Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Hướng dẫn dạy học, kiểm tra và đánh giá môn âm nhạc bậc tiểu học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.88 KB, 28 trang )

1
2
I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN
THỨC KỸ NĂNG MÔN ÂM NHẠC:
Chương trình là pháp lệnh, trong đó gồm 5 thành tố:
1. Mục tiêu
2. Nội dung
3. Yêu cầu cần đạt ( Chuẩn KT-KN)
4. Phương pháp
5. Đánh giá
3
a. Có những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng
âm nhạc, Tập đọc nhạc.
b. Luyện tập một số kỹ năng ban đầu để hát đúng, hòa giọng, diễn cảm và có thể kết
hợp một số hoạt động khi tập hát.
- Bước đầu luyện Tập đọc nhạc và Chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Luyện tập nghe và cảm nhận âm nhạc.
c. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu nghệ thuật âm nhạc nhằm phát triển hài
hòa nhân cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú lành
mạnh, đem đến học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn và tự tin.
- Có nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài trường học.
1. Mục tiêu môn Âm nhạc:
4
2. Nội dung môn Âm nhạc:
- Lớp 1,2,3
- Lớp 4,5
Học hát
Phát triển âm nhạc
Tập đọc nhạc
Học hát


Phát triển âm nhạc
5
3. Chuẩn KTKN:
3.1. Khái niệm:
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về
kiến thức, kĩ năng của môn học.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của
môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cả
cấp học.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn SGK, quản lí
dạy học, đánh giá kết quả giáo dục.
6
3. Chuẩn KTKN:
3.2. Mối quan hệ giữa Chuẩn và SGK,
giữa chuẩn và công tác dạy học:
SGKChuÈn
Qu¶n lý, chØ ®¹o
§¸nh gi¸
D¹y häc
7
3. Chuẩn KTKN:
3.2. Mối quan hệ giữa Chuẩn và SGK, giữa
chuẩn và công tác dạy học:
- SGK: tài liệu tiếp nối chương trình, cụ thể hoá những quy định của
chương trình về mục tiêu bộ môn, phạm vi, số lượng, mức độ các đơn vị
kiến thức; định hướng về PPDH, gợi ý tổ chức các hoạt động học tập.
- Căn cứ để biên soạn SGK là chương trình (cụ thể là Chuẩn):
+ Mục đích, yêu cầu của Chuẩn được thể hiện trong mục tiêu và nội dung
bài học trong SGK
+ Tuy nhiên, mục tiêu của SGK là mọi đối tượng HS với những khả năng

và điều kiện học tập không giống nhau. Vì vậy, trên cơ sở Chuẩn, SGK
còn có một số nội dung kiến thức, kĩ năng có tính “mở rộng, phát triển”.
8
3. Chuẩn KTKN:
3.3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn
Âm nhạc:
3.3.1. Cấu trúc nội dung tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Âm
nhạc: Gồm 4 cột: Tuần, bài, yêu cầu cần đạt, ghi chú.
- Cột bài bao gồm các bài học trong SGK của môn học theo từng lớp.
- Cột yêu cầu cần đạt đối với từng bài học được hiểu là Chuẩn (cơ bản, tối
thiểu) đòi hỏi tất cả HS đều phải đạt được.
- Cột ghi chú gồm những nội dung cụ thể làm rõ yêu cầu cần đạt hoặc những
yêu cầu dành cho HS ở vùng có điều kiện về CSVC, có GV chuyên nhạc.
9
3. Chuẩn KTKN:
3.3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn
Âm nhạc:
Ví dụ: Chuẩn từng bài của Lớp 1
Ví dụ: Chuẩn từng bài của lớp 5
10
Hoạt động nhóm: Chia 5 nhóm
1. Lập KHDH môn Âm nhạc theo chuẩn KT-KN.
- Nhóm 1: Lớp 1 (nội dung Hát)
- Nhóm 2: Lớp 2 (nội dung Phát triển kĩ năng âm
nhạc.)
- Nhóm 3: Lớp 3 ( nội dung phát triển kĩ năng âm
nhạc)
- Nhóm 4: Lớp 4 (nội dung Tập đọc nhạc)
- Nhóm 5: Lớp 5 (nội dung Phát triển khả năng âm
nhạc)

11
a. Các lớp 1,2,3: Có 2 nội dung: Hát và Phát triển
khả năng âm nhạc.
* Nội dung Hát:
-
Khi dạy, GV lấy nội dung dạy Hát làm chủ yếu. Vì vậy, yêu cầu cần đạt
của HS là: Biết hát theo giai điệu và lời ca, không yêu cầu HS phải biết tên
các nhạc sĩ sáng tác. Khi hát, các em được kết hợp với các hoạt động vỗ tay,
gõ đệm theo bài hát (Có thể theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca) hoặc
hát kết hợp với vận động phụ họa đơn giản,... không áp đặt cách vỗ tay hoặc
gõ đệm.
-
GV có quyền tự lựa chọn để hướng dẫn HS sao cho phù hợp, cốt yếu là tạo
được không khí lớp học sôi nổi, HS hứng thú vừa hát vừa vỗ tay hoặc gõ
đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca của bài hát.

×