Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Những chiến lược Marketing giúp xây dựng giá trị (Phần 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.39 KB, 7 trang )

Những chiến lược Marketing giúp xây
dựng giá trị (Phần 2)
Tiếp theo phần đầu của “Chiến lược Marketing: Xây dựng giá
trị”, chúng ta sẽ đi tiếp về casestudy của Hyundai và một số
thương hiệu khác như Apple, Walt Disney và Bank of
America.


Tiếp theo thành công của “Bảo an Hyundai” trước đó, vào tháng
3, Hyundai cho trả chậm lãi thấp đối với 2 dòng xe của họ, nhằm
giải quyết vấn đề khó khăn về tiền mặt hiện nay của khách hàng.
Dave Zuchowski, phó giám đốc kinh doanh của Hyundai Motor
America cho biết: “Chúng tôi tin rằng “Bảo an Hyundai” sẽ làm
tăng doanh số, và những chương trình phụ trợ sẽ giúp dẫn chúng
tôi đến thành quả cuối cùng một cách tốt đẹp”

Một số công ty khác xây dựng giá
trị cho mình như khuyến khích
sự độc đáo riêng có, hay cung
ứng những giá trị đặc biệt
trong một khoản thời gian giới
hạn. Disney cũng vừa cho ra mắt
sản phẩm phiên bản bạch kim
nhân dịp kỉ niệm 70 năm tuổi của chú bé người gỗ Pinochio, bao
gồm các đĩa phim DVD và phiên bản chất lượng cao của các
tuyến tập xuất sắc đã tạo nên tên tuổi của Disney.

Các sản phẩm bạch kim đợt này nằm trong việc Disney thực hiện
lời hứa về những sản phẩm có một không hai của mình, ví dụ
như năm 2001 thì họ xuất bản ấn phẩm Bạch tuyết và Bảy chú
lùn, rồi ấn phẩm có Người đẹp ngủ trong rừng trong năm ngoái.



Disney giờ đây đã là một trong những thương hiệu có độ nhận
biết tốt nhất thế giới, vậy tại sao lại cần phải phát hành những ấn
bản bạch kim như vậy? Đó là do những tác phẩm này càng giúp
củng cố hình ảnh của họ tốt hơn. Một khi chương trình kết thúc,
các tác phẩm này sẽ không còn chiếu trên các kênh truyền thông
truyền thống nữa, và những tín đồ của Disney sẽ được sở hữu
những ấn bản độc nhất mà sau này không còn phát hành nữa.

Một cách nữa để xây dựng giá trị có vẻ phức tạp nhưng rất hiệu
quả: Tăng các tiện ích giá trị lên sản phẩm và chạm được
quyết định mua của người tiêu dùng.

Dòng iPhone của Apple nhắm tới
phương thức này. Trong lúc nó
đang ở cao trào với các tín đồ
của mình mặc dù giá rất cao,
nhưng vẫn có những trở ngại về mặt kỹ thuật.

Apple sau đó đã biết cách khắc phục bằng cách cho phép người
sử dụng phát triển dòng iPhone. Kết quả là với kho dữ liệu Apple,
đã có hàng ngàn ứng dụng dành riêng cho iPhone, và một số ứng
dụng được tải miễn phí. 100.000 người phát triển phần mềm đã
download các tiện ích đó chỉ trong 4 ngày đầu tháng 3/2008. Cuối
thàng 3/2008, Apple đạt mức download kỷ lục 1 triệu lượt.

Nhưng người ta download do sùng đạo với iPhone hơn là chức
năng của phần mềm. 30 triệu lượt download từ Apple’s App Store
được phân tích và cho kết quả là trên 70% người dùng sử dụng
ngay phần mềm download, 95% khách hàng sử dụng chương

trình sau khi download trong vòng 20 ngày kể từ ngày tải về máy.

Và đến nay Apple đã chứng tỏ được họ là thương hiệu dẫn đầu
về công nghệ, với mô hình phát triển iPhone của mình, mà trước
đây chưa một thiết bị truyền thông nào đạt được thành công như
vậy.
Chúng ta cần phải nhận thức rằng, việc gia tăng giá trị sản phẩm
không cần phải giống như của Hyundai hay Disney hoặc một sản
phẩm đỉnh cao như iPhone. Hãy nhìn vào ví dụ về giải pháp rất
đơn giản của Bank of America, chương trình “Giữ lấy tiền thối -
Keep the Change”

Trong khi mọi ngân hàng đều cung
ứng các sản phẩm tiết kiệm và tài
khoản riêng biệt,với nhiều phân
khúc nhỏ lẻ, thì Bank of America lại
nhắm tới việc tao ra sản phẩm khác biệt so với đối thủ cạnh

×