Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đừng quá lo… bệnh già! pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.09 KB, 3 trang )

Đừng quá lo… bệnh già!
Sức khỏe người cao tuổi đang là một vấn đề xã hội và y học của VN. Với
sự phát triển của xã hội, tuổi thọ càng tăng thì càng nhiều người cao
tuổi cần được quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe để có một “tuổi
vàng” hữu ích cho gia đình và xã hội.
Người cao tuổi ngày càng gia tăng

“Người cao tuổi và Sức khỏe” lại trở thành chủ đề chính được Tổ chức Y tế
Thế giới nêu lên và kêu gọi các nước tích cực hưởng ứng và có các mô hình,
chính sách cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa sức khỏe cho các cụ.

Tại VN, hiện có khoảng 8,15 triệu người cao tuổi, chiếm 9,4% dân số, tuổi
thọ trung bình đã gần đạt 73 tuổi. Dự báo, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở
VN sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số VN
chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Dự đoán từ năm 2017
- 2037, VN sẽ có tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên lớn hơn hoặc bằng 20%
tổng dân số. Vì vậy, tăng cường vai trò tham gia và chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu.
Xác định được điều này, Hội Y tế Công cộng VN cũng đã lựa chọn việc
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi làm một trong những hoạt động chiến
lược ưu tiên của mình.

Những vấn đề sức khỏe của “tuổi vàng”

Theo một lẽ tự nhiên, vào độ tuổi “chớm già”, chức năng của các cơ quan
đều giảm dần. Cũng từ lúc này đây, cơ thể bắt đầu phải “đấu tay đôi” với
những bệnh rất “đặc trưng” của người cao tuổi như: loãng xương, bệnh
Alzhemer, bệnh Parkinson, bệnh về tiền đình gây chóng mặt, các bệnh về
mắt
Thống kê cho thấy rằng có khoảng 1/3 số người cao tuổi bị thiếu các dinh
dưỡng cần thiết trong bữa ăn hang ngày. Nguồn cơn sa sút của nhiều cơ


quan trong cơ thể và tình trạng sức khỏe nói chung có liên quan trực tiếp đến
việc hấp thụ kém dinh dưỡng ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, các vấn đề này sẽ không quá nghiêm trọng nếu người cao tuổi và
gia đình biết quan tâm từ sớm và có chế độ phòng bệnh hợp lý. GS.BS.
Nguyễn Chấn Hùng, một trong những chuyên gia y tế hàng đầu về ung thư,
đã “đúc kết” phương pháp để chăm sóc sức khỏe và “sức bền” của con
người, đặc biệt là người cao tuổi bằng công thức: “Ăn lành - Ngủ đủ - Tập
đều - Sống vui”.
Ăn lành đứng vị trí hàng đầu vì dinh dưỡng được coi là tiền đề cho một cơ
thể khỏe mạnh. Ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ dưỡng chất chính là
nguồn năng lượng cần thiết cho sức khỏe người cao tuổi và giúp phòng tránh
các biến cố tuổi già vô cùng hiệu quả. Để làm được điều này không chỉ cần
vào sự nỗ lực của người cao tuổi mà còn rất cần sự quan tâm, động viên của
các thành viên khác trong gia đình. Động viên để NCT chịu khó ăn, tránh
lười ăn, bỏ bữa; ăn nhiều rau xanh, trái cây. Tập thói quen ngủ sớm và dậy
sớm, không gian ngủ yên tĩnh, thông thoáng và ấm áp. Bên cạnh đó, vận
động nhẹ nhàng hoặc tập luyện thể lực phù hợp như: đi bộ, chạy chậm hoặc
bơi lội có thể giúp cho người cao tuổi vẫn giữ độ săn chắc của cơ bắp và làm
chậm quá trình hủy xương, giúp tránh thoái hóa khớp và tăng cường sức
khỏe.
Bên cạnh đó, thường xuyên lui tới thăm hỏi bạn bè, người thân chăm sóc các
cháu hay tập trung vào các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như: trồng cây cảnh,
nuôi chim, sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ của phường, tổ dân phố…chính là
những hoạt động đơn giản để người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, nuôi
dưỡng niềm vui sống và sống có ích.


×