Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những điều nên tránh khi quyết định việc gì ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.47 KB, 3 trang )

Những điều nên tránh khi quyết định
việc gì
Khi quyết định làm một việc gì, bạn cần cân nhắc lợi ích và tác hại của việc
làm đó. Tuy nhiên, nếu như không bắt tay vào làm, thì những dự định, kế
hoạch vẫn mãi chỉ là kế hoạch. Hiếu Học xin đưa ra vài điều mọi người nên
tránh khi mình đứng trước một sự quyết định phải làm.

Luốn đặt câu hỏi: Liệu mình có thể làm được?
Giả sử, bạn là sinh viên theo học ngành kinh tế và bạn muốn thử thách bản
thân bằng việc kinh doanh. Và bạn luôn lo lắng tới việc “Liệu mình có thể
làm được không?”. Câu hỏi đó là hoàn toàn tích cực. Nó giúp bạn định
hướng suy nghĩ của bản thân để đưa ra quyết định đúng nhất để tránh tình
trạng làm theo “sở thích và quán tính” làm mà không biết cân nhắc dẫn đến
những thất bại đáng tiếc. Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ quá nhiều thì nó lại
khiến bạn nhụt chí và rất có thể từ bỏ.
Sợ sệt
Chắc chắn, bạn sẽ liệt liệt kê ra một loạt những điều xấu nhất có thể xảy ra
để liệt nó vào sự rủi ro. Chẳng hạn, bạn muốn chứnng tỏ năng lực kinh
doanh của mình nhưng luôn lơm lớp tư tưởng “chẳng may đổ bể. Những suy
nghĩ ấy sẽ bám riết lấy bạn khiến bạn vừa muốn quyết tâm nhưng lại muốn
an toàn khi quyết định. Câu nói, “thất bại là mẹ của thành công” có lẽ bạn
nên dùng trong lúc này vì đôi khi sau những lần thất bại là một sự trưởng
thành và chín chắn trong từng suy nghĩ.

Nghĩ mình không thể làm được
Bạn sở hữu một sức học vừa phải hoặc khá một chút nhưng bạn lại “nuôi
dưỡng” ước mơ du học nước ngoài để tiếp cận với một nền giáo dục tiên
tiến. Tuy nhiên, du học tự túc thì kinh phí là vấn đề cần bàn đến khi bạn
nhen nhóm ý định du học trong khi gia đình không thể chi trả 100% chi phí.
Và điều đó làm cho bạn thất vọng và chán nản. Bao nhiêu câu hỏi cứ xuất
hiện mà bạn không tìm được câu trả lời.


Nhưng, bạn đâu biết rằng có những con người bình thường đã biến mình trở
lên “không tầm thường” bằng những nỗ lực và sự quyết tâm của bản thân.
Bạn hãy phát huy tối đa những thế mạnh, những năng khiếu, hiểu biết của
mình để mục đích du học trở thành hiện thực bạn nhé. Không có gì là không
thể nếu bạn biết biến nó thành điều có thể.
Đừng ngại nhìn vào thất bại của mình
Bạn đã cố gắng, bạn cũng làm hết sức mình, chứng minh năng lực của mình
nhưng nó cũng chưa đem lại cho bạn những thành tích như bạn mong muốn.
Chính bản thân bạn cũng thấy chán nản vì điều đó huống hồ là người khác
cũng nhận ra nó thế nào. Tuy nhiên, nếu bạn sợ người khác đánh giá năng
lực của mình qua những điều đó thì bạn vô cùng sai lầm. Bởi vì, chính mọi
người xung quanh sẽ là những vị giám khảo công bằng nhất để bạn có thể
hoàn thiện bản thân của mình. Vì thế, hãy dẹp bỏ những suy nghĩ ngại
ngùng, những điểm yếu của mình để bạn trưởng thành hơn bạn nhé.
Lệ thuộc quá nhiều vào điều may mắn!
Trong cuộc sống, chúng ta luôn mong vào điều may mắn, nó sẽ giúp con
người vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thực
sự cố gắng thì dù có may mắn đến mấy cũng không thể thành công được.
Câu nói “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
chính là như vậy. Đừng lệ thuộc quá nhiều vào niềm tin may mắn mà hãy
chỉ nên coi nó là nhân tố của sự thành công.
Còn có vô vàn những điều cần suy nghĩ trước khi quyết định làm một việc gì
bởi nó tác động nhất định đến sự thành bại. Tuy nhiên, mỗi người có một
suy nghĩ và cách làm riêng của mình. Vì vậy, cách xác định vấn đề cũng
khác nhau. Một số gợi ý nêu trên được đưa ra để các bạn tham khảo trong
mỗi trường hợp cụ thể của mình. Hãy có những quyết định thấu đáo để bạn
ngày càng thành công hơn trên con đường đi của mình.




×