Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.92 KB, 2 trang )
Đón đầu trào lưu nhượng quyền thương hiệu
Theo nhận định của ông Miguel Pardo de Zela, tham tán thương mại Đại sứ quán Mỹ tại VN, sau
khi VN gia nhập WTO và ban hành Luật Thương mại, số hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
(franchising) sẽ tăng vọt và dự kiến tốc độ tăng trưởng phương thức kinh doanh này có thể đạt tới
trên 20% mỗi năm.
Sức hấp dẫn của franchising được Hội liên hiệp chuyển giao thương hiệu Quốc tế (IFA) tổng kết ở
2 điểm: chi phí thấp và ít rủi ro. Vì lẽ đó, tuy mới thông báo về triển lãm quốc tế franchising khoảng
1 tuần nay, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã nhận được đề nghị của 20 doanh nghiệp VN tỏ ý muốn
tham gia.
Theo giám đốc một doanh nghiệp vừa nộp đơn đăng ký, sau 10 năm xuất hiện ở VN, khái niệm
franchising còn mới mẻ. Song phần lớn các hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu đang triển khai
rất thành công đã thôi thúc doanh nghiệp ông quyết định tìm hiểu và xâm nhập vào lĩnh vực này.
Franchising được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa như sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển
giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập).
Người chuyển giao cho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao gồm tất cả các cách thức
quản lý. Còn người nhận chuyển giao chi trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được
kinh doanh với tên và hệ thống của nhà chuyển giao.
IFA cho hay, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu riêng ở khu vực châu Á đã tạo doanh thu hơn
50 tỷ USD mỗi năm.
Ông Miguel Pardo de Zela lấy dẫn chứng một số thị trường franchising rất nhộn nhịp. Sau khi
Trung Quốc gia nhập WTO, hơn 50 ngành nghề đã áp dụng quy trình chuyển nhượng... Ba năm
gần đây, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ này đạt 40%/năm, vượt xa mức tăng trưởng
10%/năm của hàng tiêu dùng. Tương tự, ở Thái Lan số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất
nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi
hợp đồng 20.000-65.000 USD.
Tại Việt Nam, Trung Nguyên đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh này từ đầu những năm 1990
và được đánh giá là rất thành công. Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết, ngoài đại lý nhượng
quyền ở Tokyo, cà phê Trung Nguyên đã xuất hiện ở Singapore, Bangkok, Campuchia, đang nhắm
đến Thượng Hải và những thành phố khác dọc theo bờ biển phía đông Trung Quốc cũng như
Australia, Canada, Pháp, Mỹ. Năm 2001, Trung Nguyên trả tới 3 triệu USD thuê một công ty tư vấn
tại New Zealand để làm cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền chuyên nghiệp hơn.