Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Lịch sử điện ảnh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.98 KB, 26 trang )

Lịch sử điện ảnh


I.Giới thiệu
Lịch sử điện ảnh thế giới là bài viết nói về sự ra đời và phát triển của bộ môn nghệ
thuật này trên phương diện nghệ thuật, thương mại, khoa học của các nhà pháp minh,
làm phim ở khắp nơi trên thế giới.

II.Sơ khai

Đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học đã phát hiện một hiện tượng lý thú về khả năng của
đôi mắt chúng ta, nó có khả năng lưu lại hình ảnh của 1 vật trong khoảng một phần
nhỏ giây sau khi vật đó được dời đi. Đó là sự lưu ảnh (Persistence of vision), mắt
người có khả năng nhận ra dư ảnh, và đó là tiền đề cho sự ra đời của điện ảnh (motion
pictures : những bức ảnh chuyển động). Tuy nhiên mối quan hệ giữa nó và nhận thức
về chuyển động vẫn cho đến nay vẫn còn chưa được làm sáng tỏ.

1. Những thực nghiệm ban đầu

Khái niệm về lưu ảnh đã khuyến thích những thử nghiệm đầu tiên với các thiết bị
phim ảnh trong suốt thế kỷ 19. Kể đến đầu tiên là thiết bị có tên slotted disk với những
hình vẽ liên tiếp bao quanh 1 cái đĩa, khi người ta quay chiếc đĩa trước 1 cái gương, và
khi được nhìn qua những khe hở (slots) ta sẽ thấy chuyển động. Zoetrope, một thiết bị
được phát triển vào khoảng những năm 1830, là một cái trống bên trong rỗng với một
dải bức ảnh nằm bên trong bề mặt của nó. Khi quay, nó cho hiệu ứng tương ứng như
Slotted disk. Vào những năm 70 của thế kỷ 19, nhà phát minh người Pháp Émile
Reynaud cải tiến ý tưởng này bằng cách đặt những chiếc gương ở tâm cái trống. Vài
năm sau, ông phát triển ra 1 phiên bản máy chiếu sử dụng gương phản xạ và thấu kín
để phóng to hình ảnh. Năm 1892, ông bắt đầu trình diễn tại Paris, với hàn trăm bức
ảnh đặt trong một cuộn (reel), thông qua thiết bị của mình, ông giới thiệu một loạt ảnh
động liên tiếp trong 15 phút.



Sự phát triển của nhiếp ảnh đến những năm 1830 đã làm cho các nhà phát minh nhận
thức ra được việt kết hợp thiết bị chiếu ảnh chuyển động với thiết bị chụp ảnh để tạo
ra những hình ảnh chuyển động thực sự. Một thực nghiệm nổi tiếng diễn ra tại
California trong những năm 1870, trùm đường sắt Leland Stanford thuê nhà nhiếp ảnh
người Anh Eadweard Muybridge để giải quyết việc đánh cược có hay không 1 lúc nào
đó, 4 chân của con ngựa trong lúc chạy đồng thời không chạm đất. Muybridge đặt 12
máy ảnh trên đường ngựa chạy kèm theo những đoạn chỉ được giăng ngang trên
đường và có 1 đầu nối với cửa chớp của máy chụp. Như vậy khi con ngựa chạy, nó sẽ
làm đứt chỉ và các máy sẽ chụp được những bức ảnh liên tiếp. Dĩ nhiên Leland
Stanford đã có câu trả lời là CÓ, còn với Eadweard Muybridge, ông đã mang những
hình ảnh đó đi công chiếu với 1 thiết bị của ông làm có tên là Zoopraxiscope.

Thực nghiệm của Muybridge đã thôi thúc nhà khoa học người pháp Étienne-Jules
Marey phát minh một thiết bị lưu và phân tích chuyển động của con người và loài vật.
Ông đặt tên cho nó là Chronophotographic, nó có khả năng chụp ảnh này chồng lên
ảnh khác. Công việc vủa Marley được hổ trợ rất nhiều với sự phát triển của vật liệu
phim ảnh. Năm 1885, nhà phát minh người Mỹ George Eastman giới thiệu những tấm
giấy "phim" bắt nhạy tốt hơn thay thế cho bản kính đã được dùng trước đó. Sau này,
ông tiếp tục thay thế nó bằng celluloid, một chất dẻo tổng hợp được tráng bằng 1 lớp
chất bắt ánh sáng galatin (gelatin emulsion).

2. Thomas Alva Edison và William K. L. Dickson

Nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ Thomas Alval Edison bắt đầu để ý đến motion
pictures vào những năm 1890, bước tiếp những thành công của Muybridge, Marey và
Eastman. Tại những thí nghiệm của mình ở West Orange, New Jersey, Edison phân
công cho nhân viên người Anh, William K. L. Dickson có nhiệm vụ chế tạo ra chiếc
máy có khả năng ghi lại những chuyển động thật và 1 chiếc máy để xem lại những kết
quả đó. Đến năm 1891, Dickson cho ra mắt một chiếc máy "quay phim" gọi là

Kinetograph và một chiếc máy "chiếu phim" gọi là Kinetoscope.

Kinetogaph hoạt động được nhờ một mô tơ điện làm cho những celluloid film chạy
qua trước ống kính camera. Ban đầu chiếc mô tơ này khá đồ sộ và không di chuyển
được, nhưng sau đó nó nhanh chóng được thay thế bằng tay quay camera có khả năng
di chuyển. Một nhân tố đóng góp vào thành công Dickson là cơ cấu bánh răng có
nhiệm vụ liên kết tới cửa chập camera, cuộn phim sẽ tự động dừng lại sau mỗi "kiểu".
Và khái niệm khung hình (frame) xuất hiện từ đây. Khi mới ra đời, các camera có rất
nhiều tốc độ khác nhau cho 1 frame, nhưng từ năm 1920, 24 khung hình trên giây đã
thành chuẩn.

Đầu năm 1893, Edison lập studio tại phòng thí ngiệm, ngày 5-9-1983 ông tổ chức
buổi công diễn đầu tiên, tuy nhiên một lần chiếu chỉ cho phép được 1 người xem với
máy chiếu Kinetoscope. Kinetoscope như một cái hộp chứa môtơ và cửa chụp y như
camera, nó sẽ cho những đoạn phim dương bản chạy qua nguồn sáng điện, làm rõ
những tấm ảnh rất nhỏ và nó được xem qua một cửa sổ nhỏ. Rõ ràng điều mà Edison
và Dickson nghĩ bây giờ là phải làm sao để máy chiếu của mình có thể chiếu tại khán
phòng lớn, như Émile Reynaud đã làm được ở Paris.

3. Anh em Lumière

Tại Pháp, anh em Auguste và Louis Lumière theo đuổi công việc cải tiến những thành
công của Edison. Đến năm 1895, họ phát triển ra một chiếc camera nhẹ, cầm bằng tay,
có sử dụng máy kẹp để nâng cao cuộn phim. Họ đặt tên cho nó là Cinématographe, và
sớm khám phá ra có thể dùng nó để chiếu trên màn ảnh lớn khi được kết nối với máy
chiếu. Trong suốt năm 1895 họ quay một bộ phim và chiếu thử cho một nhóm người.
Đến ngày 28 tháng 12 cùng năm, những khung hình đầu tiên được chiếu cho công
chúng ở Paris và đây được xem là buổi chiếu phim đầu tiên.

Ở những nơi khác, công việc của các nhà phát minh về chiếc máy quay và máy chiếu

phim vẫn bận rộn. Tại Đức, anh em Emil và Max Skladanowsky chế tạo ra một thiết
bị khác và chiếu phim tại Berlin vào tháng 11 năm 1895. Tại Anh, một thiết bị phát
triển bởi Birt Acres và Robert W. Paul được dùng để chiếu phim tại London tháng 1
năm 1896. Tại Mỹ, một máy chiếu có tên Vitascope được giới thiệu trong khoảng thời
gian này bởi Charles Francis Jenkins và Thomas Armat. Armat sau này tham gia hợp
tác với Edison để sản xuất ra máy chiếu Vitascope. Và nó được cho ra mắt vào tháng
4 năm 1896 tại New York.

Trong những nổ lực tương tự như vậy, anh em Lumière còn nắm giữ một thứ duy nhất
cho mình đó là họ đang trở thành những nhà làm phim chuyên nghiệp. Trong vai trò
mới họ cũng làm tốt như đã từng làm khi còn là nhà phát minh, nhà sản xuất. Các bộ
phim được làm từ năm 1895 đến 1896 chủ yếu là những bộ phim ngắn nhưng rất quan
trọng, những bộ phim đó được xem là cột mốc đầu tiên trong lịch sử hơn một thế kỷ
của ngành điện ảnh. Arroseur et arrosé (Waterer and Watered, 1896) là một đoạn hài
kịch ngắn dựa theo đoạn hoạt hình ở báo, nói về một người làm vườn lấy vòi nước xịt
vào người khác như một trò đùa của con người. La sortie de l

usine Lumière à Lyon
(Workers Leaving the Lumiere Factory, 1895) và Arrivée d

un train en gare (Arrival
of a Train at La Ciotat, 1896), nói về chuyến tàu tới ga và hành khách xuống tàu , là
những bộ phim mà anh em Lumière gọi là actuality films, phim nói về những sự kiện
có thật hơn là những câu chuyện được đóng bởi diễn viên.



III. One-Reellers

Trong suốt muời năm sau đó là giai đoạn của chiếu phim, phim được chiếu như một

phần của các chương trình tạp kỹ, tại các lễ hội và các buổi họp đông đúc, tại các
giảng đường hay ở nhà thờ và dần dần chỉ cần 1 khoảng không gian là có thể tổ chức
một buổi chiếu phim. Hầu hết các bộ phim dài không quá 10 đến 12 phút, điều này
phản ánh độ dài của mỗi cuốn phim có thể đặt trong 1 cuộn phim chuẩn (reel) ở máy
chiếu (One-Reelers). Có nhiều tác phẩm ở 2 thể loại comedy và actual nối tiếp sau
những thước phim đầu tiên của anh em Lumière. Mục tiêu của những bộ phim này là
sự kinh ngạc, không tưởng, gây cười. Nhưng các nhà làm phim cũng nhanh chóng lập
ra những hướng đi mới cho mỗi bộ phim, đặc biệt là tính hình tượng và tường thuật.

Nhà làm phim, ảo thuật người Pháp Georges Méliès được biết đến với như một nhà
làm phim nổi tiếng ở thể loại phim hình tượng (fantasy) trong buổi đầu của ngành điện
ảnh. Ông khai thác nhiều phương tiện mới nhằm nâng cao những cảnh đầy "huyền bí
ma thuật", đáng kể là kỷ xảo kỷ thuật stop-motion (xem Movie). Trong số hơn 100 tác
phẩm của mình, có thể Le voyage dans la lune (A Trip to the Moon, 1902) là tác phẩm
nổi tiếng nhất của Méliès.

Tại Mỹ, nhà chiếu phim "thời trước" Edwin S.Poster chịu tránh nhiệm gánh việc làm
phim tại công ty Edison vào năm 1901, và ông đã làm những bộ phim dài hơn nói về
những câu chuyện. Và tác phẩm nổi tiếng nhất của Poster và có lẻ nổi tiếng nhất trong
thời kỳ đầu của motion pictures là The Great Train Robbery (1903), nó thiết lập nên
điện ảnh là một phương tiện gải trí mang tính thương mại. Với những cảnh được thay
đổi nhanh chóng, bao gồm những cảnh trên xe lửa đang chạy,bộ phim đã mang tới cho
người xem cái nhìn chính xác và gần gũi, nó đã trở thành tiêu chuẩn của điện ảnh.

The Great Train Robbery và những bộ phim truyện sau này (story films) đã thúc đẩy
việc mở rộng những buổi trình chiếu trên khắp nước Mỹ vào năm 1905, sự xuất hiện
ngày càng nhiều các rạp chiếu nickelodeon, người xem phải trả 5 cent để được vào
xem (nickelodeon : five-cent movie theater) đã đặt ra yêu cầu phải làm ra nhiều phim
và kéo theo đó là chi phí làm phim, ngoài ra nó còn bị những nhà cải cách xã hội phê
phán là thiếu vệ sinh, thiếu an toàn trong các rạp chiếu và những nội dung đồi bại, xấu

xa trong mỗi bộ phim. Năm 1908, Edison đứng ra thành lập Motion Picture Patents
Company (MPPC), liên kết những nhà sản xuất lại với những mục tiêu cơ bản như :
quản lý việc sản xuất và phát hành nhằm loại bỏ các rạp giá rẻ, nâng tiền vé vào cửa
lên, hợp tác với các cơ quan kiểm duyệt, loại bỏ việc lưu trữ phim của các các nhà sản
xuất không phải là thành viên. Dĩ nhiên những nhà sản xuất độc lập ngăn không cho
MPPC kiếm được nguồn liệu và thực hiện các bộ phim nổi tiếng. Họ còn đi tiên
phong theo hướng nhiều cuộn phim (mutli-reels), làm những bộ phim truyện dài. Đến
năm 1915, MPPC chịu sự tấn công của chính phủ Mỹ vì cho rằng đó là độc quyền bất
hợp pháp (cho dù việc này không ăn thua), việc kết hợp lại thành những công ty sẽ
giúp nó thống trị việc làm phim ở Mỹ trong 10 năm tiếp theo.


IV. Phim câm

Với những kinh nghiệm còn thiếu sót, hầu hết các bộ phim đến cuối thập niên 20 của
thế kỷ 20 đều không có tiếng. Nhưng phim câm hiếm khi "câm". Hầu hết các bộ phim
trong thời kỳ đầu được chiếu với phần đệm của đàn piano hay organ, thỉnh thoảng có
cả người dẫn truyện hay những diễn viên đừng sau màn ảnh. Khi phim truyện dài (sử
dụng 4 reel, thời gian từ 40-50 và nhiều hơn) trở thành chuẩn trong khoản những năm
1910 thì có nguyên một ban nhạc buổi diễn "live" trong rạp chiếu lớn, và những bản
nhạc được chơi là những bản nhạc được viết dành riêng cho bộ phim đó.

Cho đến tận thế chiến I (1914-1918), các nhà làm phim châu Âu vẫn thống trị thị
trường phim của thế giới. Pháp được xem như là người dẫn đầu trong sản xuất phim,
dẫu cho các nước châu Âu khác như Đan Mạch hay Italy cũng đóng một vai trò quan
trọng. Dĩ nhiên chiến tranh (diễn ra ở châu Âu) đã phá vỡ những thành quả của điện
ảnh nơi đây. Với sự sụp đổ nhanh chóng của các nhà xuất khẩu phim ở châu Âu, một
số nơi khác như Mỹ Latin đã không bỏ lỡ cơ hội. Nhưng các công Mỹ nhanh chân hơn
cả, cùng một chiếc lược sản xuất như châu Âu nhưng giá rẻ hơn và đến những năm
1920 thì 3 phần 4 phim trên thế giới có xuất xứ ở Mỹ.


1. Phim câm của Mỹ

Ngay trước chiến tranh, các nhà làm phim Mỹ đã để lại dấu ấn ở thể loại hài kịch và
thần thoại. Hơn nữa, các nhà làm phim Mỹ lại bắt đầu tụ tập về nam California, tại
khu vực ngoại ô Hollywood, Los Angeles. Từ đây Hollywood trở thành một biểu
tượng đầy quyến rũ, còn điện ảnh đã trở thành một ngành giải trí phổ biển.

1.1. D. W. Griffith

Griffith, D(avid) W(ark) người được mệnh danh là The Father of the Motion Picture.
Người đưa điện ảnh từ thời kỳ One-reelers trong buổi đầu sang một kỷ nguyên thống
trị của Hollywood. Khởi nghiệp trong vai trò diễn viên trong bộ phim của đạo diễn
Edwin S.Poster, năm 1908 ông đã trở thành giám đốc của American Mutoscope and
Biograph Company tại thành phố New York. Trong khoảng năm 1908 đến 1913, ông
làm được gần 500 phim.

Rời Biograph năm 1913 để làm phim truyện dài. Ông có kế hoạch làm 1 bộ phim về
đề tài cuộc nội chiến châu Mỹ, một thiên anh hùng cả lịch sử. The Birth of a Nation
(1915), dài 3 tiếng đồng hồ, phim đã gây sửng sốt cho khán giả với những quang cảnh
chói rọi của một sự kiện gần đây (cuộc nội chiến diễn ra từ 1861 đến 1865) và đặt nền
móng vững chắc để đưa điện ảnh trở thành một bộ môn nghệ thuật.

Trước thời của Griffith, phim chỉ là những đoạn ngắn, chủ yếu là tình tiết, còn nghèo
nàn trong diễn xuất, làm và biên tập phim. Còn tới lượt mình, phim của Griffith
thường xuyên được chiếu trong thời gian dài, luôn có kịch tịch cao trào, những nhân
vật đầy sức sống và được làm với trình độ kỷ thuật cao. Ông còn là người đưa ra
những ý tưởng nổi tiếng trong lịch sử điện ảnh như : quay cận cảnh (close-up, một cái
nhìn gần với mặt nhân vật hay bề mặt của vật thể nhằm tăng tính biểu cảm); sự mờ
dần (fade-out, một hình thức chuyển đổi các cảnh khác nhau trong phim, cảnh đầu sẽ

dần dần mờ đi và cảnh sau xuất hiện); chiếu lại (cutback) hoặc hồi tưởng (flashback)
nhằm làm cho tình tiết và cách xây dựng nhân vật dể hiểu hay để giới thiệu những
cảnh có thời gian về trước;

Năm 1920, cùng với các diễn viên Douglas Fairbanks, Mary Pickford, và Charlie
Chaplin, Griffith thành lập United Artists Corporation nhằm sản xuất những bộ phim
truyện, hầu hết tất cả đều là phim câm trừ một số tác phẩm cuối cùng như Lady of the
Pavements (1929), Abraham Lincoln (1930) và The Struggle (1931) có sử dụng đến
âm thanh, tuy nhiên chúng không thành công mấy.

1.2. Đến với Hollywood

Hollywood, cái tên được Harvey Wilcox đặt cho vùng nông trại 120 mẫu Anh
(khoảng 5 hecta) trồng cam chanh của mình. Và cánh đồng Hollywood đã trở thành
bước ngoặc cho cộng đồng các nhà làm phim mới ở miền nam California sau khi
Griffith dựng một cảnh về Babylon cổ xưa ở đây cho bộ phim Intolerance (1916).
Wilcox đã chia nhỏ và bán từng miếng đất. Năm 1911, studio đầu tiên xuất hiện

Trong khoảng năm 1910, Griffith và các nhà làm phim ở phía Đông bắt đầu trải qua
những mùa đông đầu tiên ở California, và những công ty đầu tiên đã xuất hiện và đi
vào hoạt động. Bên cạnh thời tiết thích hợp, địa thế của Hollywood rất hợp với quay
phim như có bãi biển, có núi, có vùng đất khô, và có nhiều miếng đất giá cả "phải
chăng" để xây dựng nhiều studio. Kèm theo đó là lực lượng nhân công lần nghề và giá
rẻ hơn so với các vùng khác ở nước Mỹ. Không bị ràng buộc với các môn nghệ thuật
cũ, một nét tương phản so với ở New York hay ở Paris, Rome, Berlin. Hollywood đã
trở thành mái nhà riêng của phim ảnh, với phong cách sống hết sực đặc trưng.

Sự phát triển của Hollywood được đánh dấu bằng chiến thắng vang dội của các nhà
sản xuất độc lập khi họ vượt qua sự độc quyền từ miền Đông mà nền tảng là MPPC.
Trong khi nhóm này đang còn cố vượt qua giới hạn về sản xuất và độ dài phim thì

những nhà làm phim độc lập đã chuyển sang làm những bộ phim truyện dài và có một
dàn các ngôi sao nhằm quảng cáo cho công việc của mình. Trong số những nhà phát
triển độc lập, Universal Pictures thiết lập chặt chẽ cơ sở của mình tại thung lũng San
Fernando, bắc Hollywood. Paramount Pictures và the Fox Film Corporation xuất hiện
sau đó như những công ty độc lập đáng chú ý. Những công ty này phát triển hệ thống
các studio theo những nhóm nhỏ với các công việc khác nhau như sản xuất, phát hành,
trình chiếu phim và hệ thống các studio này rốt cuộc lại là một thách thức mới, một
hình thức khác của độc quyền trong công nghiệp điện ảnh.

1.3. Hài kịch câm

Cho dù những sáng tạo mới của Griffith và các nhà làm phim khác, việc làm phim
truyện ngày càng thịnh hành thì hài kịch vẫn là một thể loại chủ yếu của phim câm.
Sau những bộ phim không có nội dung và hài kịch có nội dung khiếm nhã, một phong
cách mới gọi là slapstick nổi lên trong giai đoạn này. Mack Sennett, một diễn viên,
đạo diễn phim hài với Griffith đã thành lập một công ty mới có tên là Keystone vào
năm 1912 đã góp vai trò quan trọng trong việc phát triển thể loại slapstick. Ở
Keystone đã cho ra đời một diễn viên nổi tiếng, Charlin Chaplin.

Chaplin xuất hiện Kid Auto Races at Venice (1914) trong vai một người đàn ông với
quần dài rộng phùng phình (baggy pans), đôi dày to lớn (enormous shoes), mũ quả
dưa (bowler hat) , dáng đi cứng đờ đờ cầm theo một cây gậy tre (walk strick and
bamboo cane), và đó là điểm khởi đầu cho một nhân vật rất nổi tiếng của ông, the
Tramp. Tiếp tục xuất hiện trong Easy Street (1917) và The Immigrant (1917), những
bộ phim này nhanh chóng mang lại cho ông tiếng tăm khắp thế giới hơn bất kỳ một
diễn viên nào khác. Năm 1918, ông lập cho mình một xưởng phim riêng tại
Hollywood, những năm sau đó ông tiếp tục phát triển nhân vật the Tramp từ sự ngu
ngô, hài hước cho đến sự đáng thương, và the Tramp mãi luôn được yêu thích bởi các
thệ hệ khán giả trên khắp thế giới. Năm 1920, ông giúp Griffith sáng lập United
Artists Corporation, và sau này ông bắt đầu làm những bộ phim hài dài như The Kid

(1921) The Gold Rush (1925), The Circus (1928), City Lights (1931), Modern Times
(1936), The Great Dictator (1940), Monsieur Verdoux (1947), Limelight (1952), and
A King in New York (1957). Với những đóng góp của mình, năm 1972 ông được giải
Oscar, năm 1975 ông được phong tước hiệp sĩ, năm 1964 ông viết tự truyện về bản
thân My Autobiography (sau này có tên là My Early Years, 1982 và My Life in
Movies, 1975). Sir Richard Attenborough làm phim về cuộc đời Chaplin vào năm
1992.

Ngoài ra, còn có 2 diễn viên khác trong thể loại phim hài kịch dài suốt giai đoạn 1920-
1929 là Buster Keaton và Harold Lloyd. Buster Keaton gây chú ý khi xuất hiện ở The
General (1927) trong vai 1 người lái xe lửa, còn Harold Lloyd lại được chú ý khi xuất
hiện trong Safety Last (1923) khi vào vai 1 nhân vật leo lên tòa nhà cao và phải treo lơ
lửng ở đồng hồ, cột cờ, bờ cửa.
IV.Phim câm

2. Phim câm của châu Âu

Sau chiến tranh, mọi thứ đã thay đổi với các nhà làm phim ở châu Âu, bị vượt mặt bởi
người Mỹ trên khắp mọi nơi, sức mạnh điện ảnh ở Ý và Đan Mạch sụp đổ, trong khi
đó các nhà làm phim Đức và Liên bang Xô Viết mới thành lập lại nổi lên, Pháp dẫu
không còn thống trị nhưng vần là trung tâm lý luận điện ảnh, về sản xuất phim và về
kinh nghiệm sản xuất phim.

2.1. Tại Đức

10 năm sau chiến tranh, công nghiệp điện ảnh Đức phát triển mạnh mẽ nhất ở châu Âu
nhay cả khi phải chịu sự xâm nhập thị trường của phim Mỹ và sự ảnh hưởng của
những tài năng nổi tiếng đến từ Hollywood. Mặc dù phim ở Đức mang tính thương
mại phục vụ cho nhu cầu gải trí nhưng nó vẫn nhấn mạnh điện ảnh là một loại hình
nghệ thuật, phải mang lại một sự chú ý đặc biệt trong không gian nhe nhìn, truyền đạt

nội dung tới người xem thông qua nghệ thuật quay phim, ánh sáng, dựng cảnh. Mới
trải quả chiến tranh, buộc những nhà làm phim Đức phải cố gắng làm sao để những bộ
phim thật đặc biệt, vượt qua sự thù địch chiến tranh trên thị trường phim thế giới. Chủ
nghĩa biểu hiện (Expressionism), một trào lưu nghệ thuật sử dụng những hình tượng
bóp méo có chủ định để diễn tả cảm xúc, đã ảnh hưởng đến những tác phẩm nổi tiếng
sau chiến tranh của điện ảnh Đức. Trong sô đó có tác phẩm Das Kabinett des Dr.
Caligari (The Cabinet of Dr. Caligari, 1919) của đạo diễn Robert Wiene, với những
cảnh tượng khó hiểu bị bóp méo và câu chuyện về kẻ giết người mộng du bị điều
khiển bới một bác sĩ thần bí.

Đứng đầu các nhà làm phim Đức trong thời gian này có Fritz Lang, F. W. Murnau, và
G. W. Pabst. Phim của Lang đặc trưng cho cái nhìn là thường về thế giới vật chất
trong thần thoại, hiện tại và tương lai. Bộ phim nổ tiếng của ông là Metropolis (1927),
phim là câu chuyện ở tương lai với những chiếc cầu xe lửa nằm giữa các cửa hàng của
những toà nhà chọc trời trong khi công nhân lại làm việc cực nhọc tại một nhà máy to
lớn ở dưới lòng đất. Còn phim của Murnau lại là sự phức tạp tâm lý sâu xa, đáng kể
đến những bộ phim về loài quỷ hut máu Nosferatu (1922) và Der letzte Mann (The
Last Laugh, 1924). Pabst lại được biết đến là một nhà làm phim thực tế, ông là đạo
diễn của bộ phim Die Büchse der Pandora (Pandora’s Box, 1928), một bi kịch về tình
ái do nữ diễn viên người Mỹ Louise Brooks thủ vai chính Lulu, một cô gái luôn luôn
dùng những người mình gặp để thỏa mãn cho bản thân, thậm chí cô còn quyến rũ con
trai của chồng, trước sự đố kỵ của người chồng, Lulu đã giết anh ta.

2.2. Tại Liên bang Xô Viết

Năm 1917, nền quân chủ Nga (Russia, thời Sa Hoàng) sụp đổ sau cuộc cách mạng
tháng mười Nga vĩ đại do những người Bôn-sê-vít lãnh đạo, nước Nga từ đây lấy tên
thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Xô Viết (Union of Soviet Socialist
Republics), với những sự kiện như vậy, các nhà làm phim trẻ ở Xô Viết hăng hái thiết
lập một loại hình nghệ thuật điện ảnh mới dựa trên lý tưởng cách mạng. Phim câm ở

Nga trở nên đáng chú ý vì sự kết hợp giữa chính trị với những tiên phong về mỹ học.
Những tác phẩm của các nhà làm phim như Sergey Eisenstein và Dziga Vertov tiếp
tục đặt ra câu hỏi đầy thách thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị, trước
hết là những tranh cãi gay gắt trong nước.

Eisenstein, là nhà lý luận cũng nhà nhà làm phim nổi tiếng của Nga lức bấy giờ, bài
khóa của ông tại montage (dựng cảnh, French Terms for film editing) đã nói rõ cách
những cảnh phim riêng rẻ có thể để cạnh nhau và liên kết chúng lại nhằm tạo ra cảnh
có nghĩa và khơi dậy những cảm xúc từ người xem. Ông đã đem những lý luận đó vào
những tác phẩm của mình như Stachka (Strike, 1924), Bronenosets Potemkin
(Potemkin, 1925), và Oktyabr (October, 1928, còn được biết đến dưới tên Ten Days
That Shook the World). Dĩ nhiên nổi tiếng nhất là tập hợp những cảnh dựng của cảnh
Odessa Steps trong bộ phim lịch sử Potemkin, gần 155 cảnh quay riêng rẻ trong 4
phút 20 giây nhằm miêu tả sự tàn sát dân chúng của những người lính.

Vertov (Denis A. Kaufman) người tán thành cho thể loại tài liệu hơn là những thước
phim hư cấu. Ông cũng nhấn mạnh việc dựng cảnh và điều quan trọng của biên tập
phim trong việc tổ chức dựng hình từ những đoạn phim quay ban đầu. Vertove là đạo
diễn, biên tập, sản xuất cho loạt phim thời sự Kino-Pravda (Cine-Truth, 1922-1925)
và làm những bộ phim tài liệu như Chelovek s kinoapparatom (Man with a Movie
Camera, 1929).

2.3. Tại Pháp

Điện ảnh Pháp không còn độc tôn trên thế giới sau chiến tranh, giờ đây nó phải đang
tồn tại chật vật. Các nhà lý luận điện ảnh Pháp đặt ra các hạn định như photogenie và
cinegraphie để diển tả cách nhìn của họ về điện ảnh, rằng điện ảnh phải làm nổi bật
những hình ảnh hơn là sử dụng các rạp chiếu phim để truyền đạt những hành động
kịch tính. Những lý luận nhanh chong được áp dụng cho hầu hết các bộ phim ngắn,
đáng chú ý là La souriante Madame Beudet (The Smiling Madame Beudet, 1923) của

nhà lý luận và làm phim, bà Germaine Dulac, được chú ý qua những bài viết phê bình.

Trào lưu nghệ thuật siêu hiện thực (surrealism), sự kết hợp chặc chẽ giữa những hình
ảnh kỳ quái và lấy nó làm sự công kích vào những thực tế hằng ngày, cũng mang lại
một khái niệm mới cho việc làm phim. Entr’acte (1924) của đạo diễn René Clair sử
dụng một kỷ xảo đánh lừa người xem từ buổi đầu của điện ảnh để thể hiện cho loạii
hình nghệ thuật mới này. Fernand Léger làm phim Le ballet mécanique (1924) và
Marcel Duchamp làm Anémic Cinema (Anemic Cinema, 1926) lại sử dụng những
thiết kế hoạt hoa hay những vật thể được vẽ. Nhà làm phim đầy tham vọng Abel
Gance là đạo diễn của bộ phim Napoléon Bonaparte (1927), cảnh chiến đấu cuối cùng
trong phim có sử dụng đến Polyvision, chiếu 3 cảnh cùng 1 lúc.

Các nhà làm phim đến từ các quốc gia khác cũng có những tác phẩm đáng chú ý ở
Pháp như đạo diễn người Đan Mạch Carl-Theodor Dreyer of Denmark với phim La
passion de Jeanne d’Arc (The Passion of Joan of Arc, 1928), được xem là kinh điển về
chú ý chưa từng có về hiện thực tâm lý. Luis Buñuel, người Tây Ban Nha, là đạo diễn
của bộ phim siêu hiện thực Un chien Andalou (An Andalusian Dog, 1929), phim
nhanh chóng nổi tiếng bởi những hình tượng xáo động và bình thường.

3. Sự lớn mạnh của phim câm

Đến 1925, Mỹ đã có một nền công nghiệp phim rộng lớn và phim Mỹ vẫn độc tôn trên
thị trường thế giới, bên cạnh đó còn kể đến phim của Đức và Nhật, dù phim Nhật phần
lớn được sản xuất trước tiên dành cho thị trường trong nước. Có nhiều quốc gia theo
đuổi, ấp ủ việc làm phim như một nét văn hóa vật thể quan trọng. Trong suốt thời gian
này, điện ảnh đã trở thành phương diện quốc tế, người của nước này có thể sang nước
khác để làm phim như Dreyer và Buñuel đã từng làm hay di cư sang nơi khác để phát
triển sự nghiệp như Murnau, sau những thành công tại Đức, ông đã sang Hollywood.

Hệ quả xã hội của việc phát triển nhanh chóng này làm nên những cuộc tranh luận gay

gắt. Các diễn viên nổi tiếng như Chaplin, Greta Garbo, và Rudolph Valentino được
nhiều người mến mộ, sức thu hút của họ có ảnh hưởng đến lối sống bình thường?
Thông qua các câu chuyện giả tạo về cuộc sống trên phim ảnh, những hành động tội
ác rõ ràng trong từng cảnh quay có làm thay đổi những miền quê hay thị trấn nhỏ vốn
yên bình? Những câu hỏi đó đòi hỏi việc kiểm duyệt phải được chú ý nhằm quản lý
được những ảnh hưởng của phim ảnh. Việc này có thể làm bằng cách biên tập lại
phim trước khi chiếu hay đưa ra những quy định buộc nhà sản xuất phải làm theo.

Khi Hollywood và khắp nơi trên thế giới làm ra hàng trăm bộ phim mỗi năm, phim
cần được phân thành các thể loại (genres). Những thể loại đầu tiên là hài kịch
(comedy), Viễn đông (the Western), thần thoại (mystery), kinh dị (horror), lãng mạng
(romance), kịch melo (melodrama - melody), và chiến tranh (the war story), những thể
loại này có thể được biến thể hoặc kết hợp với thể loại khác.

4. Phim tài liệu câm

Phim về những sự việc hiện, có thật đã từng gây chú ý trong những ngày đầu của điện
ảnh, sau này lại bị lãng quên bởi những bộ phim truyện với mục đích thương mại
trong vòng thập niên thứ 1 đến thứ 2 của thể kỷ 19. Nó dần dần được thay thế bởi
những phim thời sự (newsreel), là sự những đoạn phim ngắn được biên tập từ các
đoạn tin tức, phim thời sự đã trở thành một chương trình được chiếu trong các rạp
chiếu phim. Phim không được hư cấu, được biết đến nhiều hơn dưới tên phim tài liệu
được làm để giáo dục hay tuyên truyền mục đích trong thời chiến.

Trong suốt thời gian này, các nhà làm phim tiếp tục khảo sát tỉ mỉ về thế giới xung
quanh, mang lại những hình ảnh về con người, nới chốn chưa từng biết đến tới khán
giả. Một trong những số đó là Robert Flaherty, người Mỹ, làm nghề mỏ và thăm dò
mỏ ở phía bắc Canada, đã ghi lại những hình ảnh về người Eskimo cho tới những
phong cách sống đã biến mất, ông đã tạo ra một số tranh cãi trong việc sân khấu hóa
các phong tục truyền thống, những thứ sau này sẽ không còn. Flaherty làm bộ phim tài

liệu dài Nanook of the North (1922) kể về một người đàn ông Eskimo tên là Nanook,
phim được phát hành với mục đích thương mại và đã trở thành một tác phẩm xuất sắc,
nhận được nhiều lời đánh giá phê bình. Sau này một studio ở Hollywood gửi ông đến
một hòn đảo phía nam Samoa để làm bộ phim thứ 2, Moana (1926). Ernest B.
Schoedsack và Merian C. Cooper, 2 nhà làm phim người Mỹ được biết đến qua bộ
phim King Kong, cũng đã chuyển sang làm phim ở thể loại này với tác phẩm Chang
(1927), một bộ phim tài liệu về du lịch được quay tại Siam (Xiêm, Thái lan ngày nay).

Những nhà làm phim có tiếng ở châu Âu cũng bắt đầu để ý đến thể loại này, những tác
phẩm của họ được gọi là city symphonies, cái tên bắt nguồn từ bộ phim tài liệu Đức
của Walter Ruttmann có tựa đề Berlin: Die Sinfonie der Grossstadt (Berlin:
Symphony of a Great City, 1927), phim nói về hoạt động hàng ngày của thành phố.
Còn ở Nga, tác phẩm Chelovek s kinoapparatom (Man with a Movie Camera, 1929)
của Vertov (Denis A. Kaufman) là một ví dụ khác về city symphony, về Matxcơva.
Tại Pháp, Jean Vigo và Boris Kaufman (anh em với Vertov) thực hiện bộ phim A
propos de Nice (On the Subject of Nice, 1930).


V. Phim có âm thanh

Việc thu âm ra đời vào cuối những năm 20 thế kỷ trước đã làm cho điện ảnh thay đổi
mãi mãi. Những năm kinh nghiệm đầu tiên, có 2 hệ thống thu âm khác nhau : âm
thanh trong đĩa (sound on dics) hoạt động như máy hát và âm thanh trong phim (sound
on film), âm thanh được ghi chính xác lên celluloid. Cùng thời gian, các kỹ sư hoàn
thành hệ thống khuếch đại cho các rạp chiếu phim, dựa theo một kỹ thuật mới của
radio. Được chứng minh lần đầu tiên vào năm 1926, đến năm 1930 việc thu âm trở
nên phổ biến trong hầu hết các tác phẩm và phương pháp sound on film đã trở thành
chuẩn vì có một số vấn đề về những chiếc đĩa (dics).

1. Những thước phim nói đầu tiên


Những năm đầu tiên của việc thu âm đã làm phim câm phải rút lui, camera phải di
chuyển ít hơn, diễn viên cũng vậy bởi lý do không thể thu nhiều tiếng ồn từ mơ tô
camera hay diễn viên không quá xa microphnone. Thêm vào đó có những sự nghi ngờ
về việc giọng nói của các ngôi sao phim câm có phù hợp với phim nói hay không. Tại
Hollywood, một làn sóng mới về các diễn viên sân khấu nổi lên từ Broadway (trung
tâm giải trí ở New York với những rạp hát, rạp chiếu phim, nhà chơi cho trẻ em, quán
bars, nhà hàng).

Những trở ngại ban đầu này nhanh chóng được vượt qua với việc áp dụng công nghệ
mới. Camera trở nên linh động với việc được bao bọc bằng những vật liệu cách ly âm
thanh, được đặt trên khung có thể di chuyển được bằng các bánh xe cao su.
Microphone đã được treo bằng những cánh tay dài hơn gọi là booms, được đưa ra
khỏi phạm vi của những camera, diễn viên có thể diễn xuất nhiều hơn. Những tác
phẩm ra đời sớm như Applause (1929) của đạo diễn Rouben Mamoulian người Mỹ đã
chứng minh sự phong phú các trạng thái của nghệ thuật mới với việc thu tiếng cho
phim. Mamoulian sử dụng nhiều nguồn âm thanh khác nhau, như âm thanh cho
chuyển cảnh, chuyển âm thanh để nhấn mạnh cảnh quay. Bằng những hiệu ứng, ông
cố gắng mang lại những tiêu chuẩn thật tự nhiên và giống thật cho các bộ phim có âm
thanh.

2. Phim âm nhạc và găngxtơ

Đây là hai thể loại mới mà sự ra đời thu âm mang lại cho điện ảnh. Thể loại phim
găngxtơ lôi cuốn công chúng vì sự dính liếu tới tội ác của những ông trùm khét tiếng,
nhiều tội ác phát sinh từ các hoạt động phạm pháp trong giai đoạn Prohibition (cấm
việc sản xuất và buôn bán các đồ uống có liên quan tới rượu ở Mỹ từ 1920 đến 1933).
Những bộ phim găngxtơ đầu tiên đã lợi dụng sự nổi loạn giữa các trùm. Little Caesar
(1930) đưa diễn viên Edward G. Robinson trở thành ngôi sao khi thủ vai trùm Rico
Bandello còn diễn viên James Cagney lại có tiếng tăm khi vào vai một cách sinh động

trùm Tom Powers trong The Public Enemy(1931).

So với thể loại găngxtơ, thì sự ra đời của phim âm nhạc có vẽ như là kết quả hợp lôgíc
hơn khi việc thu âm ra đời, thể loại này đã lôi cuốn khán giả bắt đầu từ những sân
khấu Broadway nhưng để trở nên phổ biến và nổi tiếng thì phải chờ đến lúc Warner
Bros cho ra mắt series phim âm nhạc phá vở những lệ thường trên sân khấu. Phim
được quay những nhóm vũ công số lượng nhiều với nhiều điểm nhấn để tạo nét riêng
chỉ có điện ảnh mới có, những bộ phim như thế bao gồm 42nd Street, Gold Diggers of
1933 (1993), Footlight Parade ( 1933), tất cả đều được biên đạo múa người Mỹ Busby
Berkeley dàn dựng. Một loại hình khác của phim âm nhạc là tập trung vào những diễn
viên đặc biệt trong nhóm múa, ví dụ như Fred Astaire và Ginger Rogers trong Flying
down to Rio (1933), Top Hat (1935) và Swing Time (1936).

3. Phim kinh dị

Không phải là thể loại mới nhưng đến khi có những hiệu ứng âm thanh ra đời thì phim
kinh dị mới có được "nguồn sức mạnh" của mình. Tiếng nói nặng nề của diễn viên
Bela Lugosi gốc Hungari mang lại sự sợ hãi "mới" tới các khán giả trong Dracula
(1931) bởi đạo diễn Tod Browning người Mỹ. Trong Frankenstein (1931), đạo diễn
gốc Anh James Whale và diễn viên gốc Anh Boris Karloff đã miêu tả đầy biểu cảm
đến ngạc nhiên về một quái vật ì ạch kéo lết đi được mang tới cuộc sống bởi một nhà
khoa học đầy tham vọng. Cả 2 bộ phim trên đều là những tác phẩm làm lại từ những
bộ phim câm, và cả hai đều trở thành kinh điển với nhiều sự thay đổi.

4. Hệ thống các Studio và phương tiện quảng bá các ngôi sao

Âm thanh trong phim ra đời hình thành lại hệ thống studio ở Hollywood. 5 công ty lớn
nhất - Fox (sau này là Twentieth-Century Fox), Loew’s Incorporated (sau này là
Metro Goldwyn Mayer, MGM), Paramount, RKO (Radio Keith Orpheum) và Warner
Bros. - hoạt động như các nhà sản xuất, phát hành và trình chiếu. Universal,

Columbia, và United Artists cũng quan trọng nhưng họ không còn rạp chiếu phim cho
riêng mình. Các đạo diễn và diễn viên làm việc tại studio qua hợp đồng dài hạn, các
studio phát triển hệ thống các ngôi sao, nhằm quảng cáo và bán phim. Những phương
diễn quảng bá các ngôi sao được tạo ra khéo léo nhằm thể hiện hết sức đặc biệt về
những ngôi sao của mỗi studio

Âm thanh đã làm tăng lên sự khát khao của các nhóm tôn giáo và những nhà cãi cách
xã hội trong việc kiểm soát nội dung phim. Trong khi ban kiểm duyệt của địa phương
và bang vẫn tồn tại, dưới những sức ép, luật xuất bản (Prodution Code) ra đời năm
1930, và được củng cố bằng cách thêm vào người quản lý luật xuất bản (Production
Code Administration) năm 1934. Đó là người theo dõi kịch bản, bộ phim hoàn thành
và loại trừ các đoạn hội thoại, cảnh vi phạm đến những quy tắc của luật về việc thể
hiện sex, tội phạm, sử dụng ma túy độc dược và cách hành vi đạo đức khác. Luật này
có hiệu lực đến giữa những năm 1960.

5. Những sự phát triển ở châu Âu

Các nhà phát minh ở châu Âu cũng phát triển các thệ thống thu âm trong suốt những
năm 1920, đến năm 1930, hội nghị quốc tế những nhà giữ bằng sáng chế đi đến thỏa
thuận chung chung cho rằng những trang chấp về tính hợp phát sẽ không thay đổi tới
âm thanh. Các nhà làm phim ở châu Âu, cùng với Hollywood, đã chuyển sang làm
phim nói cuối những năm 1920.

5.1. Tại Anh

Phim Anh hi vọng phát triển với sức mạnh sân khấu truyền thống và âm thanh. Đạo
diễn Alexander Korda đã tác động mạnh tới quốc tế thông qua The Private Life of
Henry VIII (1933), với sự tham gia diễn xuất của Charles Laughton còn Alfred
Hitchcock đạo diễn của những bộ phim trinh thám và tình báo nổi tiếng như The 39
Step (1935). Trong những năm 1930, phim Anh phát triển các bộ phim tài liệu đặc

biệt, với sự tài trợ của chính phủ và sự chỉ đạo của John Grierson, đạo diễn Night Mail
(1936). Đạo diễn Michael Powell, David Lean và Carol Reed làm những bộ phim
tường thuật quan trọng trong suốt giai đoạn thế chiến I, trong khi những bộ phim tài
liệu kể lại chiến tranh được làm bởi những nhà sản xuất như Humphrey Jennings.

5.2. Tại Pháp

Một phong cách dễ phân biệt của các nhà làm phim gọi là hiện thực thơ ca nổi lên tại
Pháp trong suốt thời gian này. Nó nhấn mạnh khía cạnh mỹ học hơn là hiện thực của
đời sống hằng ngày. Đi đầu cho trào lưu này là đạo diễn Jean Vigo với L'atalante
(1934) và Marcel Carné với Le jour se lève (Daybreak, 1939). Đạo diễn nổi tiếng nhất
trong giai đoạn này là Jean Renoir, với những tác phẩm hay như Le grande illusion
(Grand Illusion, 1937) và La règle du jeu (Rules of the Game, 1939).

5.3. Tại Đức

Fritz Lang and G. W. Pabst, những người đi đầu trong thời kỳ phim câm, cũng đã làm
những tác phẩm có âm thanh từ rất sớm. Lang với M ((1931) and Pabst with
Kameradschaft (Comradeship, 1931). Nhưng trào lưu phim nghệ thuật cũng đến hồi
kết thúc khi đảng Quốc xã (National Socialist party) của Adolf Hitler lên nắm quyền
lực năm 1933. Rất nhiều nhà làm phim chạy trốn khỏi Đức vì chống đối với Quốc xã
hay sợ sự ngược đãi. Sau khi nắm quyền hành trong sản xuất phim, Quốc xã bắt đầu
làm những bộ phim tuyên truyền. Đạo diễn và diễn viên Leni Riefenstahl làm phim để
ca ngợi đảng Quốc xã. Nhưng các nhà tuyên truyền nhanh chóng nhận ra sẽ có hiệu
quả truyền đạt hơn dưới hình thức giải trí, thê là họ làm nhiều phim ở thể loại comedy
và drama.

5.4. Tại Liên Xô

Âm thanh ra đời cùng lúc với những thay đổi về chính trị tại Liên bang Xô Viết.

Những bộ phim nghệ thuật cũng có lời chấm dứt như ở Đức. Chính phủ đặt ra học
thuyết mới gọi là hiện thực xã hội chủ nghĩa (socialist realism), học thuyết này chứa
đựng những phong cách đơn giản và những câu chuyện làm phương tiện truyền bá cho
chính trị. Những nhà làm phim như Sergey Eisenstein không còn có thể sản xuất
những bộ phim hoàn chỉnh. Dẫu bầu không khí căng thẳng giữa Quốc xã Đức và Xô
Viết ngày càng tăng lên đã làm Eisenstein thay đổi và làm ra Alexandr Nevskii
(Alexander Nevsky, 1938), một thiên anh hùng ca lịch sử ở thế kỷ 13 nói về người
dân Nga đẩy lùi sự xâm chiếm của các hiệp sĩ Đức.

6. Phim tài liệu Mỹ

Như ở Anh, trào lưu phim tài liệu phát triển ở Mỹ trong suốt những năm 1930, với sự
góp mặt của cả những nhà làm phim và chính quyền liên bang. Năm 1935, tạp chí
Time làm một series phim tại liệu hàng tháng có tên The March of Time cho đến tận
1935. Pare Lorentz, từng là nhà báo, làm 2 phim về thời kỳ sa sút của nông nghiệp và
hậu quả môi trường là The Plow that Broke the Plains (1936) và The River (1937) cho
bộ Nông nghiệp. Trong suốt chiến tranh thứ II, Frank Capra, John Ford, William
Wyler, John Huston và các đạo diễn Hollywood khác tham gia vào lực lượng quân sự
và làm những bộ phim kể về chiến tranh. Capra với series Why We Fight (1942-
1945), 7 tập phim cố gắng giải thích tại sao lại có chiến tranh và lý do Mỹ tham chiến.
Tác phẩm The Battle of San Pietro (1945) của Huston lại khắc họa dự ác liệt của chiến
tranh trong chiến dịch Italy.

7. Phim hoạt hình

Phim hoạt hình trở nên phổ biến với việc ra đời của phim có âm thanh. Trong hầu hết
lịch sử của mình, phim hoạt hình buộc các nhà làm phim ghi lại một loạt các bức vẽ
trong từng khung hình. Khi chiếu, những khung hình liên tiếp mang đến ảo giác về
chuyển động (đến những năm 1990, sử dụng máy tính để làm phim hoạt hình trở nên
phổ biến). Steamboat Willie (1928) là bộ phim hoạt hình có tiếng đầu tiên được làm

bởi Walt Disney, và đó là bộ phim thứ ba về nhân vật chuột Mickey nổi tiếng. Disney
là người tiên phong trong việc làm phim hoạt hình màu với công nghệ phim màu
(three-color Technicolor - vàng, đỏ và xanh) trong bộ phim ngắn Flowers and Trees
(1932) và bộ phim hoạt hình dài đầu tiên có màu là Snow White and the Seven
Dwarfs (1937).

8. Orson Welles

Năm 1939, Orson Welles, một con người thần kỳ 24 tuổi, đến Hollywood sau khi
thành công ở lĩnh vực sân khấu và phát thanh để sản xuất, đạo diễn, đồng kịch bản và
ngôi sao trong Citizen Kane (1941), phim được xem hiện tượng đặc biệt trong các bộ
phim mang tính thương mại của Mỹ đã từng làm. Phim nói về một câu chuyện hư cấu
về nhà tư bản Charles Foster Kane, một nhân vật dựa theo hình tượng có thật của chủ
báo William Randolph Hearst, thông qua những quan điểm phức tạp qua câu nói đầy
bí ẩn của người đàn ông chết, Rosebud. Cái độc đáo của phim là kết quả từ những kỷ
thuật thông thường, tập trung và kết hợp tất cả những cảnh gần nhau : duy trì tập trung
có chiều sâu, lợi dụng góc độ thấp và cao của camera, và những cảnh quay dài và sử
dụng âm thanh, ánh sáng như một thiết bị biên tập. Welles tiếp tục tiến dài trong sự
nghiệp đóng phim và làm phim cho dù không một thành công sau này đạt đến đỉnh
như bộ phim đầu tiên, Citizen Kane.


VI.Sự phát triển của phim màu

Những ngày đầu của điện ảnh, những bộ phim gợi cho chúng ta sự im lặng và đen
trắng, không có âm thanh và cũng chẳng có màu sắc, đôi khi làm chúng ta nghĩ ngày
xưa thế giới thực chỉ có 2 màu! Ban đầu để có thể làm phim màu, không cách gì khác
là sự cần cù trong việc "tô màu" từng khung hình. Về sau, những chiếc máy "tô màu"
được phát triển, phim dương bản đen trằng được đặt trong thuốc nhuộm, máy này xử
lý hiệu ứng màu sắc cho từng đoạn phim. Năm 1908, Kinemacolor ra đời sử dụng bộ

lọc màu đỏ và màu xanh (lá cây) trong cả máy quay lẫn máy chiếu để tạo ra những
màu sắc tự nhiên.

Các cố gắng trong suốt những năm 1920 đã mang lại sự thay đổi trong việc thực hiện
phim màu, những bộ lọc hay những thiết bị đặc biệt trong máy chiếu không còn cần
thiết nữa, Technicolor, công nghệ làm phim màu đầu tiên sử dụng phim âm bản 2 màu
được trộn vào nhau trong phim dương bản, và sau này, với hệ thống chuyển đổi
nhuộm màu, cho phép 2 phim âm bản được in thành những phinm dương bản riêng rẻ.
Bộ phim màu dài đầu tiên ra mắt năm 1922, công nghệ 2-color Technicolor được sử
dụng đến năm 1930, và 10 năm sau này với nhiều sự cải tiến, công nghệ 3-color
Technicolor ra đời, và được Disney sử dụng trong những bộ phim hoạt hình. Becky
Sharp (1935) của đạo diễn người Mỹ Rouben Mamoulian là bộ phim dài đầu tiên sử
dụng công nghệ này.

Việc sử dụng màu sắc trong phim vẫn còn chưa phổ biến cho đến tận những năm
1950, khi Hollywood chuyển sang làm phim màu nhằm tạo nên những bộ phim khác
biệt để ngăn chặn sự vươn lên của phương tiện truyền hình (lúc này truyền hình cũng
như điện ảnh vẫn còn trắng đen). Những cải tiến và đơn giản hóa của công nghệ màu
làm cho phim màu trở thành chuẩn và đến những năm 1960, phim trắng đen bị loại trừ
ở Mỹ và sau đó ở các quốc gia khác.
VII. Phim sau chiến tranh thế giới lần thứ 2

Cho dù điện ảnh đã đạt đến đỉnh cao ở Mỹ vào năm 1946, những hoàn cảnh thay đổi
đã nhanh chóng mang lại những khó khăn trong 1 phần 4 thế kỷ sắp tới của lịch sử
điện ảnh.

Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Tòa án tối cao Hoa Kỳ phán quyết hệ thống
studio ở Hollywood (với các công ty nắm hết các khâu trong sản xuất, phát hành,
chiếu phim) đã hình thành sự độc quyền, vi phạm luật chống độc quyền và ra lệnh các
công ty từ bỏ quyền sở hữu các rạp chiếu phim.


Cùng thời gian trên, các ủy ban trong Quốc hội Mỹ bắt đầu điều tra về những nghi
ngờ về "sự rò rĩ" trong nền công nghiệp điện ảnh với sự tham gia của những thành
viên trong đảng Cộng sản, người bị cáo buộc phản bội tổ quốc Hoa Kỳ và chịu sự điều
khiển của Liên Xô. Các công ty điện ảnh đã phải sa thải và từ chối việc hợp động với
các đạo diễn, diễn viên, nhà viết kịch bản nằm trong danh sách bị buộc tội. Thượng
nghị sĩ Joseph R. McCarthy, người luôn buộc tội những viên chức chính quyền tham
gia đảng Cộng sản đã cho ra đời chũ nghĩa chống Cộng (McCarthyism), kéo theo đó
là danh sách đen (blacklist) trong ngành giải trí. Chính trị, chiến tranh lạnh, chống
Cộng sản đã làm xáo trộn công nghiệp điện ảnh lúc bấy giờ.

Nhưng những bước tiến của truyền hình mới là nguyên nhân của sự sụp đổ to lớn này,
cho dù điện ảnh có dấu hiệu đi xuống trước khi truyền hình trở nên phổ biến. Vào
những năm 1950, máy thu hình trở nên phổ biến một cách mau lẹ kèm theo việc tới
các rạp chiếu bóng giảm sút. Trong nỗ lực chống lại sức lôi cuốn của truyền hình, các
công ty điện ảnh phải chấp nhận và làm ra những công nghệ mới - màn ảnh rộng và
công nghệ 3-D - nhằm tăng sự thu hút chú ý của công chúng. Tuy nhiên không phải
mọi thứ đều tốt đẹp ngay từ đầu. Công nghệ 3-D ghi lại nhiều hình ảnh phức tạp thông
qua một bộ lọc điều khiển ánh sáng chính xác và buộc người xem phải đeo kính đặc
biệt để có thể chiêm ngưỡng những hiệu ứng 3-D. Trong 2 năm 1953 và 1954, phim
3-D được giới thiệu bởi các xưởng phim Hollywood với khẩu hiệu quảng cáo "come
of the scree right at you", tuy nhiên khẩu hiệu nhanh chóng thất bại, phim 3-D cũng đổ
vỡ theo.

Màn ảnh rộng mang lại những thay đổi cơ bản về kích cở và tỉ lệ của màn ảnh.
CinemaScope, được giới thiệu cùng với phim The Robe (1953), là một trong những
công nghệ màn ảnh rộng đầu tiên, yêu cầu máy quay nén hình ảnh lên phim 35 li
chuẩn và máy chiếu bung ra lại hình ảnh, mang tới hình ảnh gấp 2 bình thường, công
nghệ ra đời sau này, Panavision ra đời muộn hơn và nó nhanh chóng trở thành công
nghệ màn ảnh rộng chuẩn.


Cho dù nền công nghiệp điện ảnh Mỹ tiếp tục thống trị thế giới, nhưng với những khó
khăn gặp phải đã làm các nền điện ảnh khác giành lại được vị trí trên quốc tế thông
qua những sự thay đổi về nội dung và nghệ thuật sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.


VII. Trào lưu điện ảnh thế giới

1. Điện ảnh Ý và chủ nghĩa tân hiện thực

Trào lưu điện ảnh quan trọng sau chiến tranh đến tư nước Ý, và được gọi là tân hiện
thực (neorealism). Trào lưu này có xuất phát từ trào lưu hiện thực thơ ca ở Pháp vào
những năm 1930, nói về nước Italy thoát khỏi chủ nghĩa phát xít và hi vọng vào một
xã hội dân chủ hơn.

Đi đầu cho trào lưu này là Roberto Rossellini, đạo diễn của Roma città aperta (Rome,
Open City, 1945), Paisà (Paisan, 1946) và Vittorio De Sica, người hợp tác với nhà
kịch bản Cesare Zavattini trong Sciuscia (Shoeshine, 1946), Ladri di biciclette (The
Bicycle Thief, 1948), Miracolo a Milano (Miracle in Milan, 1951), Umberto D.
(1952). Hai đạo diễn này quay phim ngay trên đường phố, những địa điểm có thật hơn
là quay trong studio và lồng tiếng tại studio sau khi quay xong phim.

Bộ phim Ossessione (Obsession, 1942) của đạo diễn Luchino Visconti được xem là
phim đầu tiên của trào lưu hiện thực mới. Sau này ông còn làm phim La terra trema
(The Earth Trembles, 1948) nói về làng chài Sicilian. Trong phim Visconti sử dụng
những người đàn ông đánh cá thật sự và gia đình của họ như những diễn viên. Đạo
diễn Federico Fellini tuy trên cương vị chính chỉ làm những tác phẩm hài kịch nhưng
với tư cách là nhà viết kịch bản thì ông là người tiếp bước Visconti khi viết kịch bản
cho những bộ phim của Rossellini.


Tuy trào lưu này giành được những lời khen ngợi từ thế giới nhưng nó lại gây ra
những tranh cãi từ ngay trong nước, bởi vì sự phê phán của nó về xã hội đương thời.
Luật năm 1949 cho phép chính phủ không cho các nhà sản xuất vay kinh phí và cấp
phép cho những bộ phim mang tư tưởng "nói xấu đất nước". Tuy thế nhưng những tác
động của trào lưu này vẫn bền vững, các nhà làm phim từ châu Á, châu Phi và Mỹ
Latin xem chủ nghĩa tân hiện thực như là sự lựa chọn cho những giấc mơ Hollywood
hay một ví dụ để làm những bộ phim không đắt mà cũng không rẽ.

2. Phim Pháp và làn sóng mới

Trong suốt những năm 1950, một trào lưu mới lại hình thành ở Pháp dưới sự "dìu dắt"
của những nhà phê bình phim trẻ. Những bài phê bình của họ thường kêu ca về phong
cách văn chương quá cao trong phim Pháp vì có sự coi trọng người viết kịch bản hơn
đạo diễn. Họ thường có những bài viết khen ngợi các đạo diễn Hollywood như Alfred
Hitchcock mới chính là những "tác giả" thực sự của những bộ phim mình làm vì họ
điều khiển được hình ảnh phim.

Vào cuối những năm 1950, một số những nhà phê bình này bắt đầu làm những bộ
phim đầu tiên cho mình theo nhữnh học thuyết mà họ đề ra. Và điều này trở thành làn
sóng mới ở Pháp (nouvelle vague - new wave). Những người đi tiên phong gồm có
François Truffaut, với Les quatre cents coups (The 400 Blows, 1959) và Jean-Luc
Godard với À bout de souffle (1959; Breathless, 1961). Phim của Godard thách thức
những những tính chất tường thuật theo lệ thường bằng cách sử dụng jump cut (tạo
nên những gián đoạn về thời gian để phá vỡ tính liên tục của cảnh). Những thay đổi
trên chỉ rõ khát khao của các nhà làm phim theo làn sóng mới muốn khái niệm hóa lại
điện ảnh. Những nhà phê bình trở thành đạo diễn còn có Jacques Rivette, Eric Rohmer
và Claude Chabrol. Còn những nhà làm phim theo làn sóng mới bao gồm Alain
Resnais, Jacques Demy, and Agnes Varda.

Những nhà làm phim theo làn sóng mới muốn phục hồi lại vai trò của Pháp trong điện

ảnh thế giới và cũng cố mối liên kết giữa khát vọng nghệ thuật và sự lôi cuốn "bình
dân" của điện ảnh. "Làn sóng mới" ở Pháp còn ảnh hưởng đến các nhà làm phim ở các
nước khác Séc, Nhật Bản và Brasil.

3. Ingmar Bergman và Luis Buñuel

Ngoài sự ra đời của các trào lưu điện ảnh thế giới tại Ý và Pháp, những năm 1950 còn
đánh dấu sự nổi lên của nghệ thuật điện ảnh quốc tế, làm nổi bậc lên những thành tựu
của các nhà làm phim cá nhân, đại diện tiên phong cho trào lưu quốc tế là Ingmar
Bergman.

Phong cách làm phim của ông được thể hiện nổi bật trong 2 bộ phim phát hành năm
1957 Det sjunde inseglet (The Seventh Seal) và Smultronstallet (Wild Strawberries).
Cả hai đều liên quan tới những vần đề triết học rộng lớn và chủ đề tôn giáo : sự có mặt
của Chúa ở thế giới, những điều ngu xuẩn của cuộc đời, sự lạnh lẽo và cô đơn của cái
chết. The Seventh Seal là câu chuyện của một chàng hiệp sĩ người Thụy Điển trở về
sau cuộc Thập tự chinh, người đã được thần Chết viếng thăm và cho phép chới một
ván cờ để giành lấy mạng sống của mình. Phim đã đạt giải tại liên hoan phim Cannes

Một cái tên đại diện khác nghệ thuật điện ảnh quốc tế là Luis Buñuel, một tên tuổi
không phải là mới mẻ trong giới điện ảnh quốc tế, rời đất nước Tây Ban Nha trong
suốt cuộc chiến trang dân tộc giữa những năm 1930, ông trải qua 10 năm ở Mỹ mà
không làm thêm một phim nào cho đến khi trở lại nghề đạo diễn vào năm 1946 với bộ
phim Mexico Los olvidados (The Young and the Damned, 1950), phim đã mang lại
cho ông một giải thưởng hàn lâm Golden Ariel ở Mexico và giải thưởng ở liên hoan
phim quốc tế Cannes và đưa ông trở lại sự chú ý của quốc tế. Los olvidados là câu
chuyện về những thiếu niên lang thang bần cùng ở thành phố Mexico. Những năm
1960, ông quay về châu Âu và làm phim thêm 20 năm, hầu hết là tại Pháp.

4. Điện ảnh Đức mới


Sau chiến tranh, nước Đức bị phân thành 2, một nữa chiếm giữ bởi Liên Xô đã trở
thành nước cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) và nữa còn lại chịu sự cai quản của
quân đồng minh trở thành Cộng hòa liên bang Đức (Tây Đức), điều này làm cho các
nhà làm phim ở hau nước cũng đi theo những con đường khác nhau. Sau chiến tranh
không có một tác phẩm nào của điện ảnh Đức gây được tiến vang trên bình diện quốc
tế, cho đến những năm 1960, tại Tây Đức, các nhà làm phim cố gắng tạo ra das neue
Kino (Điện ảnh mới), giống như các làng sóng mới xuất hiện ở khắp nới trong cùng
thời gian.

Trào lưu mới ở Tây Đức được biến đến với cái tên "Điện ảnh Đức mới" được tiên
phong bởi Volker Schlöndorff, Alexander Kluge, Werner Herzog, and Wim Wenders.
Người có nhiều tác phẩm và hay thích tranh luận trong số các đạo diễn ở Tây Đức lúc
bấy giờ là Rainer Werner Fassbinder, người có gần 40 tác phẩm trong 13 năm nghề
trước khi chết vào năm 1982. Những tác phẩm đầu tiên của ông chủ yếu nói về sức
mạnh khát vọng tình ái, cong những bộ phim sau này thì lại tập trung vào nước Tây
Đức sau thê chiến II.

Lịch sử là chủ đề chính của "Điện ảnh Đức mới" khi các nhà làm phim mang lại cái
gọi là "công việc của đau thương"nói về sự tàn phá của chiến tranh và những "gánh
nặng" của lịch sử nước Đức, đặc biệt duới thới Quốc xã. Điểm nổi bậc thứ 2 trong trào
lưu điện ảnh này là sự nổi lên của các nhà làm phim nữ Helke Sander and Helma
Sanders-Brahms. Và nội dung thứ 3 là sự thống trị của văn hóa Mỹ trong các tác phẩm
như Im Lauf der Zeit (Kings of the Road, 1976) của Wenders.

5. Làm phim ở Anh và Ailen

Trong những năm ngay sau chiến tranh, những đạo diễn kỳ cựu Michael Powell,
David Lean, và Carol Reed, những người mới nổi như đạo diễn - diễn viên Laurence
Olivier đã tạo nên giai đoạn đặc biệt trong sáng tạo của điện anh Anh và chấm dứt sự

thống trị của Hollywood trong các rạp chiếu phim vào cuối những năm 1950. Phim
của Anh trong giai đoạn này được đánh giá cao vì những tác phẩm hài kịch khác
thường như The Lavender Hill Mob (1951), The Man in the White Suit (1951) và The
Ladykillers (1955), tất cẩ đều được làm tại Ealing Studios. Một số các đạo diễn nổi
tiếng khác thì làm việc tại Hollywood hoặc các công ty quốc tế, Lean là ví dụ với giải
thưởng Oscar cho phim và đạo diễn trong The Bridge on the River Kwai (1957) và
Lawrence of Arabia (1962).

Ở thể loại phim tài liệu (một truyền thống của Anh), trào lưu điện ảnh tự do được phát
triển trong những năm 1950 đã mang lại những thước phim về cuộc sống của những
người lao động. Trào lưu này đưa mang tới chủ nghĩa hiện thực xã hội xuất hiện trong
những bộ phim truyện vào đầu những năm 1960 như The Loneliness of the Long
Distance Runner (1962) của đạo diễn Tony Richardson. Những bộ phim tài liệu đổi
mới được làm bởi những người như Peter Watkins, ông gọi các tác phẩm là sự "tái
tạo" các sự kiện lịch sử, quá khứ và tương lai. Bộ phim The War Game (1965) nói về
khả năng tấn công hạt nhân ở Anh và đã tạo ra các cuộc tranh cãi về việc miêu tả sự
hủy diệt của hạt nhân.

Trong 10 năm sau, chủ nghĩa hiện thực xã hội tiếp tục được các đạo diễn như Mike
Leigh and Ken Loach tiếp tục trong những bộ phim về tầng lớp trung bình và tận cùng
của xã hội. Điện ảnh Anh còn đưa tới những bộ phim về quyền bình đẳng nam nữ và
những sự xấu xa đen tối của văn hóa Anh. Điện ảnh Ailen bắt đầu gây chú ý thông
qua bộ phim The Crying Game (1992) của Neil Jordan.

6. Liên Xô

Điện ảnh vẫn bị điều khiển bởi chính quyền ở Liên Xô từ sau chiến tranh cho đến tận
khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Sau chiến tranh, một số bộ phim của Liên Xô được lưu
truyền ở châu Âu và Mỹ, chủ yếu về đề tại bất công hay vô ích của chiến tranh như
Letyat zhuravli (The Cranes are Flying, 1957) của Mikhail Kalatozov.


Từ 1958 đến những năm 1960, là giai đoạn của sự sáng tạo tự do trong đời sống văn
hóa Xô Viết, các nhà làm phim nổi lên với những tác phẩm gây kinh ngạc như những
thành tựu lớn của điện ảnh thế giới, kể cả khi họ phải đối mặt với sự đàn áp từ bên
trong đất nước. Sergei Paradzhanov làm bộ phim Teni zabytykh predkov (Shadows of
Our Forgotten Ancestors, 1964) kể về cuộc sống khó khăn của chàng thành niên trẻ
Ivan tại vùng quê Xô Viết sau khi anh trai của mình chết vì cứu mình khỏi vụ đổ cây,
phim sử dụng nhiều hình ảnh trừu tượng đầy màu sắc và ánh sáng nhằm diễn tả trạng
thái cảm xúc của nhân vật. Andrei Tarkovsky được biết đến với Andrey Rublyov
(1966), Solaris (1972), và những bộ phim đầy huyền bí và biểu tượng khác.

Trong giai đoạn glasnost (công khai, cải cách) đã xóa bỏ những bộ phim cũ, các bộ
phim mới bị giới hạn trong chủ đề chính trị và dời sống cá nhân. Khi Liên Xô sụp đổ
và chia thành các nước cộng hòa khác sau (SNG), các nhà làm phim bắt đầu khai thác
những "gáng nặng" lịch sử hiện tại như các nhà làm phim Đức đã từng làm.

7. Đông Âu

Cũng như Liên Xô, các quốc gia Đông Âu sau chiến tranh đi lên xây dựng xã hội chủ
nghĩa và nhà nước điều hành điện ảnh cho đến khi chế độ bị sụp đổ từ năm 1989. Tuy
vậy phim vẫn là một phương tiện hiệu quả để tăng uy tín trên văn hóa quốc tế. Các
nước Đông Âu hổ trợ mạnh mẽ cho các nhà làm phim và cố gắng cho lưu thông các
tác phẩm của họ một cách rộng rãi.

Balan là nước tiên phong với các tác phẩm của Andrzej Wajda, bao gồm Pokolenie (A
Generation, 1954), Kanał (1957) và Popiół i diament (Ashes and Diamonds, 1958).
Trong những năm 1960, điện ảnh nhộn nhịp khắp nơi, ví dụ như Sec-Slovakia với
những tác phẩm theo làn sóng mới của chính mình như Lasky jedne plavovlasky
(Loves of a Blonde, 1965) của Milo


Forman, Ostre sledovane vlaky (Closely
Watched Trains, 1966),của Jiří Menzel và Hori, ma panenko! (The Firemen

s Ball,
1967) của Forman. Làn sóng mới ở Sec chấm dứt vào năm 1968 khi Liên Xô cho quân
vào ngăn chặn những cải cách cãi lương về chính trị.

Tại Nam Tư, Du

an Makavejev dần gây được chú ý với những phim như Covek nije
tica (Man Is Not a Bird, 1966). Còn tại Hungari, nhà làm phim Miklós Jancsó nổi
tiếng với Meg ker a nep (Red Psalm, 1971). Liên Xô rút quân tạo điều kiện cho các
nhà làm phim sống lưu vong trở về nước. Lucien Pintilie là 1 ví dụ, trở về Romani và
làm một bộ phim Le chene (The Oak, 1992) và nhiều bộ phim khác về lịch sử.

8. Điện ảnh châu Á

Điện ảnh châu Á được biết đến qua những tác phẩm của Nhật và Ấn Độ, bắt đầu từ
những sự khen ngợi với các nhà làm phim cá nhân. 2 đạo diễn kỳ cựu của Nhật là
Mizoguchi Kenji và Ozu Yasujiro cùng với nhà làm phim trẻ Akira Kurosawa được
thừa nhận là những người tiên phong về chú trọng văn phong trong điện ảnh, Ozu làm
những bộ phim nói về sự phức tạp và các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình như
Tokyo monogatari (Tokyo Story, 1953). Mizoduchi lại làm những phim về bầu không
khí phức tạp với việc kết hợp hiện thực và siêu nhiên như trong Ugetsu (1953).
Kurosawa, còn hoạt động cho đến những năm 1990, làm những phim về những kỳ lịch
sử hòa hùng như Rashomon (1950) and The Seven Samurai (1954). Vào những năm
1960, Nhật Bản cũng có một làn sóng mới riêng cho mình với những bộ phim của
Ōshima Nagisa, Imamura Shohei, and Shinoda Masahiro.

Phim tại Ấn Độ được phát triển tử rất sớm, khoảng những năm 1930 khi mà âm nhạc

còn là ngành giải trí phổ biến. Tại đất nước có hơn 12 ngôn ngữ chính thì phim âm
nhạc mới có khả năng vượt qua những rào cản ngôn ngữ. Nhà làm phim đầu tiên của
Ấn Độ được đánh giá trên quốc tế là Satyajit Ray đạo diễn của "bộ ba bi kịch Apu" -
Pather Panchali (Song of the Little Road, 1955), Aparajito (The Unvanquished, 1956)
và Apur Sansar (The World of Apu, 1959). Mrinal Sen trở thành nổi tiếng với những
bộ phim về chính trị. Thể loại phim phổ biến nhất ở Ấn Độ vẫn là âm nhạc và kịch
melo (Melodrama).

Điện ảnh Trung Quốc được chú ý từ những năm 1980 với các nhà làm phim trẻ như
Chen Kaige, Zhang Yimou, and Tian Zhuangzhuang. Họ phá vơ những cách làm phim
truyền thống, đi về các vùng nông thôn để làm phim về cuộc sống hằng ngày. Tại Đài
Loan, Hou Hsiao-hsien là đạo diễn của những bộ phim quan trọng về lịch sử của hòn
đảo này. Tại Hồng Kông, Stanley Kwan được biết đến với những bộ phim nổi tiếng ở
thể loại kịch melo.

9. Điện ảnh ở Úc và New Zealand

Cho dù hai quốc gia nói tiếng Anh là Úc và New Zealand làm phim từ rất sớm, ngay
những buổi đầu mới ra đời thì họ vẫn rất khó khăn để khẳng định tiếng tăm của mình
bởi sự thống trị của điện ảnh Anh và Mỹ. Mãi đến những năm 1970, điện ảnh Úc mới
nổi lên với sự tài trợ của chính phụ và đào tạo có quy mô với các nhà làm phim. Và sự
đầu tư đúng đắn đã thu về được số lượng và chất lượng (được đánh giá cao trên quốc
tế) phim của những đạo diễn Peter Weir với Picnic at Hanging Rock (1975) và The
Last Wave (1977); Fred Schepisi, với The Chant of Jimmie Blacksmith (1978);
Gillian Armstrong với My Brilliant Career (1979); Bruce Beresford với Breaker
Morant (1979).

Thành công có thể mang lại đối thủ ở khắp nới như điều đả xảy ra với các đạo diễn và
diễn viên Anh sau thế chiến II, tất cả các nhà làm phim Úc được kể trên đều chấp
nhận các lời đề nghị hợp tác với Hollywood và tiếp tục công việc tại Mỹ. Một sự thật

cũng đúng với các diễn viễn như Mel Gibson khi ngôi sao trong 2 bộ phim Úc Mad
Max (1979) và Mad Max 2 (1981) tiếp tục đóng những nhân vật tương tự trong các bộ
phim hành động ở Hollywood và trở thành ngôi sao trong bộ phim đoạt giải Oscar
Braveheart (1995).

Nhưng Úc cũng làm điều tương tự với New Zealand như những gì mà Mỹ làm với họ.
Đạo diễn Jane Campion đã làm nên tên tuổi của bà với các bộ phim như Sweetie
(1989) trước khi làm bộ phim nổi tiếng The Piano (1993). Đạo diễn Lee Tamahori
xuất hiện ấn tượng với Once Were Warriors (1994). Sau này Tamahori cũng rời Úc và
đến với Hollywood.

10. Điện ảnh ở châu Phi và thế giới Ảrập

Cho dù đã làm phim ở Ảrập và châu Phi đã trước đó 10 năm nhưng đến những năm
1960, các nhà làm phim ở châu Phi mới dần dần phát triển trong giai đoạn "xây dựng"
sau thời gian dài là thuộc địa của các đế quốc châu Âu. Điện ảnh Ai Cập sớm nổi lên
khi sự thay đổi về chính trị làm cho các nhà làm phim như Youssef Chahine có thể
làm những tác phẩm phong cách hiện thưc mới như Al-Ard (The Land, 1969).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×