Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ HỘI THI KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.5 KB, 4 trang )

Dự thảo:
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI THI KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Thực hiện kế hoạch năm học 2009 - 2010 của Nhà trường và các nghị quyết của Hội nghị
viên chức trường THPT Nguyễn Du năm học 2009 – 2010, Đại hội Ban Chấp hành Đoàn
trường nhiệm kì 2009 – 2010. Được sự chỉ đạo của Chi bộ Nhà trường, Ban Chấp hành
Đoàn trường THPT Nguyễn Du tổ chức Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
năm 2010 cho toàn thể Đoàn viên – Thanh niên trong Nhà trường với nội dung cụ thể sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai trong Nhà trường
góp phần hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
do Bộ Chính trị phát động.
2. Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai nhằm tiếp tục
tuyên truyền sâu rộng trong cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong Nhà trường
và nhân dân địa phương về tư tưởng đạo đức cách mạng “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư” và tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Qua từng câu chuyện về tấm gương đạo đức sáng ngời của người góp phần tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất của cán bộ, Đảng viên,
Đoàn viên, Thanh niên trong Nhà trường và nhân dân địa phương để đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, lý tưởng sống của cán bộ, Đảng viên mà đặc biệt là lực
lượng Đoàn viên, Thanh niên trong Nhà trường.
4. Qua Hội thi lựa chọn được thí sinh xuất sắc nhất tham gia Hội thi kể chuyện tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh do Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo GiaLai tổ chức.
II-NỘI DUNG:
Tập trung vào 5 vấn đề chủ yếu:
1. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, nêu tấm gương
suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người.
2. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của ý chí, nghị lực và tinh thần yêu nước nồng nàn.
3. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một con người tuyệt đối tin tưởng và kính trọng
nhân dân.


4. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân
hậu, hết mực vì con người.
5. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời sống trong sáng, nếp sống giản dị
và đức khiêm tốn, trung thực, chân thành.
III-TÀI LIỆU:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh húc

Krông Pa, ngày 20 tháng 02 năm 2010
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

Số: /KH - ĐTN
Thí sinh dự thi được phép sử dụng các tài liệu như các mẫu chuyện về Bác Hồ, về tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và các tài liệu khác về Bác đã được chính thức phát hành để
làm tư liệu xây dựng thành đề cương về câu chuyện kể.
IV-PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
Để thực hiện thành công kế hoạch tổ chức hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, Đoàn trường thành lập các Ban chức năng với nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Ban phụ trách nội dung kể chuyện.
- Xây dựng kế hoạch tập luyện và cố vấn cho các thí sinh tham gia Hội thi trong việc lựa
chọn, xây dựng đề cương cho đến cách thức kể chuyện.
- Hoàn thành dự trù kinh phí hỗ trợ cho việc tập luyện của các thí sinh, của Ban giám
khảo.
2. Ban sân khấu.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng sân khấu.
- Hoàn thành dự trù kinh phí cho việc thiết kế và trang trí sân khấu.
3. Ban văn nghệ
- Chuẩn bị âm thanh - loa đài và các thiết bị liên quan.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ

- Hoàn thành dự trù kinh phí cho việc sửa chữa các thiết bị âm thanh(nếu có) và hỗ trợ
cho tập luyện các tiết mục văn nghệ.
4. Ban chương trình Hội thi.
- Lập kịch bản cụ thể cho chương trình Hội thi.
- Dẫn chương trình Hội thi.
5. Ban giám khảo
- Đánh giá cho điểm các phần thi của các thí sinh.
- Thống kê và báo cáo kết quả của từng phần thi và kết quả cuối cùng của hội thi cho
người dẫn chương trình Hội thi để thông báo kết quả đến các thí sinh.
6. Ban hậu cần.
- Chuẩn bị các tài liệu liên đến Bác Hồ cho các thí sinh tham khảo.
- Chuẩn bị giấy khen, phần thưởng và hoa tặng các thi sinh tham gia hội thi.
- Chuẩn bị các điều cần thiết khác phục vụ Hội thi.
V- HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỘI THI:
1. Đối tượng dự thi:
- 07 Thí sinh đại diện cho 15 Chi Đoàn /Chi Hội đã được tuyển chọn từ vòng sơ loại, có
danh sách kèm theo:
TT Họ và tên Chi Đoàn/Chi Hội
1 Dương Thị Thanh Nhi 12A
2 Nay H’ Nơi 12A3
3 Nguyễn Thị Phương 11A
4 Rah Lan H’ Biếp 11A4
5 Đào Thị Mỹ Linh 10A4
6 Lê Thị Thanh Thảo 10A2
7 Hiao Uyên 10A6
- 07 thí sinh tham gia, tiến hành bốc thăm về tiến trình kể chuyện trong Hội thi.
2. Hình thức thi:
Gồm 03 phần chính:
2.1. Phần 1: Đánh giá đề cương.
Phần thi này được tiến hành trước ngày trước diễn ra Hội thi 01 tuần.

2.1.1. Hình thức:
- Mỗi thí sinh lựa chọn về một câu chuyện về Bác Hồ và tiến hành xây dựng thành đề
cương về câu chuyện mình sẽ kể.
- Ban Giám khảo tiến hành chấm và thông báo kết quả cho các thi sinh trước thời gian
diễn ra Hội thi 03 ngày.
2.1.2. Yêu cầu:
- Đề cương phải được đánh máy trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman cỡ chữ
14. Nội dung của đề cương không vượt quá 04 trang giấy A4.
- Các thí sinh tham gia kể chuyện nộp đề cương về câu chuyện mình kể cho Ban Giám
khảo tại văn phòng Đoàn Trường trước thời gian diễn ra hội thi.
2.1.3. Tính điểm:
- Thang điểm: 10
- Điểm phạt: Nộp muộn 01 ngày bị trừ 02 điểm, quá từ 02 phút trở lên trừ 5 điểm.
2.2. Phần 2: Thi kể chuyện.
2.2.1. Hình thức:
Mỗi thí sinh kể một câu chuyện về Bác Hồ bằng lời kể, đặc biệt khuyến khích các thí
sinh sáng tạo hình thức thi bằng sự kết hợp giữa lời kể của bản thân với các tư liệu minh họa
cho câu chuyện như đoạn phim, phóng sự, bức ảnh, bài thơ,…để làm nổi bật nội dung câu
chuyện mình kể.
2.2.2. Yêu cầu:
- Câu chuyện về Bác phải đảm bảo tính chân thực, khách quan giản dị, mộc mạc, gần gũi
với hình ảnh của Bác trong cuộc sống hàng ngày.
- Thông qua câu chuyện mình kể thí sinh phải nêu được tình cảm, nhận thức của bản thân
và liên hệ thực tế với bản thân hoặc các cá nhân, tập thể khác mà mình biết để thực hiện tốt
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2.2.3. Thời gian: Thời gian cho phần thi kể chuyện của mỗi thi sinh không quá 10 phút.
2.2.4. Tính điểm:
- Thang điểm: 10
- Điểm thưởng: không quá 2 điểm cho thí sinh có hình thức kể chuyện sáng tạo.
- Điểm phạt: quá 30 giây bị trừ 1 điểm, quá từ 01 phút trở lên trừ 2 điểm.

2.3. Phần 3: Trả lời câu hỏi phụ.
2.3.1. Hình thức thể hiện:
Sau khi kết thúc phần thi kể chuyện mỗi thí sinh phải trả lời câu hỏi phụ của Ban Giám
khảo xung quanh chủ đề về thân thế, sự nghiệp và đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh và vận
dụng từ những bài học học đạo đức của người vào thực tiễn cuộc sống.
2.3.2. Thời gian: Mỗi thí sinh có 30 giây để suy nghĩ và 02 phút để trả lời
2.3.3. Tính điểm:
- Thang điểm: 10
- Điểm phạt: quá 15 giây bị trừ 1 điểm, quá từ 30 giây trở lên bị trừ 2 điểm.
Giữa các tiết mục giữa của mỗi phần thi kể chuyện và trả lời câu hỏi phụ có các tiết
mục văn nghệ ca ngợi về Đảng về Bác Hồ do đội văn nghệ Nhà trường biểu diễn.
3. Đánh giá kết quả:
Điểm thi của thi sinh được đánh giá như sau:
Tổng điểm = Điểm phần thi kể chuyện x 3 + Điểm trả lời câu hỏi phụ x 2 + Điểm đề cương x 1
Thư kí Hội thi sẽ tổng hợp kết quả thi và thông báo kết chung cuộc của các thí sinh.
VI-CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
- 01 Giải nhất: Giấy khen + 300.000đ
- 01 Giải nhì: Giấy khen + 200.000đ
- 01 Giải ba: Giấy khen + 100.000đ
- 04 Giải khuyến khích: giải khuyến khích mỗi giải 50.000đ
VII- TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI HỘI THI:
- Thời gian tập luyện các tiết mục kể chuyện và các tiết mục văn nghệ từ 26/02 đến hết
ngày 13/03/2010.
- Thời gian nộp đề cương: 09/03/2010.
- Lịch bốc thăm thứ tự dự thi và chủ đề câu hỏi phụ của các thí sinh: 10/03/2010.
- Chấm đề cương của các thí sinh từ: 10-12/03/2010.
- Hoàn thành kịch bản cụ thể chương trình đêm hội thi kể chuyện trước ngày 13/03/2010
- Thời gian tổng duyệt các tiết mục của Hội thi: 14/03/2010.
- Thời gian tổ chức: Tối ngày 20/03/2010
T/M BCH ĐOÀN TRƯỜNG

PHÓ BÍ THƯ
Hồ Văn Hiền
Ý KIẾN CỦA CHI BỘ TRƯỜNG
BÍ THƯ

×