Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bình Thuận: Cá Chình, cá Bống tượng "lên ngôi" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.29 KB, 4 trang )

Bình Thuận: Cá Chình, cá
Bống tượng "lên ngôi"
Phong trào nuôi cá trong lồng bè ở ven sông La Ngà (tập trung tại
Võ Xu, Vũ Hoà- Đức Linh) đã có cách đây khoảng 10 năm về trước,
do những hộ dân là Việt kiều Campuchia “du nhập” từ vùng sông
nước Cửu Long mang về. Tuy nhiên, phong trào nuôi cá chình và cá
bống tượng chỉ mới phát triển mạnh trong 2-3 năm gần đây.
] Chình và Bống tượng “lên ngôi”
Từ lâu, dân địa phương ở ven sông La Ngà đã có nghề nuôi cá lồng bè,
do những Việt kiều Campuchia mang về. Hiện có khoảng 200 bè được
nuôi rải rác ven sông, chủ yếu là các bè nuôi cá Chình và cá Bống tượng.
Theo Ông Hai Cát, đại diện Hiệp hội nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè tại
Đức Linh cho biết: “Gần đây, phong trào nuôi cá Chình và cá Bống
tượng ven sông tăng do giá trị kinh tế của các loại cá này rất lớn. Cá
Bống tượng có giá từ 310 nghìn đồng/kg, cá Chình từ 290 nghìn
đồng/kg. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí trung bình mỗi hộ đều còn lời
vài chục triệu đồng, hầu như không có trường hợp nào bị lỗ dù cá có bị
dịch bệnh, chỉ là lời ít hay nhiều mà thôi”. Ông Huỳnh Thanh Tuấn (Võ
Xu) vừa mới thu hoạch cá chình xong cho biết: “Cá Chình thu hoạch
không đều, con lớn nhất có khi đạt từ 8-9 kg, còn nhỏ nhất chỉ khoảng
1kg. Cá Bống tượng tương đối đều hơn, trung bình mỗi con nặng gần 1
kg. Sau khi thả giống nuôi khoảng 2 năm là có thể thu hoạch cá Chình,
cá Bống tựơng chỉ cần từ 10 tháng - 1 năm là bắt đầu thu hoạch”. Gia
đình ông có 3 lồng nuôi cá Chình và cá Bống tượng, sau khi thu hoạch
trừ 12 triệu tiền giống và 12 triệu tiền thức ăn, còn lại ông lời hơn 25
triệu đồng cho mỗi vụ nuôi. Hiện ở khu vực này cá Tra, cá Basa… rất ít
được nuôi, do giá trị kinh tế của các loại cá này không cao bằng cá
Chình và cá Bống tượng. Vừa qua, Trung tâm Khuyến ngư cũng đã hỗ
trợ cho địa phương 2 mô hình trình diễn, một mô hình cá Bống tượng và
một mô hình cá Chình. Trong đó, trung tâm hỗ trợ 40% giống, 20% thức
ăn, thuốc và hóa chất cho mỗi mô hình, còn lại người dân tự đóng góp.


Sau khi mô hình này trình diễn thành công, trung tâm sẽ có cuộc hội
thảo để khuyến khích người dân nuôi 2 loại cá này rộng rải hơn.
Khó đầu vào, dễ đầu ra
So với các loại cá nước ngọt khác được nuôi tại Đức Linh, tìm đầu vào
cho cá Chình và cá Bống tượng rất khó, vì giống của loại cá này rất
hiếm. Để tìm mua được cá giống, các hộ nuôi phải trực tiếp ra tận miền
Trung, quanh khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi để “bắt giống”. Giá của
các loại cá giống cũng rất cao, 1 kg cá Bống tượng khoảng 280 nghìn
đồng, cá Chình gần 400 nghìn đồng/kg, mỗi kg cá giống chỉ khoảng 5-6
con. Không như cá Chình chỉ được nuôi trong lồng bè, cá Bống tượng có
nhiều hình thức nuôi hơn, nuôi trong lồng bè hoặc cũng có thể đào ao để
nuôi. Tuy nhiên, theo các hộ nuôi, cá Bống tượng rất khó nuôi vì cá
thường bị dịch bệnh tấn công, đến giờ vẫn chưa phát hiện được dịch
bệnh để có phương pháp phòng bệnh và điều trị cho cá. Do vậy năng
suất thu hoạch của cá Bống tượng không bằng cá Chình. Thức ăn cho 2
loại cá này rất đơn giản, chỉ cần cá mồi là cá tạp và tươi là được (trung
bình cứ 100 kg cá chình sẽ ăn hết 10 kg cá mồi/ ngày). Khi thu hoạch,
người nuôi cá thông báo là các thương lái vào tận lồng bè để cân và thu
mua cá ngay tại chỗ. Thu mua xong, người ta sẽ tiến hành bơm oxy vào
những thùng chứa cá, đồng thời chích thuốc tê để cá Chình “ngất đi” (do
cá chình khi thu hoạch, trọng lượng rất lớn, có thể lớn bằng bắp chân
người lớn), nên rất dễ bị chết ngạt trên đường vận chuyển. Sau đó
thương lái sẽ xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, chủ yếu sang
Trung Quốc và Mỹ. So với năm ngoái, năm nay các hộ nuôi thả cá giống
rất nhiều. Trung bình mỗi hộ thả vài tạ cá giống/vụ, tùy theo điều kiện
kinh tế của mỗi hộ vì đầu vào của cá giống rất nặng. Mỗi bè nuôi trung
bình từ 100-150 con giống, nếu nuôi quá dày (300 con) cá sẽ chậm phát
triển và rất dễ bị dịch bệnh. Hầu hết các hộ dân sống ven sông La Ngà
(khu vực Võ Xu và Vũ Hòa) có đời sống kinh tế khá, chính nhờ vào
nguồn thu nhập từ nuôi cá chình và cá bống tượng. Mong muốn của

người nuôi cá Chình và cá Bống tượng hiện nay, là ngành thủy sản sớm
có khảo sát, điều tra dịch bệnh, nhằm hướng dẫn phòng bệnh an toàn cho
cá Bống tượng trong quá trình phát triển. Đồng thời, cần nghiên cứu xây
dựng một đầu mối cung cấp cá giống ngay tại địa phương, để cung cấp
cho các hộ nuôi.

×