Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Rối loạn trí nhớ do thuốc ngủ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.72 KB, 6 trang )




Rối loạn trí nhớ do thuốc
ngủ
(SKDS) - Nằm trong nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương, thuốc
ngủ là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất. Vì sự biến đổi cuộc sống, các
hoạt động thần kinh càng trở nên chủ yếu, các gánh nặng thần kinh tâm lý
như là một vấn đề phổ biến của xã hội hiện đại. Điều này đã dẫn đến hệ quả
rối loạn giấc ngủ và việc sử dụng thuốc ngủ như là một lẽ đương nhiên. Thế
nhưng nếu lạm dụng, dùng không đúng sẽ có hại…
Các loại thuốc ngủ thường dùng
Có rất nhiều loại thuốc ngủ được sử dụng trong thực tế như nhóm thuốc
ureid (điển hình như các barbiturat), aldehyd, piperidindion, quinazolon,
benzodiazepin (điển hình như diazepam)… Chúng ta có thể thấy thuốc ngủ
dưới nhiều tên khác nhau trên thị trường như seduxen, valium (thuộc
diazepam), rotunda, lexomil (bromazepam)… Tuy nhiên, cần hết sức cảnh
giác với các thuốc nằm trong nhóm benzodiazepin và imidazopyridin vì
chúng có thể gây trục trặc cho trí nhớ.
Cơ chế gây ngủ của cả hai nhóm thuốc này tương tự nhau. Đó là thông qua
cơ chế GABA, là một chất ức chế thần kinh trung ương điển hình, một chất
trung gian hóa học thần kinh trong não bộ. Khi GABA gắn được vào thụ
cảm thể nằm trên màng tế bào thần kinh thì chúng sẽ gửi tín hiệu là mở kênh
Cl. Kênh này hoạt động sẽ bơm ion Cl từ ngoài tế bào vào trong tế bào và
làm tăng phân cực. Sự tăng phân cực tế bào thần kinh làm cho tế bào rơi vào
trạng thái ức chế và làm cho não bộ nhanh chóng rơi vào trạng thái giảm
hoạt động dần tiến tới giấc ngủ. Cả hai thuốc trên đều có một đặc điểm là khi
gắn vào thụ cảm thể của mình thì làm cho GABA trở nên có hoạt tính hơn,
dễ dàng gắn vào thụ cảm thể của mình. Như vậy, một cách gián tiếp chúng
làm hoạt hóa kênh Cl trên màng tế bào và gây ra ngủ.


Vùng não liên quan đến trí nhớ bị ảnh hưởng bởi
thuốc.
Thực ra không phải gắn vào được với tế bào là thuốc gây ngủ ngay. Cả hai
thuốc này sẽ có tác dụng an thần trước, tức là làm giảm các hoạt động tâm
thần sau rồi mới có tác dụng gây ngủ. Ở một góc độ nào đó, người ta cũng
xếp hai thuốc trên vào nhóm thuốc an thần hay bình thần. Ở một nồng độ
khác thì người ta lại thấy thuốc có tác dụng giãn cơ và chống co giật. Tuy
nhiên, hai nhóm thuốc này đều được sử dụng phổ thông như những thuốc an
thần và thuốc gây ngủ.
Gây ngủ được, điều đó không có gì đáng phải bàn với hai thuốc trên. Tuy
nhiên, gây ngủ được thì chúng lại gây ra sự cố là cũng không thể nhớ được.
Sự suy giảm trí nhớ rất đáng lưu ý khi sử dụng hai thuốc này.
Rối loạn do imidazopyridin
Người ta đã thử nghiệm và báo cáo zoldipem, một đại diện điển hình của
imidazopyridin gây ra suy giảm chức năng trí nhớ. Bằng việc thử nghiệm
cho người tình nguyện tham gia uống thuốc, người ta đã thấy họ bị suy giảm
cả trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn là hai thuộc tính quan trọng của trí
nhớ.
Trí nhớ ngắn hạn là dạng trí nhớ mà người ta có thể ghi nhớ ngay những gì
mình vừa mới tiếp xúc. Còn trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ đã được hằn sâu
vào trong não bộ trải qua một quá trình chọn lọc thông tin và nhớ có chọn
lọc những phần quan trọng nhất.
Khi dùng thuốc zolpidem, thuốc làm cho người dùng khó có thể nhớ được
những gì mình vừa nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy, tức là trí nhớ ngắn
hạn. Người dùng thuốc này cũng khó có thể khắc ghi sâu những thứ mình
muốn nhớ để một thời gian sau mình nhớ lại, tức trí nhớ dài hạn. Tác dụng
này sẽ là nguy hại với những đối tượng cao tuổi, người phải làm việc nhiều
bằng trí tuệ và thần kinh (như học sinh, sinh viên). Sự cố rối loạn trí nhớ ở
đây là trí nhớ thuận chiều, tức là khó có thể ghi nhớ tính từ sau thời điểm
uống thuốc trở đi. Các sự kiện đã được nhớ rõ tính từ trước thời điểm uống

thuốc thì hầu như ít bị ảnh hưởng.
Sự cố với benzodiazepin
Sự suy giảm trí nhớ của benzodiazepin cũng tương tự như với zolpidem, đó
là làm suy sụp với cả hai loại trí nhớ là trí nhớ ngắn và trí nhớ dài, nhưng ở
một mức độ rõ ràng hơn. Điểm đặc biệt cần lưu ý đó là sự rối loạn trí nhớ
của benzodiazepin rất liên quan tới liều và thời gian bán thải của thuốc. Nếu
chúng ta dùng loại benzodiazepin có thời gian bán thải càng dài, liều càng
cao thì tác dụng làm hỏng trí nhớ càng nghiêm trọng.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là ảnh hưởng của benzodiazepin trên trí nhớ mang
tính chất liên quan đến ngôn ngữ và tư duy trừu tượng. Trí nhớ có thông tin
liên quan đến ngôn ngữ là loại trí nhớ có hàm ý giải thích, định nghĩa và mô
tả. Còn trí nhớ trừu tượng là loại trí nhớ mang tính tư duy logic, giúp người
học có thể tiếp thu nhưng kiến thức trừu tượng như quy luật đại số. Người ta
đã kiểm nghiệm và thấy rằng, sau một thời gian dùng thuốc, nhìn được một
vật cụ thể thì người dùng thuốc có thể nhớ được đôi chút, nhưng nếu mô tả
bằng ngôn ngữ sau đó yêu cầu mô tả lại thì người bệnh hoàn toàn quên.
Người bệnh rất khó nhớ được những thứ mang tính chất “lằng nhằng”, suy
diễn.
Chính sự ức chế mạnh mẽ thần kinh trung ương của benzodiazepin có lẽ là
chìa khóa của vấn đề. Khi tế bào thần kinh rơi vào trạng thái ức chế kéo dài,
chúng ta khó có thể tiếp nhận thêm thông tin, làm cho não bộ khó có thể
hình thành trí nhớ ngắn hạn. Vì suy cho cùng, mọi loại trí nhớ đều bắt nguồn
từ một quá trình “in vết” trong não bộ mà ra. Sự không thể tiếp nhận hoàn
hảo các kích thích mới đã làm cho khả năng nhớ trở nên bị trục trặc. Bên
cạnh việc làm rối loạn khả năng nhớ nhanh, sự rối loạn quá trình củng cố
thông tin và gợi lại thông tin đã được lưu giữ đã làm suy giảm khả năng nhớ
dài hạn. Có lẽ, ngoài tác dụng lên thể lưới hoạt hóa, benzodiazepin còn tác
dụng vào nhiều trung khu khác của hệ thần kinh trong đó có hệ thống các
trung khu giúp hình thành nên trí nhớ.
Việc lạm dụng và sử dụng kéo dài các thuốc gây ngủ không những làm cho

khả năng nghiện xảy ra mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động
ghi nhớ của não bộ. Việc theo dõi sát và liên tục với người dùng thuốc là
một điều nên làm.

×