Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KHAI QUAT VE THANH HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.78 KB, 5 trang )

Thanh Hoá - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: Tăng cường phối hợp, thực hiện
tốt thỏa thuận hợp tác trong thời gian tới.
(Thanh Hoa Portal) -
Ngày 26-8, UBND
tỉnh đã tổ chức buổi
làm việc với Tập
đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam (PVN)
đánh giá tình hình
thực hiện thỏa
thuận hợp tác thời
gian qua và triển
khai nhiệm vụ trong
thời gian tới.
Tham dự buổi làm
việc có các đồng
chí: Nguyễn Văn
Lợi, Ủy viên Trung
ương Đảng, Bí thư
Tỉnh ủy; Đinh La
Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu
khí quốc gia Việt Nam; Trần Thế Vượng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc Hội; Mai Văn Ninh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Phùng Đình Thực, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám
đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành
tỉnh Thanh Hoá; lãnh đạo các ban, các Tổng Công ty thành viên của PVN.
Thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và PVN được ký kết vào ngày 10-
5-2008. Đến nay, phần lớn các nội dung thỏa thuận đã được các bên cùng triển
khai thực hiện đạt một số kết quả. Về Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, UBND tỉnh
đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Ban Quản lý Dự án Lọc hóa dầu
Nghi Sơn thực hiện giải phóng mặt bằng được 531/963 ha, trong đó khu mặt


bằng chính của Nhà máy đạt 274/369 ha (theo mặt bằng Nhà máy được điều
chỉnh đã được Chính phủ phê duyệt); khối lượng bóc đất hữu cơ khu mặt bằng
chính đạt tương đương 77%; san lấp nền đạt 3,3 triệu m
3
, tương đương 73,3%.
UBND tỉnh và PVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng Chính
phủ đồng ý cho chuyển vị trí cảng xuất sản phẩm dầu khí của Công ty TNHH Lọc
hóa dầu Nghi Sơn và điều chỉnh mặt bằng dự án. Để phục vụ cho Dự án Lọc hóa
dầu Nghi Sơn, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các chủ đầu tư
đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như: Mở
rộng và nâng cấp đường 513, đường Đông - Tây 3, đường vận chuyển thiết bị
cho Nhà máy, hệ thống cung cấp nước thô và cung cấp nước ngọt đến chân hàng
rào nhà máy; hệ thống cấp điện phục vụ Nhà máy Cùng với các công việc
trên, UBND tỉnh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng diện tích 25,27 ha
tại thị trấn Còng và xã Xuân Lâm (huyện Tĩnh Gia) cho việc đầu tư xây dựng Khu
nhà ở và dịch vụ phục vụ Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Về phía PVN đã
triển khai xây dựng tòa nhà Văn phòng PVN 38A Đại lộ Lê Lợi, thành phố Thanh
Hoá, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 9/2009; Tổng công ty Tài chính
cổ phần Dầu khí Việt Nam khởi công xây dựng Khách sạn Lam Kinh trong Tổ hợp
thương mại dịch vụ dầu khí tại Khu đô thị mới Đông Hương, thành phố Thanh
Hóa; một số dự án khác của PVN đang xúc tiến để triển khai gồm: xây dựng Nhà
máy phân bón NPK, dự án khai thác chế biến Bentonite, xây dựng tổng kho hoá
chất và hệ thống tiêu thụ sản phẩm xăng dầu và phân bón
Tại buổi làm việc, đồng chí Đinh La Thăng và các đồng chí lãnh đạo PVN đã chia
sẽ những khó khăn với tỉnh Thanh Hoá trong việc giải phóng mặt bằng phục vụ
xây dựng Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đồng thời PVN đề nghị UBND tỉnh Thanh
Hoá tiếp tục làm tốt công tác di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng đúng tiến
độ cam kết để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Dự án, UBND tỉnh cũng cần tính
toán diện tích đất dành cho việc mở rộng Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn giai đoạn
2.

Phát biểu tại buổi làm việc, các đồng chí: Nguyễn Văn Lợi, Uỷ viên Trung ương
Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và đồng chí Mai Văn Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh,
đã nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại
Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện nay, đặc biệt là đối với Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn
do trong cùng thời điểm phải triển khai khối lượng công việc khá lớn, do vậy việc
di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, bất cập. Các đồng
chí cũng nêu quyết tâm trong thời gian tới Thanh Hóa sẽ bảo đảm thực hiện tốt
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, giải quyết kịp thời
các thủ tục, bảo đảm an ninh trật tự trên công trường phục vụ Dự án Lọc hóa
dầu Nghi Sơn và các dự án khác của PVN trên địa bàn tỉnh.
Cũng tại buổi làm việc, UBND tỉnh và PVN đã ký hợp đồng chuyển nhượng Bến
số 1, số 2 Cảng Nghi Sơn cho PVN quản lý, vận hành và khai thác, sử dụng.
Cảng Nghi Sơn nằm trong Khu Kinh tế Nghi Sơn, được xây dựng tại xã Nghi Sơn,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đây là cảng biển nước sâu lớn đã được quy
hoạch với hơn 10 cầu cảng cho tàu 50.000 tấn ra vào, với lượng hàng hóa thông
qua hơn 10 triệu tấn/năm. Cảng có vị trí địa lý thuận lợi, được che chắn sóng,
gió nên tần suất khai thác tính theo ngày trong năm rất cao. Cảng được đầu tư
tương đối hoàn chỉnh về quy mô, luồng tàu, thiết bị, tỷ lệ cơ giới hóa tương đối
cao, lượng hàng thông qua cảng luôn đáp ứng với công suất thiết kế của cảng.
Hiện tại, Cảng Nghi Sơn có tổng công suất bốc xếp khoảng 1,3 triệu tấn/năm với
các hạng mục công trình: Bến số 1 và số 2, đê chắn cát và máy móc thiết bị
phục vụ xếp dỡ hàng hoá. Hiện nay, Cảng Nghi Sơn đang phục vụ bốc xếp vật
tư, hàng hoá chủ yếu như xi măng, clinker, đường, phân đạm, sắt thép…. Cảng
Nghi Sơn cũng đang được nạo vét nâng cấp luồng vào, rộng 120m, sâu -11m để
tiếp nhận tàu 30.000T. Với việc cải tạo luồng, công suất của cảng Nghi Sơn sẽ
được nâng lên tới 1,6- 2 triệu tấn/năm.
Trước đó, tại Khu đô thị mới Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, Công ty cổ
phần Bất động sản tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC Land), đã tổ chức khởi
công xây dựng Khách sạn Lam Kinh thuộc Tổ hợp thương mại dịch vụ của Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Khách sạn Lam Kinh được xây dựng trên diện

tích hơn 32.000 m2, cao 9 tầng, với quy mô 250 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao với
kiến trúc hiện đại; tổng mức đầu tư trên 420 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành xây
dựng vào quý I năm 2011. Khách sạn Lam Kinh (giai đoạn 1), Tổ hợp thương
mại dịch vụ 27 tầng (giai đoạn 2) thuộc Khu Tổ hợp thương mại - dịch vụ - công
trình phụ trợ cho các Dự án trọng điểm (mà điển hình là dự án Lọc hóa dầu Nghi
Sơn) của Tập đoàn Dầu khi quốc gia Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khởi công, các đồng chí Mai Văn Ninh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Phùng Đình Thực, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa. Khách sạn Lam Kinh cũng như
các công trình khác của tập đoàn khẳng định thực hiện cam kết tại Thanh Hóa,
tăng thêm khả năng cung ứng dịch vụ, là “điểm nhấn kiến trúc xây dựng” tại TP
Thanh Hóa. Các đồng chí đề nghị nhà thầu thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất
lượng công trình. Về phía tỉnh Thanh Hóa cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình triển khai dự án./.

Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh thăm và làm việc tại huyện Hoằng Hoá
(Thanh Hoá Portal) – Ngày 3-8,
Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh
đã đi thăm và làm việc tại huyện
Hoằng Hóa về tình hình phát triển
kinh tế - xã hội trong những
tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng
tâm những tháng cuối năm 2009.
Tham gia Đoàn công tác có đại
diện lãnh đạo các sở: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Công
thương, Nông nghiệp và PTNT,
Giao thông - Vận tải và Văn
phòng UBND tỉnh.

Trước khi có buổi làm việc với lãnh
đạo huyện Hoằng Hoá, Chủ tịch
UBND tỉnh Mai Văn Ninh và đoàn
công tác đã đi thăm, kiểm tra tình
hình sản xuất tại khu nuôi tôm công nghiệp trên cát ở xã Hoằng Phụ; thăm xưởng sản xuất
hương xuất khẩu của HTX thủ công mỹ nghệ Phương Anh tại xã Hoằng Ngọc; tình hình sản
xuất các mặt hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ tại xã Hoằng Phong; Công ty TNHH
Quốc Đại tại xã Hoằng Thịnh - một doanh nghiệp chuyên tổ chức sản xuất, thu gom hàng
thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu; thăm Công ty Sản xuất dụng cụ thể dục thể thao Delta tại
thị trấn Bút Sơn.
Tại buổi làm việc với Đoàn công tác, lãnh đạo huyện Hoằng Hóa đã báo cáo khái quát tình
hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng
cuối năm 2009 và một số đề xuất, kiến nghị. Trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế của
huyện vẫn giữ được ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng đạt 15,25%. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực; nông - lâm - thuỷ sản chiếm 29,6%, công nghiệp - TTCN -
xây dựng chiếm 44,8%, dịch vụ chiếm 25,6%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn huyện
đạt trên 1.164 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN đạt 129,4 tỷ đồng, đạt 48,3%
kế hoạch, tăng 9,5% so với cùng kỳ; giá trị gia tăng ngành xây dựng đạt 392 tỷ đồng, đạt
52,7% kế hoạch, tăng 19,2% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ đạt 298,3 tỷ đồng, đạt 50,4% kế hoạch, tăng 24,4% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn đạt 30,5 tỷ đồng, đạt 65,9% kế hoạch, tăng 19,6% so với cùng kỳ.
Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ đông xuân đạt 61.166 tấn. Chăn nuôi tiếp tục phát
triển, đàn lợn nhanh chóng phục hồi sau dịch tai xanh; tổng đàn lợn đạt 85.000 con, đàn
trâu đạt 544 con, đàn bò đạt 18.600 con, đàn gia cầm đạt trên 773.000 con. Tổng sản
lượng thuỷ sản đạt gần 8.000 tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Chất lượng các hoạt động
văn hoá có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
quan tâm và có nhiều cải thiện; quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được
củng cố và ổn định.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh đã biểu dương và ghi nhận sự
nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoằng Hoá trong thực hiện

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đã đạt được kết quả khá toàn
diện trên các lĩnh vực. 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá (15,25%), gấp
gần 2 lần so với bình quân chung của cả tỉnh; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ thương mại tăng khá so với cùng kỳ; chăn nuôi tiếp tục phát triển và nhanh chóng phục
hồi sau dịch. Hạ tầng giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; hệ thống đê sông, đê
biển được quan tâm đầu tư, tương đối hoàn thiện, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất. Các
hoạt động văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009 là rất nặng nề, bên cạnh
những khó khăn, thách thức cũng đã xuất hiện những thuận lợi cơ bản như: các giải pháp
kích cầu của Chính phủ đã phát huy tác dụng; một số cơ chế, chính sách của tỉnh vừa mới
ban hành đã sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả; suy giảm kinh tế thế giới đã
chạm đến đáy của cuộc khủng hoảng và có dấu hiệu phục hồi, là những nhân tố thuận lợi
cho phát triển kinh tế – xã hội cao hơn trong thời gian tới. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng
trong 6 tháng cuối năm 2009, huyện Hoằng Hoá cần tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc
phục khó khăn, đặt ra mục tiêu cao hơn nữa để tập trung chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành
vượt mức kế hoạch năm 2009 đã đề ra, góp phần cùng cả tỉnh hoàn thành mục tiêu nhiệm
vụ năm 2009.
Đồng tình với các nhóm giải pháp mà UBND huyện Hoằng Hoá đề ra trong việc thực hiện
nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh nhấn mạnh một số nhiệm
vụ, giải pháp lớn và đề nghị huyện Hoằng Hoá cần tập trung chỉ đạo, đó là: Tiếp tục rà
soát việc thực hiện các quy hoạch trên địa bàn, trên cơ sở đó, xác định rõ tiềm năng, lợi thế
về vị trí địa lý của huyện trong mối quan hệ phát triển vùng và cả tỉnh để điều chỉnh, bổ
sung cho phù hợp; chú trọng đến thế mạnh về phát triển dịch vụ, thương mại gắn với hệ
thống giao thông lớn, quan trọng và các tuyến giao thông mới được đầu tư. Tập trung đẩy
nhanh tiến độ các công trình, dự án đã được bố trí vốn đầu tư và chuẩn bị tốt các điều kiện
để triển khai ngay các dự án sau khi được bổ sung vốn trong những tháng cuối năm, bảo
đảm sử dụng hết kế hoạch vốn năm 2009. Chủ tịch UBND tỉnh gợi ý, ngoài các dự án được
bố trí vốn đầu tư từ ngân sách, huyện cần có cơ chế thông thoáng để thu hút các nhà đầu

tư thuộc các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện Hoằng Hoá cần tăng cường công tác quản lý giá cả, bình
ổn thị trường; tổ chức tốt khâu vận chuyển, lưu thông hàng hoá, nhất là đối với các mặt
hàng nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng để đẩy mạnh đầu tư xây dựng trong nhân dân, tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Về sản xuất nông nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện Hoằng Hoá tập trung chỉ đạo
bảo vệ, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả trên cây trồng, bảo đảm sản xuất vụ
mùa thắng lợi, nhằm ổn định vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn. Tập trung làm tốt
công tác phòng chống bão lụt, chú trọng các địa bàn xung yếu; tăng cường kiểm tra các hệ
thống đê, kè, cống, đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai. Đồng thời, huyện cần sớm
tổng kết các mô hình sản xuất có hiệu quả trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, cây trồng
có giá trị kinh tế cao…. để nhân ra diện rộng, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương; quan tâm phát triển các trang trại tập trung, quy mô lớn, gắn với phòng chống
dịch bệnh, bảo vệ môi trường, từng bước tạo ra các sản phẩm bảo đảm an toàn, vệ sinh
thực phẩm, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn: Để thực hiện tốt việc dồn điền, đổi thửa theo chủ trương
của tỉnh, huyện Hoằng Hoá cần phải huy động cả hệ thống chính trị tích cực tham gia, trên
cơ sở đó làm tốt công tác quy hoạch hệ thống giao thông, thuỷ lợi đồng ruộng, tăng cường
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới vào sản xuất ở các khâu làm đất và thu hoạch để
tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện Hoằng Hoá tiếp tục thực hiện tốt việc nâng cao chất
lượng các hoạt động văn hoá, xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hoá các lĩnh vực y tế, giáo
dục, văn hoá, thể dục thể thao; quan tâm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xoá đói
giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động, coi đây
là chiến lược giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×