Cách sử dụng thuốc và hóa
chất trong ao nuôi tôm
Việc sử dụng thuốc và hoá chất trong ao nuôi tôm là một vấn đề
quan trọng nó quyết định sự sống còn của tôm. Nếu như sử dụng
không đúng qui cách, liều lượng sẽ dẫn đến hậu quả không lường
trước được. Sau đây là những biện pháp cơ bản hưỡng dẫn bà con
phần nào cách sử dụng thuốc và hoá chất để mang lại kết quả cao
trong ao nuôi tôm.
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC, DÙNG THUỐC:
Có 3 phương pháp sử dụng thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản.
1. Phương pháp tắm:
Cách này thường được sử dụng để phòng trị các bệnh bên ngoài cơ thể
của tôm (mang, thân, phụ bộ).
a. Tắm trong thời gian ngắn.
b. Tắm trong thời gian dài.
c. Tắm trong khoảng thời gian trung bình.
2.Trộn thuốc vào trong thức ăn:
Trộn thuốc vào trong thức ăn để cho tôm ăn, cách này thường được sử
dụng trong việc phòng trị các bệnh bên trong cơ thể như bệnh nhiễm
khuẩn đường ruột (bệnh phân trắng), bệnh về gan
3. Phương pháp tiêm:
Trong nuôi tôm người ta ít sử dụng cách tiêm mà thường sử dụng cách
tắm trong thời gian dài và trộn thuốc vào thức ăn.
II/ CÁC ĐƠN VỊ THƯỜNG SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH LƯỢNG THUỐC
DÙNG:
1. Phần triệu (part per million) ppm:
* 1ppm tương đương với:
- 1mg trong 1 lit nước
- 1gr trong 1m3
- 1ml trong 1m3
- 1cc trong 1m3
2. Phần trăm: (per cent) %:
* 1% tương đương với:
- 10g trong 1 lit
- 10kg trong 1 tấn
3. Liều lượng thuốc trộn vào thức ăn căn cứ vào:
* Lượng thức ăn mà tôm sử dụng.
Tổng số thuốc sử dụng = liều lượng thuốc x số kg (hoặc gr thức ăn).
VD: Dùng Vitamin C với liều lượng 5-10g/kg thức ăn.
(Cách này thường được dùng trong nuôi tôm, vì lượng thức ăn cho tôm
ăn ta dể dàng tính toán).
* Trọng lượng cơ thể tôm
Tổng số thuốc sử dụng = liều lượng thuốc x trọng lượng cơ thể.
VD: Trộn kháng sinh với liều 30-50mg cho 1 gram hay 1kg trọng lượng
cơ thể tôm.
(Cách này ít sử dụng trong nuôi tôm)
III/ VẤN ĐỀ CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ:
Người phụ trách kỹ thuật và quý bà con nuôi tôm phải chẩn đoán một
cách tương đối chính xác nguyên nhân gây bệnh, loại thuốc và hoá chất
được sử dụng một cách thích hợp với từng loại bệnh và môi trường nuôi.
1. Phòng trị bệnh bên ngoài:
Các bệnh do các ký sinh gây ra: đóng rong (do protozoa, zoothanium),
nấm, làm tôm khó lột xác, giảm ăn và yếu dần thì sử dụng phương pháp
tắm.
VD: phòng bệnh "đóng rong" sử dụng Formalan 60cc-100cc/m3 .
2. Phòng trị bênh bên trong:
Các bệnh nhiễm khuẩn: bệnh phân trắng, đốm đen, nhiễm khuẩn (đứt
râu, đứt đuôi )
Ta thường dùng kháng sinh Enfloxin 3-5g/kg thức ăn để cho tôm ăn
3. Phương pháp tính lượng thuốc và hoá chất đưa vào trong nước:
Ngoài việc chẩn đoán được bệnh, loại thuốc sử dụng thì người nuôi tôm
cần phải tính được một cách tương đối chính xác lượng thuốc cho vào
trong ao nuôi.
* Lượng thuốc đưa vào ao nuôi được tính như sau:
+ Tính thể tích nước:
Thể tích nước = Diện tích của ao x Độ sâu mực nước
VD: Ao có diện tích 3250m2; độ sâu 0,8m. Vậy thể tích nước của ao
trên là:
Thể tích = 3250m2 (diện tích) x 0,8m (độ sâu) = 2600m3
+ Tính lượng thuốc đưa vào ao:
Liều lượng thuốc cho vào ao = Thể tích nước x Liều lượng
VD: Để trị bệnh đen mang tôm cho ao có thể tích 2600m3 với liều dùng
MKC 0,5lít/1000m3.
Lượng MKC cho vào ao là:
Lượng MKC cho vào ao = 2600m3 x 0,5lít/1000m3 = 1,3 lít.
IV/ CÁC VÍ DỤ MINH HOẠ ĐỂ TÍNH LIỀU LƯỢNG THUỐC:
VD1: Để trị bệnh "đóng rong" sử dụng Formalan với nồng độ 60cc ở ao
có diện tích 8000m2 và độ sâu 1m thì lượng Formalan sử dụng là:
- Thể tích ao trên là:
Thể tích ao = 8000m2 (diện tích) x 1m (độ sâu) = 8000m3
- Liều lượng Formalan được dùng cho ao trên là:
Liều lượng Formalan = 8.000m3 x 60cc/1000m3
= 480cc hay 480ml (vì 1cc = 1ml)
Vậy lượng Formalan sử dụng là 480ml hay 0,48 lít.
VD2: Để trị bệnh "phát sáng" do vi khuẩn của ao nuôi 3400m2 có độ sâu
0,8m ta sử dụng Lugol Power 1ppm (1ppm tương đương 1kg/1000m3).
Vậy liều lượng Lugol Power được tính như sau:
- Thể tích ao trên là:
Thể tích ao = 3400m2 (diện tích) x 0,8m (độ sâu) = 2720m3
- Vậy lượng Lugol Power dùng là:
Lượng Lugol Power bằng 2720m3 x 1kg/1000m3 = 2,7kg.
Vậy lượng Lugol Power sử dụng cho ao trên là 2,7kg.
hải.