xảy ra q
trình "Nhật Bản hố" những gì được du nhập, thâu nhận, trao đổi và học hỏi
được từ phương Tây. Chính vì vậy, việc du nhập, tiếp biến yếu tố văn hóa
ngoại lai đã khơng phá hỏng, làm lai căng nền văn hóa bản xứ hay chia cắt
văn hóa xứ sở này, trái lại cịn giúp Nhật Bản tạo dựng được những hình
mẫu văn hóa đặc sắc của mình. Với tư cách là một quốc gia dân tộc, Nhật
Bản đã duy trì được nền văn hố thuần nhất, riêng biệt, đặc sắc của mình từ
thời tiền sử đến tận thời hiện đại và điều này làm nên sức mạnh của Nhật
Bản, tạo nên một vị thế hiếm có của Nhật trên thế giới trong thời gian qua.
6. Thói quen và cách cư xử.
Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật khơng có
quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác. Các mối quan hệ
ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp
trong cơng ty được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái
trong gia đình.

Page 13


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ

6.1. Danh thiếp : phải được trao và nhận bằng hai tay. Danh thiếp cung
cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào
hỏi lần đầu tiên. Người Nhật ln trơng đợi tấm danh thiếp của mình được
người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh
thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và
khơng bao giờ được nhét trong túi quần sau.
6.2. Sự hòa thuận :
Trong giao tiếp, người Nhật khơng muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng
vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của
tập thể, ưu tiên cho những quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc
thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự hịa thuận.
Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn cả tính logic,
người Nhật cũng thường trò chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn
trước khi bàn bạc công chuyện kinh doanh. Hãy quan sát các đối tác này
để quyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc. Nếu đại diện nhóm
nói chuyện thì những người cịn lại nên ghi chú những điều cần thiết để
bàn bạc thêm với nhóm sau đó, vì người Nhật thường thể hiện mình khá
phức tạp, khó hiểu.
Lời nói “Vâng” (Yes) của họ có thể có nghĩa là “không” nếu đi kèm
với những cụm từ như We will think about it (Chúng tôi sẽ suy nghĩ về
điều đó), We will see (Chúng tơi sẽ xem lại) hoặc Perhaps (Có lẽ). Bạn có
thể mất ba lần gặp gỡ và có khi một năm để mối quan hệ kinh doanh với
họ được trở thành chính thức.
6.3. Nghệ thuật chiêu đãi khách:
Nhân dịp hiếm hoi, bạn được mời đến một ngôi nhà Nhật Bản. Bạn phải bỏ
đôi giày của bạn trước khi bước vào và đặt dép ở cửa. Đến đúng thời gian
không quá 5 phút nếu mời cho bữa ăn tối. Nếu mời một hội nghị lớn, đến đúng
Page 14



GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
giờ luôn luôn được đánh giá cao. Trừ khi bạn đã được cho biết sự kiện này là
bình thường, và bạn ăn mặc như thể bạn đang đi vào văn phòng.
Xem cách ăn uống của bạn! Chờ đợi để được cho biết nơi để ngồi, là một giao
thức phải tuân theo. Các khách mời vinh dự hoặc người lớn tuổi nhất sẽ ngồi ở
trung tâm, xa nhất từ cửa.Các khách mời vinh dự hay người lớn tuổi nhất là
người đầu tiên để bắt đầu ăn. Khơng bao giờ chỉ đũa của bạn. Nó sẽ mang lại
điều có lợi rất lớn nếu bạn học cách sử dụng đũa. Không xuyên qua thực phẩm
của bạn với đũa. Đặt xương trên mặt bên của đĩa của bạn. Hãy thử một chút của
tất cả mọi thứ. Nó được chấp nhận nếu bạn u cầu gì và thậm chí biểu hiện
trên khn mặt nếu bạn khơng thích mùi vị.
Đừng ngạc nhiên nếu các đồng nghiệp Nhật Bản của bạn húp mì và súp của
họ. Thực phẩm khác trộn với gạo thường không được thực hiện. Bạn ăn một
chút và sau đó một chút khác, nhưng họ khơng bao giờ được pha trộn với nhau
như bạn làm trong nhiều nước phương Tây. Bạn dùng hết thức uống trong ly
của bạn trước khi muốn bất cứ thức uống nào bạn muốn thưởng thức tiếp
theo. Một ly rỗng là một lời mời cho một người nào đó để phục vụ bạn. Khi bạn
đã ăn xong, hãy đặt đũa trên phần còn lại đũa hoặc trên bàn. Không đặt đũa của
bạn trên đầu bát của bạn. Nếu bạn để lại một số lượng nhỏ gạo trong bát của
bạn, bạn sẽ nhận được nhiều hơn nữa. Để cho biết rằng bạn không muốn dùng
thêm, bạn dùng hết phần thức ăn trong bát của bạn. Nó được chấp nhận để lại
một lượng nhỏ thức ăn trên đĩa của bạn khi bạn đã ăn xong.
Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong
bữa tiệc cịn quan trọng hơn cả thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi
tiệc này, chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu
nhân theo họ. Người Nhật vẫn cịn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta rất ít gặp
những đối tác kinh doanh là nữ. Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và

Page 15



GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
có rất nhiều thức ăn và rượu uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc
thật của mình. Việc đổ nước tương trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường.
Người ta ít khi tự rót rượu cho mình trong các cuộc giao tế. Thơng thường, một
người sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho
người đó. Tuy nhiên nếu một trong hai người đang uống rượu từ trong chai và
người kia chỉ uống từ ly thì bạn có thể tự rót rượu, nếu khơng sẽ phải chờ rất
lâu.
6.4. Cương vị lãnh đạo và cấp bậc xã hội:
Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người ra
quyết định sau cùng sau khi đã lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định
của lãnh đạo là đại diện của sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người.
Giá trị của mỗi cơng ty là sự hịa thuận và tn theo của từng thành viên
và quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành.
Không tranh cãi: Người Nhật tin rằng từ chối yêu cầu của một ai đó
gây ra bối rối và mất mặt với người khác. Nếu u cầu khơng thể được
đồng ý, họ sẽ nói, 'đó là bất tiện' hoặc 'nó được xem xét'. . Phải đối mặt là
một dấu hiệu của phẩm giá cá nhân. Người Nhật sẽ cố gắng không bao
giờ làm bất cứ điều gì gây ra mất mặt. Vì vậy, họ khơng cơng khai chỉ
trích, xúc phạm, hoặc bất cứ ai trên ngay tại chỗ, người Nhật không quen
với việc tranh luận bởi vì họ khơng tách mình ra khỏi tập thể. Tỏ thái độ
bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng lịch sự.
Trẻ em Nhật Bản được dạy để hành động hài hòa và hợp tác với
những người khác từ thời gian họ đi đến trường mầm non. Hệ thống giáo
dục Nhật Bản nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả mọi người, và
trẻ em Nhật Bản không được độc lập làm việc, nhưng đúng hơn là để làm
việc cùng nhau. Điều này cần thiết cho mối quan hệ hài hòa giữa con
người được thể hiện trong hành. Họ đặt trọng tâm lớn về trách nhiệm lịch
Page 16



GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
sự cá nhân, và làm việc cùng nhau, chứ không phải là cá nhân. Họ xem
việc làm việc trong sự hòa hợp là thành phần rất quan trọng để làm việc
hiệu quả. Vì thế làm việc nhóm ở Nhật Bản rất được đề cao, họ làm việc
kết hợp ăn ý. Ngày nay, các nước đang học hỏi và giới trẻ đang có xu
hướng đi theo cách làm việc hiệu quả này của Nhật Bản.
Dựa vào biểu hiện trên khn mặt, giọng điệu của giọng nói và tư thế
để cảm thấy ai đó đang nói điều gì với họ. Họ thường tin tưởng thơng
điệp khơng lời nhiều hơn lời nói, hoặc những lời có thể có nhiều
nghĩa. Bối cảnh ảnh hưởng đến ý nghĩa của các từ. Vì vậy, nó là bắt buộc
trong việc hiểu được tình hình để đánh giá đầy đủ các phản ứng. Cau mày
trong khi một người nào đó nói được hiểu như là một dấu hiệu của sự bất
đồng. Người Nhật Bản nhất mực duy trì một biểu hiện bình thản khi
nói. Giao tiếp phi ngơn ngữ là rất quan trọng là có một cuốn sách cho
'gaijins (người nước ngồi) về việc làm thế nào để giải thích các dấu
hiệu . Như là thiếu tơn trọng để nhìn chằm chằm vào mắt của người khác,
đặc biệt là những người của cao hơn bạn bởi tuổi tác hay cấp bậc. Trong
tình huống, đông người Nhật Bản tránh tiếp xúc bằng mắt để tìm cho
mình sự riêng tư.
6.5. Những tinh thần chủ đạo của văn hóa doanh nhân là:
Doanh nhân phục vụ đất nước.
Quang minh chính đại.
Hịa thuận nhất trí.
Lễ độ khiêm nhường.
Phấn đấu vươn lên.
Đền đáp công ơn.
Các quy tắc kinh doanh của văn hóa kinh doanh Nhật Bản:
Page 17



GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào.
Cần ni dưỡng niềm tin: Nhờ có cơng ty của mình thì nền kinh tế xã
hội mới vận hành bình thường được.
Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thầy
của doanh nhân. Phải luôn thấu hiểu cái lý của họ. Phải đáp ứng kỳ vọng
của họ, họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nhân.
Với người Nhật, khơng vì lấy lịng khách hàng mà hạ thấp nhân viên.
Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm.
Phấn đấu làm ra sản phẩm có chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm
đến mọi đối tượng mới quan trọng nhất.
7. Thẩm mỹ.
7.1. Thư pháp : tại Nhật Bản gọi là thư đạo. Theo các chuyên gia thư
pháp Nhật Bản, chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ
khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế
kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ
của mình là chữ Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Thư pháp Nhật
Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán từ Trung Quốc
đến và kiểu chữ Hiragana, Katakana. Hiện nay, ở Nhật Bản có từ 8 đến 10
triệu người tham gia viết thư pháp, và thư pháp được coi là một trong những
môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản.
Theo phân loại của Hội thư pháp Mainichi của Nhật Bản, thư pháp truyền
thống đến thư pháp hiện đại của Nhật bản có thể được xếp theo 7 bộ mơn
sau:
+ Thư pháp chữ Hán: Được tạo nên nhờ dựa vào thơ, văn xuôi cổ
điển viết bằng chữ Hán, dựa vào cảm nhận nghệ thuật và phương pháp
Page 18



GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
học thư pháp của từng người thông qua các tác phẩm từ nhiều chữ đến ít
chữ, và các thể loại thư pháp như Ten (Triện thư), Rei (Lệ thư), Kai
(Khảo thư), Gyo (Hành thư), So (Thảo thư), tìm kiếm thể loại thư pháp
vốn có. Bộ mơn thư pháp chữ Hán thể hiện tính hiện đại hồ quyện trong
tính truyền thống.
+ Thư pháp chữ Kana: Được tạo ra để viết những từ ngữ đẹp của
Nhật Bản thông qua việc cải biên, phát triển những bài hát Waka và thơ
Haiku. Có sự biểu hiện phong phú tùy theo chí hướng khác nhau của các
tác giả về những bài ca cổ mà thư pháp Kana. Vẻ đẹp của chữ Kana hiện
đại được hoà trộn với cảm giác mới của Kana chữ lớn (nguồn gốc của
chữ Kana là chữ nhỏ).
+ Thư pháp thơ văn cận đại (Cận đại thi văn thư): Là những tác
phẩm lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hoà giữa chữ Hán và chữ
Kana tạo ra một thư pháp mới. Đây là bộ mơn đã được triển khai, mở
rộng ở các kì triển lãm Thư pháp Mainichi. Do tính chất dễ đọc và gần
gũi nên nó nhận được sự ủng hộ của nhiều người.
+ Thư pháp viết chữ lớn (Đại tự thư): Là những tác phẩm thư pháp
viết chữ lớn mà số lượng chỉ từ 1 đến 2 chữ. Một thế giới thư pháp mới
được tạo ra từ việc định hướng tạo hình, tôi luyện đường nét và sáng tạo
về màu đen.
+ Thư pháp chữ in bằng khuôn khắc đá – Tenkoku (Triện khắc):
Bộ môn này được cho là tinh hoa của phương Đơng và giới thư pháp.
Chữ in bằng khn hình vng 3 phân. Người ta khắc trên đá những bản
thư pháp và chữ viết thời cổ đại của Trung Quốc sau đó in trên giấy trắng,
tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực (đỏ) và giấy. Tekuko là cảm giác
tạo hình mới dựa trên nền tảng truyền thống được hồ quyện trong một
không gian nhỏ.
Page 19



GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
+ Thư pháp chữ khắc gỗ (Khắc tự): Chữ viết được khắc lên bản gỗ.
Chữ viết ở đây khác với chữ viết bằng bút, nó mang tính lập thể và cịn có
thể được tơ bằng nhiều màu sắc. Khắc tự là một bộ môn thư pháp đang
gây được sự chú ý.
+ Thư pháp ZenEi (Tiền vệ thư): Bộ môn này biến đổi nhận thức
trước kia về thư pháp (coi thư pháp là biểu hiện của nhân cách con
người). Thư pháp Tiền vệ thư chịu ảnh hưởng của hai trường phái: hội
họa trừu trượng phương Tây và triết học phương Đông. Không bị giới
hạn bởi việc lấy chữ làm ngun liệu chính, người viết có thể tự do thể
hiện tâm hồn và tình cảm thơng qua các tác phẩm nghệ thuật mang tính
trừu tượng.
7.2. Trà đạo: được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà.
Trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.
Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến
trình khơng ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới
đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tơn giáo
trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực
của từ này. Có rất nhiều qui tắc cần biết trong trà đạo Nhật Bản như:
Trà thất
Chabana
Tokonoma
Cách bày trí các đạo cụ trong Trà Thất
Cách bày trí đạo cụ trong Trà Viên
Những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng thức trà
8. Giáo dục.
Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người
mẹ rất quan trọng đối với trẻ em. Thơng thường, phụ nữ Nhật

Bản có xu hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình,
Page 20


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
trong đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Trên
cơ sở đó, kiểu giáo dục này địi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn cao để
có thể giúp con họ có thể vượt qua được chương trình giáo dục khắc nghiệt ở
đây. Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, khi lấy chồng họ
vẫn hồn tồn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến thức đã học để dạy dỗ con cái
thay vì thuê gia sư hoặc đến trường học thêm.
Giữa những năm 1947 và 1950, hệ thống giáo dục Nhật Bản được thay đổi
thành hệ thốg 6-3-3-4 trên toàn quốc (6 năm cho tiểu học, 3 năm cho trung
học cơ sở, 3 năm cho trung học cho trung học phổ thông và 4 năm cho cao
đẳng, đại học), là chuẩn mực giáo dục ở Nhật Bản.
Sơ đồ Hệ thống Giáo dục ( hhtp://www.iced.edu.vn )
Và khi học sinh sau khi kết thúc chương trình phổ thơng trung học, học sinh
có thể tiếp tục học 4 năm chương trình đại học hoặc 2 năm chương trình
cao đẳng. ở Nhật, các trường cao đẳng và đại học đều được gọi là
“University”, giáo dục đại học kéo dài 4 năm, và đối với một số ngành như
Y, nha khoa, thú y kéo dài 6 năm, chương trình cao đẳng kéo dài 2-3 năm.
Ngồi ra, các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có thể vào học các
trường dạy nghề. Học sinh sau khi học xong chương trình đại học có thể
tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ 2 năm và tiến sĩ 5 năm ( chia làm 2 kỳ :
2 năm đầu lấy bằng thạc sĩ, 3 năm tiếp theo lấy bằng tiến sĩ). Đối với
chương trình tiến sĩ ngành Y, nha khoa, thú y chỉ mất thêm 4 năm sau khi
kết thúc 6 năm đại học. Một số trường Y, nha khoa và thú y đào tạo chương
trình tiến sĩ 5 năm hoặc 3 năm.
Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình
hình kinh tế – xã hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sơng người dân để tìm ra

chương trình giáo dục phù hợp nhất cho mọi cấp. Các cuộc cải cách giáo
dục ở Nhật Bản nhằm vào các mục tiêu: Tăng tầm quan trọng đặc biệt việc
Page 21


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
phát triển của từng cá nhân; Chuyển sang hệ thống giáo dục học tập suốt
đời; tạo sự cân bằng giữa các kiến thức truyền thống với các kiến thức công
nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay tại Nhật Bản phục
vụ xu hướng quốc tế xã hội và thời đại thông tin.
Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh
chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản,
sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường
là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật
Bản đều làm chủ chương trình học.Với những xu hướng cải cách giáo dục
hiện đại hiện nay, Nhật Bản hy vọng sẽ lại một lần nữa tạo nên những điều
thần kỳ mới trong quá trình phát triển trong tương lai không xa.
9. Khoa học và công nghệ.
Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn
đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu
khoa học, cơng nghệ máy móc, nghiên cứu y
học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ
USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển,
đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
Một vài đóng góp cơng nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát
minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tơ, máy móc, robot cơng nghiệp, quang
học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong
ngành khoa học Robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng
742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất
ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản

xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn
lớn nhất thế giới.

Page 22


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm
không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm
2030. Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những
thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên
cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát
triển tên lửa và vệ tinh.
Vào ngày 1 tháng 6 lúc 6:02am giờ Nhật Bản, tàu con thoi Discovery đã
rời bệ phóng Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida mang theo Module Kibo
cùng nhà du hành Akihiko Hoshide và sáu đồng nghiệp khác, mục đích
chính của chuyến đi là lắp đặt phần quan trọng của phịng thí nghiệm Nhật
Bản có tên Japanese Pressurised Module (JPM) cùng cánh tay máy dài
khoảng 10m phục vụ cho công tác lắp đặt về sau cho Kibo. Nhật Bản là đất
nước sở hữu nhiều khoa học gia đoạt giải Nobel nhất ở châu Á hiện nay.

II . Sự ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản đến kinh
doanh quốc tế:
1. Marketing:
Văn hố ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong
marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu,
phân khúc thị trường, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết
định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của DN và hoạt động marketing, việc
thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác,
hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm marketing.

Mỗi một biến số của văn hố có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình hoạt
động marketing của DN. Thực tế đã cho thấy, có thể biến số này của văn hố
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một hoạt động nào đó của marketing, cịn biến
số khác lại ít có liên quan hoặc ảnh hưởng khơng đáng kể. Nếu nhìn ngược
Page 23


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
lại từ phía các cơng cụ của marketing- mix người ta đã đưa ra một số tổng
kết về sự tác động của một số biến số văn hố như sau :


Chính sách xúc tiến hỗn hợp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vấn đề ngôn
ngữ. Chẳng hạn, các quảng cáo có thể cần phải thay đổi vì một chiến
dịch hoặc biểu ngữ dùng trong nền văn hố nào có thể có ý nghĩa xấu
hổ ở một nền văn hoá khác. người Nhật nổi tiếng với lòng tự hào dân
tộc và hầu hết người dân đều khơng sử dụng Tiếng Anh. Vì vậy, thật
khó khi muốn marketing một sản phẩm qua tiếng Anh do sự khác biệt



về ngơn ngữ này.
Phong cách làm việc chịu sự tác động của giá trị và thái độ: Người
Nhật rất coi trọng tấm danh thiếp nên họ đầu tư rất lớn vào chất lượng
giấy in và mẫu mã của danh thiếp. Đối với người Nhật, cách bạn “cư
xử” với tấm danh thiếp cũng là cách bạn đối xử với chủ nhân của nó.
Vì thế, hãy thật thận trọng khi nhận danh thiếp của đối tác Nhật. Khi
trao danh thiếp của bạn cho họ, hãy đảm bảo rằng danh thiếp của bạn
phải bao gồm cả chức danh, vị trí trong cơng ty. Giơ hai tay khi nhận
danh thiếp nhưng khi trao danh thiếp chỉ cần một tay. Trong cuộc họp,

đặt bưu thiếp trên bàn trước mặt bạn. Khi cuộc họp kết thúc, có thể
kẹp bưu thiếp của bạn vào trong cặp giấy đựng tài liệu phát cho mọi



người.
Chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hoá đối với sự
thay đổi thông qua cái gọi là “giá tâm lý”. Ở Nhật Bản, sự thay đổi
thường xem là tích cực nên hàng thời trang mốt được đặt giá rất cao vì
nó tượng trưng cho sự thay đổi.
Trong quảng cáo:
Người nhật thích nhất là các màu đỏ và trắng, họ cho rằng màu đỏ là

màu thể hiện tình

yêu, sự kết hợp màu đỏ và màu trắng thể hiện cho hạnh

phúc, tốt lành. Màu đen và trắng kết hợp thể hiện tang ma, chết chóc… Vì thế

Page 24


GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THI MINH LÝ
trong quảng cáo ở Nhật Bản cần chú ý việc phối hợp các tông màu hợp lý, bắt
mắt.
Quảng cáo ở Nhật Bản thì nên sử dụng quảng cáo bằng pano, áp phích
với màu sắc dễ nhìn và kết hợp chuỗi các hình ảnh giống nhau trên các đường,
phố thì sẽ có hiệu quả nhất.
Trong các quảng cáo ở Nhật Bản nên sử dụng các diễn viên Holywood để
tăng giá trị của quảng cáo.

Trong các quảng cáo ở Nhật Bản cần là các quảng cáo hành động. và hài
hước như thế sẽ lôi cuốn được người xem.
Một điểm cần lưu ý trong quảng cáo ở Nhật Bản là nên dùng tiếng Nhật
và chữ viết của Nhật Bản mà không nên dùng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác
vì người nhật khơng thích như thế và chỉ dùng trong các tình huống gây cười.

2. Tài chính:
Kinh tế Nhật Bản rất ổn định, Nền tài chính Nhật Bản lớn, có ngân hàng
Tokyo là ngân hàng lớn thứ hai thế giới. Thị trường tài chính ổn định, ít biến
động. Tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cao. Giá cả hàng hóa ít biến động, đồng
n nhật ổn định. Hơn nữa, Nhật Bản là quốc gia ưu tiên cho phát triển kinh tế
vì thế các doanh nghiệp rất được ưu đãi trong vay vốn trung và dài hạn. Vì thế,
lời khuyên cho các công ty đa và xuyên quốc gia đầu tư vào nhật bản là nên đầu
tư dài hạn và huy động vốn vay trung và dài hạn để có lợi nhuận cao hơn và sự
ổn định.
Các tổ chức tài chính của Nhật chỉ khác nhau về qui mơ lớn nhỏ, cịn
chiến lược, hình thức kinh doanh, cách quản lí đều giống nhau. Một trong số các
lí do giải thích vì sao các tổ chức tài chính Nhật khơng muốn tìm ra chiến lược
và hình thức kinh doanh riêng là do chủ đầu tư. Hầu hết những người này là
Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×