Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

5 bước nên dùng khi đưa phản hồi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.31 KB, 4 trang )





5 bước nên dùng khi đưa
phản hồi

Phản hồi có thể là một quá trình đòi hỏi sự tinh tế rất cao, khi đánh giá một
điều gì hoặc một con người, với sự khéo léo, bạn sẽ giúp họ có những tiến bộ
và trưởng thành không ngờ.

5 bước nên dùng khi đưa phản hồi
Các chủ doanh nghiệp cần đưa ra và quản lý thông tin phản hồi một cách tích
cực, để nó có thể làm được những gì nó nên làm: Trợ giúp cải thiện và phát
triển kinh doanh của bạn.

Dưới đây là năm lời khuyên giúp bạn đưa ra phản hồi về công việc với
bất cứ ai một cách tốt nhất:

1. Tạo sự an toàn. Theo nhận định của nhà thần kinh học Kevin Ochsner đến
từ Đại học Columbia: Dù có tin tưởng vào những phản hồi ấy hay không,
những người nhận phản hồi chỉ áp dụng 30% những gì ta vừa nói vào quá
trình làm việc sau này. Đây là nhận định được trích dẫn từ nghiên cứu tại Hội
nghị Thượng đỉnh NeuroLeadership ở Boston. Nếu người nhận được thông tin
phản hồi cảm thấy không thoải mái, điều này có thể gây ra một tác dụng
ngược: những phản hồi không có hiệu quả.

Nếu bạn không tạo được mối quan hệ thân thiết như những người bạn với một
đồng nghiệp hoặc nhân viên - những mối quan hệ cho phép bạn nói hầu hết
bất cứ điều gì với nhau, thì tôi đề nghị bạn hãy đưa thêm sự văn minh và an
toàn vào cách đưa thông tin phản hồi của bạn cho mọi người. Thay vào đó,


hãy tạo cơ hội để xây dựng sự tự tin và kỹ năng cho nhân viên, đồng nghiệp.

2. Hãy tích cực. Hãy đưa ra thật nhiều phản hồi tích cực như bạn có thể.
Những phản hồi tích cực sẽ kích thích các trung tâm phấn chấn trong não bộ,
tạo một luồng gió mới mát mẻ để người đó theo đuổi và mở ra những ý tưởng
mới. Trong khi đó, phản hồi tiêu cực chỉ cho người nhận phản hồi thấy cần
phải thực hiện một điều chỉnh, nảy sinh phản ứng phòng thủ và đe dọa. Bạn
cũng không cần phải tránh hoàn toàn những phản hồi tiêu cực, hãy cân bằng
cả hai, chỉ cần chắc chắn rằng khi bạn đưa phản hồi ấy ra, nó sẽ là một giải
pháp cho vấn đề đang gặp phải.

3. Hãy cụ thể. Khi bạn đưa ra một sự chỉ đạo cụ thể, mọi người sẽ dễ dàng
làm theo nó hơn. Bộ não của chúng ta cũng hồi đáp tốt hơn đối với những chỉ
đạo vừa mang tính tích cực, vừa mang tính cụ thể. Hãy tránh nói những điều
như thế này: "Anh/chị cần phải phát biểu nhiều hơn nữa trong các cuộc họp".
Câu nói này sẽ làm cho mọi người thấy mơ hồ và hiểu theo rất nhiều nghĩa.
Hãy nói một điều gì đó tích cực và cụ thể, chỉ đích xác vào công việc bạn
muốn thực hiện, chẳng hạn như: "Người bạn thông minh của tôi ơi! Tôi rất
muốn nghe ít nhất một ý kiến từ phía bạn trong mỗi cuộc họp của chúng ta, để
chúng ta có thể cùng tiến bộ!".

4. Nhanh nhất có thể. Bộ não của người trưởng thành sẽ hoạt động tốt nhất
khi có những tác động kịp thời. Nếu bạn chờ đợi ba tháng để nói với một ai
đó rằng hiệu suất làm việc của anh/chị chỉ ở mức trung bình, bạn sẽ khiến họ
không nắm bắt ngay những thay đổi và điều chỉnh cần thiết. Bạn nên thường
xuyên đưa ra thông tin phản hồi về hiệu suất làm việc, chỉ với cách đó, những
cuộc đánh giá hiệu quả làm việc mới thực sự là điều mà mọi người mong đợi.

5. Luôn giúp đỡ mọi người. Khi ai đó trong công ty gặp khó khăn trong
công việc, bạn cần phản hồi với họ ngay, bắt đầu từ việc hỏi quan điểm của

họ về tình huống đang gặp phải. Chớ dại dột nói rằng hành động của họ thật
ngu ngốc, ngay cả khi đó có là sự thật đi chăng nữa.
Tiếp theo đó, hãy đưa ra những thông tin phản hồi hướng đến mục tiêu cụ thể,
mang tính xây dựng, nhìn về tương lai. Hãy trao đổi thẳng thắn với họ về
những gì bạn mong chờ ở họ.

Với năm bước trên đây, bạn không chỉ áp dụng khi đưa ra phản hồi về công
việc, mà còn giúp bạn rất nhiều trong các lĩnh vực khác. Mong rằng bạn sẽ
luôn là người phản hồi thông tin thông minh!

×