Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm trái ngành - Lựa chọn của những người muốn " thử lửa " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.48 KB, 4 trang )

Làm trái ngành - Lựa chọn của những người
muốn " thử lửa "

Cuyện làm trái ngành nghề đào tạo không còn là chuyện gì mới mẻ trên thị
trường lao động việc làm ở nước ta. Với tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" như
hiện nay, xu hướng này thậm chí còn phát triển mạnh hơn. Bởi khi người lao
động trẻ cần có thu nhập, đương nhiên họ phải cố gắng tìm kiếm một công
việc ổn định và trong nhiều trường hợp, họ chấp nhận làm trái "ngạch" của
mình nếu không muốn sống mãi cảnh "ăn bám".
Loan tốt nghiệp Đại học sư phạm I Hà Nội, chuyên ngành tin. Nhưng không
như bạn bè cùng lớp trở thành thầy cô giáo, Loan nộp hồ sơ xin việc vào một
công ty kinh doanh với vai trò là nhân viên marketing trước sự ngạc nhiên
và có phần hơi sốc của gia đình bởi trước đó, bố mẹ cô đã sắp xếp cho cô
một chỗ dạy được xem là niềm mơ ước của nhiều người.
Nhưng bố mẹ Loan sẽ không bất ngờ đến vậy nếu họ chịu khó tìm hiểu cô
con gái một chút. Thực tế, theo lời Loan, vì đã có một suất "chắc như đinh
đóng cột" ở một ngôi trường danh giá, chỉ chờ cô ra trường, nên ba mẹ cô
ngay từ ngày cô học phổ thông đã nêu ra đủ những lý do để thuyết phục cô
trở thành sinh viên sư phạm. Nào là làm giáo viên thì sẽ an nhàn, có thời
gian chăm sóc gia đình, rồi lại đỡ phải "va chạm" nhiều với xã hội Trong
khi đó, bố mẹ Loan không hiểu, với tính cách của Loan, cô chỉ thích những
công việc năng động và có cá tính. Và trong mắt Loan, marketing là sự lựa
chọn lý tưởng
Ước mơ được nuôi dưỡng từ ngày cô bước chân vào cánh cổng trường sư
phạm đã giúp Loan tranh thủ "dắt lưng" được kha khá những kỹ năng cần
thiết của một nhân viên marketing. Ngoài giờ học "làm cô giáo" theo ý
nguyện cha mẹ, Loan vẫn tranh thủ tham gia các lớp học thêm về marketing,
đọc thêm sách báo chuyên ngành. Chính vì thế, dù có bằng cấp trái ngành,
nhưng khi xin việc, Loan vẫn rất tự tin với các kỹ năng mà mình có được.
Được nhận vào làm, niềm say mê và ham học hỏi đã giúp cô xác lập được vị
trí của mình trong công ty. Loan đã cho bố mẹ cô thấy việc chấp nhận làm


trái ngành của cô là để đem đến một sự nghiệp thành công chắc chắn.
Trường hợp của Minh lại là một ví dụ khác. Từng ước mơ trở thành kỹ sư
tin học nhưng đường học hành của Minh không được suôn sẻ khi học đại
học. Kết quả bết bát và nhận thấy năng lực của mình hoàn toàn không phù
hợp với lĩnh vực đang theo đuổi, Minh bắt đầu cảm thấy chán nản và muốn
buông xuôi. Đó là hậu quả của việc Minh đã không suy nghĩ thật kín kẽ
trước khi lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình. Và rồi, trong những ngày
lang thang trên mạng, Minh tự nhiên thấy hứng thú với những logo, những
đoạn phim quảng cáo.
Ý tưởng đến với ngành quảng cáo biến Minh thành một con người khác.
Vật lộn với bao khó khăn, hiện nay Minh đã trở thành một chuyên gia trong
lĩnh vực quảng cáo và luôn là người đưa về cho công ty hàng tá hợp đồng.
Tấm bằng kỹ sư tin học vẫn được Minh xếp gọn gàng trong ngăn kéo. Minh
bộc bạch "Cuộc sống đôi khi khiến chúng ta phải lựa chọn và công việc của
tôi hiện nay cũng là kết quả của một quá trình lựa chọn. Tôi trở thành một kẻ
"lệch pha" trong lĩnh vực mà tôi đang theo đuổi. Dẫu phải làm trái ngành
nghề được đào tạo nhưng tôi vẫn cảm thấy mình không hề mất phương
hướng".
Kinh tế đang phát triển, thị trường lao động đang nở rộ nhiều ngành nghề
mới hấp dẫn và có độ thu hút khá lớn với những lao động trẻ. Nhiều ngành
được xếp vào list những ngành "hot" và đáng theo đuổi vì mức lương mơ
ước và môi trường làm việc chuyên nghiệp, lại chiếm những vai trò quan
trọng trong chiến lược công ty nên lộ trình thăng tiến rất sáng sủa. Đó là một
trong những lý do mà người lao động trẻ sẵn sàng từ bỏ những gì học được
từ sách vở, những năm tháng dùi mài trên giảng đường để lao vào thử thách
bản thân ở lĩnh vực mới. Chấp nhận thử thách đồng nghĩa với việc họ sẵn
sàng đối mặt với rủi ro, thậm chí thất bại.
Tấm bằng đại học với nhiều người có thể là đích đến cuối cùng để làm nên
sự nghiệp nhưng ngược lại, với một số người đó chỉ là "lá chắn" phòng thân
trong xã hội còn coi trọng bằng cấp như hiện nay. Họ đã tự chọn cho mình

những con đường khác để có thể đi đến thành công chứ không chỉ chăm vào
những gì được "hoạch định".
Làm trái ngành đương nhiên không phải là điều ai cũng mong muốn. Phần
lớn người làm trái ngành nghề dù có hài lòng về công việc họ đang làm khi
được hỏi cũng đều cho rằng họ thực sự mong muốn mình được đào tạo bài
bản hơn và đúng chuyên ngành. Công việc với tính chất cạnh tranh ngày
càng cao khiến những người này phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những
đồng nghiệp khác để có thể trụ vững và phát triển. Đam mê, sở thích đôi khi
không đi liền với năng lực và những kiến thức cần thiết.
Loan cho biết hiện nay dù đang rất thuận lợi nhưng cô nhận thấy rõ mình
cần phải trang bị nhiều thêm nữa kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công
việc. Tranh thủ buổi tối, Loan tham gia các khóa huấn luyện kĩ năng
marketing và học hỏi thêm từ các đồng nghiệp "có như thế, tôi mới mong trụ
vững ở vị trí của mình trong khoảng thời gian dài".

×