Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

báo cáo tiểu luận kỹ thuật nuôi thương phẩm ba ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.22 KB, 29 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HOC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chủ đề:
“Kỹ thuật nuôi thương phẩm Ba ba”
GVGD : ThS. Lương Công Trung
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp 47NT-1


DANH SÁCH NHÓM 3:

1. TRƯƠNG BÁ HẢI (Nhóm trưởng)

2. TRẦN VĂN HOÀNG

3. BÙI VĂN KHOA

4. LÊ THỊ NGỌC LIỄU

5. NGUYỄN VĂN TRUÂN

6. NGUYỄN ĐẮC VƯỢNG


LỜI MỞ ĐẦU
Ba ba là đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Nhu
cầu Ba ba thương phẩm của thị trường là rất lớn từ đó mở
ra tiềm năng phát triển nghề nuôi Ba ba. Hiện nay có 2 loài
đang được nuôi phổ biến là Ba ba gai (Palea steindachneri )
và Ba ba da trơn (Pelodiscus sinensis ).


Sau đây nhóm sẽ trình bày kỹ thuật nuôi thương phẩm
theo quy trình chung cho 2 loài này.


Nội dung:
I. Đặc điểm sinh học
I.1. Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố
I.2. Đặc điểm dinh dưỡng
I.3. Đặc điểm sinh trưởng
I.4. Đặc điểm sinh sản
II. Kỹ thuật nuôi thương phẩm
II.1 Chuẩn bị ao (bể) nuôi
II.2 Chọn mua và thả Ba ba giống
II.3 Chăm sóc và quản lý
II.3.1 Cho ăn
II.3.2 Quản lý
II.3.3 Một số bệnh thường gặp và cách điều trị


Phần I. Đặc điểm sinh học

I.1. Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố

Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba
Tryonychidae.
Ngành : Chordata
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Chelonia
Họ ba ba: Trionycidae



Các loài thường gặp ở nước ta là:
1. Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835. Theo
Bourret 1941).
2. Ba ba gai (Palea steindachneri Siebenrock 1960).
3. Ba ba Nam bộ (Amyda cartilaginea Boddaert 1770.
Theo Bourret 1941)
Ta có thể phân biệt đươc 3 loài này dựa vào một số đặc
điểm sau đây:


Ba ba trơn
(Pelodiscus sinensis
Wegmann 1835. Theo
Bourret 1941).
Ba ba gai
(Palea steindachneri
Siebenrock 1960).
Ba ba Nam bộ
(Amyda cartilaginea
Theo Bourret 1941)
Phân bố: Quảng Ninh,
Bắc Thái, Vĩnh Phú,
Yên Bái, Hòa Bình, Hà
Tây, Hà Nội, Nam Hà,
Hà Tĩnh…
-Trên mai không có
những nốt sần, phía
bụng màu vàng có
những chấm màu nâu

đen như đốm hoa.
Phân bố: Lai Châu,
Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Sơn La, Yên
Bái,Thanh Hóa, Nghệ
An
-Trên mai có những
nốt gai sần, sờ nhám,
về phía cuối mai nốt
sần càng to.
Sống phổ biến ở vùng
đồng bằng sông Cửu
Long, đường kính có
thể lớn tới 50 - 60cm
và nặng 50 - 60kg
-Lưng có mai cứng,
thực chất chưa hóa
xương, xung quanh
diềm mai là chất sụn.


Ba ba trơn
(Pelodiscus sinensis
Wegmann 1835. Theo
Bourret 1941).
Ba ba gai
(Palea steindachneri
Siebenrock 1960).
Ba ba Nam bộ
(Amyda cartilaginea

Boddaert 1770. Theo
Bourret 1941)
Da bụng lúc nhỏ màu
đỏ, khi lớn màu đỏ
nhạt dần, khi đạt cỡ 2
kg trở lên gần như
màu trắng.
Da bụng màu xám
trắng, trên điểm rất
nhiều chấm đen nhỏ,
làm da bụng có màu
xám đen lúc nhỏ và
xám trắng lúc lớn.
Da bụng màu trắng,
không có chấm đen.


I.2. Đặc điểm dinh dưỡng

Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.

Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong
tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật
phù du, giun nước ( trùng chỉ ) và giun đất loại nhỏ.

Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến Trong
điều kiện nuôi dưỡngcó thể huấn luyện cho ba ba biết ăn
thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn
còn nhỏ.


Khi nuôi Ba ba thích ăn các con vật bắt đầu ươn thối, lúc ăn
chúng thường tranh cướp mồi, ăn cả cám, bắp, khoai lang


I.2. Đặc điểm dinh dưỡng (tiếp)

Khi đói có thể ăn thịt đồng loại Ba ba thường tấn công
nhau, nhất là khi gặp một con ba ba bị thương chảy máu thì
những con khác sẽ xúm lại cắn rất tàn bạo.

Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 5-10%
trọng lượng thân. Mùa đông tháng 12 - 3 lạnh rét lượng thức
ăn chỉ bằng 3-5% trọng lượng thân.

Ba ba có khả năng chịu đói.


I.3. Đặc điểm sinh trưởng

Ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến
điều kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng
thức ăn

Nuôi 1 năm thường lớn 100 - 200g.

Nuôi 2 năm lớn 300 - 400g. Có nguồn thức ăn đầy đủ và
nuôi có kinh nghiệm có khi đạt cỡ 500 - 600g/con .

Từ tháng 4 - 11 là thời kỳ lớn nhanh. (Trong điều kiện
nuôi cho ăn bằng cá mè băm nhỏ, ở nhiệt độ 25 - 28

0
C, cỡ
nuôi 100g/con, có thể tăng trọng 28g/con/tháng).

Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10
0
C, sức ăn giảm(ngừng
ăn), sinh trưởng chậm.

Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn
con đực.


I.4. Đặc điểm sinh sản

Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt
đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi
tương ứng là 2 năm.

Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên
mới bắt đầu đẻ trứng.

Trứng ba ba thụ tinh trong,
đẻ trứng trên cạn
Trứng Ba ba


I.4. Đặc điểm sinh sản (tiếp)

Đến mùa đẻ, thường là vào mùa mưa, Ba ba ban đêm bò lên

bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp
bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp
kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống
nước sinh sống, không biết ấp trứng. trứng nằm trong ổ

Sau 50-60 ngày nở thành ba ba con


I.4. Đặc điểm sinh sản (tiếp)

Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều.

Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4-6 trứng, đường
kính trứng từ 17-19mm, trọng lượng 3-4g/quả. Ba ba hoa cỡ
1-1,5kg đẻ từ 8-15 trứng/lứa, đường kính trứng 20-23mm,
trọng lượng 4-7g.

Ba ba cỡ 2-3kg có thể đẻ 20-30 trứng/lứa. Trứng ba ba
gai lớn hơn trứng ba ba hoa.

Ba ba Nam bộ cỡ 4-4,5kg/con, đẻ trứng nặng từ 20-
25g/quả.

Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, mỗi lứa cách nhau
từ 25-30 ngày


Ph n 2. ầ
K THU T NUÔI TH NG PH MỸ Ậ ƯƠ Ẩ



II.1 Chuẩn bị ao(bể) nuôi

Diện tích phù hợp:
Ao: 100 - 600m
2
Bể >10m
2


Độ sâu: 1 - 1,5m.

Đáy ao có lớp bùn dày 10 - 20cm

Độ trong: 30cm

Xây tường cao 0,7- 0,8m, đỉnh tường có gờ ngang rộng 10cm
(ở phía lòng ao)

- Nước sạch, cấp thoát nước chủ động, yên tĩnh, gần nhà để
dễ bảo vệ.

Xung quanh ao, hay một phần của ao nên để một phần đất
làm vườn trồng cây bóng mát, cây ăn quả.

Bờ ao dốc thoải, hay bắc cầu, tạo 1-2 lối cho Ba ba phơi mình
tắm nắng. Có thể thả một số tấm ván nổi giữa ao cho Ba ba
leo lên phơi nắng.



1-1.5m
Tường cao 0.8-1m
Ao nuôi
Hố cát
Khu vực
cho ăn
Mặt cắt ngang ao nuôi (theo khuyến cáo của thầy Võ Ngọc
Thám. ĐH NT)
Lớp bùn
dày 20cm


II.2 Chọn mua và thả Ba ba giống

Ba ba giống phải có ngoại hình mập, da bóng, không bị sây
sát hoặc dị hình.

Ba ba khoẻ mạnh không bị nhiễm bệnh.

Nên thả Ba ba giống cùng cỡ tối thiểu đạt 100g/con

Thả vào tháng 2-3 dương lịch. Thời gian nuôi trong năm
tháng 4-11 dương lịch.

Nên mua giống tại các trại sản xuất giống có uy tín


II.2 Chọn mua và thả Ba ba giống (tiếp)
Mật độ thả giống :


Cỡ giống 50 - 100g thả 10
-15 con/m
2
.

Cỡ giống 200 g thả 4-7 con/
m
2
.

Có thể thả mật độ dày khi
ao (bể) có nước lưu thông
tốt, dồi dào thức ăn.


II.3 Chăm sóc và quản lý
II.3.1 Cho ăn

Thức ăn chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như:
giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách phế
phẩm các lò mổ

Lượng thức ăn hằng ngày cho Ba ba ăn bằng 3-5%
trọng lượng Ba ba trong ao nuôi.

Những ngày thời tiết mát mẻ, Ba ba ăn khoẻ hơn nên
có thể tăng thêm 5% khẩu phần; khi trời nóng trên 30
0
C
lượng thức ăn giảm 2-3%.


Mùa đông nhiệt độ nước ao thấp dưới 20
0
C Ba ba ăn
rất ít hoặc không ăn.

Trước khi cho Ba ba ăn, thức ăn phải được rửa sạch,
nên sử dụng thức ăn còn tươi sống


II.3.1 Cho ăn (tiếp)

Thức ăn được cắt nhỏ vừa với cỡ miệng của Ba ba

Cho thức ăn vào mẹt, nia và treo ngập trong nước 20-30 cm
(ở khu vực cho ăn) để cho Ba ba lên ăn.

Từ tháng 4 đến tháng 11 là thời gian Ba ba sinh trưởng
nhanh, vì thế cần cho ăn đầy đủ để Ba ba lớn nhanh. Thực tế
cho thấy, 1kg Ba ba thịt cần 17-18kg thức ăn. (giống thả 100-
150 g/con, Ba ba gai đạt trọng lượng 0,8-1,2 kg/con/năm).

Có thể luyện cho Ba ba ăn thức ăn nhân tạo trộn đều
theo công thức:
+ Bột ngô…………20%
+ Cám gạo……… 30%
+ Bột đậu tương… 20%
+ Bột cá nhạt………20%



II.3.2. Quản lý

- Nước ao phải sạch. Thay nước khoảng 5 ngày/lần. Một lần
thay khoảng 1/4-1/3 lượng nước trong ao. Khi thay nước nên
cho chảy nhẹ nhàng không gây tiếng ồn sẽ làm Ba ba sợ và có
thể bỏ ăn.

- Nuôi ba ba trong mùa đông tháng 12 - 3 năm sau, ngoài
biện pháp cho ăn tích cực trước màu đông và trong những
ngày nắng ấm, cần có biện pháp chống rét như dân cao mực
nước, thả bèo tây khoảng 1/3 diện tích ao.

- Thường xuyên kiểm tra điều chỉnh khẩu phần ăn tránh gây
ô nhiễm.

- Nuôi chó bảo vệ khu vực ao nuôi. Kiểm tra công trình nuôi.

- Đặc biệt phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế đánh bắt gây
hoảng sợ làm Ba ba bỏ ăn.


Khu vực ao nuôi Ba ba thương phẩm


II.3.3 Một số bệnh thường gặp và cách điều trị
a. Bệnh sưng cổ
Cách phòng trị:

- Đảm bảo nước ao nuôi sạch sẽ.


- Trộn thuốc Tetracyline hay Chlorocid hoặc Sulfamidine
vào thức ăn, cho ăn trong 3 ngày liền, lượng thuốc ngày
đầu 0,2g/kg thức ăn, các ngày sau giảm đi một nửa.
b. Bệnh loét da
Cách phòng trị:

- Đảm bảo nước ao luôn sạch sẽ.

- Cách ly con bệnh với con khỏe.

- Ngâm con bệnh trong dung dịch thuốc kháng sinh 10 ppm
Sulfamis, trong 48 giờ.


c. Bệnh nấm lông (bệnh đốm trắng)
Cách chữa:

Khi có bệnh dùng vôi tẩy ao, đảm bảo nước luôn sạch.
Dùng thuốc mỡ xanh Methylen 1%, hay thuốc mỡ
Tetracycline 1% bôi vào chỗ nấm. Dùng Refamicine bôi
trực tiếp vào vết loét sau khi bóp kén ra.
d. Bệnh nấm thủy mi .
Cách trị:

Cho ba ba bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, bảo đảm
nước ao sạch sẽ.

×