Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Xuất khẩu bánh kẹo của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung chuyên đề thực tập với đề tài : “Xuất khẩu bánh
kẹo của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
quốc tế” đã viết là kết quả nghiên cứu của cá nhân, thu thập thông tin thực tế từ
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị và một số tài liệu tham khảo khác về các lĩnh
vực chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Như Bình.
Chuyên đề dưới đây không sao chép bất cứ chuyên đề thực tập nào khác.
Nếu vi phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2013.
Sinh viên
Đặng Ngọc Linh
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ 3
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị 3
1.2.Sơ đồ tổ chức của Công ty 4
1.3.Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 6
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 6
2.1.Thực trạng sản xuất bánh kẹo của Công ty 10
2.2.Thực trạng xuất khẩu bánh kẹo của Công ty 14
2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu bánh kẹo của Công ty 24
3.1.Mục tiêu và kế hoạch xuất khẩu của Công ty đến năm 2015 28
PHỤ LỤC 40
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như


Bình
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 BCTC Báo cáo tài chính
2
CHDCND Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
3
CN Công nghiệp
4 CTCP Công ty cổ phần
5 DN Doanh nghiệp
6 KH Kế hoạch
7 KN
Kim ngạch
8
QĐ/ BTM Quy định/ Bộ thương mại
9 TH Thực hiện
10 TT
Tỷ trọng
11 TVSC
Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT
Từ viết
tắt
Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 CBOT Chicago board of trade Hội đồng thương mại Chicago
2 EU European Union Liên minh châu âu

3 FAO
Food and Agriculture
Organization
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hợp Quốc
4 FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
5 HACCP
Hazard Analysis and
Critical Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn
6 IMF
International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
7 ISO
International Organization
for Standardization
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
8 UBS Union Bank of Switzerland Liên minh Ngân hàng của Thụy Sĩ
9 USDA
United States Department of
Agriculture
Các tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

1 Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 7
2 Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty 15
3 Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm Tipo của công ty thực
phẩm Hữu Nghị
16
4 Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm kẹp kem của công ty
thực phẩm Hữu Nghị
17
5 Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm Layer Cake và Mini
swiss roll của công ty thực phẩm Hữu Nghị
18
6 Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu dòng các bánh kẹo khác của công ty
thực phẩm Hữu Nghị
19
7 Bảng 2.6: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty 20
8 Bảng 2.7: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty 22
9 Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 28
10 Bảng 3.2: Kế hoạch xuất khẩu vào các thị trường 29
11 Bảng 3.3: Kế hoạch xuất khẩu các dòng sản phẩm chính của công ty 30
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 6
2 Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty 14
3 Hình 2.2: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm Tipo của công ty
thực phẩm Hữu Nghị
16
4 Hình 2.3: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm kẹp kem của

công ty thực phẩm Hữu Nghị
17
5 Hình 2.4: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm Layer Cake và
Mini swiss roll của công ty thực phẩm Hữu Nghị
18
6 Hình 2.5: Tình hình xuất khẩu dòng các bánh kẹo khác của
công ty thực phẩm Hữu Nghị
19
7 Hình 2.6: Sản lượng xuất khẩu của công ty qua các năm 20
8 Hình 2.7: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty 21
9 Hình 3.1: Kế hoạch xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu của
Công ty năm 2015
29
10 Hình 3.2: Kế hoạch xuất khẩu năm 2015 cho các dòng sản
phẩm chính của Công ty.
31
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế quốc tế đã hình thành và có sự phát triển lâu dài trong hơn hai thập kỷ
qua. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng sâu rộng, thương mại
Quốc tế đóng vai trò quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất
nước. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự tồn
tại và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu và là
hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh
tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và xây
dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và hối thúc các nghành kinh tế
hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để
giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nển kinh tế và sự gia tăng
trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ
tăng trưởng cáo và ổn định tại Việt Nam. Do nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước
tăng mạnh, sản phẩm bánh kẹo là mặt hàng được dự báo có nhiều tiềm năng xuất
khẩu trong tương lai. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì
các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng
của mình trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với sự đa dạng sản
phẩm và chất lượng khá tốt. Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, kim
ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam tăng mạnh,
chiếm khoảng 0,7% trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong năm
2012. Các sản phẩm bánh kẹo của Việt Nam hiện đã có mặt tại nhiều nước như
Cămpuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…
Sở hữu thương hiệu Hữu Nghị, một thương hiệu nổi tiếng được biết đến từ
những năm 50 của thế kỷ trước, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
(HUUNGHIFOOD) hiện là một trong những công ty uy tín hàng đầu Việt Nam
chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại bánh, mứt kẹo, nông sản thực phẩm. Không
ngừng mở rộng sản xuất và phát triển một cách bền vững, Công ty cổ phần thực
phẩm Hữu Nghị đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu uy tín trong nước. Hiện
Công ty có 5 chi nhánh, mạng lưới phân phối nội địa vững mạnh với hàng trăm nhà
phân phối, hơn 140.000 đại lý bán lẻ. Công ty đang hướng tới tìm kiếm đối tác, đặt
văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới, hiện nay công ty đã có sáu văn
phòng đại diện tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức không nhỏ, như chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán tăng chậm do
sự bất ổn của kinh tế thế giới bởi khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
Châu Âu chưa được giải quyết. Đa phần nguyên vật liệu đầu vào của ngành bánh

kẹo phải nhập khẩu: bột mì nhập khẩu gần như toàn bộ, đường mới được đáp ứng
75% từ nguồn cung trong nước, hương liệu và một số chất phụ gia nhập khẩu chiếm
tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy, sự biến động của giá bột mì, đường
trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo
sản xuất. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như chi phí nhân công, lãi suất, giá năng
lượng cũng tác động đến giá thành bánh kẹo. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
quố tế, các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị nói riêng phải nỗ lực không ngừng, phát huy những lợi thế vốn có để có thể
phát triển một cách vững mạnh.
Để đánh giá thực trạng xuất khẩu bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị và giúp công ty tháo gỡ những khó khăn để xuất khẩu hàng hóa trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế quốc tế, em chọn đề tài: “Xuất khẩu bánh kẹo của Công ty cổ
phần thực phẩm Hữu Nghị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế quốc tế” làm
chuyên đề thực tập cuối khóa.
• Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.
• Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu bánh kẹo của công ty
cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.
• Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Thị trường quốc tế tiêu thụ sản phẩm của công ty gồm: thị
trường truyền thống như Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan… và những thị trường
mới mà công ty có thể thâm nhập và mở rộng như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm bánh kẹo của công ty
trong giai đoạn 2009-2013 và định hướng, giải pháp của công ty đến năm 2015.
• Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp logic,
phương pháp thống kê, phương pháp biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp chuyên gia.

• Kết cấu chuyên đề: gồm 3 phần chính
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu bánh kẹo của Công ty cổ phần thực phẩm
Hữu Nghị trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế quốc tế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bánh kẹo của công
ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đến năm 2015
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM HỮU NGHỊ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
•Giới thiệu công ty
Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ
Tiếng Anh: HỮU NGHỊ FOOD JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: 122 Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà
Nội
Điện thoại: (84-4) 36649451 Fax:(84-4) 36449452
Website: www .huunghi.com.vn
•Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Thực phẩm Hữu Nghị, tiền thân là Xí nghiệp bánh kẹo
Trần Hưng Đạo, trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc - Bộ Thương Mại nay là
Bộ Công Thương. Công ty thực phẩm Miền Bắc đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền
sản xuất bánh Cookies của Cộng Hoà Liên Bang Đức với công suất 10 tấn/ngày.
Đây là một dây chuyền sản xuất tiên tiến với trang thiết bị hiện đại và lò nướng điều
khiển bằng gas tự động. Sau một thời gian lắp đặt và xây dựng cơ sở vật chất, nhà
máy sản xuất của công ty được hình thành và đi vào hoạt động theo quyết định số
1260 ngày 8/12/1997 của ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc, nhà máy lấy
tên là Nhà máy kẹo cao cấp Hữu Nghị. Đây có thể là dấu mốc cực kỳ quan trọng,

mở ra những bước phát triển lớn của nhà máy trong những gíai đoạn tiếp theo.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vào năm 2009 và
đổi tên Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thành Công ty cổ phần thực phẩm
Hữu Nghị theo quyết định số 3023/QĐ- BTM ngày 30/12/2009 và số 1175/QĐ –
BTM ngày 20/7/2009 của Bộ Thương Mại.
Thời gian đi vào hoạt động là không dài nhưng với dây chuyền sản xuất hiện
đại công ty đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao an toàn vệ sinh thực phẩm,
hình thức lôi cuốn, giá cả phải chăng. Công ty đã đầu tư trang thiết bị hiện đại với
hàng chục dây chuyền sản xuất có thể tạo ra đồng thời nhiều chủng loại bánh, kẹo
khác nhau. Với các bạn hàng nước ngoài: Mỹ, Pháp, Ba Lan, Hà Lan, Nga… công
ty có được công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, công ty
đang xây dựng sản phẩm mang thương hiệu Hữu Nghị, đã được thị trường trong
nước ưa chuộng và tiến tới xuất khẩu mở rộng thị trường sang các nước láng giềng:
Lào, Camphuchia và mở rộng sang Trung Quốc, Đông Nam Á.
Trong chiến lược phát triển của mình, Công ty luôn đặt mục tiêu “Tất cả vì
người tiêu dùng” lên đầu, Ban lãnh đạo nhà máy luôn xác định, đây là kim chỉ nam
cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty đã chú trọng
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa
dạng của thị trường. Đến nay, Công ty đầu tư xây dựng được thêm 3 nhà máy tại thị
xã Thủ Dầu Một (Bình Dương), Quy Nhơn (Bình Định) và tại khu công nghiệp
Đồng Văn (Hà Nam). Dự án trọng điểm của nhà máy là đầu tư trang thiết bị dây
chuyền hiện đại tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á để sản xuất ra những mặt hàng
lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam.
Trong thời gian tới, Công ty định hướng tập trung vào phát triển các mặt
hàng chất lượng cao, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Với
những đặc điểm nổi bật là hương vị phong phú, mẫu mã đa dạng và giá cả hợp lý,

bánh kẹo Hữu Nghị đang là sự lựa chọn đông đảo của khách hàng thuộc nhiều đối
tượng, lứa tuổi khác nhau.
Trụ sở chính và các chi nhánh của Hữu Nghị như sau:
o Trụ sở chính tại 122 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội
o Chi nhánh tại Khu công nghiệp Đồng Văn - Duy Tiên - Hà Nam
o Chi nhánh tại Khu công nghiệp Quang Trung - Quy Nhơn- Bình Định
o Chi nhánh tại Thủ Dầu Một - Bình Dương
o Chi nhánh tại: số 1 Xa Lộ Hà Nội- Phường Thảo Điền quận 2 thành
phố Hồ Chí Minh
1.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty
Bộ máy tổ chức của công ty là sự phân công chức năng rõ rệt, ứng với mỗi
phòng ban có một người chịu trách nhiệm quản lý phòng ban đó.
 Hội đồng quản trị: gồm 4 người trong đó 1 giám đốc. 3 phó giám đốc phụ
trách riêng từng bộ phận.
−Tổng giám đốc của công ty: Là người chịu trách nhiệm chung của toàn bộ
hoạt động của công ty. Là người điều hành, tổ chức, hoạch định các chiến lược
chung của công ty, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra bình
thường ổn định.
−Phó tổng giám đốc nhân sự: Là người phụ trách các vấn đề về tổ chức quản
lý nguồn lao động, ra các quyết định và tổ chức các quyết định và tổ chức ký kết
các hợp đồng với người lao động.
−Phó Giám đốc kinh doanh: Là người phụ trách các vấn đề về việc tìm kiếm
thị trường, thiết lập và kiểm soát hoạt động của kênh phân phối để tiêu thụ sản
phẩm ; lập ra chiến lược kinh doanh.
−Phó tổng giám đốc sản xuất: Là người giám sát các hoạt động sản xuất,
những chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm mới. Chịu trách nhiệm trước giám
đốc mọi vấn đề có liên quan đến sản xuất như: Chất lượng, số lượng, chủng loại sản
phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên liệu.
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
4

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
 Một số phòng ban của Công ty:
- Phòng kế hoạch - vật tư: có chức năng tiến hành nghiên cứu chi tiết các kế
hoạch về nguyên vật liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất cho đơn vị.
- Phòng tài chính kế toán: Chức năng cơ bản là viết và thu thập các hoá đơn,
hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, lập bảng cân đối kế toán, tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm, tính toán trích đúng đủ các khoản phải nộp ngân sách Nhà
nước, hoạch định nguồn tài chính của công ty.
- Phòng Marketing: Chức năng chính bao gồm: Xây dựng và phát triển
thương hiệu cho sản phẩm và Công ty; tìm kiếm, thiết lập và kiểm soát hệ thống
kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm; nắm bắt các thông tin thị trường để đưa ra các
phương án, chiến lược nhằm hỗ trợ công tác bán hàng cũng như công tác sản xuất
sản phẩm.
- Phòng bán hàng: Có chức năng thiết lập, quản lý hệ thống bán hàng. Đảm
bảo việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá. Phòng bán hàng cũng có chức năng kiểm
soát việc bán hàng, nắm bắt các thông tin thị trường để phối hợp cùng các phòng
ban khác thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: Kết hợp với phòng thị trường để nắm bắt nhu cầu thị
trường về từng loại bánh kẹo, dự tính kế hoạch sản xuất, nhu cầu đầu vào, từ đó có
kế hoạch mua vật tư. Nhiệm vụ chính của phòng là xác định mức kinh tế kỹ thuật
cho sản phẩm mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và kiểm tra chất
lượng sản phẩm.
- Phòng cơ điện: phụ trách về các vấn đề cơ điện đảm bảo cho công ty hoạt
động liên tục.
- Phòng tổ chức hành chính: nhiệm vụ là tính toán lương, thưởng cho cán bộ
công nhân niên tuyển dụng lao động, tổ chức lao động và thực hiện các chính sách
đối với người lao động, giám sát tình hình lao động, phụ trách về an toàn lao động.
 Các Nhà máy sản xuất và Chi nhánh trực thuộc Công ty
Hiện nay, Công ty đã đầu tư xây dựng được 4 nhà máy với hàng chục dây

chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến.
 01 Nhà máy sản xuất tại 122 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội,
 01 Nhà máy sản xuất tại Khu CN Đồng Văn - Duy Tiên - Hà Nam
 01 Nhà máy sản xuất tại Khu CN Quang Trung- Quy Nhơn- Bình Định
 01 Nhà máy sản xuất tại Thủ Dầu Một - Bình Dương.
 01 Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh
Như vậy, công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban,
chuyên môn, chức năng rõ ràng, tạo thuận lợi cho công ty trong việc điều hành từ
khâu sản xuất đến tiêu thụ. Do có sự phân công như vậy nên công ty luôn đạt được
các mục tiêu đề ra đảm bảo đời sống cho công nhân viên và ngày càng đứng vững
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
trên thị trường.
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Nguồn: />1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
1.3.1.
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị hiện là một trong những công ty uy tín
hàng đầu Việt Nam chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại bánh, mứt kẹo, nông
sản thực phẩm. Thương hiệu “Hữu Nghị” được biết đến từ những năm 50 của thế kỷ
trước, vậy chức năng và nhiệm vụ của công ty như thế nào để có thể giữ vững và
phát triển thương hiệu đó:
a) Chức năng của Công ty
Thu thập và phân tích các thông tin từ môi trường kinh doanh để đưa ra các
quyết định
Tổ chức thực hiện các quyết định, chính sách sản phẩm,kênh phân phối tại
trung tâm trong và ngoài nước.
b) Nhiệm vụ của Công ty

Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
nhiệm vụ và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Hàn Quốc, Malaysia…
Tạo công ăn việc làm cho người dân tại các khu vực công ty xây dựng chi
nhánh sản xuất. Thu nhập của cán bộ công nhân viên năm 2010 là 2,9 triệu
đồng/người/tháng, năm 2011 là 3,8 triệu đồng/người/tháng và năm 2012 là 4,5 triệu
đồng/người/tháng. Tuy nhiên, thu nhập này vẫn khá thấp, chưa thu hút được lao
động có trình độ cao, lao động có tay nghề và không ổn định được lao động. Lao
động biến động khá lớn, năm 2012 vào 2491 người và ra 2344 người trên tổng số
2.259 lao động bình quân và đặc biệt có những thời điểm thời vụ thiếu đến gần
1000 lao động.
Thực hiện đúng các chế độ và quyết định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ,
chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của công ty.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị hiện là một trong những công ty uy tín
hàng đầu Việt Nam chuyển về sản xuất và kinh doanh các loại bánh, mứt, keo… Do
không nhừng mở rộng sản xuất và thị trường xuất khẩu nên hoạt động kinh doanh
của công ty qua các năm tăng trưởng bền vững.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Thực hiện
2009
Thực

hiện
2010
Thực
hiện
2011
Kế hoạch
2012
Thực hiện
2012
% So sánh
thực hiện
2012 với
kế hoạch
2012
Tổng
doanh thu
119,031 233,532 624,165
889,239
774,528
87,1%
Nộp ngân
sách NN
1,870 5,331 13,636 30,658 30,168
98,4%
Lợi nhuận
trước thuế
1,247 3,554 9,091
20,051
20,112
100,3%

Nguồn: Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch 2012
Từ năm 2009, sản lượng của công ty đã có những bước phát triển vượt bậc.
Cụ thể sản lượng năm 2010 so với năm 2009 chỉ tăng 16%. Song từ năm 2011 đã
tăng so với năm 2010 là 64%, và năm 2009 so với năm 2011 tăng 61%. Đặc biệt sau
5 năm cổ phần hóa, từ 2009 đến nay sản lượng đã tăng 207%.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 774,528 tỷ đồng tăng
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
24% so với thực hiện năm 2011 ( trong đó doanh thu bánh kẹo là 609 tỷ đồng đạt
121% so với kế hoạch năm 2012).
Doanh thu và lợi nhuận của công ty đều có những bước tăng trưởng vượt
bậc. Tính đến nay, các sản phẩm của công ty đã có mặt trên toàn quốc, đặc biệt với
những sản phẩm như bánh mỳ Staff, Lucky hay bánh Trung thu, mứt Tết, các sản
phẩm trứng nướng Tipo đã nằm trong tiềm thức của người dân Việt.
Do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, năm 2011 lạm
phát tiếp tục ở mức cao đồng thời Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ
quá mức, công ty phải đối mặt với tình hình lạm phát giá cả lên cao làm ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng với lợi thế của mình Hữu
Nghị vẫn có được những kết quả tương đối khả quan, bằng chứng là lợi nhuận
không ngừng tăng. Cụ thể là, lợi nhuận của Công ty năm 2009 chỉ có 1,247 tỷ đồng,
nhưng qua các năm lợi nhuận của Công ty đã tăng lên nhanh chóng, cho đến năm
2012 là 20,112 tỷ đồng, Đạt được kết quả trên là do bên cạnh những mặt hàng thực
phẩm thế mạnh của Hữu Nghị chịu ảnh hưởng không nhiều của khủng hoảng kinh
tế thì Hữu Nghị còn nỗ lực hết mình để phát triển sản phẩm, quản lý giá và hệ thống
kênh phân phối tốt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra, Hữu Nghị cũng nắm
bắt cơ hội xuất khẩu một số loại bánh cao cấp sang thị trường Trung Quốc đem lại
nguồn lợi không nhỏ cho Công ty.
Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 thực hiện khá sát với kế hoạch

đề ra, cụ thể là kế hoạch năm 2012 tổng doanh thu đạt 889,239 tỷ đồng, thực tế tổng
doanh thu năm 2012 là 774,528 tỷ đồng bằng 87,1% so với thực hiện năm 2012.
Nộp ngân sách nhà nước năm 2012 là 30,168 tỷ đồng so với kế hoạch năm là
30,658 tỷ đồng chiếm 98,4%. Tương tự, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 20,112
tỷ đồng, tương đương 100,3% so với kế hoạch là 20,051 tỷ đồng. Để có được lợi
nhuận trước thuế khá sát so với kế hoạch như vậy, các phòng ban của công ty đã
phải phối hợp chặt chẽ với nhau, đưa ra các giả pháp đồng bộ và liên tục điều chỉnh
qua các tháng.
 Về mở rộng thị trường xuất khẩu:
Công ty dịch chuyển cơ cấu từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, tập
trung sản phẩm hướng tới thị trường phân khúc cao, các tập đoàn bán lẻ và siêu thị
lớn. Phân chia thị trường và sản phẩm theo thị trường. nhằm giảm thiểu nạn hàng
giả, hàng nhái và bán lấn thị trường, thành công tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt
với sản phẩm Tipo.
Hiện nay công ty đã xuất khẩu được hơn 10 quốc gia: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật, Úc, Đài Loan, Thái Lan, Phillipine, Indonexia, Triều Tiên, Lào,
Campuchia… Cụ thể quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
thực phẩm Hữu Nghị trong những năm qua như sau:
− Năm 2009: Công ty thực hiện cổ phần hóa nên vẫn còn non yếu và chủ
yếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước
− Năm 2010: Hữu Nghị mới chỉ bắt đầu quan tâm đến thị trường nước
ngoài và quan tâm đến hoạt động xuất khẩu. Công ty đã bắt đầu quan tâm đến hoạt
động xuất khẩu bánh kẹo sang một số thị trường chủ yếu là láng giềng như Lào,
Campuchia, Trung Quốc.
− Năm 2011: Mở rộng xuất khẩu các sản phẩm của mình thêm thị trường
một số nước và doanh thu bình quân đạt khoảng 12 tỷ đồng/ tháng

− Năm 2012: Hữu Nghị tiếp tục xuất khẩu sang các nước trong khu vực và
mở rộng thêm thị trường sang các quốc gia khác. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt
14 tỷ đồng/ tháng
− Năm 2013: Tiếp tục triển khai biện pháp thị trường xuất khẩu năm 2012
đối với thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Phillipine, Lào, Indonexia… Hiện nay
công ty đang áp dụng ISO 9001/2008, HACCP và đang xây dựng hoàn thiện ISO
22000. Mặt khác, hoàn thiện các chứng chỉ Halal, chứng nhận FDA… để tiếp cận
với các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, các nước đạo Hồi… Doanh
thu xuất khẩu kế hoạch năm 2013 đạt 20 tỷ đồng/ tháng.
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BÁNH KẸO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ TRONG
THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Thực trạng sản xuất bánh kẹo của Công ty
2.1.1. Đặc điểm sản xuất của Công ty
a.Sản xuất có tính mùa vụ khá rõ rệt
Bánh kẹo là mặt hàng dịch vụ nên nó thường được tiêu thụ được nhiều vào
lúc thời tiết mát mẻ và lạnh. Vì thế việc sản xuất của công ty có tính chất mùa vụ.
Vào những tháng cuối năm, từ tháng 8 trờ đi và 2 tháng đầu năm, công ty phải sử
dụng hết công suất các loại máy móc thiết bị và công nhân viên phải làm thêm ca.
Nếu không có chiến lược sản xuất và tiêu thụ phù hợp thường gặp tình trạng thiếu
hàng để bán. Nhưng đến những tháng 3,4,5,6 do thời tiết nóng, tiêu thụ ít nên Công
ty chỉ sản xuất ít.
Hàng năm vào quí một và quí bốn sản lượng sản lượng tiêu thụ đạt 60% còn
quí hai và quí ba chỉ đạt 40%. Công ty chỉ sản xuất bánh kẹo và một số loại thực
phẩm tiêu dùng nên công suất vào quí hai và quí ba không sử dụng hết, chỉ đạt 50-
60% tiêu thụ trong hai quí này giảm thì cả năm sẽ bị giảm theo.

Mặt khác, sản phẩm bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, bắt
buộc phải tiêu dùng hàng ngày. Khi lạm phát, khi giá điện tăng 10%, nước tăng
50%, xăng dầu tăng 10%, than 28% đến 41% tùy chủng loại, người dân buộc phải
thắt chặt chi tiêu, dành tiền để đảm bảo các sản phẩm thiết yếu như gạo, muối, bột
giặt… làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bánh kẹo.
b. Nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu phải nhập khẩu
Nguyên vật liệu đầu vào chính bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng
và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, bột mì phải nhập khẩu gần như toàn bộ,
đường nhập khẩu một phần, ngoài ra phải nhập khẩu hương liệu và một số chất phụ
gia khác. Giá nguyên vật nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản
phẩm. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ
có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.
 Diễn biến giá bột mì
Đối với các công ty sản xuất bánh kẹo thì bột mì là một trong những nguyên
vật liệu đầu vào quan trọng và được nhập khẩu là chủ yếu. Hiện nay Trung
Quốc và EU là hai nhà sản xuất lúa mì mớn nhất thế giới khoảng 1/3 sản lượng toàn
cầu, trong khi đó sản lượng lúa mì của Nga chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên do
tình hình hạn hán và biến đổi khí hậu, sự nóng lên của Trái Đất nên sản lượng lúa
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
mì của các nước sụt giảm nghiêm trọng nếu chính phủ các nước không có các biện
pháp tích cực thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa mì. Hàng
năm, sản lượng lúa mì được sản xuất trên thế giới khoảng 684 triệu tấn và tồn kho
khoảng 196 triệu tấn. Giá lúa mì thế giới tăng cao, Việt Nam không sản xuất được
lúa mì, bắt buộc phải nhập khẩu cộng với VND bị giảm giá để khuyến khích xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu khiến cho bột mì sẽ tăng cao.
 Diễn biến giá đường
Đường cũng là một nguyên vật liệu rất quan trọng ảnh hưởng đến giá thành

trong bánh kẹo.
Sau khi giá đường tăng nhẹ từ tháng 7 do nhu cầu để sản xuất bánh kẹo phục
vụ rằm tháng 7 và Tết Trung Thu thì từ cuối tháng 9 đến 22/10/2013 giá đường bán
buôn đường kính trắng tại Hà Nội là 15.400-15.800 đồng/kg tương đương với thị
trường TP.HCM; tại miền Trung giá thấp hơn từ 300-500 đồng/kg, bán ra 15.000-
15.200 đồng/kg. Giá đường bán buôn đường kính trắng phổ biến ở mức 15.300-
16.400 đồng/kg. So với đầu năm 2013, giá đường có xu hướng tăng, cao hơn
khoảng 1.500 đồng/kg, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2012 giá đường vẫn giảm gần
2.000 đồng/kg. Triển vọng giá đường trong nước cuối năm 2013 và đầu năm 2014
sẽ tiếp tục ổn định. Trong niên vụ 2013-2014, ngành mía đường dự kiến sản xuất
1,6 triệu tấn đường, tăng 5% so với niên vụ 2012-2013. Tồn kho đầu vụ 372.580
tấn, nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 73.500 tấn.
Diễn biến giá đường trong nước không cùng chiều với giá thế giới. Trong khi
giá đường trong nước vẫn ổn định ở mức thấp do nguồn cung dồi dào, thì giá đường
thế giới tăng mạnh sau khi hỏa hoạn nhấn chìm bốn nhà kho tại cảng Santos của
Brazil, gây thiệt hại khoảng 300.000 tấn đường thuộc sở hữu của Copersucar. Tổ
chức công nghiệp Unica có trụ sở tại Sao Paulo cho biết trong niên vụ 2013-2014,
bắt đầu từ tháng 4/2013, các nhà máy dduwwongf tại khu vực trung tâm phía Nam
Brazil sẽ sản xuất 34,2 triệu tấn đường, giảm so với mức dự báo 35,5 triệu tấn trước
đó chủ yếu do đợt mưa đầu năm 2013. Thời tiết ẩm ướt đã làm giảm năng suất và
sản lượng nghiền mía tại Brazil. Hơn nữa, tình trạng cung vượt cầu mặt hàng đường
đang được thu hẹp trước nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến ở các nước đang phát
triển, nhất là Trung Quốc và Indonesia – nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới đã
đẩy giá đường tăng lên. Dân số tăng nhanh, chủ yếu là tầng lớp trung lưu và dân di
cư từ khu vực nông thôn lên thành phố, đồng nghĩa với nhu cầu về bánh kẹo, thức
uống giải khát, kem và thực phẩm chế biến sẵn nhiều hơn, giúp đẩy mạnh lượng
đường tiêu thụ tới 35-40 triệu tấn/năm tại châu Á và châu Phi. Tổng thư ký Hiệp hội
đường Indonéia, Achmad Widjaja cho biết: trong khi nhu cầu đường thế giới tăng
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
11

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
trung bình 2% trong 5 năm qua, Indonesia sẽ tăng nhập khẩu mặt hàng này lên gấp
đôi, tương đương khoảng 5,4 triệu tấn. Tính riêng trong tháng 10 năm 2013, giá
đường thô đã tăng khoảng 7% và so với mức giá 19,79 cent/lb của cùng kỳ năm
2012. Tổ chức đường quốc tế (ISO) cho biết với việc sản lượng đường sụt giảm
trong niên vụ 2013-2014 và xu hướng cầu đang tăng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách
cung cượt cầu còn khoảng 4,45 triệu tấn, đẩy giá đường tiếp tụ tăng trong thời gian
tới.
Vì vậy trong bối cảnh giá các nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là đường và
bột mỳ có xu hướng tăng cao vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014, công ty phải đối
mặt với việc chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán tăng chậm để cạnh tranh,
gây ảnh hướng nhất định đến lợi nhuận của công ty.
c.Công nghệ hiện đại
Công nghệ sản xuất bánh kẹo của công ty bao gồm công thức chế biến và
dây chuyền máy móc khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia
nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ bánh quy của Anh, Nhật, Đan Mạch,
công nghệ bánh phủ socola của Hàn Quốc,…
Máy móc thiết bị được cải tiến và phát huy sáng kiến kỹ thuật như máy cắt và
tra sốt tự động cho dây chuyền bánh mỳ, máy phủ cho dây chuyền Tipo… giúp tăng
năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Công nghệ bảo quản bằng khí sạch và hút ôxy, sử dụng gói hấp thụ oxy ngăn
ngừa sự phát triển của vi sinh vật và oxy hóa chất béo, giúp giữ cho sản phẩm luôn
có chất lượng tốt nhất trong thời hạn sử dụng.
d. Cạnh tranh trong nước lớn
Theo lộ trình WTO tạo điều kiện cho bánh kẹo ngoại sâm nhập sâu, đặc biệt
là sản phẩm của các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan,
Indonexia…
Các hãng sản xuất bánh kẹo 100% vốn nước ngoài như Orion, Kraff, Lotte,

URC… với máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, triển khai thị trường chuyên
nghiệp đã chiếm lĩnh phần lớn phân khúc cao cấp của bánh kẹo Việt tại thị trường
Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm của bánh kẹo của Công ty
Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) hiện nay có 3 công ty lớn đang
hoạt động kinh doanh ngành bánh kẹo là Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị
(Hữu Nghị Food), Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (Haihaco) và Công ty TNHH
Hải Hà-Kotobuki. Mỗi công ty đều có những ưu thế riêng về một số sản phẩm chủ
đạo. Xét riêng trong thị trường nội địa, Hữu Nghị dẫn đầu thị trường về bánh mì
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
nhân mặn (nhãn Staff và Lucky) và đứng thứ hai về bánh trung thu. Về thị trường
nước ngoài, Hữu Nghị chủ yếu xuất khẩu dòng sản phẩm TIPO sàn thị trường
Trung Quốc. Mỗi công ty lại có lợi thế ở một phạm vi địa lý nhất định: Hữu Nghị
phát triển mạnh ở Miền Bắc và đang xâm nhập thị trường Miền Nam.
Nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng và hướng tới
xuất khẩu bền vững, công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đặt mục tiêu lâu dài cho
việc sản xuất bánh kẹo từ những đồi hỏi khắt khe vè chất lượng, mẫu mã, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm đến yêu cầu giá cả. Đặc điểm bánh kẹo của công ty cổ
ohaanf thực ohaamr Hữu Nghị bao gồm:
- Nhiều hương vị:
Hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng châu Á như
Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,…các sản phẩm bánh kẹo của công ty Hữu Nghị
giữ được những hương vị truyền thống và có nguồn gốc tự nhiên như hương cốm,
dừa, vani, trứng,…
- Mẫu mã sang trọng:
Bao bì các sản phẩm bánh kẹo được công ty cổ phần Hữu Nghị chăm chút
tới từng chi tiết. Các vỏ hộp bánh kẹo, mứt Tết được thiết kế sang trọng, đẹp mắt,

lịch sự và đồng bộ từ giấy gói kẹo, tem nhãn, vỏ hộp nên ngoài đến túi xách.
Trên các bao bì đựng sản phẩm có ghi nhãn với các nội dung chính sau:
+ Tên cơ sở, địa chỉ
+ Tên sản phẩm
+ Thành phẩm
+ Khối lượng tịnh
+ Số công bố
+ Hạn sử dụng
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đạt lên hàng đầu
Trước tình trạng hàng thật, hàng giả lẫn lộn cùng những nguy cơ về vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay thì Hữu Nghị luôn tự tin là một trong những
thương hiệu hàng đầu trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các sản phẩm của Hữu Nghị được sản xuất trên dây truyền hiện đại dựa trên
các nguyên liệu đầu vào của những nhà cung cấp uy tín, được kiểm tra nghiêm ngặt
theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
Nhằm kiểm soát tốt nhất tình trạng vệ sinh quá trình vệ sinh máy móc thiết
bị, nhà xưởng, công ty áp dụng quy trình vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị trong
tất cả các ca sản xuất hàng ngày và vệ sinh cuối tuần. Vệ sinh thiết bị bằng dung
dịch axit chanh định kỳ hoặc khi đổi từ loại kẹo màu sang kẹo trắng. Bình gia nhiệt
của bộ phận xục khí sau khi vệ sinh xong phải được xả nước bằng áp lực của khí
nén. Thu dọn rác thải trong ca sản xuất, dùng chổi quét sạch rác bẩn, dùng chổi lau
nhà lau sạch sàn nhà cuối mỗi ca sản xuất bằng dung dịch nước clo 30 – 50 ppm.
Các nguyên liệu dùng trong sản xuất bánh kẹo của công ty thực phẩm Hữu
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
Nghị: đường, nha, sữa bột, sữa đặc, nước, gelatine, bơ lạt, bơ lỏng, Bestcoss, bột
cacao, bột coffee, muối, Lecithine, Axit citric, Profam 974, Xanthangum, Vani,
phẩm màu và hương liệu.

Bánh kẹo Hữu Nghị đảm bảo tuyệt đối công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và
chất lượng cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Là một trong những thương hiệu uy
tín hàng đầu trong ngành bánh kẹo Việt Nam. Công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị luôn chủ động phối hợp với Trung Tâm y tế dự phòng và Sở y tế Hà Nội trong
việc kiểm định chất lượng và an toàn thực phẩm của tất cả các nguyên liệu cũng
như các khâu sản xuất sản phẩm.
2.2. Thực trạng xuất khẩu bánh kẹo của Công ty
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2009, công ty bắt đầu cổ phần hoá và đổi tên Nhà máy bánh kẹo cao
cấp Hữu Nghị thành Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị theo quyết định số
3023/QĐ- BTM ngày 30/12/2009 và số 1175/QĐ – BTM ngày 20/7/2009 của Bộ
Thương Mại nên kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo năm này còn thấp đạt 117 tỷ đồng.
Từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo của Công ty không ngừng
tăng lên qua các năm, tăng trung bình 30%/ năm giai đoạn 2009-2012. Năm 2010
tăng 84,6% so với năm 2009. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần
thực phẩm Hữu Nghị đạt 216 tỷ đồng
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Nguồn: Phòng xuất khẩu
Nhưng năm 2011 và 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
Thế Giới, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức dẫn đến sự tăng
trưởng chậm lại, mặc dù kiềm chế được lạm phát nhưng khiến các công ty khó tiếp
cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư trong dài hạn
do lãi suất cao. Kim ngạch năm 2011 là 114 tỷ đồng, giảm 33.3% so với năm 2010.
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
Nhìn trên hình 2.1, ta có thể nhận thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo
của Công ty tăng ít hơn so với các năm còn lại. Đến năm 2012, nền kinh tế phục

hồi, tỷ giá hối đoái ít thay đổi, mặt bằng lãi suất có xu hướng giám, các chính sách
kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ về cơ bản có phát huy tác
dụng. Mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định. Kim
ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị năm 2012 đạt 168 tỷ
đồng, tăng 24 tỷ đồng so với năm 2011.
2.2.2. Mặt hàng xuất khẩu
Các sản phẩm xuất khẩu chính của công ty có thể chia thành 4 loại sau: Dòng
sản phẩm TIPO; kẹp kem (bisscuit); dòng Layer Cake, Mini swiss roll và dòng các
bánh kẹo khác bisscuit, cracker, wafer, candy…).
Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty
Đơn vị : KN : Kim ngạch (tỷ đồng), TT : Tỷ trọng (%)
Năm Dòng sản
phẩm TIPO
Dòng sản
phẩm kẹp
kem (bisscuit)
Dòng Layer
Cake và Mini
swiss roll
Dòng bánh
còn lại
(cracker,
wafer,
candy…)
Tổng
KN TT KN TT KN TT KN TT
2010 211,6
8
98,0 1,73 0,8 2,16 1,0 0.43 0,2 216
2011 138,2

4
96,0 1,87 1,3 1,01 0,7 2,88 2,0 144
2012 156,2
4
93,0 2,52 1,5 1,44 0,86 7,8 4,64 168
Nguồn: Phòng xuất khẩu
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu các dòng sản phẩm chính của Công ty cổ
phần thực phẩm Hữu Nghị tăng dần qua các năm.
 Dòng sản phẩm TIPO:
Bánh trứng nướng Tipo được làm hoàn toàn từ trứng tươi, ít ngọt, ít
choresterol nên không gây hại cho sức khỏe. Mẫu mã đẹp, luôn được cải tiến và có
nhiều sự lựa chọn hơn với các bao bì khác nhau. Đặc biệt, trên bao bì ghi rõ thông
tin mà người tiêu dùng cần biết, có cam kết không chứa chất bảo quản, đảm bảo các
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm Tipo của
công ty thực phẩm Hữu Nghị
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Kim ngạch Tăng trưởng
(%)
Tỷ trọng
(%)
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
2010 211,68 81.7 98,0
2011 138,24 -34.69 96,0
2012 156,24 13.02 93,0
Nguồn: Phòng xuất khẩu và tính toán của tác giả
Đơn vị: tỷ đồng

Hình 2.2: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm Tipo của
công ty thực phẩm Hữu Nghị
Nguồn: Phòng xuất khẩu
Dòng sản phẩm Tipo chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo
của Công ty. Từ khi cổ phần hóa Công ty năm 2009 đến năm 2012, do công ty mới
bước vào quá trình xuất khẩu và gặp cuộc khủng hoảng tài chính nên giai đoạn này
tốc độ xuất khẩu khá chậm. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu là 211.68 tỷ đồng, năm
2011 là 138.24 tỷ đồng giảm 34.69% so với năm 2010. Nền kinh tế Việt Nam và
các nước nhập khẩu như Trung Quốc, Đài Loan, các nước trong khu vực Đông Nam
Á bắt đầu phục hồi nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp, kim ngạch xuất
khẩu dòng sản phẩm TIPO của công ty năm 2012 là 156.24 tỷ đồng tăng 13.02% so
với năm 2011.
 Dòng sản phẩm kẹp kem (bisscuit):
Dòng sản phẩm kẹp kem (bisscuit) của công ty thực phẩm Hữu Nghị là
dạng bánh quy cổ điển kẹp nhân kem và mứt quả nhuyễn, được trẻ em và cả người
lớn yêu thích. Các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao thuộc dòng sản phẩm này
bao gồm Cracker kem sữa Arita, Coconut và Blanca.
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm kẹp kem của
công ty thực phẩm Hữu Nghị
Đơn vị: tỷ đồng
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
Năm Kim ngạch Tăng trưởng
(%)
Tỷ trọng
(%)
2010 1,73 0,8
2011 1,87 8,09 1,3

2012 2,52 34,76 1,5
Nguồn: Phòng xuất khẩu và tính toán của tác giả
Kim ngạch xuất khẩu dòng sản phẩm bisscuit kẹp kem của công ty cổ phần
thực phẩm Hữu Nghị tăng ổn định từ năm 2010 đến 2012. Kim ngạch năm 2010 là
1.73 tỷ đồng, năm 2011 là 1.87 tỷ đồng, năm 2012 là 2.52 tỷ đồng. Năm 2012 kim
ngạch đã tăng 45% so với năm 2010.
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 2.3: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm kẹp kem của
công ty thực phẩm Hữu Nghị
Nguồn: Phòng xuất khẩu
 Dòng sản phẩm Layer Cake và Mini swiss roll:
Dòng sản phẩm Layer Cake và Mini swiss roll là dòng sản phẩm có nhiều
triển vọng tăng kim ngạch xuất khẩu ổn định qua các năm tại tất cả các thị trường.
Công ty đã đầu tư dây chuyền phủ socola hiện đại cho dòng sản phẩm này khiến
bánh trông đẹp và bắt mắt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Bánh bông lan Salsa là sản phẩm tiêu biểu của dòng sản phẩm Layer Cake
và Mini swiss roll đã đạt được thành công trong việc xâm nhập thị trường nước
ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia… do mẫu mã đẹp, bánh mềm và có
nhiều hương vị như sữa, cốm, dâu…
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm Layer Cake và Mini swiss roll
của công ty thực phẩm Hữu Nghị
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Kim ngạch Tăng trưởng Tỷ trọng
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như
Bình
(%) (%)
2010 2,16 1,0
2011 1,01 -53,24 0,7

2012 1,44 42,57 0,86
Nguồn: Phòng xuất khẩu và tính toán của tác giả
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm Layer Cake và Mini swiss roll cũng tăng lên
theo các năm, nhưng có bị chững lại ở năm 2011. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
là 2.16 tỷ đồng; năm 2011 là 1.01 tỷ đồng; năm 2012 là 1.44 tỷ đồng tăng 42.5% so
với năm 2011.
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 2.4: Tình hình xuất khẩu dòng sản phẩm Layer Cake và Mini swiss roll
của công ty thực phẩm Hữu Nghị
Nguồn: Phòng xuất khẩu
 Dòng các bánh kẹo khác (cracker, wafer, candy…):
Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu dòng các bánh kẹo khác của
công ty thực phẩm Hữu Nghị
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Kim ngạch Tăng trưởng
(%)
Tỷ trọng
(%)
2010 0.43 81.7 0,2
2011 2,88 -34.69 2,0
2012 7,8 13.02 4,64
Nguồn: Phòng xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu các bánh kẹo khác (cracker, wafer, candy giai đoạn
2010-2012 tăng khá nhanh. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu là 0.43 tỷ đồng đến
năm 2011 là 2.88 tỷ đồng. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu là 7.8 tỷ đồng, tăng gấp
18 lần so với năm 2010.
Đơn vị: tỷ đồng
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS.Nguyễn Như

Bình
Hình 2.5: Tình hình xuất khẩu dòng các sản phẩm khác của
công ty thực phẩm Hữu Nghị
Nguồn: Phòng xuất khẩu
Như vậy, sản lượng xuất khẩu tất cả các sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ
phần thực phẩm Hữu Nghị có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, công ty bắt
đầu xuất khẩu chính ngạch đã đạt được thành công xuất khẩu 2000 tấn hàng. Năm
2011 có sự giảm về sản lượng về xuất khẩu do bị ảnh hưởng của chính sách tiền tệ
thắt chặt quà nước của Chính phủ Việt Nam. Lạm phát được duy trì ở mức 7%,
đồng Việt Nam tăng giá, khuyến khích nhập khẩu và giảm xuất khẩu. Năm 2012,
sản lượng xuất khẩu tâng lên 1550 tấn hàng từ mức 1300 tấn hàng năm 2011.
Đơn vị: tấn
Hình 2.6: Sản lượng xuất khẩu của công ty qua các năm
SV: Đặng Ngọc Linh Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
19

×