Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhóm ngành Kinh doanh: chuyên ngành Quản trị Kinh doanh - Marketing pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.14 KB, 4 trang )

Nhóm ngành Kinh doanh: chuyên ngành Quản trị
Kinh doanh - Marketing
Nhóm ngành Kinh doanh gồm các ngành: Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch
vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn
uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương
mại.
Những năm gần đây, nhóm ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trở thành
nhóm ngành hấp dẫn đối với thí sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Theo số lượng thí sinh ĐKDT trong nhóm ngành Kinh tế, thì chuyên ngành
Quản trị Kinh doanh - Marketing luôn đứng đầu về số lượng.
Quản trị kinh doanh: Thi khối A, D1, gồm các chuyên ngành: Quản trị
kinh doanh tổng hợp, Quản trị chất lượng, Quản trị dịch vụ, Thẩm định giá,
Kinh doanh bất động sản, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị
bán hàng, Quản trị Khách sạn - nhà hàng và Du lịch lữ hành.
Ngành Marketing: Thi khối A, D1, gồm 2 chuyên ngành Marketing tổng
hợp và Quản trị thương hiệu (Quản trị truyền thông).
Hầu hết các trường ĐH, CĐ trong cả nước đều có ngành học này nên điểm
chuẩn của ngành này phù hợp với năng lực của số đông thí sinh. Năm 2011,
điểm chuẩn của các trường chênh lệch khá lớn: các trường tốp trên lấy từ 20
điểm trở lên, trong khi những trường mới đào tạo thì điểm chuẩn chỉ bằng
điểm sàn. Cụ thể, với các trường tốp trên, điểm chuẩn ngành Quản trị kinh
doanh khá cao, ĐH Ngoại thương năm 2011 cả 2 khối A, D1 vào nhiều
chuyên ngành từ 18 - 24 điểm; Trường Kinh tế quốc dân từ 18 - 22,5; Học
viện Tài chính, nhóm ngành Quản trị kinh doanh 20 điểm, ĐH Thương mại,
nhóm ngành Quản trị kinh doanh 19 điểm.
Những trường tốp giữa, điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh từ 15 - 16
điểm như trường ĐH Công đoàn, năm 2011, điểm chuẩn ngành này 16,5;
trường ĐH Thủy lợi 16 điểm; trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, khối A 15,5
điểm, khối D1 15 điểm…
Các trường ĐH Dân lập ngành Quản trị kinh doanh hầu hết đều lấy bằng
điểm sàn của Bộ GD-ĐT.


Khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh - Marketing có
thể làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực
trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý kinh doanh, các tổ
chức xã hội và phi chính phủ. Trở thành các chuyên viên làm việc tại các
phòng ban chức năng của doanh nghiệp như: Phòng kinh doanh, phòng kế
hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự hoặc là thư ký giúp việc cho
các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, hoặc là
chuyên viên ở các phòng ban chức năng của doanh nghiệp.
Hay như Quản trị truyền thông là chuyên ngành khá mới, đào tạo các kiến
thức cơ bản quản trị doanh nghiệp và các kiến thức kỹ năng về quản trị
truyền thông trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như tổ chức và thực hiện các
đợt quảng cáo, khuyến mãi; tổ chức các sự kiện, xử lý thông tin, thiết lập
quan hệ với khách hàng
Nếu tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch
vụ, quản trị nhân sự…, SV có thể làm công tác quản lý doanh nghiệp ở các
đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và
quản lý các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao. (Bạn cũng
có thể trở thành các doanh nhân hay các giám đốc điều hành chuyên nghiệp
ở tất cả các loại hình tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài).
- Cần có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội. Kiến thức chung này sẽ giúp
cho những nhà quản trị tương lai có cái nhìn tổng thể bức tranh kinh tế - xã
hội, từ đó có những quyết sách lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong
ngắn hạn và trong dài hạn. Đặc biệt, các hiểu biết về chính sách, kiến thức
về pháp luật là hành trang không thể thiếu hằm phát triển doanh nghiệp đúng
hướng, đúng pháp luật, đúng chiến lược đã vạch ra.
- Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghề nghiệp là rất cần, đặc biệt là khả
năng quản lý, tiếp nhận và xử lý những thông tin vốn rất đa dạng, phong
phú, có khi những thông tin này trái ngược nhau, rất khó xử lý. Có kiến thức
chuyên môn để có đủ bản lĩnh trong tham gia quản lý, điều hành doanh
nghiệp.

- Yếu tố nhạy bén trong giải quyết các tình huống phát sinh, biết tận dụng
các cơ hội trong kinh doanh, biến cơ hội thành kết quả cụ thể là một vấn đề
cực kỳ quan trọng trong những tốt chất của người quản lý. Đặc biệt phải có
đủ nhẫn nại, chịu đựng cần thiết để vượt qua những giai đoạn khó khăn
chung của đất nước, của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn suy thoái,
khủng hoảng, thách thức cần phải kiên trì để vượt qua.
- Có hoài bão và cũng biết chấp nhận rủi ro. Không phải lúc nào cũng thuận
lợi, do đó quản trị rủi ro là rất cần thiết.
- Có sức khỏe tốt đủ để chịu đựng cường độ làm việc cao, áp lực cạnh tranh
thường xuyên.
- Có đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, biết trách nhiệm của mình đối với
doanh nghiệp và với cộng đồng.
Hiện nay với quy định về chương trình khung, cùng một ngành học các
trường sẽ có khoảng 65% số môn học là giống nhau (50% giống nhau là do
chương trình khung quy định). Phần kiến thức chuyên ngành sẽ do các
trường quy định tùy thế mạnh, định hướng phát triển của từng đơn vị. Vì
vậy, nếu yêu thích nhóm ngành kinh doanh và có năng lực thì bạn có thể
chọn các trường có điểm chuẩn cao, nếu sức học vừa phải thì vào các trường
có điểm chuẩn thấp hơn để cơ hội trúng tuyển nhiều hơn. (Điểm chuẩn của
các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng và trình
độ thí sinh dự thi, độ khó dễ của đề thi, chất lượng làm bài của thí sinh )
Các bạn có thể nghiên cứu biến động điểm chuẩn của các trường 3 năm gần
đây và các yếu tố trên để có thể đưa ra dự đoán để chọn trường.

×