Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi người phỏng vấn im lặng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.25 KB, 5 trang )

Khi người phỏng vấn im lặng


Buổi phỏng vấn đang diễn ra suôn sẻ. Bạn đã vượt qua rất nhiều câu hỏi khó và
đã nói được những điểm quan trọng. Thế nhưng sau khi tự tin trả lời một câu
hỏi khá hóc búa, tất cả những gì bạn nhận được lại là một sự im lặng tuyệt đối.
Bạn chờ đợi, bắt đầu lo lắng nhưng căn phòng vẫn yên tĩnh tuyệt đối.

Bạn sẽ làm gì? Có một thực tế là hầu hết các ứng viên đều vội vàng tìm cách lấp
đầy khoảng lặng bằng cách bắt đầu nói tiếp. Nhiều người rất sợ sự im lặng và
vô tình họ đã đẩy mình vào tình thế của những người mắc lỗi đang cố gắng sửa
sai. Họ sẽ tìm mọi cách để xóa bỏ sự im lặng, và vì thế bắt đầu cố gắng mở rộng
và hoàn thiện thêm câu trả lời của mình với hy vọng sẽ có thể giải quyết được
vấn đề.

Tuy nhiên điều này lại khiến cho các ứng viên tiết lộ thêm nhiều thông tin hơn
mức cần thiết - các thông tin không liên quan và thậm chí tệ hơn là có thể ảnh
hưởng xấu đến chính cuộc phỏng vấn và đôi khi là sự nghiệp.

Một nhân viên kiểm toán thổ lộ cô đã từng để lỡ một cơ hội được làm công việc
mơ ước từ lâu chỉ vì quá căng thẳng khi phải đối diện với sự im lặng trong vòng
phỏng vấn.

“Khi được hỏi nếu trúng xổ số 1 triệu đô la thì liệu tôi có tiếp tục làm việc nữa
không? Tôi trả lời rằng nếu được làm cho công ty này, tôi sẽ tiếp tục vì tôi
muốn được làm công việc mà tôi yêu thích. Thực sự đó là câu trả lời rất thật
lòng, thế nhưng người giám đốc phỏng vấn tôi chỉ im lặng chăm chú nhìn tôi
một cách nghi ngờ".

“Một lúc sau, ông ấy vẫn không nói gì và tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng. Tôi bắt
đầu thừa nhận rằng nếu tôi có số tiền đó tôi sẽ thay đổi rất nhiều thứ… Và mọi


chuyện bắt đầu tồi tệ kể từ phút đó”.

Bất kỳ khi nào bạn phải đối mặt với sự im lặng thì chiến lược tốt nhất là chứng
tỏ nó không làm bạn sợ hãi hay căng thẳng. Nên biết rằng, một số người sử
dụng sự im lặng như một biện pháp kiểm tra xem bạn đối mặt với sự căng thẳng
như thế nào. Vì vậy, tỏ thái độ bình tĩnh sẽ giải quyết tình huống hiệu quả hơn
rất nhiều so với việc tiếp tục nói, nhất là khi bạn không biết chắc nên nói điều gì
và không rõ thái độ của người phỏng vấn.

Khi gặp phải tình huống này, bạn nên giữ im lặng một lúc và có thể hỏi một
cách chân thành: ”Liệu còn có điều gì tôi cần làm rõ thêm để trả lời vấn đề này
không?”. Đây là cách đẩy quả bóng lại cho người phỏng vấn. Nếu thực sự
những gì bạn đã nói không làm cho người phỏng vấn hài lòng thì câu hỏi này
giúp bạn có ý niệm rõ ràng hơn nên phải trả lời tiếp như thế nào.

Biết phải nói những gì rất quan trọng. Nhưng biết lúc nào nên dừng lại còn quan
trọng hơn rất nhiều. Để tránh rơi vào tình trạng mất điểm khi tình huống này
xảy ra, bạn nên nhớ một số điểm sau:

- Chuẩn bị trước ở nhà bằng cách dự đoán các câu hỏi mà bạn sẽ phải trả lời và
chuẩn bị câu trả lời một cách ngắn gọn, súc tích trong khoảng 2-3 phút cho mỗi
câu.

- Không nói nhiều đến thời gian, trình tự làm việc hay các thông tin khác đã viết
trên hồ sơ trừ phi họ yêu cầu.

- Trước mỗi câu hỏi khó, nên ngừng một chút để suy nghĩ. Điều này không chỉ
giúp bạn sắp xếp các ý bạn định trả lời mà còn tạo cảm giác thành thực trong
câu trả lời.


- Quan sát lời nói và thái độ của người phỏng vấn để có thể đoán biết phản ứng
của họ và điều chỉnh các câu trả lời cho thích hợp.

- Mang theo danh sách các dự án mà bạn đã hoàn thành xuất sắc để nhà tuyển
dụng thấy được năng lực của bạn và có thể đặt câu hỏi về các dự án mà họ thích
thú và quan tâm.

- Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng nên thoải mái với sự im lặng. Hãy nhớ
rằng tài hùng biện là ở chỗ nói những điều thích hợp Và dĩ nhiên, dừng lại
đúng lúc!
Những câu hỏi hay dành để hỏi nhà tuyển dụng
Một buổi phỏng vấn được định nghĩa theo hai cách. Thứ nhất là nhà tuyển dụng
phỏng vấn bạn để xác định xem bạn có phải là người phù hợp nhất với công
việc hay không. Thứ hai là bạn cần phải nêu ra những câu hỏi để xác định xem
bạn có hài lòng với vị trí của mình trong công ty hay không.



Như bất kỳ một buổi phỏng vấn nào, bạn sẽ hơi bối rối một chút khi có mặt
trong một căn phòng khá lạ lẫm với mình, mọi thứ dường như rất mới mẻ và
“không quen thuộc”. Sau khi lắng nghe màn độc thoại của nhà tuyển dụng nói
về vai trò của công ty, bạn sẽ chính thức bước vào cuộc phỏng vấn với những
câu hỏi hóc búa nhằm khai thác mọi thông tin về bạn: Về nền tảng học vấn, về
những dự định của bạn trong tương lai… Và điều quan trọng nhất là bạn phải
trình bày thật rõ ràng và chính xác trong từng câu trả lời của mình.

Tất cả những gì bạn cần trong buổi phỏng vấn là bình tĩnh và tự tin. Điều này sẽ
giúp bạn tránh tình trạng nói lắp.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là người được hỏi thì điều này chưa chắc đã gây ấn

tượng cho nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng họ thích những ứng
viên biết đặt cho họ những câu hỏi thật sự thông minh và dĩ nhiên là những câu
hỏi dạng này luôn dựa vào những hiểu biết của các ứng viên về tổ chức.

Vì những lý do trên, trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn phải luôn chuẩn bị
một danh sách những câu hỏi có thể chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn
có quan tâm đến công ty của họ và vị trí mà họ cần tuyển. Chúng tôi xin giới
thiệu đến bạn một số gợi ý như sau:

Những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty

- Xu hướng của công ty trong 5 năm tới là gì?

- Ông/bà có thể nói cho tôi về những dự định phát triển sản phẩm mới của công
ty hay không? - Ông/bà đánh giá như thế nào về sự cạnh tranh trong công ty?

Hỏi về những vị trí còn bỏ trống trong công ty

- Ông/bà có thể cho tôi biết chuyện gì xảy ra cho người cuối cùng từng làm việc
ở vị trí này?

- Ông/bà có thể cho tôi biết những ưu điểm và khuyết điểm của người từng giữ
vai trò này hay không?

- Ông/bà có thể cho tôi biết những kỹ năng nào mà ông/bà đang thật sự tìm
kiếm cho vị trí công việc mới?

Hỏi về những nhân viên đang làm việc trong cùng bộ phận, về vai trò của họ
trong công ty sẽ giúp bạn hiểu được nhiều điều về văn hóa và hệ thống thứ bậc
trong công ty.


Bạn có thể hỏi những câu như sau:

- Bộ phận này có vai trò gì vậy ông/bà?

- Ông/bà có thể cho tôi biết những thành công của bộ phận này trong 2 năm gần
đây không?

- Tầm nhìn và chiến lược của bộ phận này là gì?

Trách nhiệm của công việc (cần tránh những câu hỏi mơ hồ):

- Ông/bà nghĩ điều gì là khía cạnh quan trọng nhất trong công việc này?

- Những kỹ năng và phẩm chất, thái độ nào mà ông/bà cho là cần thiết nhất đối
với công việc này?

- Ông/bà có thể cho tôi xem bảng miêu tả công việc trong vòng một tuần đối với
vị trí công việc này hay không? Tôi sẽ làm việc trực tiếp với những ai? Với
những khách hàng nào?

- Mức độ đánh giá công việc như thế nào? Tôi sẽ được đánh giá dựa theo tiêu
chuẩn nào? Trong bao lâu? 3 tháng hay 1 năm?

Và sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn đừng quên hỏi nhà tuyển dụng: Ông/bà
có thể cho tôi biết những bước tiếp theo trong quy trình phỏng vấn này là gì
không?

Hãy luôn dành cho nhà tuyển dụng những câu hỏi khôn ngoan nhất để bạn luôn
là người chiến thắng, bạn nhé!


×