Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các bệnh thường gặp với màn hình laptop potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.29 KB, 5 trang )




Các 'bệnh' thường gặp
với màn hình laptop
Màn hình bị sọc ngang, dọc, đốm mờ, mất màu hay chết điểm là những
hiện tượng thường thấy khi sử dụng máy tính xách tay.

Sử dụng chiếc MacBook của Apple từ 2006, gần đây anh Quân (Hà Nội)
thấy máy tính có những vết trắng cắt ngang màn hình. Mang máy đến nhiều
cơ sở sửa chữa laptop trên địa bàn Hà Nội, anh đều nhận được câu trả lời
laptop của anh bị lỗi ma trận (panel) và chỉ được sửa sau khi thay thế bẹ cáp
mới.

Ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc Bệnh viện laptop Delta (Hà Nội), cho biết
laptop chủ yếu sử dụng màn hình LCD hay plasma do đặc thù thiết kế và
thẩm mỹ, nhưng nhược điểm của loại màn hình này là độ bền không cao, do
lỗi từ phía nhà sản xuất hoặc do người dùng sử dụng chưa đúng cách. Màn
hình laptop hỏng đều phải bỏ và thay thế, gây lãng phí, tuy nhiên hiện nay,
một số trung tâm sửa chữa lớn đã đầu tư máy hàn ghép nối băng từ tự động
TAB (Tape Automatic Bonding) để giải quyết các sự cố cho màn hình LCD.
Nhờ đó, 90% những lỗi này đều có thể khắc phục được.
Thông thường, màn hình LCD của laptop có tuổi thọ trung bình 10.000 giờ.
Tuy nhiên, tùy từng model cũng như cách dùng mà có độ bền khác nhau. Do
đó, người sử dụng nên đóng mở nhẹ nhàng, tránh gây hiện tượng đứt cáp nối
giữa mainboard và màn hình. Màn hình nên mở góc thích hợp nhất là từ 90
đến 120 độ và không nên đóng mở liên tục nhiều lần trong thời gian ngắn.

Máy hàn TAB. Ảnh: Delta.
"Nếu có hiện tượng đứt nét, tối mờ hay chết điểm, người dùng không nên tự
ý sửa chữa vì dễ khiến tình trạng của máy hỏng nặng thêm. Cách tốt nhất là


mang laptop đến trung tâm sửa chữa uy tín để được chẩn đoán và tư vấn
cách xử lý tối ưu", ông Ngọc Anh khẳng định.
Một số bệnh thường gặp của màn hình laptop
Màn hình bị đứt nét
- Biểu hiện: Vệt trắng hoặc xanh cắt dọc hoặc ngang.
- Nguyên nhân: Lỗi panel màn hình, cụ thể là do bẹ cáp bị gãy hoặc hở.
- Cách xử lý: Thay bẹ cáp khác mới.
Màn hình bị ố hoặc đốm mờ
- Biểu hiện: Màn hình có vết ố màu xám hoặc trắng khá lớn.
- Nguyên nhân: Do tấm chắn bên trong màn hình bị chuyển màu nên không
hiển thị đúng màu sắc lên lớp ma trận phía trước.
- Cách xử lý: Thay tấm chắn
Màn hình có điểm chết
- Biểu hiện: Trên màn hình xuất hiện các điểm không hiển thị hình ảnh.
- Nguyên nhân: Chủ yếu xuất phát từ khâu sản xuất.
- Cách xử lý: Hiện tại, công nghệ chưa cho phép sửa được những điểm chết
trên màn hình. Vì vậy, người dùng nên thay màn hình để laptop hoạt động
tốt hơn.
Màn hình bị mất màu
- Biểu hiện: Màn hình chuyển sang một màu duy nhất.
- Nguyên nhân: Có thể do lỗi ở bộ phận socket, hoặc quá trình đóng mở nắp
gập màn hình lâu ngày cũng sẽ gây tình trạng lỏng cáp.
- Cách xử lý: Thay thế socket mới
Màn hình tối mờ, nhìn nghiêng mới thấy
- Nguyên nhân: Đèn cao áp của màn hình hỏng, cáp màn hình đứt, vỉ cao áp
hỏng, mất nguồn từ mainboard cấp lên.
- Cách xử lý: Thay mới với hai trường hợp. Kiểm tra thay thế linh kiện điện
tử đối với mainboard và vỉ cao áp.


×