Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nội dung sáu bước và mười tám nhiệm vụ khi Đánh giá Sản Xuất Sạch Hơn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.06 KB, 11 trang )

Nội dung sáu bước và mười tám
nhiệm vụ khi Đánh giá Sản Xuất
Sạch Hơn

Bước 1: Khởi động

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH

Ban lãnh đạo Công ty cần ra Quyết định thành lập nhóm thực hiện đánh giá SXSH,
gọi tắt là Nhóm SXSH.

Nhóm SXSH bao gồm đại diện của các thành phần:
 Cấp lãnh đạo làm trưởng nhóm;
 Tài chính và kho vật tư.
 Các xưởng sản xuất hoăc công đoạn sản xuất;
 Bộ phận kỹ thuật;

Ngoài ra, nên đưa vào nhóm một thành viên là chuyên gia về SXSH từ bên ngoài
nhằm hỗ trợ về phương pháp luận và có thêm sự khách quan trong quá trình thực
hiện.

Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ và xác định lại định mức
Nhóm SXSH họp và xem xét một cách tổng quan về toàn bộ hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất cả các quá trình sản xuất, mối tương tác giữa
các quá trình. Bất cứ hoạt động nào tiếp nhận các đầu vào và chuyển thành các đầu
ra được coi là một quá trình. Thông thường đầu ra của quá trình này sẽ là đầu vào
của quá trình khác. Đầu vào và đầu ra của quá trình trong sơ đồ cần được ghi tên
chính xác để làm tài liệu đối chứng sau này.

Lập sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết (hoặc sơ đồ của các tác động) bao gồm cả quá
trình phụ trợ. Cần chú ý đặc biệt tới các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ như làm sạch


hoặc tái sinh vì quá trình này thường gây nhiều lãng phí.

Thu thập các số liệu thực tế để xác định những định mức vật tư kỹ thuật chưa hợp lý,
lãng phí trong quá trình sản xuất.

Thí dụ Định mức tiêu hao cho một tấn sản phẩm A đã được công ty duyệt gồm:
 X m3 nước;
 Y m3 hơi;
 Z kg Hoá chất;
 S KW điện…

Trong quá trình khảo sát thực tế, nhóm Đánh giá SXSH nhận thấy định mức tiêu hao thực tế gồm:
 X1 m3 nước;
 Y1 m3 hơi;
 Z1 kg Hoá chất;
 S1 KW điện…

Trong đó X1 < X
Y1 < Y
Z1 < Z
S1 < S

Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí và ô nhiễm nhất

Dựa trên sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và thông qua việc khảo sát hiện trạng,
nhóm đánh giá SXSH cần xác định được các công đoạn gây lãng phí và phát thải ô
nhiễm nhiều nhất. Công việc này là cơ sở cho việc quyết định phạm vi đánh giá SXSH.

Các công đoạn gây ra tổn thất nguyên liệu,năng lượng hoặc những công đoạn có tỷ lệ
phế phẩm cao, gây phát thải lớn cần được ưu tiên đưa vào trong phạm vi đánh giá.


Phạm vi đánh giá SXSH. được chọn cần xác định được hiệu quả kinh tế, tính khả thi
và thuyết phục để mọi người trong nhóm cùng đồng thuận lựa chọn.



c 2:
Phân tích các công đo

n s

n xu

t


Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán

Trong bước này bạn cần xây dựng sơ đồ công nghệ, bao gồm nhiều quá trình (công
đoạn sản xuất), sau đó liệt kê các đầu vào và đầu ra của mỗi quá trình, tập hợp tất cả
đầu vào và đầu ra tương ứng của cả dây truyền sản xuất

Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật liệu/năng lượng

Nhằm định lượng tổn thất vật liệu và năng lượng của từng quá trình rồi tập hợp cho
cả dây truyền sản xuất. Trên cơ sở các số liệu đã tính toán, nhóm SXSH lưạ chọn và
đề xuất các cơ hội SXSH, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Nguyên tắc cân bằng vật liệu như thế nào ?
 Cân bằng vật liệu được dựa trên các số liệu có được bằng phương pháp tính

toán lý thuyết hay các số liệu có được bằng phương pháp đo đạc thực tế sản
xuất hoặc kết hợp cả hai phương pháp
 Lập kế hoạch đo đạc số liệu đầu vào và đầu ra cho một ngày sản xuất, ghi lại
lượng tiêu thụ/các dòng thải cho một thời gian.
 Lập bảng các thông số đầu vào và đầu ra đối với vật chất điển hình, đại diện
được đo đạc.
 Kiểm tra để có sự nhất quán về số liệu và đơn vị đo được sử dụng.
 Điền số liệu vào biểu dưới đây

Công đoạn

Đầu vào Đầu ra Dòng thải
Tên Lượng
Thất
thoát
Tên Lượng
Thất
thoát
Lỏng Rắn
1







2











Cân bằng năng lượng
Tính toán cân bằng năng lượng phức tạp và khó chính xác.Thay vì việc tính toán cân
bằng năng lượng, ta tiến hành khảo sát những tổn thất năng lượng trong dây chuyền
sản xuất, trong hệ thống phân phối năng lượng hoặc tại các thiết bị cung cấp năng
lượng (lò hơi, máy nén khí, thiết bị lạnh…).Ví dụ đối với hệ thống cấp hơi, bạn cần đo
được lượng nhiên liệu sử dụng, tổn thất của nồi hơi và ước tính các tổn thất nhiệt do
bề mặt bảo ôn kém, rò rỉ hơi và thải nước ngưng

Xác định tính chất dòng thải

Xác định tính chất dòng thải gồm:
 Định lượng dòng thải (các số liệu cần dược lấy từ phần cân bằng vật liệu);
 Định lượng thành phần dòng thải bằng cách đo đạc/ ước tính, ví dụ BOD,
COD, hoá chất độc hại… của nước thải; lượng bụi, khí NO2, SOX, NOX
trong khí thải.
 Xác định chi phí cho dòng thải bao gồm chi phí của các thành phần có giá trị
trong dòng thải và chi phí xử lý môi trường.

Số liệu thu được ghi vào biểu Đặc trưng dòng thải dưới đây

Dòng thải Định lượng dòng thải Đặc trưng dòng thải
Số hoặc tên của

dòng thải
Kh
ối lượng/thể tích và mức độ thường
xuyên

Dòng th
ải bao gồm:

Các thông số về kinh tế (do chi phí vậ
t
liệu, hoá chất đi vào dòng thải)

Các thông số về môi trường
(pH, BOD, COD trong nước thải/lượ
ng
bôi, khí NO2, SOX, NOX trong khí th


Việc xác định chi phí dòng thải sẽ cho một bức tranh về lượng tiền mất mát dối với
mỗi dòng thải. Kết quả này còn chỉ ra tiềm năng tiết kiệm nếu đầu tư để có thể giảm
thiểu hoặc loại bỏ được dòng thải.

Nhiệm vụ 7: Phân tích nguyên nhân

Việc phân tích nguyên nhân dựa trên cơ sở hỏi các câu hỏi tại sao.
 Ở đâu phát sinh ra chất thải?
 Tại sao chất thải được tạo thành?
 Làm thế nào để loại bỏ chất thải?

Với mỗi một dòng thải cần tiến hành phân tích để tìm ra các nguyên nhân của dòng

thải.



ớc 3: Phát triển các cơ hội SXSH

Nhiệm vụ 8: Đề xuất các cơ hội SXSH

Dựa trên kết quả đã thu thập ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và đề
xuất các giải pháp SXSH có thể làm được.

Từ nguyên nhân đến cơ hội

Với mỗi một dòng thải sẽ có nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân sẽ có cơ hội SXSH
tương ứng được đề xuất. Bạn cần thảo luận và "động não" trong tranh luận, việc này
sẽ hỗ trợ việc đề xuất các cơ hội. Nên xem xét việc mời các chuyên gia từ các nhà
cung cấp tham dự việc đề xuất cơ hội SXSH.


Liệt kê các cơ hội SXSH theo bảng sau
Công đoạn/Dòng thải Nguyên nhân



Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH

Từ các cơ hội SXSH được đề xuất ta chia các cơ hội thành:
 Các cơ hội có thể thực hiện được ngay;
 Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp; và
 Các cơ hội bị loại bỏ vì không mang tính thực tế hoặc không khả thi.


Các cơ hội có thể thực hiện được ngay cần được làm ngay. Hãy lưu giữ danh mục các
cơ hội này để ghi lại hiệu quả của công việc SXSH .

Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp nên được đánh giá ở các bước tiếp theo.

Khi đánh giá cần chú ý về mức độ phức tạp của dự án, chi phí đầu tư và thời gian
hoàn vốn. Các kết quả đánh giá được tóm tắt vào biểu Các cơ hội SXSH được lựa
chọn dưới đây
Các cơ h
ội SXSH Hạng mục Thực hiện ngay
Cần nghiên cứu
tiếp
Loại
Ghi chú / Lý do




ớc 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi kỹ thuật

Đối với các cơ hội SXSH có cấp độ cao hơn cần tiến hành đánh giá khả thi một cách
chi tiết về kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

Tính khả thi về kỹ thuật

Trong phân tích đánh giḠtính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến các khía cạnh
sau:

 Chất lượng của sản phẩm;
 Năng suất sản xuất;
 Yêu cầu về diện tích;
 Thời gian ngừng hoạt động để lắp đặt
 So sánh tính tương thích với thiết bị hiện có;
 Yêu cầu vận hành và bảo dưỡng;
 Nhu cầu đào tạo; và
 Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.

Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần của nghiên cứu khả thi kỹ thuật:
 Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ;
 Giảm nguyên liệu tiêu thụ; và
 Giảm chất thải.

Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế
Đánh giá khả thi kinh tế cần được tính toán dựa trên
 Uớc tính đầu tư và tiết kiệm dự tính từ giải pháp
 So sánh chi phí: để so sánh lợi ích về tiền trước và sau đầu tư về tiêu thụ vật
liệu, điện, nước, giá thành sản phẩm;
 So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của từng lựa chọn;
 Thời gian hoàn vốn là yếu tố cơ bản nhất (PB)
 Lợi tức đầu tư (ROI)
 Giá trị hiện tại ròng (NPV); và
 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp thường được sử dụng vì
phương pháp này đơn giản và có thể tính toán nhanh. Đối với các giải pháp SXSH
đầu tư tập trung, cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn.
Hoàn vốn giản đơn (PB) = Đầu tư ban đầu/Dòng tiền hàng năm


Lợi tức đầu tư (ROI) = Dòng tiền hàng năm/Đầu tư ban đầu

Thời gian hoàn vốn đơn giản hay lợi tức đầu tư cho một dự án được so sánh với mức,
được gọi là ngưỡng/hạn mức (được đúc rút từ kinh nghiệm của nhiều công ty). Ví dụ
nếu thời gian hoàn vốn dưới 03 năm thì dự án được coi là có lãi hoặc ROI lớn hơn
hoặc bằng 33%

Giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền của dự án trên
tổng dòng tiền do dự án mang lại nếu NPV lớn hơn 0, dự án có lãi.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) cho biết chính xác với tỷ lệ chiết khấu nào làm cho dự
án vượt qua mức hoà vốn để bắt đầu có lãi. Bằng kinh nghiệm nếu IRR sau thuế trong
khoảng 12-15 % thì dự án chấp nhận được. Trong quá trình đánh giá mức sinh lời
phải có tư duy dài hạn hay ít nhất là trung hạn, tính đến giá trị đồng tiền theo thời
gian hoặc sử dụng nhiều chỉ số đo mức sinh lời cùng một lúc.

Nhiệm vụ
12 : Đánh
giá về ảnh
hưởng môi
trường

Hai dạng phân tích vòng đời quan trọng
Phương pháp đ
ịnh lượng: có liên quan đến việc phát triển một bộ tiêu
chuẩn đối phó với các tác động môi trường từ sản phẩm có thể quan sát
và đo đạc thực tế dựa vào các tiêu chuẩn trên. Các tiêu chuẩn có thể
phát
triển sử dụng các thông số như: chi phí xử lý hoặc làm sạch các chất thả
i

phát sinh t
ại tất cả các giai đoạn trong toàn bộ vòng đời, chi phí cho các
tác động của các sản phẩm đặc biệt .v.v.
Cách tiếp cận mang tính định phẩm: có tính hữu dụng cao hơn cho việc
Mục tiêu
của đánh
giá về ảnh
hưởng môi
trường:
 Giảm tổng lượng chất ô nhiễm
 Giảm độc tính của dòng thải
 Giảm dùng vật liệu không tái chế được hay độc hại
 Giảm tiêu thụ điện (giảm phát thải khí)

Nếu một lựa chọn làm giảm một vấn đề nhưng lại phát sinh một vấn đề có tính chất
tiêu cực tiềm tàng khác thì cũng không có mấy giá trị. Kịch bản này thường xảy ra khi
một phương pháp đơn giản được áp dụng, ví dụ : Một lựa chọn có thể giảm lượng
chất thải rắn, nhưng lại gây ra việc tăng gánh nặng môi trường trong vài giai đoạn
của vòng đời sản phẩm. Để trở nên toàn diện hơn, một ước tính về mặt môi trường
phải được xem xét trong toàn bộ chu trình của sản phẩm .


Các bước sau đây có thể được sử dụng trong việc ước lượng về mặt môi trường:
1. Ước tính các thay đổi về số lượng và độc tính của chất thải/ các chất phát tán
tại tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm (ít nhất là về mặt nguyên
liệu thô, quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ).
2. Ước tính các thay đổi trong việc tiêu thụ năng lượng trong toàn bộ vòng đời
sản phẩm.
3. Xác định khả năng mà các ảnh hưởng đến môi trường có thể thay đổi sang
dạng khác.

4. Xác định xem liệu có thể có các thay đổi trong khả năng tái sử dụng của các
dòng thải.
5. Xác định xem liệu khả năng phân huỷ của các chất thải sẽ bị thay đổi.
6. Xác định mức độ có thể sử dụng các chất thải có thể tái tạo.
7. Xác định mức độ giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.
8. Xác định phạm vi sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo.
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các cơ hội để thực hiện

Các kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường của các giải pháp cần phải
được kết hợp để chọn ra các cơ hội SXSH. Bạn cần ghi lại các kết quả ước tính cho
mỗi giải pháp để quan trắc các kết quả thực hiện và sử dụng phương pháp cộng có
trọng số để lựa chọn các cơ hội để thực hiện
Phương pháp cộng có trọng số để chọn các giải pháp SXSH
đánh giá. Nó liên quan đến việc dựng lên một ma trận các vấn đề môi
trường có liên quan đến toàn bộ các giai đoạn của vòng đời sản phẩm.
Phương pháp này đư
ợc sử dụng như là một công cụ cho việc xác định
các ưu tiên trong việc tái thiết kế sản phẩm.
STT
Cơ hội SXSH
Tính khả thi
T

Kỹ thuật Kinh tế Môi trường
Trọng số 30% 50% 20%
1 Giải pháp 1 3 1.5 3 0.6 2.4 2
2 Giải pháp 2 3 0.9 5 2.5 1 0.2




ớc 5: Thực hiện các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
 Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng giải pháp đã được lựa chọn theo
thứ tự ở bước 4
 Phân công thực hiện
 Lập dự trù về nguồn lực để lãnh đạo duyệt
 Các giải pháp còn lại đã được chọn để triển khai cần được đưa vào thực hiện
theo kế hoạch đã được ban lãnh đạo phê duyệt.

Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH
 Lập sơ đồ để xác định nội dung từng công việc, yêu cầu về nguồn lực, người hoặc bộ
phận chịu trách nhiệm thực hiện, tiến độ thực hiện, người kiểm tra
 Định kỳ nhóm SXSH họp xem xét.
 Kết quả của các giải pháp đã được thực hiện nhất thiết phải lưu giữ để đánh giá¸
thành công của giải pháp (quan trắc lượng nguyên liệu tiêu thụ mới/ mức độ thải…)
 Tổ chức giám sát việc thực hiện
Tên giải pháp
Nội dung công việc
Người/bộ phận
chịu trách
nhiệm

Tiến độ thực
hiện
Người kiểm tra

S




Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả
 Nếu như SXSH đã được bắt rễ, điều đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh là
nhóm SXSH không được để mất đà sau khi đã thực hiện được một vài giải
pháp SXSH .
 Các số liệu quan trắc trong quá trình thực hiện nhất thiết phải ghi chép lại,
nhiều khi phải họp nhóm để phân tích các kết quả đó để động viên mọi người
tham gia hoặc tìm thêm giải pháp để cải thiện tình hình.
 Duy trì SXSH sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý hàng
ngày. Việc quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp là chìa khoá để duy trì
SXSH

Bước 6: Duy trì SXSH

Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
 Duy trì các giải pháp SXSH sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc
quản lý hàng ngày.
 Việc quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp là chìa khoá để duy trì SXSH
 Hình thành hệ thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận hay không, cũng sẽ
đảm bảo rằng SXSH được duy trì trong chương trình hoạt động của doanh
nghiệp.

Nhiệm vụ 18: Lựa chọn trọng tâm mới cho đánh giá SXSH
Thực hiện SXSH là một hành trình chứ không phải là điểm đến, khi những đánh giá
SXSH này kết thúc, đánh giá khác tiếp theo được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt
hơn nữa hoặc tiếp tục với cơ hội khác được lựa chọn. Nói tóm lại SXSH không quy
định giới hạn, vì vậy SXSH yêu cầu sự cải tiến lên tục từ phía người áp dụng, đây
cũng là yêu cầu của SXSH.


×