Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BAI 4&5-TIN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.04 KB, 6 trang )

&4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
&5. KHAI BÁO BIẾN
Ngày soạn : 05/10/2008
Ngày dạy : 27/10/2008
Người soạn : Nguyễn Trung Quyết
GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Trường
lớp:…… Tiết:………………
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI GIẢNG
- Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự và kiểu logic.
- Xác định được các kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
- Hiểu được cách khai báo biến.
- Biết khai báo biến đúng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
III. NỘI DUNG
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. (1')
Lớp:…Sĩ số:…Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Câu hỏi:
1. Nêu cấu trúc chung của một chương trình?
2. Nêu quy tắc trong khai báo tên chương trình, khai báo hằng, khai báo biến?
Đáp án:
1. Cấu trúc chung của một chương trình:
[<phần khai báo>]
<phần thân>
Phần thân chương trình nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc
không tuỳ theo từng chương trình cụ thể.
2. Khai báo tên chương trình :
Program <tên chương trình >;
Trong đó tên chương trình là tên do người lập trình đặt theo đúng quy định
về tên.


- Khai báo hằng:
Const <tên hằng> = <giá trị của hằng>;
- Khai báo biến:
Var <tên biến>: <kiểu dữ liệu>;
3. Nội dung bài học mới.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS T.gian
Hoạt động 1: Giới thiệu một số kiểu
dữ liệu chuẩn
Kiểu dữ liệu là tập hợp nhiều đối
tượng có cấu trúc giống nhau và có thể
xử lý theo cùng một cách.
GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường
cung cấp một số kiểu dữ liệu chuẩn cho
biết phạm vi giá trị có thể lưu trữ, dung
lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ và
phép toán tác động lên dữ liệu. Trong
bài học này chúng ta xét một số kiểu
dữ liệu chuẩn thường dùng cho các
biến đơn trong Pascal. Pascal là ngôn
ngữ có cấu trúc về mặt dữ liệu: đó là
Pascal cung cấp cho chúng ta một số
kiểu dữ liệu cơ sở (còn gọi là vô hướng
chuẩn).
GV: Gọi HS nêu tên kiểu, bộ nhớ lưu
trữ, phạm vi giá trị của kiểu dữ liệu
nguyên.
GV: Nhận xét và đưa ra bảng phụ và
nhắc lại.
Kiểu Bộ nhớ lưu
trữ một giá trị

Phạm vi
giá trị
byte 1 byte 0 255
integer 2 byte -2
15
2
15
-1
HS: Nghe giảng và ghi bài.
HS: Trả lời:
- Kiểu Byte, bộ nhớ lưu trữ
là 1 Byte, Giá trị: 0 đến 255
- Kiểu Integer, bộ nhớ lưu
trữ là 2 Byte, Giá trị: -2
15
đến 2
15
-1
- Kiểu Word, bộ nhớ lưu trữ
là 2 Byte, Giá trị: 0 đến 2
16
-
1
- Kiểu Longint, bộ nhớ lưu
trữ là 4 Byte, Giá trị: -2
-31
đến 2
31
-1
(15')

word 2 byte 0 2
16
-1
longint 4 byte -2
31
2
31
-1
VD: Các giá trị sau thuộc kiểu dữ liệu
nào:
256,10,-57,32768.
GV: Gọi học sinh nhận xét và đưa ra
nhận xét chung.
GV: Như vậy đối với các giá trị
nguyên vậy đối với các giá trị thực thì
có những kiểu dữ liệu nào? Pascal đã
cung cấp các kiểu dữ liệu thực để khai
báo cho các đại lượng này.
GV: Đưa ra bảng phụ biểu diễn kiểu
thực.
Kiểu Bộ nhớ lưu
trữ một giá
trị
Phạm vi
giá trị
real 6 byte -10
-38
10
38
extended 10 byte 10

-4932
10
4932
GV: Chỉ rõ tên các kiểu dữ liệu, bộ nhớ
lưu trữ một giá trị và phạm vi giá trị mà
đại lượng có thể nhận được.
GV: Ví dụ: 3.45; 567; -567.98
GV: Các giá trị có đại lượng nguyên có
phải là kiểu thực không?
GV: Dữ liệu kiểu thực và kiểu nguyên
sử dụng đối với các con số còn đối với
dữ liệu văn bản thì ta phải dùng kiểu
gì? Pascal đã cung cấp một kiểu dữ liệu
chuẩn đó là kiểu kí tự.
GV: Trong Pascal chỉ sử dụng bảng mã
ASCII cho kiểu kí tự. Các kí tự thuộc
mã ASCII gồm 256 kí tự từ 0 đến 255.
HS:
256,-57:Word,Integer,
Longint
10:Byte,Word,Integer,Longi
nt
32768: Word, Longint
HS: Nghe giảng và Ghi bài
HS: Có. Vì phạm vi giá trị
kiểu thực đã bao gồm cả giá
trị kiểu nguyên.
HS: Nghe giảng
HS: Ghi bài
VD: Kí tự A có mã ASCII là 65,

Để biết được rõ hơn mã ASCII thì ta có
thể xem lại ở phần phụ lục của sách
giáo khoa lớp 10.
GV: Yêu cầu học sinh xác định tên
kiểu kí tự, bộ nhớ lưu trữ một giá trị, và
phạm vi giá trị.
GV: Để lưu trữ trạng thái đúng/sai,
có/không…Pascal có kiểu logic đó là
boolean. Bộ nhớ để lưu trữ một giá trị
là 1 Byte. Chỉ có hai giá trị thuộc kiểu
logic là false (sai) và true (đúng).
GV: Từ các kiểu dữ liệu chuẩn trên ta
có thể xây dựng nên những kiểu dữ liệu
mới, kiểu dữ liệu này còn gọi là kiểu
dữ liệu có cấu trúc. Ta có thể biết được
các kiểu dữ liệu này ở các chương sau.
GV: Ở trong bài 3 chúng ta đã biết tất
cả các biến dùng trong chương trình
đều phải đặt tên và phải khai báo cho
chương trình dịch biết để lưu trữ và xử
lí. Vậy cấu trúc khai báo biến như thế
nào? Có nhứng chú ý gì khi khai báo
biến ? Để biết được điều này thì chúng
ta chuyển sang bài 5.
GV : Ghi tên đề mục lên bảng.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu cách khai
báo biến.
GV: - Mỗi biến chỉ được khai báo một
lần. Tuy nhiên bất kì biến nào khi được
khai báo cũng đều phải tuân theo một

cấu trúc nhất định.
GV: Ghi cấu trúc khai báo biến :
Var<danh sách biến>:<kiểu dữ liệu>;
Trong đó :
 Danh sách biến là một hoặc
nhiều tên biến, các tên được viết
cách nhau bởi dấu phẩy ;
 Kiểu dữ liệu thường là một trong
HS: Kiểu Char, bộ nhớ lưu
trữ một giá trị là 1 Byte,
phạm vi giá trị: 256 kí tự
trong bộ mã ASCII.
HS: Nghe giảng và Ghi bài
HS: Nghe giảng và Ghi bài
(20')
các kiểu dữ liệu chuẩn hoặc kiểu
dữ liệu do người lập trình định
nghĩa.
GV : Sau từ khoá Var có thể có thể
khai báo nhiều danh sách biến khác
nhau tức là :
Var<danh sách biến1>:<kiểu dữ liệu1>;
Var<danh sách biến2>:<kiểu dữ liệu2>;
GV: Ví dụ trong một chương trình ta
cần khai báo 2 biến thực A,B và 2 biến
nguyên M,N:
Var A,B: real;
M,N: integer;
GV: Vậy theo các em nếu trong phần
khai báo trên nếu chúng ta muốn khai

báo thêm một biến thực C, biến kí tự
Chr, biến logic kt thì phải thêm như thế
nào?
GV: Các em chú ý để tính tổng bộ nhớ
dành cho phần khai báo thì ta chỉ cần
cộng tổng giá trị mà bộ nhớ cấp phát để
lưu trữ giá trị các biến đó.
GV: Chẳng hạn trong ví dụn đầu với 4
biến A,B,M,N thì tổng bộ nhớ cấp phát
cho các biến là: 4+4+2+2=12 Byte.
GV: Vậy theo các em tổng bộ nhớ dành
cho các biến trong phần khai báo thứ 2
là bao nhiêu?
GV: Trong quá trình khai báo biến thì
chúng ta cần lưu ý một số những điều
sau:
Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý
nghĩa của biến đó.
VD: Tính diện tích hình tròn
GV: Chúng ta cần những biến nào?
GV: Như vậy để tiện cho việc đọc, hiểu
và sửa đổi chương trình thì ta nên đặt
tên biến sao cho dễ gơi nhớ.
GV: Không nên đặt tên quá ngắn hay
quá dài.
GV: Vẫn với ví dụ trên khi đặt tên biến
HS:
Var A,B,C: real;
M,N: Integer;
Chr: Char;

kt: Boolean;
HS: Nghe giảng và Ghi bài


HS:
4+4+4+2+2+1+1=18 Byte
HS: Nghe giảng và Ghi bài
biểu diễn diện tích hình tròn ta chỉ cần
đặt tên S hoặc dtich chứ không nên đặt
dientichhinhtron vì như thế ta dễ mắc
lỗi khi viết lại nhiều lần biến đó.
GV: Như chúng ta đã biết thì Pascal chỉ
cung cấp dung lượng bộ nhớ <=64 KB
do đó trong quá trình khai báo biến cần
phải để ý đến phạm vi giá trị của biến
để khai báo kiểu dữ liệu cho nó một
cách chính xác nhưng hợp lý.
GV: Vậy ta ghi một chú ý tiếp theo là:
Khi khai báo báo cần đặc biệt lưu ý đến
phạm vi giá trị của nó.
VD: Biến nguyên A nhận giá trị từ
10 100 thì ta nên khai báo cho nó
thuộc kiểu dữ liệu gì?
GV: Vì sao ta lại khai báo biến đó kiểu
Byte?
GV: Chúng ta có thể khai báo biến đó
kiểu Integer hay longint được không?
GV: Để tính diện tích (theo công thức
Hêrông), chu vi của một tam giác với
độ dài ba cạnh cho trước thì khai báo

như thế nào?
4. Củng cố. (3')
- Nhắc lại các kiến thức về kiểu dữ liệu chuẩn, dung lượng bộ nhớ cần thiết
để lưu trữ, và phạm vi giá trị của nó: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự,
kiểu logic.
- Cấu trúc của việc khai báo biến và một số chú ý khi khai báo biến.
5. Dặn dò (1')
- Nhắc nhở học sinh làm bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài 6.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU B ÀI GI ẢNG

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×