Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

báo cáo nghiên cứu khoa học ' nghiên cứu về ký sinh trùng trên rắn ráo trâu (ptyas mucosus linnaeus, 1758) ở khu vực nghệ an'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.9 KB, 6 trang )




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 4A-2009


5

NGHIÊN CứU Về Ký SINH TRùNG trên RắN RáO TRÂU (Ptyas
mucosus Linnaeus, 1758) ở khu vực NGHệ AN

ÔNG VĩNH AN
(a)
, NGUYễN VĂN Hà
(a)
, HOàNG VĂN HIềN
(a)


Tóm tắt. Nghiên cứu này phát hiện 11 loài kí sinh trùng trên Rắn ráo trâu, gồm 1
loài sán dây (Spirometra sp.), 2 loài sán lá (Ommatobrephus lobatum Mehra, 1928;
Encylometra asymmetrica Wallace, 1936), 4 loài giun tròn (Capillaria murinae
Travassos, 1914; Capillaria sp.; Rhabdias sp.; Kalicephalus najae Maplestone, 1921), 2
loài giun đầu gai (Pseudoacanthocephalus nguyenthileae Amin, Ha et Heckmann,
2008; Porrorchis houdemeri (Joyeux and Baer, 1935)) và 2 loài chân khớp (R. orientalis
(Hett, 1915); Raillietiella sp.). Có 5 loài kí sinh trùng đợc phát hiện ở ruột, 3 loài ở
phổi; các loài khác đợc tìm thấy ở dạ dày, gan và cơ.
Tỷ lệ và cờng độ nhiễm cao nhất là 2 loài giun tròn Rhabdias sp. (81,8%; 5 - 54)
và Kalicephalus najae (81,8%; 4 - 28). Tỷ lệ nhiễm và cờng độ nhiễm thấp nhất là 2
loài giun đầu gai.


I. Mở đầu
Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) là loài bò sát đang suy giảm số lợng lớn trong
tự nhiên hiện đã đợc đa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và đang đợc khuyến khích
nhân nuôi. Tuy nhiên, ở các trang trại nuôi rắn khu vực miền Bắc hiếm khi đạt đợc
trọng lợng lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thiếu hiểu biết
về mầm bệnh và phòng chống dịch bệnh. Kết quả khảo sát ở các trại nuôi rắn khu
vực đồng bằng sông Hồng và ở Nghệ An chúng tôi nhận thấy nhiều rắn trởng thành
có hiện tợng viêm phổi, ho một thời gian sau thì chết, gây thiệt hại cho ngời chăn
nuôi. Nhiều cơ sở nuôi cho biết rắn con sơ sinh cũng bị chết sau một thời gian nhng
không biết nguyên nhân. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thành phần loài
ký sinh trùng của rắn ráo trâu, góp phần cho việc nhân nuôi thành công loài rắn
này.
II. VậT LIệU Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Nghiên cứu trên 15 mẫu Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) đợc thu ở các trại nuôi
rắn tại Cửa Lò và Nam Đàn (Nghệ An) vào tháng 7 năm 2009, kính thớc cơ thể
129,2 - 170,9 (trung bình 147,4) cm, trọng lợng cơ thể 184,5 - 456,3 (trung bình
352,7) g. Sau khi kiểm tra tìm ngoại ký sinh, các mẫu vật rắn ráo trâu đợc mổ
khám toàn diện để thu nội ký sinh. Các mẫu vật ký sinh trùng đợc định hình trong
nớc muối sinh lý 5 -10 phút và sau đó bảo quản trong cồn 70
0
. Mẫu sán lá, sán dây
đuợc làm tiêu bản nhuộm axít carmine và gắn nhựa dính canada; mẫu giun tròn,
giun đầu gai và chân khớp ký sinh đợc làm tiêu bản với dung dịch glyxerin - axit
lactic.
Các mẫu vật đợc lu giữ và bảo quản tại phòng Ký sinh trùng, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật.



Nhận bài ngày 22/12/2009. Sửa chữa xong 25/01/2010.





VĩNH AN, VĂN Hà, VĂN HIềN NGHIÊN CứU Về Ký SINH TRùNG , TR. 5-10


6

III. KếT QUả NGHIÊN CứU
3.1. Thành phần loài ký sinh trùng ở Rắn ráo trâu
Kết quả phân tích và định loại các mẫu vật ký sinh ở Rắn ráo trâu, đã phát
hiện 11 loài ký sinh trùng thuộc 5 lớp ký sinh trùng, bao gồm 1 loài sán dây
(Cestoda), 2 loài sán lá (Trematoda), 4 loài giun tròn (Nematoda), 2 loài giun đầu gai
(Acanthocephala) và 2 loài chân khớp (Pentastomida):
Ngành PLATYHELMINTHES Gegenbaur, 1859
Lớp
CESTODA
Rudolphi, 1808
Bộ
PSEUDOPHYLLIDEA
Carus, 1803
Họ
DIPHYLLOBOTHRIIDAE
Lỹhe, 1910
Giống SPIROMETRA Mueller, 1937
1. Loài Spirometra sp.
Lớp
TREMATODA
Rudolphi, 1808

Bộ
PLAGIORCHIDA
LaRue, 1957
Họ
OMMATOBREPHIDAE
Poche, 1926
Giống
OMMATOBREPHUS
Nicoll, 1914
2. Loài Ommatobrephus lobatum Mehra, 1928
Họ
PLAGIORCHIDAE
Lỹhe, 1901
Giống
ENCYCLOMETRA
Baylis et Canon, 1924
3. Loài Encyclometra asymmetrica Wallace, 1936
Ngành
NEMATODA (
Rudolphi, 1808)
Lớp SECERNENTEA Von Linstow, 1905
Bộ
TRICHOCEPHALIDA
Skrjabin et Schulz, 1928
Họ
CAPILLARIIDAR
Railliet, 1916
Giống
CAPILLARIA
Zeder, 1800

4. Loài Capillaria murinae Travassos, 1914
5. Loài Capillaria sp.
Bộ
RHABDITIDA
Oerley, 1880
Họ
RHABDIASIDAE
Railliet, 1915
Giống
RHABDIAS
Stilet et Hasall, 1915
6. Loài Rhabdias sp.
Bộ
STRONGYLIDA
Diesing, 1851
Họ
DIAPHANOCEPHALIDAE
Travassos, 1920
Giống
KALICEPHALUS
Molin, 1861
7. Loài Kalicephalus najae Maplestone, 1921
Ngành ACANTHOCEPHALA Kohlreuther, 1771
Lớp
PALAEACANTHOCEPHALA
(Meyer, 1931)
Bộ
ECHINORHYNCHIDA
Southwell and Macfie, 1925
Họ

ECHINORHYNCHIDAE
Cobbold, 1879
Giống PSEUDOACANTHOCEPHALUS Petrochenko, 1956
8. Loài Pseudoacanthocephalus nguyenthileae Amin, Ha et Heckmann,
2008
Bộ
POLYMORPHIDA
Petrochenko, 1956
Họ
PLAGIORHYNCHIDAE
Golvan, 1960



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 4A-2009


7

Giống PORRORCHIS Fukui, 1929
9. Loài Porrorchis houdemeri (Joyeux and Baer, 1935)
Lớp
PENTASTOMIDA
Diesing, 1836
Bộ
CEPHALOBAENIDAE
Heymons, 1935
Họ
CEPHALOBAENIDAE
Heymons, 1935

Giống
RAILLIETIELLA
Sambon, 1910
10. Loài Raillietiella orientalis (Hett, 1915) Sambon, 1922
11. Loài Raillietiella sp.
3.2. Đặc điểm ký sinh và tình hình nhiễm của các loài ký sinh trùng ở
vật chủ
Kết quả thống kê đặc điểm ký sinh và tình hình nhiễm của các loài ký sinh
trùng ở vật chủ của rắn ráo trâu nh sau (bảng 1):
Bảng 1. Vị trí ký sinh và tình hình nhiễm của các loài ký sinh trùng ở vật chủ
Tên loài ký sinh
Thực
quản

Dạ
dày
Ruột

Gan

Phổi



TLN (%)

CĐN

Spirometra sp. + 54,5 5-18
Encyclometra

asymmetrica
+ + 63,6 2-9
Ommatobrephus
lobatum
+ 27,3 1-3
Capillaria murinae
+ 27,3 1-12
Capillaria sp. + 18,2 1-3
Rhabdias sp. + 81,8 5-54
Kalicephalus najae
+ + 81,8 4-28
Pseudoacanthocephalus
nguyenthileae
+ 9,1 2-2
Porrorchis houdemeri
+ 9,1 1-1
Raillietiella orientalis
+ 27,3 1-5
Raillietiella sp. + 54,5 3-9
Ghi chú: TLN. Tỷ lệ nhiễm; CĐN. Cờng độ nhiễm

Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài ký sinh (bảng 1) cho thấy,
các loài ký sinh ở Rắn ráo trâu đều có vị trí ký sinh đặc trng, có 5 loài ký sinh ở
ruột, 3 loài ký sinh ở phổi, 2 loài ký sinh ở dạ dày, ở thực quản, gan và cơ chỉ phát
hiện 1 loài ký sinh.
Trong số các loài ký sinh trùng ở rắn ráo trâu, 2 loài giun tròn là Giun phổi
Rhabdias sp. và Giun đờng ruột K. indicus có tỷ lệ nhiễm cao nhất (81,8%) và
cờng độ nhiễm cao nhất (5-54 và 4-28 ký sinh vật chủ). Các loài giun đầu gai có tỷ
lệ nhiễm và cờng độ nhiễm thấp nhất.
3.3. Bàn luận

Loài ấu trùng Sán dây Spirometra sp. ký sinh trong cơ, xoang bụng của bò sát,
ếch nhái là ấu trùng thuộc họ Diphyllobothriidae ký sinh ở ngời và động vật ăn
thịt, vì vậy chúng có ý nghĩa dịch tễ quan trọng. Tỷ lệ nhiễm của loài ấu trùng này ở



VĩNH AN, VĂN Hà, VĂN HIềN NGHIÊN CứU Về Ký SINH TRùNG , TR. 5-10


8

Rắn ráo trâu nuôi tại Nghệ An tơng đối cao (67,5%). Kích thớc của loài sán dây
này khá lớn nên khả năng gây hại cao, nếu rắn nhiễm với cờng độ cao có thể chết.
Hai loài sán lá Encyclometra asymmetrica và Ommatobrephus lobatum là các
loài ký sinh rộng trên nhiều vật chủ, lần lợt 7 và 4 vật chủ là các loài rắn (theo
Phạm Ngọc Doanh, 2002) [7].
Các giun tròn ký sinh có thể gây bệnh nguy hiểm cho rắn khi cờng độ nhiễm lớn,
giun phổi thuộc giống Rhabdias có chu trình phát triển trực tiếp, khả năng tái nhiễm
vào vật chủ rất cao. Khi nuôi nhốt, nếu rắn đã bị nhiễm giun phổi thì cờng độ nhiễm
sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, và là con đờng truyền nhiễm các bệnh về đờng hô
hấp và phổi. Loài Capillaria murinae mi ch phát hin rn ráo nhng loài
Kalicephalus najae ã phát hin Rn ráo, Rn cp nong, Rn cp nia, Rn h mang
(Nguyễn Thị Minh và Phạm Văn Lực, 2002) [4].
Loài Giun đầu gai Pseudoacanthocephalus nguyenthileae lần đầu tiên đợc
Amin et al. (2008) mô tả là loài mới đối với khoa học, ký sinh ở trên 6 vật chủ gồm 4
loài lỡng c và 2 loài bò sát, nh vậy Rắn ráo trâu là một vật chủ mới của loài ký
sinh trùng này.
Chân khớp nội ký sinh là một nhóm động vật ký sinh có số lợng loài không
lớn (chỉ có khoảng 130 loài trên toàn thế giới) nhng có một số loài rất nguy hiểm
cho bò sát. Đặng Tất Thế (1999) cho rằng loài chân khớp Raillietiella orientalis ký

sinh gây chết hàng loạt Rắn hổ mang nuôi vào những năm 1992-1993. Hiện nay, loài
chân khớp nội ký sinh này vẫn là đối tợng nguy hiểm cho các loài rắn sống trong
điều kiện nuôi nhốt.
Trong 2 năm 1998-1999, chúng tôi cũng đã thu thập và nghiên cứu về
Raillietiella orientalis ở 8 loài bò sát vùng đồng bằng sông Hồng, với số lợng 1259
cá thể. Kết quả đã phát hiện Raillietiella orientalis ký sinh trên 3 loài rắn, đó là Rắn
cạp nong, Rắn hổ mang và Rắn ráo, trong đó Rắn hổ mang có tỷ lệ nhiễm
Raillietiella orientalis cao nhất (36,3%), Rắn cạp nong và Rắn ráo nhiễm tỷ lệ thấp
(2,0% và 1,9%; tơng ứng). Rắn hổ mang ở Nam Định có tỷ lệ nhiễm cao nhất
(56,5%), sau đó là ở Hà Nam (44,6%) và thấp nhất ở Hải Dơng (12,5%). Chỉ gặp
Raillietiella orientalis ở Rắn ráo tại Hà Nam (tỷ lệ nhiễm 6,3%) và ở Rắn cạp nong
tại Hải Dơng, Thái Bình, Nam Định, với tỷ lệ thấp (3,3%, 4,3% và 4,1%; tơng
ứng).
ấu trùng chân khớp ký sinh ở nhiều cơ quan của vật chủ trung gian thuộc các
lớp động vật có xơng sống và côn trùng; vật chủ chính của chân khớp là các loài bò
sát, ếch nhái, một số loài chim và thú, ngời không phải là vật chủ tự nhiên của
nhóm động vật này, chỉ đóng vai trò nh là vật chủ chứa. Raillietiella orientalis
phân bố khắp các nớc vùng Nam
á
và ký sinh ở nhiều loài rắn thuộc các họ
Colubridae, Elapidae, Viperidae và Boidae. Mặc dù là loài ký sinh quan trọng nhng
nghiên cứu sinh thái, sinh học của Raillietiella orientalis còn rất ít và nhiều điểm
cha rõ ràng, một số vấn đề nh phát triển trực tiếp hay có vật chủ trung gian bắt
buộc, nguyên nhân gây dịch của R. orientalis vẫn cha có giải đáp. Larousse (1925),
A. Fain (1964) (theo J.H. Ali et al, 1982) [1], cho rằng cóc (Bufo) và một số loài thằn
lằn (Mabuya) là vật chủ trung gian của ký sinh trùng này. A. Fain còn cho rằng một
số loài rắn là vật chủ chứa của Raillietiella orientalis. Cha có tác giả nào trên thế
giới chứng minh đợc ký sinh trùng này có vòng đời trực tiếp.




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 4A-2009


9

Raillietiella orientalis là ký sinh trùng đầu tiên thuộc lớp Pentastomida đợc
mô tả và nghiên cứu ở Việt Nam ( Đặng Tất Thế, 1999) [3]. Tác giả đã xác định đợc
4 loài: Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn cạp nong
(Bungarus faciatus), Rắn cạp nia (Bungarus multicinctus) là vật chủ của
Raillietiella orientalis (bng 2), trong đó rắn hổ mang có tỷ lệ và cờng độ nhiễm
Raillietiella orientalis cao nhất. Các nghiên cứu cho thấy Raillietiella orientalis là
loài ký sinh nguy hiểm, chúng có khả năng gây dịch làm chết hàng loạt rắn nuôi
nhốt tập trung.
Bảng 2. Vật chủ của các ký sinh trùng phát hiện ở rắn
Tên loài ký sinh Tên loài vật chủ Nguồn tài liệu
Encyclometra
asymmetrica
Rắn mống, Rắn ráo, Rắn bồng
TQ, Rắn bồng chì, Rắn cạp
nong, Rắn cạp nia, Rắn hổ
mang
Phạm Ngọc Doanh, 2002
[7]
Ommatobrephus
lobatum
Rắn ráo, Rắn bồng chì, Rắn
hổ mang
Phạm Ngọc Doanh, 2002
[7]

Capillaria murinae
Rắn ráo
Nguyễn Thị Minh, Phạm
Văn Lực, 2002 [4]
Kalicephalus najae
Rắn ráo, Rắn cạp nong, Rắn
cạp nia, Rắn hổ mang
Nguyễn Thị Minh, Phạm
Văn Lực, 2002 [4]
Pseudoacanthocephalus
nguyenthileae
Cóc, Chàng đài bắc, Chẫu,
ế
ch gai sần, Rắn hổ mang,
Thạch sùng đuôi sần
Amin et al., 2008 [2]
Porrorchis houdemeri
Rắn cạp nong
Nguyễn Văn Hà, Hà Duy
Ngọ, 2005 [6]; Amin et al.,
2008 [2]
Raillietiella orientalis
Rắn hổ mang, Rắn ráo trâu,
Rắn cạp nong, Rắn cạp nia
Đặng Tất Thế, 1999 [3]

TàI LIệU THAM KHảO

[1] Ali J. H., Riley J. And Self J. T., A revision of the taxonomy of Raillietiella
boulengeri (Vaney & Sambon, 1901) Sambon, 1910 and R. orientalis (Hett, 1915)

Sambon, 1922 (Pentastomida: Cephalobaenidae). Systematic Parasitology 4,
1982, 285-301.
[2] Amin O. M., N. V. Ha, R. A. Heckmann, New and Already known
Acanthocephalans From Amphibians and Reptiles in Vietnam, with Keys to
Species of Pseudoacanthoce-phalus Petrochenko, 1956 (Echinorhynchidae) and
Sphaerechinorhynchus Johnston and Deland, 1929 (Plagiorhynchidae), The
journal of Parasitology, 94(1), 2008, 181-190.
[3] Đặng Tất Thế, Loài chân khớp Raillietiella orientalis (Hett, 1915) Sambon, 1922
(lớp Pentastomida) ký sinh ở rắn Việt Nam, Tạp chí sinh học, 21(2B), 1999, 150-
152.



VĩNH AN, VĂN Hà, VĂN HIềN NGHIÊN CứU Về Ký SINH TRùNG , TR. 5-10


10

[4] Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn Lực, Giun tròn ký sinh ở Rắn ráo Ptyas korros và
Rắn cạp nia Bungarus munticinctus ở vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí sinh
học, 24(2A), 2009, 126-132.
[5] Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trờng, Danh lục ếch nhái và bò
sát Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2005.
[6] Nguyễn Văn Hà, Hà Duy Ngọ, Giun đầu gai (Acanthocephala) ký sinh ở các loài
bò sát ở miền Bắc Việt Nam, Tuyển tập các công trình về sinh thái và tài nguyên
sinh vật, 2005, 89-95.
[7] Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Thị Lê, Đặng Tất Thế, Thành phần loài sán lá ký
sinh và tỷ lệ nhiễm của chúng ở một số loài rắn, Tạp chí Sinh học, 24(2A), 2002:
147-152.


SUMMARY

STUDY ON PARASITES OF ORIENTAL RATSNAKE (Ptyas mucosus
Linnaeus, 1758) IN NGHE AN REGION

This study has discovered eleven parasite species in oriental ratsnakes
(Ptyas mucosus), including 1 cestode (Spirometra sp.), 2 trematode (Ommatobrephus
lobatum Mehra, 1928; Encylometra asymmetrica Wallace, 1936), 4 nematode
(Capillaria murinae Travassos, 1914; Capillaria sp.; Rhabdias sp.; Kalicephalus
najae Maplestone, 1921), 2 acanthocephalan (Pseudoacanthocephalus nguyenthileae
Amin, Ha et Heckmann, 2008; Porrorchis houdemeri (Joyeux and Baer, 1935)) and 2
pentastomid (R. orientalis (Hett, 1915); Raillietiella sp.). Five parasite species were
found in intestines; three in lungs; other in stomach, liver, muscular.
The highest prevalence and greatest mean intensity were 2 nematode species
Rhabdias sp. (81,8%; 5 - 54) and Kalicephalus najae (81,8%; 4 - 28). The lawest
prevalence and mean intensity were 2 acanthocephalan species.

(a)
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.


×