Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Âm nhạc cho quảng cáo – Xu thế mới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.15 KB, 6 trang )

Âm nhạc cho quảng cáo – Xu thế mới
Thực sự là những giai điệu quảng cáo như thế đã trở thành linh hồn cho cả
quảng cáo, gây ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Âm nhạc cho quảng cáo – Hiệu ứng mạnh mẽ
Để có được một giai điệu trong quảng cáo nhiều người lựa chọn giải pháp
sáng tác một đoạn nhạc phù hợp với nội dung muốn truyền tải vì không phải
dễ dàng để tìm kiếm một ca khúc có sẵn phù hợp, chưa kể tới vấn đề thương
lượng bản quyền. Có thể kể đến “Tóc hát” của Dove; “Cười lên Việt Nam
ơi” của P/S; “Tôi yêu Việt Nam” của Honda… Hoặc mới đây là quảng cáo
Vinamilk “Sữa tươi nguyên chất 100%” vừa khéo léo nhấn mạnh vào chữ
100% (liên quan đến một vụ rắc rối trước đấy của một loạt công ty sản xuất
sữa tươi tại Việt Nam) lại vừa có hình ảnh và giai điệu vui nhộn rất được các
em bé và nhiều bậc phụ huynh ưa thích.
Hay nhãn hàng Kotex Style có tới ba bài: “Tôi muốn” (vô tư cùng bạn bè đi
khắp nơi …) và đặc biệt là “Vươn tới ngôi sao” và “Con Đường Thành
Công” của “Xì tin band” (một ban nhạc ảo) đã khuấy đảo giới trẻ một thời
gian dài (và đáng ngạc nhiên là cả nam lẫn nữ đều rất thích thú với những ca
khúc này của Kotex). Có thể nói lúc đầu nhiều người thấy hơi phản cảm
nhưng cũng chính nhờ Kotex mà dần dần cái nhìn của mọi người về quảng
cáo loại sản phẩm nhạy cảm này được thoáng hơn rất nhiều. Quảng cáo
không đụng chạm trực tiếp mà đã rất khéo léo xây dựng một hình ảnh trẻ
trung rất … “xì tin”.
Tuy vậy, trong một thời gian ngắn không phải lúc nào cũng có thể sáng tác
ngay được một ca khúc đạt yêu cầu, giải pháp dùng ca khúc sẵn có, đôi lúc
có thể mix lại, để đưa vào quảng cáo của mình vẫn là lựa chọn được ưa
chuộng nhất. Quảng cáo Enchanter một thời đã hết sức được hâm mộ với bài
“Romance” và cũng có thể nói cũng nhờ quảng cáo này mà bài Romance,
vốn chủ yếu chỉ được biết đến bởi những người tập guitar và mê nhạc cổ
điển, mới trở nên thực sự phổ biến ở Việt Nam. Còn quảng cáo của Diana
với “Pretty Woman” tràn đầy sức sống có thể nói là đã tạo ra một cuộc cách
mạng cho hình ảnh của Diana.


Sunsilk 5 năm về trước với ca khúc “You are my sunsilk” đã tạo được ấn
tượng khá tốt tại thị trường châu Á. Tại Việt Nam, ca khúc đi cùng với một
chiến dịch quảng bá rầm rộ của Sunsilk. Với giai điệu trẻ trung và lại được
thể hiện bởi giọng ca của Mỹ Tâm, lúc đó đang cực kỳ được hâm mộ, ca
khúc đã đưa làm cho chiến dịch lên một thành công hết sức, giúp mở rộng
mạnh mẽ thị phần của Sunsilk tại Việt Nam. Thực ra không nhiều người biết
đến hoàn cảnh ra đời hết sức cảm động của bài hát này. Đây là bài hát được
sáng tác bởi Stevie Wonder – một nhạc sĩ mù nổi tiếng, với tựa đề là “You
are my sunshine”. Ông là một nghệ sĩ bị mù từ khi còn rất nhỏ và đã viết bài
hát này thể hiện lòng biết ơn với người mẹ của mình, người đã là “ánh sáng”
(sunshine) và là nguồn động viên an ủi lớn nhất của ông trong cuộc đời.
Một xu hướng mới
Tại Mỹ trong vòng 4 năm trở lại đây xu hướng tìm kiếm và nghe những bài
hát quảng cáo mới lạ của những nghệ sĩ “chưa ai biết” đang trở thành một
thứ “mốt”. Giới trẻ tự thấy mình sành điệu hơn khi tìm được những ca khúc
mới xuất hiện trong quảng cáo mà bạn bè không có. Itunes ra hẳn một trang
web: Adtunes.com dành cho những ca khúc trong quảng cáo phục vụ cho
nhu cầu này và người nghe có thể tìm thấy những bài hát mình muốn theo
tên công ty, tên sản phẩm….
Về phía những nhà quảng cáo, mua bản quyền âm nhạc từ những ca sĩ đang
nổi tiếng, liên tục ra “hit” là một lựa chọn vô cùng đắt đỏ. Họ đã chọn một
giải pháp tiết kiệm hơn là tìm kiếm những ca khúc của những nghệ sĩ tự do
chưa được biết đến, trả một mức giá quá bèo bọt đối với một công ty quảng
cáo nhưng với những nghệ sĩ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị
trường âm nhạc ngày nay thì quả là một gia tài.
Sự thống trị của nhiều ca sĩ với thể loại nhạc thời thượng, được những bộ
máy showbiz khổng lồ hậu thuẫn sẵn sàng chi trả hàng núi tiền cho việc phát
ca khúc trên đài phát thanh hay tổ chức những chiến dịch rầm rộ đã làm cho
những ca sĩ tự do khó có thể cạnh tranh được. Với nhiều nghệ sĩ, cho phép
người khác đưa ca khúc của mình vào quảng cáo sẽ giúp đưa nó đến được

với một lượng khán giả đông đảo dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng
bán chúng dưới tên tuổi của chính mình hoặc quảng cáo qua đài phát thanh.
Nghệ sĩ nhận được lời đề nghị hấp dẫn: vừa được trả tiền lại vừa có cơ hội
quảng bá âm nhạc của mình còn công ty quảng cáo kia thì nắm trong tay
quyền sử dụng ca khúc để quảng cáo cho bất cứ sản phẩm nào nó muốn.
Thực tế là những nhà quảng cáo cũng có chủ ý khi chọn những ca khúc chưa
ai biết đến. Những quảng cáo như thế gây được sự tò mò cho người xem,
thông thường thì họ phải hỏi, tìm cho ra tên bài hát, tên ban nhạc mới thôi và
trong quá trình tìm kiếm, tên công ty tên sản phẩm được nhắc đi nhắc lại còn
những người chưa được xem quảng cáo đó khi nghe thấy thế cũng phải tìm
bằng được quảng cáo về xem.
Trên thế giới, hai ca sĩ – nhạc sĩ nổi bật nhất được biết đến như những người
có những ca khúc thành công nhờ đưa vào quảng cáo truyền hình là Sting và
Moby. Sting rất nổi tiếng với bài “Desert Rose” trong quảng cáo cho Jaguar
và chính anh cũng góp mặt trong quảng cáo này. Sting thú thật rằng anh
không hài lòng lắm với album đó và đã nảy ra ý định đưa một ca khúc vào
quảng cáo của Jaguar, mong rằng có thể bán thêm CD. Và anh đã thành công
hơn mong đợi rất nhiều. Đó là trên thế giới còn với người tiêu dùng Việt
Nam thì có lẽ các ca khúc của Moby quen thuộc hơn so với Sting. Không
phô trương nội thất, không nhiều cận cảnh, nhưng có thể nói bài “Dream
about me” của Moby đã như thổi hồn vào hình ảnh, đưa chiếc xe Civic lướt
đi êm ái, đúng thật sự là “Chiếc xe trong mơ”. Còn phải kể đến “In my
heart” cũng của Moby làm người xem thực sự rung động với kiểu dáng trượt
sành điệu của chiếc Nokia 5300.
Trong khi nhiều ca sỹ phải trả tiền cho đài phát thanh để phát ca khúc của
mình nhằm thúc đẩy doanh số CD thì Moby và Sting lại được trả tiền để đưa
bài hát của mình vào các quảng cáo truyền hình. Thực tế cho thấy cả hai đều
đã lựa chọn đúng, doanh số CD của cả hai đều tăng vọt khi quảng cáo ra
mắt. Moby giải thích rằng anh vô cùng yêu quý những ca khúc của mình,
mong muốn của anh là làm sao có thật nhiều người được nghe chúng. Đây là

một biện pháp hữu hiệu dành cho những người chưa từng nghe thể loại nhạc
của Moby (vốn đã có một lượng thính giả rất hẹp), nếu để họ tự mua thì chắc
chắn họ chẳng mảy may có ý định mua nhạc thể loại đó và góp phẩn mở
rộng đáng kể thị hiếu nghe nhạc của họ.
Một nhược điểm là những ca khúc đã thành công theo cách này của Moby sẽ
mãi mãi được nhớ đến như những “bài Nokia 5300”, “bài Civic” tại Việt
Nam hay “bài Nissan”, “bài Amex” tại Mỹ chứ ít người nhớ đến tên thật của
bài hát nhưng với anh điều này không phải là vấn đề lớn.
Và anh đã thực hiện điều đó bằng cách bán hết bài này đến bài khác trong
album mới nhất của mình, “Play”, cho những nhà làm quảng cáo. “Với một
người tuyệt đối trung thành với trường phái hippie như Moby, thật là vô lý
nếu chúng ta cho rằng anh ấy làm như thế là vì tiền”, một nhà phân tích bình
luận. Moby đã được toại nguyện, doanh số album của anh tăng vòn vọt hàng
tuần sau khi liên tiếp những quảng cáo sử dụng bài hát của anh được trình
chiếu. Thế mà suốt gần một năm trước khi được đưa vào quảng cáo chúng
vẫn còn nằm mốc meo trong kho.
Ở Việt Nam, những bài hát thành công nhờ được đưa vào quảng cáo còn rất
ít. Xu thế thịnh hành vẫn là tận dụng thương hiệu và uy tín của những ca sĩ
nổi tiếng. Các hãng đặc biệt ưa thích những ca sĩ có lượng fan đông đảo và
họ tận dụng hình ảnh những ca sĩ này trong các chiến dịch quảng cáo nhiều
hơn là tận dụng bài hát.
Các fan Việt Nam quả không phụ lòng thần tượng (hay không phụ lòng công
ty quảng cáo???), ra sức mua Pond’s để “ăn tối cùng Quang Dũng”, thi nhau
uống Yomost để được du lịch cùng Đan Trường ở Malaysia,…. Và thậm chí
còn xảy ra những cuộc chiến giữa các fanclub vì chuyện tranh giành quảng
cáo của thần tượng. Trong những chiến dịch quảng cáo như thế này, bài hát
quảng cáo nếu có, chỉ mang tính chất “thêm hương thêm hoa”.
Chiến dịch quảng cáo thành công là dựa vào danh tiếng và lượng fan đông
đảo của ca sỹ chứ không phải là giá trị cuốn hút thực sự của hình ảnh và âm
thanh trong đoạn quảng cáo đó. Khi gương mặt quảng cáo cũ không còn tạo

sức “nóng” với người tiêu dùng thì lẽ dĩ nhiên một gương mặt khác sẽ được
đưa vào thay thế. Và như vậy rất dễ mất đi một lượng người tiêu dùng là fan
trung thành của thần tượng cũ kia.
Nếu những nhà làm quảng cáo ở Việt Nam nhìn theo một hướng khác, tập
trung hơn vào giá trị nội tại của quảng cáo, chọn một bài hát thật phù hợp
với giá trị chủ đạo mình mong muốn truyền đat, không nhất thiết phải của
một nghệ sĩ danh tiếng thì biết đâu vừa có thể tiết kiệm hàng tỷ đồng tài trợ
cho những liveshow, những sự kiện tốn kém mà lại vừa có hiệu quả lâu dài
hơn?

×