Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Những vấn đề chung về ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.43 KB, 4 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CA DAO
I. Phân biệt các khái niệm ca dao, dân ca.
1. Sơ lược quá trình phát sinh, phát triển của ca dao:
- Ca dao có mặt rất sớm ở dạng thô sơ, có những câu xuất hiện từ thời
nguyên thuỷ trong các bài ca nghi lễ, các bài cúng tế, bài ca lao động… Dấu
vết còn lại rất ít, người ta chỉ phỏng đoán như vậy dựa vào một số câu ca dao
nghi lễ sưu tầm được (bản thân các nghi lễ đó tồn tại từ thời xa xưa).
- Đến thế kỉ XVII – XVIII, ca dao phát triển nở rộ, lúc này trình độ
ngôn ngữ phát triển cao, thể lục bát đạt đến độ hoàn chỉnh để có thể diễn đạt
tâm tư, tình cảm của con người.
- Yếu tố tâm lí của cộng đồng: Giai đoạn lịch sử đó cũng chứa đựng
những sự kiện trọng đại tác động đến đời sống tâm lí, sinh hoạt của con
người: Hiai cấp phong kiến suy tàn, nội chiến liên miên, nhân dân lầm
than… ý thức của con người nổi dậy chống lại áp bức dẫn đến khởi nghĩa
nông dân (thế kỉ XIX là thế kỉ của nông dân khởi nghĩa), về mặt tâm lí là
tinh thần phản kháng quyết liệt đòi giải phóng con người, bảo vệc quyền
sống, đề cao cá nhân… Đây là mảnh dất nuôi dưỡng ca dao phát triển, tìm
đến hình thức ca dao như một tất yếu để đáp ứng nhu cầu của chính bản thân
mình.
- Một số nhà nho ở ẩn có tác động nhất định đến việc sáng tác, gọt rũa,
lưu truyền những bài ca dao. Ngược lại, ca dao trở thành chất liệu quan
trọng góp phần hình thành nên những kiệt tác văn học viết (thơ Hồ Xuân
hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du…như Xuâ Diệu đã nói “phải có ca dao
– dân ca mới có Nguyễn Du và Truyện Kiều”).
- Đến thời hiện dại, bên cạnh việc đề cao vốn ca dao truyền thống, xuất
hiện mảng ca dao hiện đại. Ca dao hiện đại về cơ bản vẫn tuân thủ theo
những đặc trưng truyền thống nhưng đã có những thay đổi (về cả đề tài, biện
pháp nghệ thuật và phương thức diễn xướng). Bời vì, ca dao hiện đại xuất
hiện khi cuộc sống cần đến nó: ca dao kháng chiến, ca dao trong tù, ca dao
1
trào phúng… Lúc không cần, nó lại lùi bước trước những loại hình nghệ


thuật khác.
2. Vấn đề tên gọi
Trước kia, trong dân gian chưa có thuật ngữ ca dao hay dân ca, người
bình dân thường dùng những từ ngữ khác nhau để chỉ đối tượng này:
+ Đến đây rượu thịt bánh bò
Ai ca ca với, ai hò hò chơi
+ Em ôm bó mạ xuống đồng
Miệng hò tay cấy mà lòng nhớ ai
+ Ví ví rồi lại von von
Lại đây cho một chút con mà bồng
Chúng ta khó có thể biết được đích xác ca dao xuất hiện từ bao giờ,
bản thân tên gọi của thể loại cũng chỉ có được khi có sự quan tâm của tầng
lớp trí thức. Trong bài Thanh minh ngẫu hứng, Nguyễn Du đã viết:
Thôn sơ ca học tang ma ngữ
Dã khốc thời văn chiến phạt thanh
(Câu hát thôn dã giúp ta biết tiếng nói trong nghề trồng dâu gai
Ngoài đồng nội thỉnh thoảng có người còn khóc như nghe tiếng chiến tranh)
Căn cứ vào tình hình tư liệu hiện có, chúng ta biết rằng cuối thế kỉ
XVIII đến đầu thế kỉ XX, các nhà nho đã sưu tầm biên soạn những câu hát
thôn dã đó: Nam phong giải trào, Việt Nam phong sử, Thanh Hoá quan
phong…
Các thuật ngữ phong dao và ca dao xuất hiện càng nhiều trong các
sách quốc ngữ. Phạm vi phản ánh của hai từ này có những chỗ giống nhau:
Ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa
phương, mỗi thời đại, nhưng từ phong dao ngày càng ít được sử dụng.
Thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn, vào khoảng cuối những năm
50, trong sách “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan.Hiện nay,
các nhà nghiên cứu quan niệm ca dao và dân ca như sau: Dân ca bao gồm
phần lời, phần giai điệu, phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung
cảnh ca hát

2
Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao người ta thường
nghĩ đến lời ca. Khi nói dân ca thì thường nghĩ đến cả làn điệu và những thể
thức hát nhất định. Từ đó có thể quan niệm như sau:
Ca dao là những sáng tác văn chương của nhân dân lao động, được
phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm
nhất định, bền vững về phong cách. Ca dao cũng trở thành một thuật ngữ
dùng để chỉ một thể thơ dân gian.
Như vậy, ca dao và dân ca có mối iên hệ mật thiết với nhau nhưng ca
dao có tính độc lập tương đối của nó. Vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu ca
dao với tư cách là một thể loại văn học dân gian là hợp lí (tất nhiên là có chú
ý đến mối quan hệ với dân ca)
3. Lời l à đơn vị cơ bản của ca dao
Khi được sưu tầm cũng như diễn xướng, ca dao được ngắt ra
thành những khúc dài ngắn khác nhau. Để phân biệt, khi in ấn người ta có
thể đánh số thứ tự các câu (sách Tục ngữ phong dao), gạch đầu dòng hay in
cách dòng. Nhiều người gọi hiện tượng đã được tách ra đó là câu, là bài ca
dao, dân ca. Nhưng khi sử dụng người ta bị nhầm lẫn giữa câu và bài (vì
trong bài có các câu - các dòng). Nguyễn Đổng Chi gọi là các đơn vị nhưng
như thế không nêu được bản chất thẩm mĩ của thể loại. Chu Xuân Diên có
sử dụng thuật ngữ tác phẩm nhưng rồi ông cũng quay lại việc sử dụng từ
câu và bài. Nguyễn Xuân Kính đề nghị gọi những hiện tượng đó là lời ca
dao.
Thuật ngữ lời ca dao được hiểu là một cơ cấu tổ chức nghệ
thuật hoàn chỉnh có mặt nội dung và hình thức văn học. Một lời có thể gồm
hai dòng hay nhiều dòng.
II. Phân loại ca dao
Việc phân loại ca dao gặp rất nhiều khó khăn do bản thân thể
loại quá lớn về số lượng tác phẩm, phong phú đa dạng về các loại hình, các
vùng miền… Có nhiều cách thức phân loại ca dao nhưng nhìn chung không

đạt được sự tối ưu và chúng ta bằng lòng với một số cách phân loại tạm thời
như sau:
3
Thứ nhất, phân loại theo đề tài và nội dung phản ánh ( trong các sách
sưu tầm, khảo cứu về ca dao như Tục ngữ ca dao dân ca , Thi ca bình dân,
Kho tàng ca dao người Việt…). Cách phân loại này sẽ rất dài, phức tạp và dễ
bị trùng lặp.
Thứ hai, phân loại ca dao dựa vào mối quan hệ của nó với nghi lễ
(tiêu chí là phương thức diễn xướng, lối hát của ca dao) thì ta có hai nhóm
lớn là ca dao nghi lễ (ca dao nghi lễ lao động, ca dao nghi lễ sinh hoạt và ca
dao nghi lễ tế thần) và ca dao phi nghi lễ (ca dao sinh hoạt, ca dao lao động,
ca dao giao duyên…)
Thứ ba, phân loại kết hợp nhiều tiêu chí (giáo trình VHDG, Hoàng
Tiến Tựu) đưa ra hệ thống như sau:
1. Đồng dao
2. Ca dao nghi lễ phong tục
3. Ca dao lao động
4. Ca dao trào phúng bông đùa
5. Ca dao ru con
6. Ca dao trữ tình
4

×