Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Huong dan thuc hien chuan kien thuc va ky nang cac mon hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.62 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
A. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC THỰC HIỆN TÀI LIỆU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ
NĂNG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
*) Có 2 nguyên nhuyên nhân cơ bản:
- Xuất phát từ Mục tiêu giáo dục tiểu học
- Thực trạng dạy học các môn học ở tiểu học
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC TIỂU HỌC
- Giáo dục tiểu học (GDTH) giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản để HS tiếp tục học lên THCS.
- GDTH đảm bảo cho HS có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, XH
và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen
RL thân thể và giữ vệ sinh; có những hiểu biết ban đầu về múa, hát, âm nhạc và
mỹ thuật.
- PPGD tiểu học phải phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của
HS; phù hợp với đặc trưng môn học, HĐ giáo dục, đặc điểm đối tượng HS và
điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS PP tự học, khả năng hợp tác, RL
kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho HS.
-> Như vậy, vấn đề quan tâm nhất ở tiểu học không phải là vấn đề học
vấn mà là những yếu tố hình thành nhân cách và các kỹ năng cơ bản: kỹ
năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập. GDTH là nền tảng của
GDPT. GDTH trước hết phải làm cho HS thích đi học, thích đến trường, yêu
trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo, yêu bạn bè và cảm thấy "Mỗi ngày đến trường
là một ngày vui".
*) Dạy học theo chuẩn là thực hiện mục tiêu GDTH:
- Kiến thức các môn học ở tiểu học là những điều đơn giản, cần thiết nhất. Những
hiểu biết ban đầu đó là những điều thiết thực, bổ ích, làm cho HS thích học và có
thể học tốt các môn học.
- Ở tiểu học mỗi môn học đều xác định mục tiêu, nội dung, kỹ năng Kiến thức


khoa học là vô hạn, khả năng tiếp thu của HS có giới hạn nên phải lựa chọn,
xác định nội dung và yêu cầu phù hợp khả năng tiếp thu của các em. GDTH
phải đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu của môn học với mục tiêu chung của cấp
học.
Chương trình GDTH không nhằm đào tạo ra các nhà văn, nhà toán học, nhạc sỹ,
nghệ sỹ hay vận động viên mà chỉ nhằm giúp HS làm quen với những hiểu biết
ban đầu để các em ham thích các môn học.
1
- Nội dung chương trình các môn học và HĐ giáo dục được cụ thẻ hoá bằng
những cuốn SGK và tài liệu dạy học. Ở đó, mỗi kiến thức, mỗi vấn đề được trình
bày khá chặt chẽ, hệ thống, đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính khả thi của
môn học. Trong SGK, bên cạnhnhững yêu cầu tối thiểu dành cho tất cả HS còn
chứa đựng cả yếu tố phát triển chỉ dành cho HS có khả năng, không bắt buộc với
mọi đối tượng. Như vậy, việc phân biệt SGK với Chuẩn kiến thức, kỹ năng
của chương trình là rất cần thiết.
- Chương trình GDPT cấp tiểu học đã xác định rõ Chuẩn kiến thức, kỹ năng
của từng môn học. Đó là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của
môn học mà HS phải đạt được.
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC:
+ Hầu hết giáo viên tiểu học và một bộ phận CBQL cấp cơ sở chưa quan tâm
nhiều đến "Chuẩn", thường dạy học, đánh giá giờ dạy theo SGK và phân phối
chương trình. Coi SGK là pháp lệnh (Chương trình mới là pháp lệnh).
+ Vì chưa nắm Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học quy định trong chương
trình, còn nhầm lẫn SGK với Chuẩn kiến thức, kỹ năng; SGV hiện nay đang soạn
theo SGK. Mục tiêu dạy cho tất cả các đối tượng nên việc dạy học dễ dẫn đến
tình trạng "quá tải" gây chán nản cho HS và bức xúc cho xã hội.
+ Do chưa thực hiện dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhiều GV đã đưa
vào tiết học cả những kiến thức không phù hợp với khả năng tiếp thu của
HS. Bài học vừa khó, vừa dài (nhiều bài tập) trong khi quỹ thời gian chỉ có
hạn. Tình trạng quá tải làm cho HS mệt mỏi, sợ học, chán học và không

hứng thú học tập.
- Xác định Chuẩn kiến thức, kỹ năng và dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng
là nhu cầu cấp thiết của GDTH. Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng đòi hỏi
GV đứng lớp phải xác định rõ những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài
học trong SGK, mức độ cần đạt cho tất cả HS trong lớp để cho bài học
không khó, không dài. Từ đó GV không bị sức ép vì thiếu thời gian, tiết học
không bị quá tải, không khí lớp học bớt nặng nề, căng thẳng, HS tự tin và
hứng thú học tập. Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng vừa phải quan tâm
đến HS yếu, không bỏ rơi HS yếu trong các giờ học, có những hướng dẫn
riêng để hỗ trợ những HS yếu vươn lên đạt trình độ Chuẩn vừa phải tạo cơ
hội phát triển cho HS có điều kiện, HS có năng khiếu. Dạy học theo Chuẩn
kiến thức, kỹ năng hướng tới mọi đối tượng với những mục tiêu riêng, yêu
cầu riêng nên sẽ làm cho giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, đem lại
niềm tin và hứng thú học tập cho HS.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để xây dựng bài kiểm tra đấnh giá cuối
học kỳ, cuối năm học với những yêu cầu cơ bản, tối thiểu phải đạt. Chỉ
2
những HS đạt Chuẩn mới được lên lớp, khắc phục được tình trạng ngồi "sai lớp"
hiện nay ở tiểu học.
- Yêu cầu cần đạt là cơ sở để đánh giá giờ dạy của GV. Đánh giá giờ dạy căn
cứ vào Chuẩn (không dùng SGK, SGV làm "thước đo") sẽ giúp GV không phải
lo đối phó với nội dung bài dài, hạn chế những đánh giá "máy móc" hoặc chủ
quan, cảm tính của người dự giờ. Giáo viên có điều kiện tập trung trí tuệ và sức
lực để hoàn thành tốt bài dạy của mình, vì sự tiến bộ của từng HS sau mỗi tiết
học.
- Ghi chú: Là mức độ dành cho HS khá, giỏi hay vấn đề hỗ trợ HS yếu , là
những gợi ý để GV có cơ sở điều chỉnh, bổ sung về nội dung hay mức độ cho
phù hợp với đặc điểm trình độ của HS lớp dạy. Nội dung, mức độ bồi dưỡng,
phát triển đối với HS có năng lực không phải là căn cứ để đánh giá tiết dạy thông
thường hằng ngày.


III. DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MÔN TIẾNG VIỆT
1. Căn cứ biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng:
- Trong chương trình GDPT-cấp tiểu học (ban hành kèm theo quyết định
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05-5-2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),
môn Tiếng Việt được xác đinh rõ Mục tiêu, Nội dung (Kế hoạch dạy học, Nội
dung dạy học từng lớp) và Chuẩn kiến thức, kỹ năng. Chuẩn kiến thức, kỹ năng
(gọi tắt là Chuẩn). Chương trình nói trên được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn
học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học.
Chuẩn môn Tiếng Việt là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý và đánh giá tiết
dạy học môn Tiếng Việt nhằm bảo đảm tính thống nhất và khả thi của Chương
trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học.
- Căn cứ Chương trình GDPT-cấp Tiểu học, từ năm học 2002-2003 đến 2006-
2007 SGK từ lớp 1 đến lớp 5 lần lượt được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành để
làm tài liệu dạy học chính thức trong các trường tiểu học trong toàn quốc và được
đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi bật về nội dung và phương pháp đã góp
phần ổn định và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân (điều kiện dạy học, đặc điểm học sinh vùng miền,
trình độ giáo viên ), việc giảng dạy và quản lý dạy học theo Chuẩn còn gặp
những khó khăn nhất định. Vì vậy, để tạo ĐK cho GV và CBQL, Bộ GD&ĐT đã
ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn
học dành cho từng lớp ở tiểu học.
- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt
được soạn theo kế hoạch dạy học quy định tại văn bản chương trình GDPT-cấp
tiểu học, dựa theo SGK Tiếng Việt (1,2,3,4,5) đang được sử dụng trong các
trường tiểu học trong toàn quốc. Tài liệu này vẫn bao quát cả 3 đối tượng học
sinh. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn môn Tiếng Việt của từng lớp được trình bày
3
chi tiết theo bảng Hướng dẫn cụ thể, gồm 4 cột: Tuần - Bài - Yêu cầu cần đạt -
Ghi chú.

+ Nội dung Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng đối với từng bài học
(tiết dạy) được hiểu là Chuẩn (cơ bản, tối thiểu) đòi hỏi toàn bộ học sinh phải
đạt được, kể cả những HS yếu nhất cũng phải vượt qua để đạt Chuẩn.
+Nội dung Ghi chú ở một số bài thường giải thích rõ thêm về yêu cầu
cần đạt ở mức cao hơn đối với học sinh khá, giỏi. Riêng với học sinh yếu, GV
cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này
từng bước đạt Chuẩn quy định.
- Để tiện theo dõi sử dụng bảng hướng dẫn cụ thể (Trang 3, tài liệu tập huấn ),
trình bày đầy đủ ở tuần 1, không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số bài
học ở các tuần sau.
Ví dụ: Tiếng Việt 4: Đọc rành mạch, trôi chảy, (Tập đọc); Không mắc quá 5 lỗi
trong bài (Chính tả), Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính
tả); Căn cứ vào văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ GD&ĐT, tài liệu Chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt ở từng lớp đều có bảng chia mức độ cần đạt
theo từng giai đoạn (gắn với 4 lần kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt trong năm
học) để GV xác định rõ các "mốc" cần đạt.
Ví dụ: Tốc độ đọc môn tiếng Việt ở lớp 1
Giữa HK1 Cuối HK 1 Giữa HK2 Cuối HK2
Đọc Khoảng 15
tiếng/phút
Khoảng 20
tiếng/phút
Khoảng 25
tiếng/phút
Khoảng
30tiếng/phút
Viết Khoảng 15
chữ/15 phút
Khoảng 20
chữ/15 phút

Khoảng 25
chữ/15 phút
Khoảng 30
chữ/15 phút
Dựa vào đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS
có thể đạt tốc độ như trên sớm hay muộn. Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt,
xác định tốc độ cần đạt sau từng bài học đối với HS lớp mình phụ trách.
Để nâng cao chất lượng môn học, GV sử dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện
Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt trong các hoạt động liên quan đến quá
trình dạy học như sau:
1. Soạn giáo án lên lớp:
Căn cứ yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng xác định cho từng bài dạy (tiết
học) theo SGK tiếng Việt, GV soạn giáo án một cách ngắn gọn nhưng thể hiện rõ
các phần cơ bản:
Phần 1: Nêu mục đích yêu cầu của bài học (gắn với yêu cầu cần đạt đã ghi
trong tài liệu hướng dẫn).
4
Chú ý: Cần đọc kỹ hướng dẫn ở tuần 1 để ghi đầy đủ yêu cầu cần đạt ở các tuần
sau, đối với các tiết dạy của một số loại bài học có yêu cầu giống nhau.
Ví dụ: Tiếng Việt 4 (Trang 4, Tạp chí số 34).
Phần 2: Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học của
giáo viên và học sinh; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập đảm bảo
phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.
Ví dụ: bảng phụ (ghi gợi ý kể chuyện); Tổ chức HS kể chuyện theo cặp, kể trước
lớp.
Phần 3: Xác định nội dung phương pháp giảng dạy đối với giáo viên, yêu cầu
đối với từng đối tượng học sinh, kể cả HS cá biệt (nếu có).
-> Để soạn tốt phần này, GV thường phải căn cứ vào điều kiện, hoàn
cảnh dạy học, phải nắm được khả năng học tập của từng học sinh trong lớp và
yêu cầu cần đạt ghi trong tài liệu để xác định nội dung cụ thể của bài học

trong SGK (không đưa thêm nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt). Xác định cách
(các biện pháp) hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng học sinh, cụ thể:
- Đối với học sinh yếu: "dễ hoá" bằng cách gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu
- Đối với học sinh khá, giỏi: mở rộng, phát triển (trong phạm vi của Chuẩn)
Việc xác định nội dung dạy học của GV cũng còn phải đảm bảo tính hệ
thống và đáp ứng yêu cầu: Dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kỹ năng
của HS đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiếp sau,
từng bước đạt được yêu cầu cơ bản nêu trong chương trình môn học.
2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
Căn cứ Yêu cầu cần đạt và Ghi chú (nếu có) GV tổ chức các hoạt động
dạy học trên lớp một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh (khá,
giỏi, trung bình, yếu) nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực cá nhân và đạt
được hiệu quả thiết thực sau mỗi tiết dạy.
Ví dụ 1: Tiếng việt 4, Tập 1, tuần 2, Tập đọc-Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp
theo): Cột Yêu cầu cần đạt (đọc hiểu) có ghi “Chọn được danh hiệu phù hợp
với tính cách của Dế Mèn”; Cột ghi chú giải thích thêm: “Học sinh khá, giỏi
chọn đúng danh hiệu hiệp sỹ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn (Câu
hỏi 4)”. Như vậy, GV không đòi hỏi những học sinh ở đối tượng khác phải thực
hiện đầy đủ yêu cầu của câu hỏi 4 trong SGK.
Ví dụ 2: Tiếng Việt 2, tuần 1, Tập viết-Chữ hoa A: cột Yêu cầu cần đạt
ghi”Viết đúng chữ A hoa (1 dòng cỡ chữ vừa, 1 dòng cỡ chữ nhỏ), Anh em
thuận hoà (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu
biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng”; cột Ghi
chú giải thích thêm “ở tất cả các bài tập viết, học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ
các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2”. Như vậy, tuỳ đối tượng học
5
sinh trong lớp, GV tạo điều kiện cho các em thực hiện mức độ Yêu cầu cần đạt
nêu trên.
Đối với các phân môn Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
đều thực hiện như vậy.

Lưu ý: Đối với HS vùng khó khăn, HSDTTS, tuỳ điều kiện cụ thể có thể
tăng cường thời gian học 2 môn Toán và Tiếng Việt, tăng cường các kỹ năng nói,
viết, tính toán (theo tinh thần Công vă 896 và một số văn bản khác).
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.1. Nguyên tắc chung: Thực hiện trên cơ sở nguyên tắc chung về đánh giá kết
quả giáo dục tiểu học xác định tại chương trình GDPT cấp tiểu học (Ban hành
kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (theo tài liệu Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn
học).
3.2. Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả môn Tiếng Việt
Theo văn bản Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo
Quyết định số 30/2005/QĐ-BGDĐT ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
+ Kiểm tra thường xuyên
+ Kiểm tra định kỳ
(Các phòng GD&ĐT đã chỉ đạo trong nhiều năm qua).
*) Yêu cầu chung: Đề không được ra trong SGK mà GV phải bám vào Chuẩn
kiến thức, kỹ năng. Loại câu hỏi cho đối tượng học sinh khá, giỏi chỉ chiếm
không quá 20% (loại câu hỏi trên Chuẩn, ngoài Chuẩn).
Ví dụ: Tuần 3, Lịch sử, lớp 4: Yêu cầu cần đạt có 4 đơn vị kiến thức; Phần Ghi
chú: có 3 đơn vị kiến thức (dành cho HS Khá, giỏi- Chỉ ra không quá 20% của 3
đơn vị kiến thức này).
- Đối với các môn đánh giá bằng điểm số: Bộ đề kiểm tra của Bộ GD&ĐT
dùng để tham khảo, GV phải bám vào Chuẩn và căn cứ vào thực tế để lựa chọn,
điều chỉnh cho phù hợp với học sinh.
- Đối với các môn đánh giá bằng nhận xét: GV bám sát Chuẩn; Giảm bớt các
tiêu chí, minh chứng; Giảm bớt yêu cầu cần đạt.
Ví dụ: Môn Âm nhạc: Chỉ cần cho học sinh hát theo bài hát, không yêu cầu biết
của nhạc sỹ nào, sáng tác năm nào, nội dung bài hát
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT,KN là căn cứ giúp GV kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập thường xuyên của học sinh trong từng tiết học. Dựa vào Yêu

cầu cần đạt đối với từng bài dạy, GV không chỉ nhận biết được kết quả học tập
của HS ở mức độ đạt Chuẩn (trung bình) hay chưa đạt Chuẩn (yếu, kém) mà còn
xác định được các mức độ trên Chuẩn (khá, Giỏi), Cụ thể:
6
+ Nội dung Yêu cầu cần đạt có những yếu tố định lượng, GV có thể căn
cứ vào đó để cho điểm (hoặc để khen ngợi, động viên, khuyến khích, tiếp tục
giúp đỡ HS ).
Ví dụ: 1. Bài Chính tả của HS các lớp nói chung, nếu trình bày đúng Yêu cầu
cần đạt” không mắc quá 5 lỗi là đạt Chuẩn (5-6 điểm), mắc quá 5 lỗi là không đạt
Chuẩn (có thể chưa cho điểm để tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS phấn đấu
đạt kết quả cao hơn), Chỉ mắc 1 lỗi hoặc không mắc lỗi là trên Chuẩn ở mức Giỏi
(9-10 điểm);
2. Bài Luyện từ và câu-Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng (Tiếng
Việt 4, tuần 5), nếu HS tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực
và đạt câu với một từ tìm được (BT 1, BT 2) là đạt Chuẩn, HS tìm được trên 2 từ
“đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực”, đạt câu được với trên 2 từ tìm được là
trên Chuẩn
+ Nội dung yêu cầu cần đạt chỉ là yếu tố định tính, GV căn cứ vào chất
lượng đạt được để phân định mức độ.
Ví dụ: Kể chuyện lớp 2,3, Tiếng Việt 2,3: HS kể lại được từng đoạn câu chuyện
rõ ràng, đúng ý là đạt Chuẩn; Kể lại được từng đoạn câu chuyện đúng, đủ ý
và diễn đạt bằng lời của mình một cách khá sinh động hoặc kể được toàn bộ
câu chuyển rõ ràng, đúng nội dung là trên Chuẩn
Riêng đối với các bài kiểm tra định kỳ, ngoài yêu cầu cần đạt nêu trong tài
liệu Chuẩn (tuần ôn tập), GV còn dựa vào mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề
kiểm tra môn Tiếng Việt (đối với bài kiểm tra cuối HK1, cuối năm học) nêu trong
tài liệu Đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học dành cho từng lớp , đối với các môn
học đánh giá bằng điểm số, kèm theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn củ Bộ
GD&ĐT (Vụ GDTH), các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
3.3.Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn tiếng Việt

*) Các hình thức trắc nghiệm khách quan vận dụng trong kiểm tra, đánh giá
môn TV. (Các Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo ở các trường trong nhiều năm qua).
a) Trắc nghiệm đúng - sai: Chỉ gồm 2 lựa chọn (đúng hoặc sai) do vậy nó
đơn giản và có khả năng áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, loại này ít có khả năng
phân biệt HS giỏi và HS kém. Có nhiều trường hợp hiểu lầm câu hỏi hoặc có
nhiều cách giải thích khác nhau dẫn đến những bất đồng ý kiến về câu trả lời
được coi là đúng.
b) Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Có thể sử dụng ở nhiều trường hợp,
nhưng khả năng phân biệt HS giỏi và HS kém tỏ ra đắc dụng hơn. Trắc
nghiệm loại này tương đối khó soạn,vì mỗi câu hỏi phải kèm theo một số câu trả
lời, các câu trả lời đều phải hấp dẫn ngang nhau, nhưng trong đó chỉ có một câu
trả lời đúng. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn độ tin cậy cao hơn.
c) Trắc nghiệm điền thế: Thường có một hay nhiều chỗ trống (khuyết)
trong câu văn hay đoạn lời, đòi hỏi học sinh phải điền lấp những yếu tố phù hợp,
7
sao cho đầy đủ và đúng. Đây là loại trắc nghiệm khá gần gũi với HS tiểu học,
được vận dụng trong các bài tập điền từ, bài tập về chính tả (âm- vần-tiếng), bài
tập tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa Nó có tác dụng phân loại HS khá rõ, lại dễ
thiết kế. Nhưng cũng cần lưu ý về cách đặt chỗ trống, xác định yêu cầu lựa
chọn yếu tố điền thế sao cho phù hợp với trình độ HS và đòi hỏi của chương
trình mỗi lớp; cần tính toán “độ khó” của bài Trắc nghiệm và đánh giá khách
quan.
d) Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: Có 2 cột, mỗi cột gồm một số yếu tố
độc lập (tiếng, từ, câu, ) đồi hỏi HS phải lựa chọn-ghép nối một yếu tố bên này
với yếu tố bên kia, sao cho thành một cặp tương thích. loại TN này cũng khá
quen thuộc, được sử dụng trong các phân môn Tập đọc, Học vần, Chính tả,
Luyện từ và câu Tuỳ theo mức độ yêu cầu có thể soạn bài trắc nghiệm đòi hỏi
ghép nối 1 hay nhiều cặp. Khi thiết kế bài TN loại này, cần tính toán đến các khả
năng kết hợp để sao cho chỉ có một kết quả đúng (xác định : “cặp đôi” chính
xác.).

e) Trắc nghiệm sắp xếp thứ tự: Yêu cầu HS sắp xếp các yếu tố cho sẵn
theo một trật tự đúng và hợp lý nhất.Trắc nghiệm loại này được HS tiểu học làm
quen qua các bài tập (hoặc trò chơi học tập) ở các phân môn Luyện từ và câu,
Tập làm văn, Kể chuyện Tuỳ theo “độ khó” của bài TN có thể yêu cầu HS sắp
xếp một hay nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cần đưa ra số lượng yếu tố vừa phải, tính
toán đến “dấu hiệu nhận biết để sắp xếp” phù hợp với đối tượng HS.
g) Trắc nghiệm trả lời ngắn: Tuy có hạn chế tính khách quan nhưng lại
ít nhiều đo nghiệm được tính sáng tạo của HS qua nội dung trả lời ngắn và
cách trình bày, diễn đạt câu trả lời.
*) Soạn đề trắc nghiệm khách quan:
a) Yêu cầu về hình thức: 2 loại quy tắc:
- Câu hỏi
- Câu trả lời
*) Yêu cầu câu hỏi:
+ Không lặp
+ Thân câu hỏi không chứa từ phủ định
+ Câu hỏi không làm rối trí HS
+ Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ được vấn đề cần hỏi.
+ Hình thức câu hỏi: không chi phối làm ảnh hưởng đến phần thân.
+ Phần thân chứa càng nhiều yếu tố hỏi càng tốt
+ Không dùng các câu hỏi có nội dung chính trị, tôn giáo hoặc quảng cáo
+ Không dùng câu hỏi móc xích
+ Không dùng câu hỏi đa lựa chọn nếu các dạng đúng/ sai, điền, cặp, tương
hợp, tốt hơn.
*) Yêu cầu câu trả lời:
8
+ Cấu trúc và độ dài như nhau
+ Một câu hỏi chỉ có 1 câu trả lời đúng hoặc 1 câu trả lời tốt nhất.
+ Câu nhiễu phải có vế ngoài hợp lý, có liên quan đến nội dung câu hỏi đề cập
+ Trong câu hỏi không được đưa ra một yếu tố nào có thể trở thành tín hiệu

manh mối dẫn đến câu trả lời đúng.
+ Câu trả lời đúng được đặt ngẫu nhiên trong dãy câu trả lời.
+ Không dùng dạng câu TL nào trên đây là đúng trong tất cả những câu trên
+ Không dùng các từ ngữ không bao giờ, luôn luôn trong câu trả lời nhiễu.
+ Không dùng các thế đồng nghĩa, trái nghĩa trong dãy câu trả lời
b) Yêu cầu nội dung:
+ Quét rộng: phủ trọn kiến thức, kỹ năng
+ Tinh tế: buộc phải nhớ chi tiết
+ Tính cần yếu: (Chuẩn).
+ Vừa sức: sát đặc điểm vùng, tâm lý lứa tuổi
+ Đề nhân mẫu: cho dùng đại trà và chấm tự động
Ví dụ:
Tìm từ đồng nghĩa với vị thành niên? -> thân câu hỏi
A. phụ nữ -> câu nhiễu
B. thiếu niên -> câu trả lời đúng
C. thanh niên
D. đàn ông -> câu nhiễu
Lưu ý: Kết hợp hài hoà cả yêu cầu đánh giá và khả năng, thói quen, hứng thú
làm một số loại câu hỏi-bài tập nào đó, hoặc sử dụng loại câu hỏi nhiều lựa chọn
vì chỉ sử dụng thêm các hình thức khác khi nào ta nhận thấy hình thức đó thích
hợp và có hiệu quả cao, đỡ nhàm chán cho học sinh.
Đề ra: Theo Công văn hướng dẫn chuyên môn số 1737/SGDĐT-GDTH
ngày 25 tháng 9 năm 2008 của Sở GD&ĐT: đề ra theo hình thức bán trắc
nghiệm. Riêng môn Tiếng Việt hạn chế đề ra theo kiểu trắc nghiệm vì không
kiểm tra được kỹ năng sản sinh văn bản. Hình thức trắc nghiệm chủ yếu thực
hiện ở phần kiểm tra kiến thức.
4. Công tác quản lý chỉ đạo
- Bám sát Chuẩn, thực hiện quản lý, chỉ đạo theo Chuẩn.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học làm cho học sinh hứng thú học tập.
- Gắn trách nhiệm của GV đến chất lượng từng học sinh.

- Đánh giá GV, HS phải bám vào Chuẩn và căn cứ vào điều kiện dạy học, học
sinh từng vùng miền, vào điểm xuất phát của học sinh.
- Không đánh giá giờ dạy theo SGK, SGV (đánh giá theo yêu cầu cần đạt; Phần
Ghi chú: GV giỏi, HS giỏi đánh giá theo Ghi chú này). Việc đánh giá không để
tình trạng GV đối phó từ đó trút gánh nặng vào học sinh.
- Việc dự giờ đánh giá phải trên tinh thần chia sẻ, tương tác, giúp đỡ GV để họ
thực sự yêu nghề, tâm huyết với từng bài giảng, tập trung vào bài dạy để nâng
9
cao chất lượng dạy học. Thông qua dạy học dạy người, làm cho giờ học thực sự
nhẹ nhàng, học sinh ham học, thích đến trường, để “Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”.
Tóm lại: Xuất phát từ Mục tiêu GDTH, thực trạng dạy học, việc tập huấn chỉ
đạo dạy học theo Chuẩn kiến thưc, kỹ năng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học thực sự đem lại
không khí thân thiện trong nhà trường, góp phần tích cực hoá hoạt động học tập
của HS. Bài học không khó, không dài, kiến thức không là gánh nặng sẽ làm cho
HS hứng thú học tập; GV không bị nhiều sức ép, tập trung đầu tư, đổi mới PPDH
và giúp đỡ HS học tập có hiệu quả hơn. Học sinh yêu trường, yêu lớp, thích đến
trường, thích học và học tốt hơn. Đó chính là lợi ích thiết thực của việc thực hiện
dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường tiểu học.
10

×