Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hướng dẫn bình luận ảnh cho người mới bắt đầu vào Nhiếp Ảnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.67 KB, 6 trang )

Hướng dẫn bình luận ảnh cho người
mới bắt đầu vào Nhiếp Ảnh

Tham gia vào m
ột diễn
đàn, m
ột gallery ảnh trên mạng,
đóng góp ý ki
ến, chia
sẻ kinh nghiệm hoặc nhận xét ảnh ….thường sẽ rất khó khăn , nhất là với
những người mới bước vào nhiếp ảnh . Bạn sẽ luôn băn khoăn :
"Tôi có đủ trình độ để góp ý nhận xét hay không?" hoặc "Tôi phải nói gì đây
?", “Nhận xét của tôi có bị những người khác chê hay không ”, vân vân và
vân vân.
Nếu bạn vừa tham gia một nhóm bạn ảnh nào đó, có thể bạn thường phải yên
lặng, ngần ngại và chờ đợi xem người khác nói , nhận xét như thế nào về bức
ảnh của bạn hay của mọi người. Sự thật là chẳng có chuyện phân biệt chuyên
môn cao cấp hoặc giới hạn nào cả. Với các forum và galleries ảnh (nhất là ở
VNPhoto.NET của chúng ta ) bạn có thể thoải mái trao đổi các ý tưởng và
hình ảnh, và luôn được hoan nghênh, cho dù bạn chỉ mới chập chững bước
vào nhiếp ảnh hay bạn là một nhà nhiếp ảnh dày dạn kinh nghiệm. Cái quan
trọng là có thể dẹp bỏ cái Tôi ngại ngùng, chật hẹp, gò bó để cùng chơi cùng
chia sẻ và cùng tìm thấy thú vị , bổ ích hoặc tối thiểu cũng là sự thư giãn trên
một cộng đồng trực tuyến, online mà bạn là một thành viên. Không ai buộc
chết cái sai vào bạn. Hãy trở thành một người đóng góp tích cực, điều đó sẽ
giúp bạn tự phát triển một kỹ năng hiểu và trao đ
ổi bằng ngôn ngữ thị giác tốt,
và bạn cũng sẽ học được nhiều hơn khi bạn biết bình luận ảnh cũng như khi
nhận được các bình luận khác từ ảnh của bạn. Nếu bạn newbie hay vẫn còn
ngần ngại chưa biết góp ý nhận xét ảnh thế nào, bạn có thể theo 3 bước cơ b
ản


sau để thực hiện : (rất dễ dàng cho cả người mới và người chơi ảnh có kinh
nghi
ệm) :

1. Hãy bắt đầu với những Ấn tượng, cảm nhận đầu tiên của bạn về bức
ảnh.
2. Bức ảnh có mang lại một thông điệp gì không ?
3. Bạn có “học” được gì từ bức ảnh hay không ? Nếu có thì như thế nào,
nếu không thì tại sao không ?
Sau khi xem xét, thực hiện trên 3 bước đầu tiên, hãy ghi xuống những góp ý
của bạn. Đó là một quy trình thực tế và cơ bản rõ ràng giúp bạn đánh giá
nhiều khía cạnh của bức ảnh, chúng sẽ giúp cho bạn chăm chú hơn về các góc
độ, kỹ thuật cũng như nội dung của bức ảnh, thay vì chỉ là cảm nhận chung
chung không xác định.
Dưới đây là phần chi tiết của các nội dung trên:
Bước 1: Hãy bắt đầu với những Ấn tượng cảm nhận đầu tiên của bạn về
bức ảnh.
Trước khi nghĩ về bất cứ chi tiết mà bạn thấy trên ảnh , bạn nên nhớ lại
cảm giác khi bạn lần đầu tiên thấy bức ảnh đó. Thông thường cảm giác ban
đ
ầu chính là lý do bạn muốn góp ý cho bức ảnh. Có thể nó gây chú ý ngay cho
bạn bởi các tác độ về đồ họa (hình dạng, màu sắc, bố cục… ), hoặc nó trông
có vẻ khó hiểu hoặc đã thóang gây cảm xúc khiến bạn cần quan sát, tìm hiểu
thêm. Thậm chí nó làm bạn chú ý vì “nhìn thóang qua thấy nó thiếu thiếu cái
gì đó”. Cảm giác ban đầu của bạn chính là một trong những điểm quan trọng
khi bạn phải cân nhắc khi nhận xét ảnh vì hầu hết các bức ảnh hay đ
ều chuyển
tải một thông điệp nào đó ngay khi bạn thấy nó. Ngay cả không cần phải nghĩ
ngợi gì, một bức ảnh có thể thu hút sự chú ý, làm cho bạn cảm thấy nhẹ
nhàng

, cô đơn, ho
ặc làm cho bạn thấy những nguy c
ơ b
ất an , vui vẻ hay kích
đ
ộng
nữa. Càng vội nhìn chăm chú vào một điểm nào đó trên ảnh chúng ta càng dễ
mất đi cái cảm giác ban đầu này. Bạn không cần phải trở thành một nhà mỹ
học hoặc nhiếp ảnh chuyên nghiệp mới có cảm giác này. Thực tế , một bức
ảnh hay sẽ thu hút bất kỳ ai . Chỉ cần nấn ná một chút và cố gắng nắm bắt
những gì ngay từ đầu bức ảnh nói lên cái gì với bạn hoặc nó tác động đến bạn
thế nào. Đây là một bài tập không khó nhưng cũng là một điều mà nhiều bạn
ảnh giàu kinh nghiệm bỏ qua để chú ý vào khía cạnh chi tiết kỹ thuật thể hiện
bức ảnh. Thường các bạn mới chơi ảnh sẽ dễ “luyện tập” bài tập này hơn, và
sự luyện tập này sẽ dần mang lại kết quả là sự nhạy cảm hơn về xem ảnh,
nhận xét ảnh sau này .
Bước 2: Bức ảnh muốn truyền tải nội dung gì ?
Hầu hết mỗi bức ảnh ít nhiều gì đều truyền tải một nội dung nào đó. Sau
khi bạn đã nắm bắt được cảm xúc ban đầu với bức ảnh, đi
ều kế tiếp là xem xét
nội dung truyền tải những gì từ bức ảnh. Thông điệp hoặc nội dung có thể
được thể hiện rất trực tiếp và có chủ ý rõ ràng đối với một số nhà nhiếp ảnh
(ví dụ một bức ảnh mang nội dung đối kháng, tương phản bằng hình ảnh giàu
với nghèo, to với bé, vui với buồn …). Hoặc một nội dung gây nhiều cảm xúc
khác nhau với mỗi người xem. Mỗi nhà nhiếp ảnh, qua bức ảnh của mình, đ
ều
muốn nói một điều gì đó với người xem ảnh, như làm tôn lên một mối quan
hệ, một nụ cười vui vẻ hoặc một khỏanh khắc nắm bắt cảm xúc mà nhà nhiếp
ảnh chứng kiến ngay tại thời điểm đó. Ngay cả một bức ảnh trừu tượng
(abstract) cũng mang đến một nội dung một cảm xúc từ những sự cân đối thứ

tự hoặc hỗn lọan, gây bối rối, hay điều gì đó lạc quan hoặc bi quan. Thỉnh
thỏang, những nhận xét của bạn khen ngợi hoặc xác nhận về sự thành công
truyền tảI nộI dung của tác giả bức ảnh, và thỉnh thỏang những nhận xét của
b
ạn lại làm tác giả ngạc nhiên với những
đi
ều bạn khám phá ra nhiều khi rất
khác với những gì tác giả đã muốn truyền tảI hoặc trông đợi từ sự đồng cảm
của ngườI xem. Vì thế, nội dung thông điệp của ảnh mang tính cá nhân, sẽ rất
quan trọng và hữu ích cho bạn khi bạn tìm hiểu “Tác giả đang cố gắng truyền
tải cái gì” , thay vì là bạn tìm hiểu xem “tác giả đã muốn nói gì với tôi”
Bước 3: Bạn có học đư
ợc gì từ bức ảnh hay không? Nếu có thì tại sao có ?
Không thì tại sao không ?
Nếu một bức ảnh đã gây cảm xúc ban đầu cho bạn, và nội dung thông điệp
rõ ràng, mạnh và hiệu quả thì hầu hết chúng ta sẽ xem và bảo “ảnh này đư
ợc”.
Đây là lúc bạn sẽ nhanh chóng có được đánh giá về một bức ảnh thành công.
Bạn có thể chia sẻ cho cả nhóm bạn ảnh về đánh giá bức ảnh : như thế nào

tại sao bức ảnh “được”, còn "không" thì cũng như thế nào và tại
sao"không". Nếu bạn mới bắt đầu tập góp ý nhận xét ảnh, dừng phảI lo ngạI
khi thành thực và thẳng thắn nhận xét, ví dụ như “Tôi b
ị cuốn hút bởi bức ảnh,
bạn có cảm nhận được cái lạnh từ bức ảnh không ? ”. Bằng nội dung đơn gi
ản
bạn chuyển tải lại được những gì bạn cảm nhận thành những từ ngữ, từ đó sẽ
cải thiện khả năng tái diễn tả cảm xúc của bạn. “Tôi mất nhiều thời gian để
nhận ra, không chắc là vui hay buồn, nhưng diễn cảm từ khuôn mặt, đôi mắt
của cô gái trong ảnh làm người xem khó quên”. Cứ thế, với các bạn mới bắt

đầu, hãy để cảm nhận ban đầu và ý tưởng về nội dung truyền tải hướng bạn
đến các nhận xét. Nếu bạn nghĩ rằng nhà nhiếp ảnh đã thành công trong việc
sáng tạo ra một bức ảnh mạnh, rõ ràng về nội dung, bạn chỉ cần nói theo cách
bạn cảm nhận. Nếu chưa “được”, hãy cố gắng nhận xét, đóng góp mang tính
xây dựng với những thông tin mà bạn nghĩ rằng sẽ làm cho bức ảnh “mạnh
hơn, bật lên hơn” hoặc chỉ ra những điểm theo bạn “làm kém đi, yếu đi” nội
dung bức ảnh. Qua một thời gian, bạn sẽ có thể hình thành một thư viện ngôn
ng
ữ thị giác
đ
ể dễ dàng h
ơn trong trao đ
ổi và nhận xét với nhiều thuật ngữ thị
giác chính xác hơn đối với những thành công hay thất bại của những bức ảnh.
Có nhiều người đã có sẵn khả năng này nhưng bạn hòan tòan có thể rèn luyện
để có nó.
Để rèn luyện, đơn giản nhất bạn cứ tự hỏi và trả lời tương ứng câu hỏi như :
- Đâu là trọng tâm của sự lôi cuốn của bức ảnh ?
- Các yếu tố và bố cục của bức ảnh hỗ trợ như thế nào cho trọng tâm của sự
cuốn hút này ?
- Cách thể hiện như thế có phù hợp không ?
- Cách thể hiện như thế có làm lõang đi ho
ặ ngắt quãng , hoặc thiếu chân thực,
giả tạo với nội dung của bức ảnh hay không ?
- Nếu có thể thay đổi về bố cục thì thay đổI như thế nào để bức ảnh “mạnh
hơn” về nội dung và hình thức ?
- Cần lọai trừ những yếu tố không cần thiết nào ?
- Các yếu tố mang tính kỹ thuật như độ nét, mờ rõ, màu sắc, tiền cảnh hậu
cảnh, cách sử dụng tiêu cự, hiệu ứng từ độ mở ống kính, có thể cải thiện như
thế nào đ

ến hình thức và nội dung tác giả (nhà nhiếp ảnh) muốn truyền tải qua
bức ảnh ?
Hãy nhận xét đơn giản, rõ ràng và cố gắng nhìn nhận trên cả hai mặt tích cực
và tiêu cực của bức ảnh. Bạn cũng nên thử suy nghĩ xem bạn có thể làm gì
khác để chuyển tải cảm xúc của bạn sang thông điệp hình ảnh của chính bạn
Nên nhớ là nhiếp ảnh không chỉ là xác định thời chụp đúng, hoặc tạo độ nét
t
ốt hoặc hòan hảo với bố cục.
Đ
ừng bị ám ảnh với qu
á nhi
ều các kiến thức kỹ
thuật. Một bức ảnh tạo cảm xúc, ấn tượng mạnh mẽ, mang nội dung có ý
nghĩa nổi bật, sẽ là một Bức Ảnh RẤT HAY cho dù kỹ thuật thể hiện chưa
hẳn là hòan hảo.
Tóm lại, tạo được cơ sở cho một nhận xét và thảo luận về bức ảnh bạn đang
xem sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều. Điều này không phải tự nhiên mà
có được. Nhiếp ảnh có thể lập tức tạo ra tương tác giữa ý tưởng và cảm xúc,
nhưng để học và diễn đạt được thành chữ và lời, thảo luận được và học hỏi
được từ những gì trong ảnh, thì bạn cần phải thực tập những bài tập nói trên
một cách thường xuyên .
Hy vọng rằng với cách tiếp cận bằng 3 bước nói trên sẽ hữu ích cho bạn trong
những khởi đầu. trong nhiếp ảnh. Về cơ bản, phát triển các phương thức của
riêng bạn, kế thừa một ngôn ngữ thị giác tốt sẽ là một công cụ rất tốt giúp cho
bạn phát triển kỹ năng nhiếp ảnh đồng thời bạn cũng đã cũng giúp cho người
khác những gì tương tự cho chính họ.


×