Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thay đổi vị trí nhân viên pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.23 KB, 3 trang )

Thay đổi vị trí nhân viên
Sự ra đi của những nhân viên giỏi chỉ vì anh ta không có cơ hội
thăng tiến là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất buộc các
công ty phải dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc cho phép nhân
viên thay đổi vị trí làm việc của mình. Đây cũng là phần quan
trọng trong chiến lược phát triển nhân sự ở những công ty biết
chăm lo đến yếu tố con người và mong muốn giảm tỷ lệ thất thoát
người tài.
Tuy nhiên đó không phải là lý do duy nhất để luân chuyển nhân
viên. Một con người, nếu trong thời gian dài phải thực hiện những
công việc và nhiệm vụ quen thuộc đến độ tẻ nhạt, sẽ đánh mất khả
năng đánh giá tinh tường, sắc sảo, khách quan và lòng tự tin (có
phần thừa thãi) có thể trở thành nguyên nhân của những sai lầm
chết người. Sự thay đổi đúng lúc sẽ giúp nhân viên tích lũy được
nhiều kinh nghiệm mới, công ty sẽ giữ được một nhân viên trung
thành mà không cần tuyển dụng từ bên ngoài, còn vị trí làm việc
cũ có thể để cho một nhân viên khác trong công ty đảm nhiệm.
Các công ty phải chọn lựa cách thức tiến hành sao cho nhân viên
cảm thấy hài lòng và thoải mái với công việc mới, trong khi quá
trình hoạt động của DN không bị xáo trộn hay gián đoạn. Ở đây có
một vài điểm cần lưu ý:
- Thứ nhất, công ty phải dự đoán trước việc thay đổi vị trí làm
việc sẽ tác động thế nào đến nhân viên và liệu anh ta có thể làm
việc tốt hơn không. Nếu các chỉ số về trình độ và kết quả công tác
của nhân viên ở mức cao, thì tốt hơn cả là nên thăng chức cho anh
ta; còn khi nhân viên có trình độ nhưng lại hoàn thành nhiệm vụ
với một kết quả trung bình, thì có thể động cơ làm việc của anh ta
đã không còn, vậy thì việc giao cho anh ta công việc khác sẽ thích
hợp hơn cả.
- Thứ hai, việc luân chuyển vị trí làm việc của nhân viên ở các
công ty lớn bao giờ cũng liên quan đến quá trình đánh giá nhân


viên, trong khi ở các công ty nhỏ, nó cho phép giảm tỷ lệ thất thoát
nhân viên và tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, dù
trong trường hợp nào thì điều quan trọng là lãnh đạo cần phải ủng
hộ những nhân viên chấp nhận thay đổi vị trí công tác, vì quá trình
này luôn tiềm ẩn những áp lực lớn. Khi đó, nhiệm vụ của bộ phận
nhân sự là tạo điều kiện tối ưu để nhân viên nhanh chóng thích
nghi với những đặc trưng của công việc mới.
- Thứ ba, sự chuyển đổi cần được diễn ra tuần tự theo từng bước,
sao cho công việc hiện tại của nhân viên không bị ảnh hưởng tiêu
cực trước khi anh ta hoàn toàn chuyển sang vị trí mới. Về bản chất,
để thay đổi công việc, nhân viên phải tạm thời nhận về mình một
trách nhiệm và khối lượng công việc lớn hơn, nên có thể coi đây là
sự trả giá để tự khẳng định chính mình.
Những chi tiết rắc rối này cùng nhiều điều phức tạp khác xảy ra
trong quá trình luân chuyển nhân viên không làm cho các công ty
và nhân viên của họ nản lòng mà từ chối việc thay đổi vị trí công
tác, đặc biệt khi điều này không chỉ là đòi hỏi bên trong của từng
con người cụ thể, mà còn tạo ra ưu thế cạnh tranh mới cho chính
doanh nghiệp.

×