Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhượng quyền thương hiệu cũng cần phải sáng tạo ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.35 KB, 5 trang )

Nhượng quyền thương hiệu cũng cần phải
sáng tạo
Đúng như vậy, Franchise (nhượng quyền thương hiệu) đi liền với nhiều quy
tắc đã được kiểm định rất kĩ và cách thức vận hành hướng tới việc cung cấp
có người tiêu dùng các loại dịch vụ thống nhất ở tất cả các cửa hàng. Sự
thống nhất sẽ tạo nên lợi nhuận – nhưng sáng tạo sẽ mang đến lợi nhuận cao
hơn.
“Các tập đoàn đang cố gắng vận hành hệ thống kinh doanh theo cách riêng
của mình”, trích lời Doug Schadle, giám đốc điều hành tập đoàn phát triển
nhượng quyền thương mại Rhino 7 (có trụ sở tại Apex, N.C.), chuyên trong
lĩnh vực nhượng quyền thương mại và giúp đỡ các nhà nhượng quyền kinh
doanh tiềm năng xây dựng công ty của họ có sức hút với thị trường và đem
lại nhiều lợi nhuận.
“Khách hàng tín nhiệm thương hiệu, và đó là một cách đảm bảo chất lượng
sản phẩm tốt”. Cũng có cách nhìn nhận khác về vấn đề này: Nếu bạn đã đầu
tư, giả dụ vài trăm nghìn đô la vào 1 cửa hàng Dunkin’ Donuts, và một cửa
hàng nhượng quyền nào đó giống như bạn nhưng ở thành phố bên cạnh phục
vụ bánh mì thiu và cà phê kém chất lượng cho khách, thì cửa hàng của bạn
cũng bị đánh mất hình ảnh và kết quả là khách hàng sẽ rời đi.
Tuy nhiên, việc kinh doanh nhượng quyền vẫn cần rất nhiều sáng tạo.
Những người được phép kinh doanh nhượng quyền vẫn có thể “đẩy lùi”
hoặc “tiến xa hơn” so với bản kế hoạch định sẵn để phù hợp với thị hiếu
khách hàng tại địa phương. Và thường thì những sự đổi mới, thích ứng như
vậy được công ty mẹ tán thưởng.
Điều này đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt giữa những cửa hàng làm ăn
phát đạt và những tiệm lợi nhuận khiêm tốn hơn. Vì thế, nếu bạn đang xem
xét khả năng nhượng quyền thương mại, hãy nhớ bạn không nhất thiết phải
quá cứng nhắc trong công việc kinh doanh.
Trên thực tế, có không ít các trường hợp thành công nhờ những thay đổi
sáng tạo và hiệu quả khi kinh doanh nhượng quyền. Một trong những ví dụ
điển hình nhất của việc dám nghĩ, dám làm là trường hợp của McDonald,


với sự hình thành của ba nhánh thương hiệu mới – Filet-O-Fish (1963), Big
Mac (1967) và Egg McMuffin (1972).
Những ví dụ trên có thể nghe hơi tương tự như khi nói về lịch sử phát triển
của đồ ăn nhanh và dường như đã cổ, có lẽ chẳng còn diễn ra ngày nay nữa.
Thực tế không phải vậy. Gần đây có trường hợp của Subway và bánh
sandwich $5 cỡ dài gần bằng bàn chân. Ngay sau khi xuất hiện năm 2008,
sản phẩm thu hút được lượng lớn khách hàng và Subway trở thành một tập
đoàn lớn mạnh.
Không đơn giản là bán lại sản phẩm, mà góp phần tạo sản phẩm mới
Tuy nhiên, những trường hợp như thế đòi hỏi sự khôn ngoan thông thường,
hơn là đổi mới thực sự. Lý do rất đơn giản – thương hiệu càng có tên tuổi thì
những nhược điểm càng ít, nhưng như thế không có nghĩa là không có khả
năng cải tiến và phát triển.
Vẫn theo Schadle, “Nhượng quyền thương hiệu không đơn giản chỉ là bán
lại mặt hàng, ví dụ như của McDonald, mà là góp phần tạo ra McDonald tiếp
theo”. Và như vậy, các nhà kinh doanh nhượng quyền biết rằng họ sẽ thu
được lợi nhuận chỉ khi chấp nhận và theo đuổi những ý tưởng dựa trên cơ sở
những gì tổng công ty đang theo đuổi.
Có lẽ đó là lý do lớn nhất khiến tập đoàn Tossed, chuyên về các món salad,
nghe theo lời Lou Palermo. Không lâu sau khi Palermo, 38 tuổi, mở nhà
hàng Tossed tại Boston theo hình thức nhượng quyền thương mại, ông quyết
định thử nghiệm thực đơn bữa sáng.
Palermo nhớ lại 3 năm trước: “Tôi nhận thấy món bánh kẹp vẫn thường có
trong thực đơn thường ngày của mọi người, và chúng tôi đã quyết định sẽ
thêm món bánh kẹp cho thực đơn bữa sáng”. Hiện nay, thực đơn này được
áp dụng tại tất cả các cửa hàng Tossed và góp phần thêm 10% lợi nhuận cho
công ty.
Và ngay cả khi mọi việc tưởng chừng rất khó khăn nếu bạn làm việc với
thương hiệu quá nổi tiếng, bạn vẫn có khả năng tìm ra được cảm hứng của
riêng mình. Đó là kinh nghiệm của George Ebinger, người đã thêm những

món rất đặc biệt, như Steak Diane và pho mát Parma gà, vào thực đơn của 3
nhà hàng International House of Pancakes ở New Jersey. Ông nhớ lại, 25
năm trước, khi ông bắt đầu khởi nghiệp với IHOP, cách thức vận hành khác
hẳn hiện nay; và do đó bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng đổi mới
và sáng tạo.
Ebinger cũng chia sẻ thêm, điều đó phần lớn bởi ban đầu, ngoài bữa sáng,
IHOP không thực sự tập trung vào thực đơn trưa và tối. Ngày nay, tổng công
ty ủng hộ ý tưởng của ông. “Nếu là chủ kinh doanh nhượng quyền, bạn
không được phép thêm bất cứ nhân tố mới nào cho nhà hàng của mình, trừ
khi bạn đã được sự chấp thuận từ phía trên”.
Nhưng ngay cả khi Ebinger sử dụng các nguyên liệu đã được “thông qua”,
ông và những vị bếp trưởng tài ba của mình vẫn có thể tạo ra những công
thức riêng cho những thực đơn đặc biệt, kể cả khi chúng không có trong thực
đơn thường thấy của IHOP. Điều đó giúp khách hàng có được nhiều lựa
chọn hơn và mang lại thêm lợi nhuận, dù không thực sự quá lớn. Và đó là
một cách hiệu quả để thành công.
Những lời khuyên nếu bạn có ý tưởng mới khi kinh doanh nhượng
quyền
 Hãy hỏi giám đốc cách công ty chấp nhận các ý tưởng mới từ các nhà
kinh doanh nhượng quyền. Hãy nghe thật kĩ và xem xem bạn có thích
những gì bạn được nghe hay không.
 Liên hệ với những nhà kinh doanh nhượng quyền của công ty và hỏi
xem họ có hài lòng với cách những gợi ý của họ được đón nhận hay
không.
 Kiểm tra xem trong hệ thống vận hành của công ty có hội đồng
chuyên về sáng tạo không. Ví dụ, chuỗi khách sạn La Quinta có hội
đồng thương hiệu, chuyên trách việc cho phép các nhà kinh doanh
nhượng quyền có những chiến thuật trực tiếp đối với sự phát triển
thương hiệu trong tương lai.
 Hãy nhớ rằng đổi mới có 2 mặt, và không phải lúc nào cũng thành

công.
 Hãy hiểu rằng sự bất đồng ý kiến đôi khi không thể tránh khỏi, và việc
hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh phụ thuộc vào cả công ty cho phép
kinh doanh lẫn những nhà kinh doanh nhượng quyền

×