Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu Quản trị và vận hành mạng - phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.64 KB, 21 trang )

QUẢN TRỊ V VẬN HNH MẠNG TATA Jsc. - CIC

PHẦN 3
QUẢN TRỊ VÀ VẬN HÀNH MẠNG
Mục Lục
Giới thiệu chung............................................................................................................ 58
Quản trị tài nguyên mạng.............................................................................................. 61
Quản trị lỗi .................................................................................................................... 65
Quản trị hiệu suất mạng ................................................................................................ 71
Quản trị an ninh mạng................................................................................................... 75
Quản trị kế toán............................................................................................................. 83
Các công cụ quản trị mạng............................................................................................ 85
Nhiệm vụ của người quản trị mạng............................................................................... 90
GIỚI THIỆU CHUNG TATA Jsc. - CIC

GIỚI THIỆU CHUNG
Quản trị mạng là việc sử dụng các công cụ và thiết bị khác nhau để giám sát và duy trì
hoạt động mạng. Sau khi giai đoạn thiết kế và triển khai mạng ban đầu nhiệm vụ quản
trị mạng tập trung chủ yếu vào việc đảm bảo
vận hành mạng ổn định hàng ngày và
chuẩn bị cho
hoạch định phát triển mạng tiếp theo. Khi độ phức tạp của mạng tăng lên
(có các kết nối LAN, WAN và với các mạng từ xa, sử dụng pha tạp nhiều loại giao
thức khác nhau) thiếu một cơ chế quản trị vận hành mạng bài bản sẽ rất khó khăn
trong việc phát hiện và sử lý kịp thời sự cố, đảm bảo an ninh mạng cũng như thực hiện
một cách trơn tru về việc nâng cấp, mở rộng mạng về sau.
Các nhiệm vụ quản trị vận hành mạng được OSI NetWork Forum chia thành 5 nhóm
chức năng: quản trị hiệu suất, quản trị cấu hình (tài nguyên mạng), quản trị kế toán,
quản trị lỗi và quản trị an ninh mạng.
Quản trị hiệu suất mạng: bao gồm các công việc nhằm duy trì và cải thiện các thông số
liên quan đến hiệu suất mạng như thông lượng mạng, thời gian đáp ứng cho người


dùng, mức độ tận dụng đường truyền v.v. Các bài toán điển hình là hiệu chỉnh hệ
thống hoạch định chung về năng lực mạng, phát hiện và xử lý tình huống làm giảm
hiệu suất mạng. Quy trình thực hiện thường xuyên bắt đầu bằng sự giám sát và thu
thập các thông tin liên quan đến hiệu xuất mạng, tiếp đến là việc phân tích dữ liệu và
đưa ra thông báo về trạng thái bất thường.
Quản trị cấu hình: nhằm mục đích giám sát thông tin cấu hình mạng và hệ thống của
tất cả các phần tử trên mạng sao cho những ảnh hưởng lên hoạt động mạng do sự
không tương thích của phiên bản, chủng loại thiết bị khác nhau nằm trong tầm kiểm
soát được. Các thông tin được lưu giữ luôn là bản được cập nhật mới nhất về cấu hình
các thiết bị trên mạng, trạng thái hoạt động, phân bổ điạ chỉ trên mạng, dịch vụ tên IP
v.v. Chúng được sử dụng để quản lý và tối ưu hoá các thiết bị mạng, giúp tránh xung
đột về địa chỉ, giảm thiểu ảnh hưởng đến người dùng khi cấu hình lại mạng. Các thông
tin về cấu hình cũng được sử dụng trong quá trình cô lập và phát hiện lỗi trên mạng.
GIỚI THIỆU CHUNG TATA Jsc. - CIC

Quản trị kế toán: là quá trình quản lý việc sử dụng tài nguyên (dịch vụ) mạng. Các
nhiệm vụ cơ bản là tạo và duy trì các tài khoản người dùng mạng, phân bổ quyền sử
dụng, do hiện trạng khai thác tài nguyên mạng chính và tính cước phí sử dụng mạng.
Trên cơ sở phân tích những dữ liệu về hiện trạng khai thác mạng những điều chỉnh
tương ứng sẽ đưa ra nhằm đáp ứng tốt nhất chính sách phát triển người dùng của cơ
quan. Chúng cũng làm giảm thiểu các sự cố mạng và đảm bảo sự công bằng giữa các
người dùng.
Quản trị lỗi: là phương pháp và quy trình phát hiện (ghi sổ, thông báo) và khắc phục
các sự số mạng đảm bảo đưa mạng trở lại hoạt động bình thường trong thời gian nhanh
nhất.
Quản trị an ninh mạng: nhằm phòng ngừa sự thâm nhập trái phép vào mạng của cơ
quan và đảm bảo an toàn thông tin trên mạng. Các nhiệm vụ chính bao gồm xây dựng
chính sách và các công cụ hạn chế truy cập tài liệu thông tin trên mạng, giám sát ngăn
ngừa và lập biên bản những truy cập trái phép.
Các công cụ quản trị vận hành mạng (*) bao hệ thống quản trị mạng tích hợp, bộ phân

tích giao thức, các thiết bị kiểm tra thiết bị mạng (transceivers, LAN adapters, môi
trường truyền dẫn) chuyên dụng, các công cụđể quản lý các trạm và sao lưu dữ liệu
*) Các công cụ quản trị mạng do các hệ điều hành mạng cung cấp không được đề cập
tới trong tài liệu này
QUẢN TRỊ TI NGUYÊN MẠNG TATA Jsc. - CIC

QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN MẠNG
Mục đích của quản trị tài nguyên mạng.
• Hiểu rõ cấu hình mạng
• Quản lý địa chỉ, tên, thông tin và phần mềm
• Chuẩn bị cho việc cấu hình lại hệ thống và củng cố sự cố
Các hạng mục quản trị
Các hạng mục cần thiết cho quản trị tài nguyên là quản trị cấu hình, quản lýđiạ chỉ/
tên, quản trị phần mềm và quản trị các máy phụ vụ.
1. Quản trị cấu hình
Mục đích đầu tiên của quản trị cấu hình là theo dõi sát cấu hình toàn mạng, trạng thái
kết nối các thiết bị cấu thành của LAN và sự thay đổi của chúng. Công việc quản trị
cấu hình được cấu trúc hoá theo sơ đồ phân cấp (chi tiết hoá theo chiều đi xuống) dưới
đây, sử dụng các sơ đồ và bản ghi thông tin cấu hình.
Quản trị cấu hình mạng
Cấu hình mạng Cáp mạng Quản lý thiết bị
Giản đồ mạng chung Giản đồ cáp chung Bảng quản lý thiết bị kết nối/ hệ
thống cuối
Sơ đồ cấu trúc mạng
(Kiến trúc mạng)
Sơ đồ cáp toà nhà
QUẢN TRỊ TI NGUYÊN MẠNG TATA Jsc. - CIC

Sơ đồ cáp tầng
Sơ đồ phân đoạn

Bảng cấu hình
Bảng quản lý địa
Sơ đồ cáp phòng
Sơ đồ cấu hình
hi


Ba phần việc chính xây dựng sơ đồ cấu hình mạng, sơ đồ đi cáp và bảng quản lý thiết
bị. Nắm vững
sơ đồ cấu hình mạng tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng, loại trừ các
lỗi và đưa ra các biện pháp an ninh cho mạng. Những thông tin về
đi cáp mạng giúp
phục hồi mạng một cách nhanh chóng trong trường hợp sự cố và rất cần thiết khi mở
rộng mạng. Thông tin cấu hình các
thiết bị kết nối mạng và các hệ thống đầu cuối
được sử dụng khi thêm, bớt hay thay đổi vị trí các thiết bị và cũng giúp loại trừ các lỗi.
Giản đồ mạng chung cung cấp những thông tin về:
• Kiểu mạng LAN (backborn/brach LAN)
• Kết nối ra mạng bên ngoài (WAN qua mạng công cộng)
• Máy chủ (Mainframe, PC SRV, Unix)
• Các thiết bị kết nối (router, bridge, repeater)
• Thiết bị giám sát mạng (tên thiết bị)
Sơ đồ kiến trúc mạng mô tả bức tranh chung toàn mạng, lấy toà nhà chính làm điềm
bắt đấu, xác định rõ trạng thái kết nối giữa mạng các toà nhà, các tầng và các phân
đoạn. Sơ đồ kiến trúc mạng cho những mô tả chi tiết như sau:
• Thiết bị kết nối giữa các phân đoạn (router, bridge, repeater)
QUẢN TRỊ TI NGUYÊN MẠNG TATA Jsc. - CIC

• Kiểu mạng (tên mạng, tên phân đoạn, địa chỉ mạng)
• Kiểu cáp (đôi dây xoắn, đồng trục, cáp quang)

• Chuẩn Ethernet (10 Base5, 10 BaseT, 100 Base T)
• Kết nối ra mạng ngoài (dịch vụ mạng công cộng, tốc độ)
Sơ đồ phân đoạn mạng chi tiết hoá sơ đồ kiến trúc trong từng phân đoạn (là đơn vị
chia tối thiểu trong mạng)
• Thông tin về phân đoạn mạng (tên phân đoạn, tên mạng, độ dài cấp, vị trí
vật lý, số lượng các hệ thống đầu cuối)
• Thông tin về các hệ thống đầu cuối (máy phục vụ, thiết bị kết nối mạng,
HUB)
• ID của thiết bị kết nối trong hệ thống đầu cuối (MAUxxx, HUBxxx,
LTRxxx v.v.)
Bảng cấu hình clien/server cho biết trạng thái kết nối logic giữa các máy trạm và các
máy phục vụ (tệp, in mạng, CSDL)
Bảng quản lý địa chỉ mạng chứa những thông tin về từng mạng con cấu thành nên
mạng lớn bao gồm tên mạng, điạ chỉ mạng, mặt lạ mạng.
Sơ đồ đi cáp mạng được chi tiết hoá dần, bắt đầu từ giản đồ đi cáp chung đến sơ đồ đi
cáp trong từng toà nhà, các tầng, các phòng cho biết đường đi của cáp, vị trí các kết
nối mạng và các hệ thống đầu cuối.
Bảng quản lý thiết bị cho những thông tin về tất cả các thiết bị kết nối mạng, các hệ
thống đầu cuối trong mạng như tên trạm, tên phân đoạn, điạ chỉ IP, địa chỉ MAC, điểm
nối đến, nhà sản xuất, model thiết bị, giao thức, hệ điều hành, các chương trình ứng
dụng. Các thông tin khác cũng cần đưa vào bảng là kích thước bộ nhớ, đĩa cứng, kiểu
CPU và một số điểm khác.
QUẢN TRỊ TI NGUYÊN MẠNG TATA Jsc. - CIC

Quản trị tên/địa chỉ
Địa chỉ (MAC và IP) của các hệ thống đầu cuối và thiết bị kết nối mạng cần được quản
lý một cách có hệ thống để tránh trùng lặp gây lên nỗi mạng. Điạ chỉ MAC có loại
toàn cầu (đã được xác định duy nhất) và loại do người dùng tự đặt (cẩn thận để tránh
đánh trùng). Điạ chỉ IP (32 bit gồm địa chỉ mạng và các địa chỉ trạm) cần được gán
cho mỗi hệ thống đầu cuối hay thiết bị kết nối mạng sử dụng giao thức TCP/IP. Cần áp

dụng điạ chỉ toàn cầu (do nhà cung cấp dịch vụ mạng cấp cho) khi mạng có sự kết nối
ra bên ngoài.
Khi thiết kế điạc chỉ IP trước tiên xác định các địa chỉ mạng (được kết nối bởi router)
sao cho chúng là duy nhất. Sau đó gán điạ chỉ các trạm trong từng mạng sao cho chúng
là duy nhất trong mạng đó. Có thể nghiên cứu sử dụng Subnet-number (một vài bit
thuộc phần địa chỉ trạm) để mở rộng một điạ chỉ mạng đơn lẻ thành hai địa chỉ mạng
hay nhiều hơn. Khi sử dụng Subnet-number tất cả các trạm và router nối vào mạng cấp
dưới đó cần thiết phải biết về số lượng trong từng điạ chỉ IP. Việc đó được sử dụng
mạng cấp dưới (Subnet-mask) 32 bit có các bit 1 ứng với điạ chỉ mạng và các bit 0 ứng
với các điạ chỉ trạm.
Một số điểm lưu ý khi thiết kế điạ chỉ mạng:
• Tiên lượng trước số lượng, các hệ thống đầu cuối sẽ triển khai trong vòng 2, 3
năm tới và xác định lớp địa chỉ IP sẽ sử dụng.
• Lường trước khả năng kết nối với mạng bên ngoài (đăng ký sử dụng điạ chỉ
toàn cầu)
• Xem xét việc sử dụng mặt nạ mạng cung cấp dưới dựa trên dự báo về số mạng
và số hệ thống đầu cuối sẽ triển khai.
Quản trị phần mềm
Quản trị phần mềm liên quan đến hai việc là đăng ký địa chỉ cổng (port number) cho
các phần mềm ứng dụng và phân phối phần mềm trên mạng.
QUẢN TRỊ TI NGUYÊN MẠNG TATA Jsc. - CIC

Trong môi trường làm việc mạng để có thể giao tiếp với các ứng dụng mạng (theo
thiết kế là để chạy trên tất cả các trạm đầu cuối) cần phải gán cho chúng một địa chỉ
cổng duy nhất. Một số địa chỉ mặc định đã được sử dụng cho các dịch vụ chuẩn như
ftp=21, telnet = 23, smtp = 25 v.v. Khi người dùng đưa ứng dụng của mình vào làm
việc trên mạng cần phải tránh những những địa chỉ đó ra và nên đăng ký với người
quản trị để tránh trùng lặp về sau với các ứng dụng khác.
Việc thứ hai là cần quản lý các phần mềm được cài đặt trên các hệ thống đầu cuối. Cần
phải xác định rõ phần mềm nào (và phiên bản của nó) đã được phân phối đến các hệ

thống đầu cuối nào, đảm bảo việc phân phối và cài đặt phần mềm tại các hệ thống đầu
cuối thực hiện đúng đắn và cho người sử dụng chọn bất kỳ phần mềm nào có thể cài
đặt được.
Quản trị máy phục vụ
Xét từ nhiều quan điểm quản trị tài nguyên, cấu hình các máy phục vụ chính trên mạng
(tệp, CSDL, in mạng, thư điện tử) phải kiểm tra thường xuyên và đảm bảo làm việc ổn
định.
• Máy phục vụ tệp: đảm bảo đủ dung lượng đĩa trống, xoá các file không được
truy cập sau một khoảng thời gian nhất định, nhận diện những người dùng file,
thực hiện sao lưu/phục hồi dữ liệu định kỳ theo dõi số lượng người đăng nhập
(logged in)
• Máy phục vụ cơ sở dữ liệu: chuẩn bị một máy dành riêng, theo dõi số lượng
người đăng nhập.
• Máy phục vụ in mạng: thực hiện xếp hàng đợi in với spooter (ghi tạm vào bộ
nhớ hay đĩa, thực hiện in nền dần dần), kiểm soát hết giấy và kiểu giấy, giám
sát không gian trống trên đĩa khi có hàng đợi in.
• Máy phục vụ thư điện tử: lưu sổ các thư gửi và nhận một cách hệ thống và kiểm
soát thư chuyển đến từng cá nhân người dùng.

×