Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.25 KB, 4 trang )

Nuôi tôm thẻ chân trắng mật
độ cao
Chuẩn bị cho vụ nuôi đầu tiên của năm mới 2012, một chủ đề đang
được các nhà đầu tư và hộ nuôi tôm quy mô nhỏ quan tâm thảo luận
trong thời gian vừa qua đó là sự chuyển dịch từ nuôi tôm sú qua
nuôi tôm thẻ chân trắng và hiệu quả của việc chuyển đổi này.
Giống như khi nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng cũng không phải là
một ngoại lệ. Sau những thành công bước đầu, tay nghề được nâng
lên, người nuôi thường có xu hướng tăng dần mật độ nuôi từ 100 con /
m2 lên 150-200 con / m2. Trong năm vừa qua có những ông chủ đã thử
nuôi mật độ 400 - 500 con / m2 (Hoành Bồ, Quảng Ninh).
Hệ thống ao hồ, trang thiết bị hoàn chỉnh, con giống sạch bệnh, công
nghệ nuôi tiên tiến cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong
và ngoài nước phần nào làm yên tâm các nhà đầu tư lớn khi họ nuôi trên
hệ thống ao có lót bạt nilon, có ao trữ, ao lắng, hệ thống quạt nước, sục
khí đáy và kiểm tra, theo dõi hàng ngày các thông số môi trường chất
lượng nước.
Trong khi đó những người nuôi quy mô nhỏ, tập trung dạng nuôi quảng
canh cải tiến, bán công nghiệp sau khi đầu tư thêm một số thiết bị và cải
tạo lại ao hồ lên nuôi mật độ cao, tuy nhiên do ao liền ao, bờ liền bờ
giữa các hộ nuôi với nhau thì việc nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ từ 100
con/m2 trở lên sẽ gặp trở ngại như: tôm chậm lớn, kích cỡ không đồng
đều đến khi thu hoạch, dịch bệnh dễ xảy ra
Với các ao hồ được đầu tư tốt, khu nuôi riêng biệt, sau mỗi vụ
nuôi ngoài việc cải tạo tốt ao nuôi còn phải sên vét đường cấp nước và
đường xả thoát nước.
Một điều tưởng chừng như bình thường nhưng rất quan trọng và không
thể thiếu trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng là luôn làm sạch đáy
ao. Khi nuôi tôm sú, người nuôi có thể xi phông đáy theo định kỳ.
Nhưng khi nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao, mỗi tuần (thậm chí mỗi
ngày khi tôm lớn) người nuôi phải xả cặn bã đáy ao tại các vị trí thu gom


hoặc bơm hút cặn sang các ao trữ để xử lý.
Hệ thống ao nuôi là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại khi
nâng mật độ nuôi cao. Việc nâng cấp ao hồ từ nuôi tôm sú qua nuôi tôm
thẻ chân trắng mật độ cao cũng cần phải chú trọng về độ sâu của mực
nước ao nuôi. Đây cũng được xem như là ưu tiên số một khi cải tạo ao
hồ. Đối với các ao nuôi trải bạt toàn bộ đáy ao, độ sâu mực nước thích
hợp cho nuôi mật độ cao là 1,5-2m.
Ngược lại, với các ao nổi, vùng thấp triều thường có độ sâu mực nước
thấp hơn (0,8-1,2m) sẽ là thách thức không nhỏ khi nuôi mật độ trên 100
con/m2.
Nhiều người nuôi đã đầu tư những hệ thống ao hồ thực sự bài bản như:
làm lưới nhà lầu tạo điều kiện cho tôm đeo bám, hệ thống oxy đáy, hệ
thống quạt, phủ lưới che chim cò toàn bộ ao nuôi.
Việc theo dõi nhiệt độ, pH, độ kiềm, độc tố…cũng được người nuôi chú
trọng.
Nhắm đến kết quả là tỉ lệ sống cao, kích cỡ tôm đồng đều, ít bệnh, thời
gian thu hoạch ngắn, năng suất cao khi nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ
cao từ 150-200 con/m2 trên hệ thống ao nuôi tôm sú trước đây, Việt
Linh khuyến nghị một số vấn đề kỹ thuật như sau:
- Ao nuôi nên trải bạt toàn bộ hoặc phủ bạt bờ ao.
- Bảo đảm mực nước ao nuôi từ 1,5-2m.
- Khu vực nuôi có nguồn nước dồi dào
- Có ao trữ, ao lắng và hệ thống cấp thoát nước đáp ứng yêu cầu xả mùn
bã đáy ao (xi phông đáy) mỗi ngày.
- Có hệ thống oxy đáy; hệ thống quạt nước tạo được các khu vực gom
mùn bã đáy ao. Bảo đảm từ tháng thứ 2, thời gian quạt nước 24g/24g.
- Nếu không thỏa mãn các yêu cầu trên, nên nuôi dạng bán công nghiệp
<100 con/m2 sẽ hiệu quả hơn.
- Về con giống: Chỉ nuôi mật độ cao khi chọn được con giống sạch
bệnh.

- Trong quá trình nuôi, các biểu hiện của ao nuôi không dễ nhận biết nên
đòi hỏi người nuôi phải bám sát để phát hiện và xử lý kịp thời.

×