Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN CA HÁT TẬP THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.56 KB, 2 trang )

Kỹ năng hướng dẫn ca hát tập thể
Hát tập thể là một trong nhứng hoạt động rất cần thiết trong mọi hoạn động của thanh niên, vi hát
tập thể vừa thể hiện tính năng động, trẻ trung, sôi nổi của thanh niên, đồng thời hát tập thể là cách
mời gọi mọi người nhanh chấn đến với nhau qua những buổi gặp mặt, các hội nghị, đêm giao lưu
hát được những bài hát tập thể là cấm được chiếc vế chắc chắn để hội nhập, hoà đồng, hiểu biết lẫn
nhau của thanh niên. Vậy làm thế nào để thanh niên hát được những bài hát tập thể, hướng dẫn mọi
người cùng hất mời các bạn ĐVTN tham khảo những nội dung sau đây:
I. Công việc chuẩn bị.
1. Hiểu bài hát:
- Phải hiểu rõ bài hát mình sắp hướng dẫn cho tập thể như: Nhịp, cao độ, tông bài hát, tốc độ phù
hợp.
- Xuất xứ của bài hát ( ra đời trong hoàn cảnh nào). Thời gian nào?để thể hiện cho đúng tâm trạng.
Tìm các từ khó để giải thích cho mọi người hiểu đúng ý tác giả.
- Chia bài hát thành những đoạn ngắn để tập dần cho đến hết. Khi phân đoạn cần cho tròn khuôn
nhip và tròn cả lời đoạn đó.
- Tập kỹ các đoạn khó.
2. Hiểu được đối tượng:
- Số lượng, nam, nữ, tuổi, nghề nghiệp
- Trình độ thưởng thức âm nhạc, nhạc lý, khả năng hát của họ
- có thường xuyên hát tập thể, có thích hát tập thể
Hiểu được các yếu tố này chúng ta sẽ dễ dàng mời gọi họ cùng hát, dễ phân đoạn bài hát ngắn hoặc
dài, tập nhanh hay tập chậm, tập dễ hay tập khó
3. Điều kiện phục vụ cho lúc tập:
- Phòng tập, nơi tập
- Đàn, âm thanh, bảng, phấn viết
- Chuẩn bị bài hát cho từng người hoặc đọc chép.
II. Cách hướng dẫn hát một bài hát cụ thể:
1. Nên nói qua xuất xứ của bài hát, giải thích từ khó, tên tác giả (Nếu bài hát phỏng thơ thì nói rõ
tên nhà thơ ), nhịp điệu của bài hát, phát cho mỗi người bài hát đã chuẩn bị sẵn hoặc đọc chậm cho
ghi. Sau cùng hát một vài lần cho mọi người làm quen với bài hát.
2. Bắt đầu hướng dẫn hát, nên hướng dẫn từng đoạn, nếu khối đông tiếp thu nhanh thì có thể mở


rộng đoạn dài hơn hoặc tiếp thu chậm thì thu ngắn lại cho phù hợp để chuyển sang hát.
Ví dụ: “Bốn phương trời – ta về đây chung vui”
Sau từ 3 đến 4 đoạn thì ta ghép thành một đoạn dài cho quen dần. Cứ thế đến hết bài.
3. Lúc đầu có thể hát chậm hơn so với yêu cầu của bài hát để cho dễ hát. Khi quen thì nâng tốc độ
cho đúng. Ngoài ra, khi tập thỉnh thoản nên khen, động viên một vài cá nhân và nhóm hát
tốt.
III. Củng cố lại, sửa sai để hoàn thiện bài hát.
1. Hát mẫu lại bài hát lần cuối ( Có lưu ý các đoạn hát khó, các đoạn đảo nhịp, các chỗ có luyến
láy, các chỗ cần hát to, nhỏ để thể hiện tình cảm của bài hát )
2. Chia tập thể thành từng tổ, nhóm để thi đua với nhau qua bài hát vừa tập xong. Dành phần nhận
xét cho các tổ trước khi người hướng dẫn nhậnh xét. Chỉ rõ các nơi hát sai, hát lại để tập thể sửa
sai.
3. Nhắc nhở, yêu cầu các bạn trong tập thể về tự tập lại, hát thường xuyên để ôn lại bài hát.
Sưu tầm

×