Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

chua ong pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.01 KB, 3 trang )

Chùa Ông, tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán (theo đại tự ghi
ở tiền điện), sở dĩ có tên gọi như trên là do nguồn gốc chùa vốn là hội
quán của một nhóm người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu
Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân người Hoa sang
lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỉ XVII – XVIII.
Chùa thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công) ở chính điện nên
nhân dân địa phương quen gọi một cách dân dã là Chùa Ông. Ngoài ra,
một số người còn gọi di tích tôn giáo này là Chùa Bà vì ngoài việc thờ
các vị nam thần, nơi đây còn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Phật Bà
Quan Âm, đây cũng là một đặc điểm riêng trong tín ngưỡng thờ cúng
của ngườI Hoa – chùa Hoa.
Lịch sử hình thành & kiến trúc :
Ngôi chùa được xây dựng vào năm Quang Tự thứ 20 (1894) và tồn tại
cho đến ngày nay với kiến trúc hầu như còn nguyên vẹn từ hình dáng
bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Khác với một số chùa Hoa khác, chùa
Ông ở Cần Thơ không có bia ký ghi tên những người khởi công xây
dựng, niên đại hình thành, nhưng ở các mảng chạm khắc gỗ, đôi liễn
bình phong, lư hương đều có ghi rõ tên tác giả, người ủng hộ và năm
thực hiện.
Cả lịch sử hình thành và kiến trúc của chùa Ông đều cho thấy chùa
được xây dựng qua ba thờI kỳ với ba kiểu kiến trúc tượng trưng ứng
với từng bộ phận của chùa là Chánh Điện (do La Ích Xe khởi công xây
dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX), Nhà Khách (do con trai của La Ích
Xe là La Thành Cơ xây dựng vào cuối thế kỷ XIX) và Nhà Khói (tức khu
nhà bếp của chùa, do Hương quan Dương Lập Cang xây dựng vào
năm 1931). Tuy lịch sử dựng chùa kéo dài qua ba thời kỳ với ba kiểu
kiến trúc ít nhiều khác nhau nhưng lại rất hài hòa với nhau tạo thành
quần thể kiến trúc Chùa Ông độc đáo.
Hầu hết vật liệu để cấu thành các chi tiết kiến trúc đều được đưa từ
Quảng Đông sang như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, đòn
tay, chuông đồng, lư hương và đều có ghi niên đại 1896 do các nhà hảo


tâm đóng góp. Riêng các bao lam ở bàn thờ Quan Công thì được làm
tại đường Thủy Binh (đường Đồng Khánh, quận 5, Chợ Lớn, thành phố
Hồ Chí Minh). Bệ thờ, tượng Quan Âm, ba bàn hương án trước bàn thờ
Quan Thánh thì xây dựng vào năm 1974 bằng đá mài.
Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc (国) với
các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau, ở giữa chùa một khoảng
không gian trống gọi là sân thiên tỉnh (giống trời). Một khác biệt so với
chùa Việt, Khmer là chùa Ông không có cảnh quan bao bọc chung
quanh, quy mô nhỏ bé, đơn giản, các cột tô đá rửa, nối với nhau bằng
những song sắt. Trên hai cột chính là một cột lận bằng sành sứ nhiều
màu, ở các cột khác là các hình nhân và cá hóa long.
- Tiền điện: bên trái thờ Mã Tiền tướng quân và bên phải thờ Phúc Đức
Chính Thần.
- Sân thiên tỉnh: đây là một đặc điểm của các chùa Hoa với mái lợp âm
dương, gờ mái bằng men xanh thẫm, bộ vì kèo làm theo kiểu chồng
rường gối mộng lên nhau qua những con bọ được chạm khắc tinh vi,
chung quanh mái được thiết kế di động để điều chỉnh ánh sáng thiên
nhiên. Trong sân đặt hai bộ bát bửu, chậu kiểng, bàn hương án. Trên
vòm mái treo một báo ghi môn và bảng đại tự "Hiệp lực đồng" các
tượng Quan Công, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phật Bà được làm bằng
nhiều chất liệu khác nhau, gỗ, thạch cao, nét mặt, dáng điệu đều theo
một quy ước.
Nổi bật nhất trong nghệ thuật điêu khắc ở chùa Ông có lẽ là phù điêu,
chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong trang trí. Phù điêu hiện diện
khắp nơi từ các bao lam, hoành phi, liễn đối, xà ngang, bằng nghệ thuật
chạm nổi với nội dung vô cùng phong phú được rút ra từ các huyền
thoại, lịch sử Trung Quốc : Tam quốc chí, Ngũ hổ Bình Tây, Bát Tiên,
Đông Chu Liệt Quốc, Thủy Cung hoặc thể hiện ở kỹ thuật chạm chìm
những đề tài quy ước mai, lan, cúc, trúc, lưỡng long chầu nguyệt, cá
hóa tiên, chim phụng

Tín ngưỡng thờ cúng và lễ hội :
Quan Công là vị thần được thờ chính trong chùa Ông là biểu tượng cho
nhân nghĩa lễ trí tín, cho lòng danh dự, dũng cảm trung thành của
người Hoa. Ngoài ra, ở đây còn thờ một số vị thần khác :
- Thiên Hậu Thánh Mẫu: Vị thần hỗ trợ cho những di dân Trung Hoa
trên biển cả.
- Phật Bà Quan Âm: vị nữ thần cứu khổ cứu nạn, ban phát con cái.
- Ông Bổn: Vị thần cai quản một khu vực đất đai, ban phát của cải,
mang lại sụ phồn vinh, hạnh phúc.
Không kể các ngày lễ hội thường kỳ hàng năm qui tụ đông đảo nhân
dân, hầu như ngày nào cũng có người đến viếng chùa. Chùa Ông có
những ngày lễ sau:
- "Ngày vía" tức là ngày sinh của các vị thần được thờ: Quan Công (13
tháng Giêng âm lịch), Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch), Ông Bổn (2 tháng
2 âm lịch ). Vào những ngày này người ta sắm sửa lễ vật đến cúng
chùa tùy theo tính chất và tập tục của các thần mà lễ vật khác nhau :
Quan Công (cúng chay, hoa quả hương đèn), Bà Thiên Hậu (cúng heo
quay sơn đỏ), Ông Bổn, thần tài (cúng heo sống).
- Ngày tết là một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo quan trọng, là lễ hội lớn
nhất trong năm. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trong những ngày này
đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái,
nhang đèn Họ sửa sang trang hoàng lại chùa, tắm gội và ăn mặc thật
đẹp đẽ cùng nhau đốt cho các vị thần những nén hương với tất cả sự
trong sạch và tinh khiết của thể xác và tâm hồn. Thỉnh thoảng có những
năm Ban quản trị còn tổ chức sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống
như múa lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân
khấu Quảng Triều.
Nhìn về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Ông cũng như một số chùa
Hoa khác có thể thấy một đặc điểm đáng lưu ý là phần tín ngưỡng có
vẻ nổi bật hơn tôn giáo.

Chùa Ông là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia được Bộ Văn hóa
xếp hạng năm 1993.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×