Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hợp tác và tôn trọng – xu hướng lãnh đạo mới pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.28 KB, 3 trang )

Hợp tác và tôn trọng – xu hướng lãnh
đạo mới
Tái xây dựng, tái cấu trúc và rút gọn qui mô đang dẫn đến một thế giới trong đó
quan hệ sản xuất dây chuyền giữa các công ty ngoại trừ những hoạt động liên quan
đến vấn đề trung tâm, nhãn hiệu có thể trở thành một tiêu chuẩn. Khả năng thương
lượng những khối liên minh phức hợp và quản lý những mạng lưới quan hệ phức
tạp sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Năng lực cùng lãnh đạo các mô hình kinh
doanh mới là vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp toàn cầu thành công.
Theo nhóm tác giả trong cuộc nghiên cứu về những nhà lãnh đạo toàn cầu (Global
Leadership – The next of generation) đã đánh giá, việc phát triển và hoạt động có
hiệu quả trong những cấu trúc xã hội mới, phức tạp và đang chuyển đổi có nghĩa là
những nhà lãnh đạo của ngày mai sẽ hoạt động trong khối liên minh, hiệp hội và
những dự án mạo hiểm chưa từng có trước kia. Khuynh hướng giữ nguyên hiện
trạng là một sự xa xỉ không thể có được. Các nhà lãnh đạo của ngày mai sẽ cần
phải điều khiển ít hơn tinh tế trong cảm xúc nhiều hơn, hòa hợp văn hóa hơn, và
quan trọng nhất là sẵn sàng chia sẻ quyền hạn và việc ra quyết định. Công tác lãnh
đạo trong tương lai sẽ đòi hỏi những đội ngũ các nhà lãnh đạo cùng cộng tác, mỗi
người trong số họ sở hữu mọt phần nhiều trong số những kĩ năng cần thiết cho sự
lãnh đạo toàn cầu có hiệu quả. Các định kiến quan hệ cũng dần được thay đổi,
không còn sự phân tách giữa bạn những khách hàng, những người cùng cộng tác
và những ai là thù khi họ là những khách hàng cạnh tranh, những người không ủng
hộ. Trong tương lai, những vai trò này sẽ trở nên mờ nhạt hơn. Xây dựng các mối
quan hệ tích cực dài hạn và đôi bên cùng có lợi sẽ trở thành một yếu tố then chốt.
Hơn nữa, để có được những khối liên doanh, những cuộc điều hành tổng hợp các
khối khác nhau, đòi hỏi những nhà lãnh đạo trong thời hội nhập cũng sẽ cần phải
tôn trọng sự đa dạng về văn hóa vốn được định nghĩa như là sự đa dạng trong
phong cách lãnh đạo, loại hình ngành nghề, những cách cư xử và giá trị cá nhân,
chủng tộc và giới tính. Họ sẽ cần phải hiểu không chỉ những sự khác biệt về luật
pháp và kinh tế mà còn cả những sự khác biệt về xã hội và động cơ thúc đẩy là
những thành phần của công việc ở khắp thế giới và giữa các quốc gia, thậm chí
cần phải hiểu sâu sắc văn hóa vùng miền trong một nền văn hóa đa dạng. Hiểu


được những nền văn hóa khác không chỉ là những thực hành kinh doanh tốt mà nó
còn là chìa khóa dẫn tới sự cạnh tranh thành công trong tương lai.
Thế giới đầy rẫy mâu thuẫn giữa người với người, giữa các nhóm người và giữa
các quốc gia với những lối tư duy, cảm nhận và hành động khác nhau. Có lúc,
những người này, những nhóm người này và những quốc gia này, giống như 12
người đàn ông giận dữ của chúng ta, bị ràng buộc vào những vấn đề chung buộc
họ phải hợp tác với nhau nhằm tìm ra cách giải quyết.
. Đoạn trích trên là cảnh thứ hai và cũng là cảnh cuối cùng của vở kịch khi cảm
xúc được đẩy lên cao trào. Đó là cuộc đối đầu giữa hội thẩm viên số 10, chủ một
gara ô tô, và hội thẩm viên số 11, một người thợ đồng hồ sinh ra tại Châu Âu và có
lẽ là một người Áo. Viên hội thẩm số 10 bức xúc khi thấy cung cách lịch sự quá
mức của viên hội thẩm số 11. Tuy nhiên người thợ đồng hồ cũng không thể cư xử
theo cách nào khác. Mặc dù đã sinh sống ở quê hương thứ hai nhiều năm, ông vẫn
cư xử theo cách mà ông được dạy dỗ từ tấm bé. Ông mang trong mình mẫu hành
vi không thể xóa bỏ.
Sự phát triển về sinh thái học, kinh tế, chính trị, quân sự, vệ sinh và khí tượng học
không dừng lại ở ranh giới của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Các mối nguy
hại chung như chiến tranh hạt nhân, sự nóng lên toàn cầu, tội phạm có tổ chức,
nghèo đói, khủng bố, ô nhiễm môi trường biển, nguy cơ một số loài động vật tuyệt
chủng, bệnh AIDS hay sự suy thoái toàn cầu đòi hỏi sự thống nhất ý kiến của các
nhà lãnh đạo đến từ nhiều quốc gia. Tới phiên mình, các nhà lãnh đạo này cũng
cần sự trợ giúp của các nhóm ủng hộ để thực hiện những quyết định đã chọn.
Theo Geert Hofsted, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Cultures and Organizations:
The Software of Mind (Văn hóa và tổ chức: phần mềm tư duy) cho rằng, hiểu
được những khác biệt trong lối tư duy, cảm nhận và hành động của các nhà lãnh
đạo và các nhóm ủng hộ là điều kiện đem lại những giải pháp hiệu quả trên phạm
vi toàn cầu. Từ trước tới nay, sự hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, y tế
hay sinh học thường được người ta xem như những vấn đề chuyên môn thuần túy.
Một trong những lý do giải thích tại sao rất nhiều giải pháp không đạt hiệu quả
hoặc không thể tiến hành là do sự khác biệt trong lối tư duy giữa các đối tác đã bị

bỏ qua.
Một sự tôn trọng tính đa dạng văn hóa sẽ cần phải bao gồm cả những yếu tố vĩ mô
và vi mô tạo nên một nền văn hóa độc đáo. Tôn giáo là một trong những biến số
quan trọng nhất ảnh hưởng đến cách cư xử trong một khu vực. Những vấn đề nhỏ
hơn, ví dụ như ý nghĩa của quà tặng, cách chào hỏi mỗi cá nhân, hay tính đúng
giờ, cũng sẽ phải nhận thức rõ hơn.
Khả năng thúc đẩy mọi người ở nền văn hóa khác nhau sẽ trở nên ngày càng quan
trọng. Những chiến lược thúc đẩy vốn có hiệu quả ở một nền văn hóa này nhưng
lại có thể gây xúc phạm đối với một nền văn hóa khác. Cùng một sự công nhận có
thể là niềm tin kiêu hãnh cho người này xong lại có thể là một nỗi ngượng ngùng
cho người khác. Những nhà lãnh đạo có thể hiểu được đánh giá đúng và thúc đẩy
các đồng nghiệp thuộc những nền văn hóa đa dạng sẽ trở thành một nguồn lực
ngày càng có giá trị

×