SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ LỚP 6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lý cũng như đối tượng của môn địa lý là sự
vật hiện tượng địa lý trên trái đất. Do đó học địa lý học sinh sẽ gặp nhiều hiện tượng không
phải lúc nào cũng xẩy ra trước mắt, mà nhiều khi phải quan sát chúng trên mô hình, tranh
ảnh, hình vẽ bản đồ… Vì vậy thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng đối với việc giảng
dạy và học tập địa lý. Với việc dạy và học địa lý lớp 6, thiết bị dạy học lại càng có vai trò
đặc biệt quan trọng bởi các biểu tượng, khái niệm địa lý hầu hết là những khái niệm biểu
tượng trừu tượng và khó hiểu. Đối với học sinh lớp 6, lứa tuổi tư duy trừu tượng chưa phát
triển mà còn thiên về tư duy cụ thể, các em chỉ có thể nhận biết các biểu tượng, nắm bắt các
khái niệm địa lý tốt nhất thông qua một hệ thống các thiết bị dạy học. Mặt khác, trước yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khai thác
kiến thức, thiết bị dạy học địa lý sẽ góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp
dạy học. Nếu học sinh biết cách sử dụng và khai thác nó dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
học sinh sẽ vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng, địa lý hướng dẫn học sinh có phương pháp tự
học, tự bổ sung kiến thức.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
A. nội dung:
1, Cơ sở lý luận, khoa học của đề tài:
Quá trình nhận thức được đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Các thiết
bị dạy học địa lý là điều kiện phương tiện không thể thiếu được trong giảng dạy địa lý bởi
nó là những phương tiện trực quan, giúp học sinh tư duy, khai thác kiến thức, hình thành
các khái niệm biểu tượng địa lý . Nó còn tạo ra môi trường hướng dẫn cho học sinh rèn
được kỹ năng hướng tới sự hình thành những năng lực cần thiết của người lao động, giúp
học sinh có hiểu biết về môi trường sống của con người hiện nay, hiểu biết về quê hương
đất nước. Về thiên nhiên con người ở một số khu vực khác nhau trên trái đất. Từ đó giúp
các em có được kỹ năng hành động ứng xử đúng đắn với môi trường, có được kỹ năng học
tập địa lý, để có thể tự bổ sung kiến thức địa lý cho mình. Biết cách hợp tác cùng làm việc
với bạn để giải quyết, nhiệm vụ học tập, qua đó khẳng định mình. Về mặt trí thức, kỹ năng
trong học tập, trong hoạt động tập thể trong cộng đồng.
2, Chọn đối tượng phục vụ cho quy trình, nghiên cứu xây dựng đề tài:
Đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu xây dựng đề tài là học sinh lớp 6 trường
THCS.
Tổng số học sinh toàn khối.
- 185 học sinh
- Khảo sát đầu năm
+ Khá, giỏi: 51 học sinh chiếm 27,5%
+ Trung bình: 100 học sinh chiếm 54,1%
+ Yếu: 34 học sinh chiếm 18,4%
- 1 -
* Lý do chọn đối tượng học sinh lớp 6:
* Học sinh lớp 6 lứa tuổi tư duy trừu tượng chưa phát triển mà còn thiên về tư duy cụ
thể. Các em chỉ có thể nhận biết các biểu tượng, nắm bắt các khái niệm địa lý tốt nhất thông
qua một hệ thống các thiết bị dạy học.
* Chương trình địa lý lớp 6, hầu hết là các khái niệm biểu tượng khó hiểu và không
trực tiếp quan sát được.
Ví dụ: Khái niệm về trái đất, hệ mặt trời, kinh tuyến, vĩ tuyến…
Do vậy học sinh lớp 6 sẽ là đơn vị kiểm chứng chính xác, khách quan cho đề tài này.
Từ đó vận dụng đề tài này rộng ra đối với các lớp 7, 8, 9.
3, Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu về cơ sở lý luận tham khảo tài liệu.
Ví dụ: Tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (của viện khoa học
giáo dục).
- Các phương pháp dạy học (Đại học sư phạm)
- Địa lý đại cương (Đại học sư phạm)
- Các quy luật địa lý (Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội)
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn địa lý lớp 6 (Bộ giáo dục và đào
tạo).
- Ngoài ra còn nhiều các tài liệu: Thế giới trong ta, sách giáo viên địa lý 6…
Bước 2: Khảo sát chất lượng 185 học sinh:
- Khá giỏi: 51 học sinh chiếm 27,5%
- Trung bình: 100 học sinh chiếm 54,1%
- Yếu: 34 học sinh chiếm 18,4%
Qua khảo sát thực tế kỹ năng địa lý của học sinh còn yếu, học sinh chưa biết khai
thác kiến thức từ các thiết bị dạy học các em vẫn quên dùng kênh hình để minh hoạ kiến
thức. Kỹ năng vận dụng kiến thức địa lý để giải thích các hiện tượng địa lý xẩy ra ngoài
thực tế rất lúng túng. Chưa biết hợp tác trong hoạt động nhóm, chưa chủ động sáng tạo
trong học tập. Trong quá trình học tập còn rất thụ động, chưa biết tự ghi bài, nhiều em viết
chậm chữ xấu vẫn quen phương pháp dạy học "đọc chép", đây là một khó khăn rất lớn khi
áp dụng đề tài.
Bước 3: Phân loại học sinh trong một lớp để làm cơ sở chia nhóm học tập, đảm bảo
một nhóm phải có học sinh khá giỏi, trung bình, yếu.
Bước 4: Lên kế hoạch sử dụng các loại thiết bị trong từng chương, từng bài, mỗi bài
phải xác định được:
- Bài này có những thiết bị nào.
- Mục đích sử dụng các thiết bị đó.
- Cách sử dụng các thiết bị
- Nghiên cứu nội dung của các thiết bị.
- Căn cứ vào mục đích, nội dung, thiết bị dạy học và những hướng dẫn sử dụng thiết
bị đề ra phương án, cách thức hướng dẫn học sinh làm việc với thiết bị dạy học.
- Làm thử các động tác sử dụng thiết bị dạy học, giải các bài tập về sử dụng thiết bị
dạy học. Để tìm ra điểm hợp lý, chưa hợp lý của chúng để phát hiện ra những chỗ khó dễ
mắc sai lầm của học sinh để tìm cách giúp đỡ học sinh trong việc sử dụng thiết bị dạy học.
- 2 -
Trong giảng dạy địa lý cần chú ý nhiều hơn đến chức năng là nguồn kiến thức của các thiết
bị dạy học đồng thời cần tạo điều kiện để học sinh làm việc với các thiết bị dạy học nhằm
phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập.
Điều đó cũng có nghĩa là không chỉ dùng thiết bị dạy học để minh hoạ kiến thức
nhằm làm cho học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức thông qua lời giảng của giáo viên mà
giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị dạy học để tự lựa khai thác kiến thức
và lĩnh hội kiến thức.
Bước 5: Kiểm tra đánh gia kết quả tiếp thu kiến thức rèn luyện kỹ năng của học sinh
qua từng loại thiết bị.
Sau khi kết thúc chương I - Trái đất
- Qua bài kiểm tra 15 phút kết quả cụ thể như sau:
Tổng số: 185 học sinh
Khá giỏi : 58 HS chiếm 31,3%
Trung bình: 102 HS chiếm 55,2%
Yếu: 25 HS chiếm 13,5%
Qua kết quả khảo sát cho thấy sử dụng thiết bị dạy học ở môn địa lý lớp 6. Đã góp
phần tích cực nâng cao chất lượng bộ môn, tỷ lệ khá giỏi dã nâng lên, tỷ lệ học sinh yếu dã
giảm xuống so với khảo sát đầu năm.
4, Giải pháp mới sáng tạo
* Trong quá trình giảng dạy tôi rất chú ý các bước phân loại học lực của học sinh
trong lớp kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xếp chổ ngồi cho học sinh hợp lý để bố trí mỗi
em 2 bàn 8 HS => 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 em nhóm trưởng học lực khá giỏi.
* Chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học, phân loại các nhóm thiết bị, đề ra phương án
sử dụng thiết bị.
Nhóm 1: Hình vẽ:
- Đọc tên của mình vẽ xem hình vẽ đó thể hiện hiện tượng sự vật địa lý nào. Sự vật
hiện tượng địa lý được thể hiện trên hình vẽ như thế nào.
Rút ra nhận xét kết luận về sự vật hiện tượng địa lý được thể hiện trên hình vẽ.
Nhóm 2: Tranh ảnh địa lý.
Đọc tên bức tranh nhằm xác định xem bức tranh đó thể hiện cái gì? ở đâu?
Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của địa lý được thể hiện trên bức tranh.
- Nêu biểu tượng khái niệm địa lý trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính đó.
Nhóm 3: Bản đồ :
- Đọc tên bản đồ biết đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ là bản đồ như thế
nào. Bằng các ký hiệu gì? Bằng các màu gì?
- Dựa vào các ký hiệu màu sắc trên bán đồ để xác định vị trí các đối tượng địa lý …
- Dựa vào bản đồ, kết hợp với các kiến thức địa lý vận dụng các thao tác tư duy để so
sánh, phân tích, tổng hợp để phát hiện các mối quan hệ điạ lý không thể hiện trực tiếp trên
bản đồ. Nhằm giải thích sự phân bố cũng như đặc điểm của đối tượng địa lý.
- Ngoài các thiết bị trên còn có các mô hình mẫu vật, các loại dụng cụ, địa bàn, nhiệt
kế, vũ kế các loai mô hình, dụng cụ. phải tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm được
làm trực tiếp trên các thiết bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên .
- 3 -
- Khi soạn bài, cũng như chuẩn bị lên lớp giáo viên phải chuẩn bị chu đáo thiết bị cho
mỗi bài dạy, xác định rõ mục đích sử dụng các thiết bị đó (kiến thức kỷ năng). Qua mỗi bài
dạy cần tìm ra những hạn chế của học sinh. Trong quá trình dạy bài mới giáo viên phải thiết
kế các hoạt động giữa thầy và trò sao cho nhịp nhàng, linh hoạt, phát huy tối đa tính chủ
động sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là các kênh hình trong sách giáo khoa học sinh phải
biết khai thác sử dụng nó khi học bài ở nhà do vậy khi kiểm tra giáo viên không nên kiểm
tra theo lối học thuộc lòng máy móc mà phải kiểm tra trên các kênh hình, sơ đồ, lược đồ,
bản đồ, mô hình…
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 1: "Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái đất" tôi đã sử
dụng các thiết bị:
- Quả địa cầu.
- Hình vẽ "hệ mặt trời"
- Hình vẽ lưới "kinh vỹ tuyến".
Qua thiết bị "quả địa cầu" học sinh có được biểu tượng về hình dạng của trái đất, xác
định được cực Bắc, cực Nam.
Hình vẽ hệ mặt trời học sinh có được biểu tượng về hệ mặt trời và biết được vị trí của
trái đất trong hệ mặt trời. Học sinh khai thác kiên thức thông qua một số câu hỏi của giáo
viên:
+ Hệ mặt trời gồm những thiên thể nào?
+ Hệ mặt trời đựơc thể hiện như thế nào?
+ Số lượng và vị trí các hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- Hình vẽ "lưới kinh vĩ tuyến". học sinh xác định được đường kinh vĩ tuyến, đường
kinh tuyến gốc trên bản đồ và trên quả địa cầu từ đó học sinh có được những khái niệm về
đường kinh tuyến, vĩ tuyến đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến đông, kinh
tuyến tây… Qua mỗi loại thiết bị giáo viên phải đánh giá được bao nhiêu học sinh biết
khai thác kiến thức từ các thiết bị dạy học đó? bao nhiêu em có kỷ năng sử dụng các thiết
bị? còn bao nhiêu em chưa chủ động tích cực học tập, kĩ năng yếu, tìm ra nguyên nhân có
biện pháp đối với học sinh yếu tiếp thu chậm.
B. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢNG DẠY:
1, Quá trình áp dụng của bản thân.
Qua quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình sử dụng
thiết bị. Đã tập trung nghiên cứu chương trình, thiết bị dạy học, lập kế hoạch ssử dụng thiết
bị cho từng bài từng chương. Ngoài những thiết bị đã có tôi đã làm thêm các thiết bị cần
thiết phục vụ cho từng bài dạy, sưu tầm tranh ảnh địa lý, những thông tin để cập nhật trong
mỗi bài dạy làm cho bài dạy thêm sinh động thêm hấp dẫn đặc biệt là trong quá trình sử
dụng TBDH tôi luôn cho học sinh được làm việc trực tiếp với các TBDH hướng dẫn các
em khai thác kiến thức từ các thiết bị dạy học.
Những tiết đầu chưa thành công vì học sinh còn bở ngỡ và lúng túng. Nhưng dưới
sự hướng dẫn và dẫn dắt tỷ mỹ của giáo viên học sinh đã quen dần và đến nay các em hầu
hết đã biết học bài trên các kênh hình, mô hình, bản đồ… Nhưng khó khăn hịên nay: số
lượng thiết bị chưa đủ tới từng nhóm học tập. Nội dung kiến thức từng bài còn nặng, thời
gian để học sinh rèn kỷ năng địa lý không nhiều nên kết quả vẫn còn những học sinh yếu
chưa nắm được bài…Kỷ năng địa lý còn yếu.
- 4 -
2. Kết quả khi áp dụng đề tài
Kết qủa khảo sát sau bài kiểm tra một tiết
Tổng số học sinh: 185 em
Khá giỏi : 80 HS chiếm 43,2%
Trung bình : 93 HS chiếm 50,3%
Yếu : 12 HS chiếm 6,5%
III: KẾT LUẬN
Đề tài "Sử dụng thiết bị dạy học trong môn Địa lý lớp 6". Bước đầu đã đem lại hiệu
quả nó đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh vừa có kiến thức rèn luyện
được kỷ năng địa lý, chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức. Đối với thầy hạn chế các phương
pháp dạy học mang tính "nhồi nhét" kiến thức. Đào tạo học sinh trở người lao động sáng
tạo. Có khả năng thu nhận xử lý thông tin, sớm có khả năng hoà nhập, thích nghi xã hội
đương đại. Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được trong quá trình áp dụng
đề tài tuy nhiên sẽ còn nhiều khiếm khuyết mong đồng nghiệp góp ý bổ sung.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
- 5 -