Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều nên và không nên khi xử lý điện thoại gặp nước ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.21 KB, 5 trang )




Những điều nên và
không nên khi xử lý điện
thoại gặp nước

Nước là một trong những nguyên nhân gây hỏng điện thoại di động
cũng như mọi thiết bị điện tử khác. Chỉ trong thời gian khoảng 20 giây
kể từ khi bị rơi vào nước, chiếc điện thoại đã có thể bị tê liệt toàn bộ
phần cứng, và chú “dế” của bạn trở thành một cục gạch không hơn
không kém…
Tuy nhiên, chỉ cần chút kiên nhẫn và vài thủ thuật nhỏ, bạn có thể
không cần phải mang điện thoại không may dính nước đến trung tâm
bảo hành hay sắm một chú “dế” mới. Dưới đây là một số hướng dẫn
đơn giản mà bạn có thể thực hiện nếu không may gặp tình cảnh này:
Rút ngay nguồn điện.
Khi biết dế của mình bị dính nước, đây là việc đầu tiên cần làm. Nước có thể
thâm nhập vào di động rất nhanh. Khi bị dính nước, nếu như di động đang
xạc pin, phải rút ngay thiết bị xạc khỏi di động. Còn nếu không, thì việc đầu
tiên bạn cần làm là ngắt nguồn điện năng của máy bằng cách tháo pin. Việc
tháo pin càng nhanh càng tốt sẽ giúp các bảng mạch bên trong “dế” của bạn
sẽ an toàn hơn.
Đừng quên tháo SIM.
Cùng với tháo pin khỏi máy, bạn cũng phải tháo cả SIM ra, sẽ cứu được toàn
bộ danh sách liên lạc được lưu trong đó. Kinh nghiệm cho thấy, không ít
trường hợp người dùng chỉ nhớ tới việc tháo pin mà quên mất chiếc SIM với
hàng loạt số - mối quan hệ quý giá của bạn. Đây là chưa kể SIM điện thoại
có thể còn cả những dữ liệu khác. Để cứu SIM, chỉ cần lau sạch sim bằng
giấy hoặc khăn khô. Sau khi tháo SIM ra, lưu ý là không được để SIM dưới
ánh nắng trực tiếp.


Tận dùng mọi cách để làm khô “dế” nhanh nhất.
Sau khi di động bị dính nước, nên lắc điện thoại để giũ bỏ nước bám. Không
nên dùng khăn ngay vì như vậy nước có thời gian để ngấm vào di động. Sau
khi đã lắc hết nước, để làm khô dế, bạn nên sử dụng giấy lụa. Trong trường
hợp không có có thể dùng khăn khô. Có một số vùng bên trong di động
không thể dùng ngón tay để lau nước, thay vào đó bạn có thể dùngbông
ngoáy tai.
Bạn cũng có thể dùng máy hút bụi một cách thận trọng để loại bỏ hơi ẩm
bám lại bên trong di động. Khi dùng máy hút bụi nên để ý khoảng cách, quá
gần có thể làm hư di động và không nên dùng quá 15 phút. Nhiều người cho
rằng, việc để vào thùng gạo cũng có thể cứu di động ướt bằng cách để nó
vào thùng gạo qua đêm. Gạo có khả năng hút ẩm rất tốt, sẽ hấp thụ nốt hơi
ẩm còn lại bên trong di động.
Nếu ở gần chiếc tivi đang hoạt động, bạn cũng có thể để trên nóc tivi vì thiết
bị này thường phát nhiệt qua các lỗ thoát trên nóc. Bạn cũng có thể để di
động ướt gần lỗ thông hơi phía sau của lò vi sóng. Lỗ thông hơi này có thể
phát nhiệt thấp đủ giúp làm khô di động. Hay để phía trước điều hòa. Bạn có
thể di động ướt phía trước điều hòa. Không khí từ điều hòa rất khô, sẽ làm
bay hơi nước nhanh hơn.
Trong trường hợp không có được các thiết bị sấy khô dế kể trên, bạn cũng có
thể nhờ ánh năng mặt trời làm cứu cánh tuy nhiên không nên để quá lâu.
Nếu di động rơi vào nước muối.
Dùng các biện pháp trên có thể hình thành các tinh thể (chất muối) đọng lại
trên bảng mạch của di động. Để loại bỏ các tinh thể muối, có thể dùng vải
thấm chút cồn lau nhẹ lên bo mạch. Đừng đổ cồn trực tiếp lên những khu
vực này và cũng đừng lắp pin đến khi vẫn còn mùi cồn.
Với những mẹo nhỏ trên đây được bạn thực hiện, cơ hội “hồi phục” của chú
dế ngấm nước là rất lớn.
Tuy nhiên, bạn cũng phải nhớ rằng, cũng có một vài điều không nên thực
hiện khi dế ngấm nước.

Không được dùng máy sấy tóc để làm khô “dế”.
Bạn có biết hơi thổi từ máy sấy có thể làm cho nước thâm nhập vào sâu hơn
bên trong di động. Nó sẽ làm hỏng thêm các thành phần và bảng mạch điện
bên trong. Việc hong khô pin bằng hơi nóng từ máy sấy tóc cũng không
được thực hiện vì sẽ nguy hiểm cho bạn. Pin Lithium-ion rất nhạy cảm với
nhiệt và có thể bị nổ.
Và điều cuối cùng, bạn nhớ không dùng di động nếu màn hình vẫn còn
mờ. Màn hình mờ cho thấy di động đó vẫn còn có dấu hiệu của hơi ẩm bên
trong. Nếu màn hình của di động bị ướt nước vẫn mờ thì bạn không nên lắp
pin hay cắm sạc. Nên để di động ở trạng thái không sử dụng thêm một thời
gian đến khi hơi ẩm bên trong màn hình hết hẳn hãy dùng lại nó.

×