Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.56 KB, 5 trang )

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918). TRẬT TỰ VÉC XAI- OA
SINH TƠN. QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH.

Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm
THPT chuyên Lào Cai
Câu hỏi:
1.Trình bày nguyên nhân và phân tích tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
2. Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế gới thứ nhất ( 1914 - 1918 ) như
thế nào ? Điểm khác biệt của trật tự đó so với trật tự thế giới trước chiến tranh ?
1. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân sâu xa:
- Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ
XIX đầu XX, dẫn đến mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
+ Đức có kinh tế phát triển mạnh nhưng ít thuộc địa.
+ Anh Pháp chiếm quá nhiều thuộc địa.
- Các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX. Dẫn chứng



- Đức là kẻ hung hãn nhất, làm cho quan hệ quốc tế ngày càng căng thẳng
- Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở Châu Âu: Liên minh >< Hiệp ước.
+ Khối Liên minh: Đức, Áo, Hung, Italia thành lập năm 1882
+Khối Hiệp ước:Anh, Pháp, Nga thành lập năm 1907.
- Hai khối này chạy đua vũ trang và chuẩn bị gây chiến tranh để giải quyết vấn đề thuộc
địa.
b. Nguyên nhân trực tiếp:
- Vụ ám sát thái tử áo – Hung (28/6/1914) tạo thành nguyên cớ cuộc chiến tranh.

2. Diễn biến:
Có hai giai đoạn:
a. Giai đoạn từ 1914- 1916: ưu thế thuộc về phe Liên minh.


- Năm 1914: Đức tấn công mặt trận Tây Âu (Bỉ, Pháp)
- Năm 1915: Đức tấn công mặt trận phía Đông (Nga)
- Năm 1915: Đức quay sang tấn công mặt trận Tây Âu (Pháp)
Trong giai đoạn này chiến tranh gây ra nhiều tổn thất cho cả hai bên tham chiến, nhân
dân chính quốc và các nước thuộc địa. Do đó phong trào chống chiến tranh bùng lên ở
các nước đế quốc. Tại Nga Lê nin và những người Bônsơvich Nga kêu gọi giai cấp
công nhân Nga và công nhân các nước
“ Biến chiến đế quốc thành nội chiến cỏch mạng „
b. Giai đoạn từ 1917-1918: Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước.
- Năm 1917 chiến sự chủ yếu ở Tây Âu, quân Nga liên tiếp thất bại. Mĩ tham chiến bên
phe Hiệp ước để chia phần sau chiến tranh.
- Năm 1918 quân Anh- Pháp tấn công và tổng tiến công trên khắp các mặt trận. Các
đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng. Ngày 11-11- 1918 Đức đầu hàng, chiến tranh kết
thúc.
- Trong giai đoạn này, ngày 7-11- 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. Nhà
nước Xô viết kí hiệp ước với Đức, Nga rút khỏi chiến tranh.
3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đó gây nhiều tai họa cho nhân loại:
- Từ sau chiến tranh, bằng các Hiệp ước Véc xai- oa sinh tơn một trật tự thế giới được
thiết lập. Mà quyền lợi lớn nhất thuộc về các nước thắng trận, nhất là Mĩ.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công, và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
4. Tính chất:
Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến (trừ Xéc Bi).
Vì:
- Với các nước đế quốc đây là cuộc chiến tranh giành thuộc địa.
- Với Xéc bi là cuộc chiến tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.


5. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn. (16 phút).
a. Bối cảnh


+ Tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi sâu sắc: các nước đế quốc dù
thắng trận hay bại trận đều suy yếu; Mỹ giàu mạnh vượt bậc.
+ Nước Nga Xô viết ra đời, Phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới.

b. Sự thiết lập.
+ Các hội nghị:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị “ hoà bình”
Véc xai ( 1919 - 1920 ), nhằm phân chia lại thế giới, thiết lập một trật tự hoà bình, an
ninh sau chiến tranh. Thành phần gồm 27 nước, nhưng nắm quyền quyết định là Anh,
Pháp, Mỹ.

Mỹ không thoả mãn với hệ thống hoà ước Véc xai nên ký hoà ước riêng với Đức và
tổ chức Hội nghị Oa sinh tơn gồm 9 nước từ 11 / 1921 -2 / 1922.

+ Nội dung Hội nghị Véc xai:
Nhất trí với nhau và đưa ra nhiều biện pháp để chống chính quyền Xô viết, ngăn
chặn ảnh hưởng của cách mạng Nga.

Ký Công ước thành lập Hội Quốc liên cùng với Hiến chương của Hội. Mục đích “
khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện nền hoà bình và an ninh thế giới”. Hội Quốc
liên có quyền lực và trách nhiệm trừng phạt bằng biện pháp kinh tế hay quân sự đối với
những quốc gia gây chiến tranh xâm lược.

Ký hoà ước với các nước bại trận ( Đức, Áo, Hung ga ri, Tiệp Khắc, Bun ga ri, Thổ
Nhĩ Kỳ ) ; quan trọng nhất là hoà ước với nước Đức ( 28 / 6 / 1919). Đức phải chấp
nhận chia cắt lãnh thổ, hạn chế lực lượng vũ trang đến mức thấp nhất, bồi thường chiến
tranh 132 tỷ mác vàng, bị tước hết thuộc địa, Người Đức căm ghét nó và nuôi chí phục
thù.


+ Nội dung Hội nghị Oa sinh tơn: ký kết 3 hiệp ước
Hiệp ước bốn nước về các thuộc địa ở Thái Bình Dương: cam kết rôn trọng chủ
quyền của nhau trên các quần đảo thuộc địa.
Hiệp ước năm nước về hạn chế lực lượng hải quân : Mỹ giành được quyến phát triển
hải quân ngang với Anh.
Hiệp ước chín nước về Trung Quốc: Trung Quốc thực hiện chính sách
“ mở cửa” với tất cả các nước.
c. Đánh giá ?.
Các hiệp ước Oa sinh tơn kết hợp với các hoà ước Véc xai hình thành “ Hệ thống Véc
xai - Oa sinh tơn”, hoàn thành việc phân chia thế giới, thiết lập một trật tự thế giới sau
chiến tranh. Trật tự này hoàn toàn phục vụ lợi ích các nước thắng trận, chà đạp lên lợi
ích các dân tộc khác, gây nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước thắng trận với
các nước bại trận, giữa các nước thắng trận “ thoả mãn” ( Anh, Pháp, Mỹ ) với các
nước
“ không thoả mãn” ( Nhật Bản, I ta lia ). Nền hoà bình này đã mang trong nó mầm
mống một cuộc chiến tranh thế giới mới.



Câu hỏi ôn tập:
Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế gới thứ nhất ( 1914 - 1918 )
như thế nào ? Điểm khác biệt của trật tự đó so với trật tự thế giới trước chiến tranh ?



a.Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế gới thứ nhất
( 1914 - 1918 ) .
- Khái quát tình hình thế giới sau Chiến tranh:
+ Tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi sâu sắc: các nước đế quốc
dù thắng trận hay bại trận đều suy yếu; Mỹ giàu mạnh vượt bậc.

+ Nước Nga Xô viết ra đời, Phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới.

- Hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn.
+ Các hội nghị:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị “ hoà bình”
Véc xai ( 1919 - 1920 ), nhằm phân chia lại thế giới, thiết lập một trật tự hoà bình, an
ninh sau chiến tranh. Thành phần gồm 27 nước, nhưng nắm quyền quyết định là Anh,
Pháp, Mỹ.

Mỹ không thoả mãn với hệ thống hoà ước Véc xai nên ký hoà ước riêng với Đức và
tổ chức Hội nghị Oa sinh tơn gồm 9 nước từ 11 / 1921 -2 / 1922.

+ Nội dung Hội nghị Véc xai:
Nhất trí với nhau và đưa ra nhiều biện pháp để chống chính quyền Xô viết, ngăn
chặn ảnh hưởng của cách mạng Nga.

Ký Công ước thành lập Hội Quốc liên cùng với Hiến chương của Hội. Mục đích “
khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện nền hoà bình và an ninh thế giới”. Hội Quốc
liên có quyền lực và trách nhiệm trừng phạt bằng biện pháp kinh tế hay quân sự đối với
những quốc gia gây chiến tranh xâm lược.

Ký hoà ước với các nước bại trận ( Đức, Áo, Hung ga ri, Tiệp Khắc, Bun ga ri, Thổ
Nhĩ Kỳ ) ; quan trọng nhất là hoà ước với nước Đức ( 28 / 6 / 1919). Đức phải chấp
nhận chia cắt lãnh thổ, hạn chế lực lượng vũ trang đến mức thấp nhất, bồi thường chiến
tranh 132 tỷ mác vàng, bị tước hết thuộc địa, Người Đức căm ghét nó và nuôi chí phục
thù.

+ Nội dung Hội nghị Oa sinh tơn: ký kết 3 hiệp ước
Hiệp ước bốn nước về các thuộc địa ở Thái Bình Dương: cam kết rôn trọng chủ
quyền của nhau trên các quần đảo thuộc địa.

Hiệp ước năm nước về hạn chế lực lượng hải quân : Mỹ giành được quyến phát triển
hải quân ngang với Anh.
Hiệp ước chín nước về Trung Quốc: Trung Quốc thực hiện chính sách
“ mở cửa” với tất cả các nước.

-Đánh giá: Các hiệp ước Oa sinh tơn kết hợp với các hoà ước Véc xai hình thành “ Hệ
thống Véc xai - Oa sinh tơn”, hoàn thành việc phân chia thế giới, thiết lập một trật tự
thế giới sau chiến tranh. Trật tự này hoàn toàn phục vụ lợi ích các nước thắng trận, chà
đạp lên lợi ích các dân tộc khác, gây nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước thắng
trận với các nước bại trận, giữa các nước thắng trận “ thoả mãn” ( Anh, Pháp, Mỹ ) với
các nước
“ không thoả mãn” ( Nhật Bản, I ta lia ). Nền hoà bình này đã mang trong nó mầm
mống một cuộc chiến tranh thế giới mới.

b.Điểm khác biệt của trật tự đó so với trật tự thế giới trước chiến tranh .
Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất vì nước Nga Xô viết ra đời, hình
thành một hệ thống kinh tế xã hội đối lập. Tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc
thay đổi, mâu thuẫn ngày càng gay gắt: ảnh hưởng của Mỹ tăng, Đức mất hết quyền
lợi. Cục diện châu Âu thay đổỉ, hình thành một số nước mới.








×