Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TICH LUY CHUYEN MON THANG 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.96 KB, 6 trang )

Tích lũy chuyên môn tháng 3/2010 Vũ Thị Kim Nhung
Một số đoạn văn hay về tình thầy trò
(Bài viết su tầm của các em học sinh)
1.K NIM V Cễ
Vi mỡnh thỡ thy cụ no cng tuyt vi c, h u li trong lũng mỡnh nhng k nim
tuyt vi. Nhng cú l cụ giỏo dy vn hi cp hai ca mỡnh l ngi mỡnh khụng th no
quờn !
Khi mi vo lp 6, mỡnh nhỡn cụ khụng ỏng mn mt chỳt no nu khụng mun núi l ghột.
Mỡnh cựng my a na tỡm mi trũ i phú vi cụ. Núi tht l hi ú, vi cụ, bn mỡnh
rt bng bnh Chỳng mỡnh lm cụ tc gin rt nhiu ln rt nhiu chuyn ó xy ra
Vy m chng hiu sao, cụ vn khụng h ghột chỳng mỡnh, dự mỡnh cú núi xu cụ rt nhiu
Ri n lp 8 mỡnh li thy quý cụ!!! Khụng bit cú phi do hi lp 6, 7 cũn bộ, khụng suy
ngh chớn chn, khụng hiu v cụ nhiu khụng?
V cú l, mỡnh nh nht thi gian bờn cụ nhng ngy luyn thi. Ch cú cụ v 3a hc trũ,
cựng hc, cựng trũ chuuyn, ci vui vi nhau.
Ri n khi mỡnh trt vũng cui cựng, cụ khụng mt li trỏch múc, khụng h t ra bun v
chỏn nn, khụng h núi mt cõu khin mỡnh bun. Cụ ch nh khoỏc vai mỡnh, i quanh sõn
trng, núi vi mỡnh, ng bun, tht bi l m thnh cụng, cụ tin rng sau ny em s thnh
cụng.
Lỳc ú, mỡnh ó ci tht ti, núi vi cụ l mỡnh khụng bun v chy i tht nhanh. Nhng
li ng viờn khỏc khụng lm mỡnh khúc, nhng li chia bun khỏc khụng lm mỡnh khúc,
vy ti sao mt li núi ca cụ li khin mỡnh khụng cm ni nc mt? Cụ tin tng mỡnh n
nh th, vy m, mỡnh ó khụng thi thc s, chng ụn gỡ, mỡnh coi nh nhng vũng thi ú,
khụng h cú trỏch nhim mt chỳt no. Cụ cng hiu dc iu ú, vy m khụng trỏch mỡnh,
li cũn núi vi mỡnh rt nh nhng.
Khi tụi i thi hc sinh gii cp 2 , cụ cng l ngi duy nht gi in cho mỡnh vo bui sỏng
chỳc mỡnh thi tt Cụ núi l gi in cho cụ thng xuyờn vy m n bõy gi, mỡnh vn
cha gi cho cụ 1 ln no. Mỡnh khụng mun gi, mỡnh ch mun gp cụ, núi chuyn vi cụ,
mỡnh cm thy núi chuyn qua in thoi l khụng phi. 20-11 dc gp cụ ri, chng bit cú
núi c li no vi cụ khụng.
TÝch lòy chuyªn m«n th¸ng 3/2010 Vò ThÞ Kim Nhung


2.Kỳ tích ngày 20-11
Làm sao tôi có thể quên được kỷ niệm ngày 20-11 năm tôi học lớp 4. Lúc đó tôi ốm trơ xương nhưng
nhờ “lớn tiếng” nên được bầu làm lớp trưởng.
Mà đã là lớp trưởng thì phải tổ chức một ngày 20-11 thật ấn tượng dành cho cô chủ nhiệm chứ!
Một tuần trước ngày trọng đại ấy, cứ đến giờ ra chơi tôi lại tập trung “thần dân” trong lớp, phân công mua
quà, diễn văn nghệ… Tôi sung sướng tưởng tượng: “Hi hi, hôm đó cô sẽ vô cùng bất ngờ và xúc động cho
coi!”.
Đến ngày 19-11, đùng một cái trường thông báo cho tất cả học sinh nghỉ vào ngày 20-11. Các lớp khác reo hò
vui vẻ, còn lớp tôi tiu nghỉu vì sẽ không được gặp và làm cô chủ nhiệm bất ngờ đúng Ngày nhà giáo VN. Tôi
“ra lệnh”: “Ngày mai tụi mình vẫn đến trường để thực hiện kế hoạch nhé!”.
Đúng 8g ngày 20-11 tụi tôi có mặt ở trường, 20 cặp mắt chỉ biết nhìn nhau vì trường vắng hoe. Tìm hỏi mãi
mới biết các thầy cô đi dự lễ 20-11 ở ủy ban nhân dân xã.
Nào hoa, nào quà chẳng lẽ đợi đến hôm sau mới tặng cô? Rồi mấy tiết mục văn nghệ nữa chứ… “Phải gửi quà
cho cô đúng Ngày nhà giáo VN, không thể chờ tới hôm sau!”. Cả lớp quyết định đến tận nhà cô để tặng quà
và bắt đầu xuất phát chỉ với mỗi “dữ liệu” duy nhất mà một đứa có: “Tao biết nhà cô, ở tuốt cầu Cái Quýt
á!”.
Có lẽ đó là chuyến đi bộ lâu nhất trong đời tôi và các bạn. 20 đứa mà chỉ có hai chiếc xe đạp. Đường quê trải
toàn đá lớn lởm chởm, có viên cỡ cái chén, thậm chí bằng cái tô. Chân này cứ vướng vào chân kia, giày
dép thi nhau rách, đứt quai… Thậm chí có đứa chẳng biết đi kiểu nào mà rách cả quần. Dọc đường, có đứa
mệt quá định quay về, nhưng cái háo hức muốn được tặng quà cho cô đúng ngày 20-11 cứ đẩy cả nhóm đi
tiếp.
Chúng tôi đi bộ suốt ba tiếng mới đến được nhà cô. Gặp được cô, cả lớp mừng quýnh cầm quà tặng cô liền,
còn tiết mục văn nghệ thì… mãi là bí mật vì khi "lết" được đến nhà cô thì chúng tôi đã mém xỉu, không còn
sức lực đâu để hát hò nữa dù muốn lắm.
Biết chúng tôi vừa mệt vừa đói, cô nấu một nồi cơm thiệt to, nồi canh bí ngọt ngào và chiên khô cá lóc đãi. Tụi
tôi ăn ngấu nghiến như đói từ ba ngày trước. Con khô cá lóc hôm ấy mặn mà làm sao. Cái vị mặn ấy đến
bây giờ tôi còn nhớ…
Sau này tôi mới biết đó cũng là những món ăn hằng ngày của cô giáo chủ nhiệm vì thu nhập của cô cũng
ít ỏi lắm. Ngày 20-11 năm ấy với những kỷ niệm đáng yêu, ấm áp thường trở về trong tôi mỗi khi học trò
khắp nơi bắt đầu chộn rộn chuẩn bị quà mừng thầy cô

TÝch lòy chuyªn m«n th¸ng 3/2010 Vò ThÞ Kim Nhung
3.THẦY TÔI
Tôi sinh ra và lớn lên giữa xóm nghèo quanh năm vất vả. Suốt một tuổi thơ dài, đôi chân tôi đã rong ruổi hết
con đường này đến con đường khác chỉ với một ước mơ vô cùng nhỏ bé là bán hết 100 tờ vé số trên tay. Cũng
như tôi những đứa trẻ lớn lên từ xóm nghèo này chưa một lần mơ đến ngày được cắp sách đến trường hay
thậm chí có thể đọc trôi chảy một bài báo.
Vậy mà điều kỳ diệu ấy đã xảy ra hiện hữu giữa đời thường. Thầy đến với chúng tôi rất bình dị và gần gũi.
Một chiếc xe đạp sườn ngang màu sơn đã bạc và ánh mắt luôn chứa đựng cái nhìn ấm áp của một người cha.
Lũ chúng tôi vừa trông thấy thầy đã nép sát vào nhau không cần bảo tiếng nào mà ai cũng yên lặng nhìn thầy
kính cẩn. Từ hôm ấy, tối nào cũng vậy, căn phòng nhỏ bé ngay chính ủy ban xã chính là lớp học của những
đứa trẻ xóm nghèo.
Mười tuổi tôi được cầm trên tay cây viết và bắt đầu nắn nót từng con chữ. Khi đó với tôi học chữ sao mà khó
đến vậy. Nó không đơn giản như việc tính tiền vé số, cứ một tờ là năm ngàn hai tờ mười ngàn không nhầm
lẫn vào đâu được. Có nhiều hôm đến giờ học mà xấp vé số của tôi vẫn chưa bán hết. Thế là, thầy đã mua hết
dù chưa một lần nghĩ đến chuyện cầu may.
Mặc dù rất cố gắng nắn nót từng chữ nhưng tôi vẫn không thể nào viết đúng. Hễ thầy vừa quay đi thì y như
rằng tôi sẽ vẽ chữ O to tướng gần hết ô tập. Những lần như thế thầy chỉ mỉm cười bảo: “Nét chữ cũng thể
hiện cá tính con người, vì vậy nếu muốn được người khác kính trọng thì mình phải tự làm đẹp mình dù chỉ là
qua từng nét chữ”. Thế nhưng với suy nghĩ đơn giản của tôi khi ấy không có gì quý bằng một ngày được ăn
uống và nghỉ no say. Thế là tôi đâm ra chán nản rồi trốn học quên mất lời thầy dạy.
Cứ ngỡ rằng thầy chẳng bao giờ đến tận xóm nghèo này để tìm một cậu học trò ngỗ nghịch như tôi. Ấy vậy
mà khi vừa về đến đầu đường tôi đã thấy dáng người quen thuộc. Thầy nhẹ nhàng đến bên xoa đầu tôi rồi
bảo: “Nếu không biết chữ con sẽ bị người khác coi thường cũng như không có cơ hội vượt lên nghèo khổ đâu
con ạ!”. Mặc dù chưa hiểu hết những lời thầy nói nhưng tận đáy lòng tôi xúc động vô cùng, tôi mong muốn
làm điều gì đó cho mẹ an lòng cũng như đền đáp công ơn của người thầy đầu tiên. Kể từ hôm ấy tôi không
một ngày bỏ lớp. Vừa bán xong vé số tôi liền chạy ù về nhà nằm xuống sàn tập viết chữ.
Giờ đây dù có đi đâu tôi vẫn tin rằng trong ngôi trường nhỏ bé thầy luôn dõi mắt theo tôi. Chỉ cần nhắm mắt
lại tôi cũng nghe được giọng nói ấm áp của thầy và cái nhìn hiền từ, bao dung của một người cha luôn thứ tha
lỗi lầm cho những đứa con thơ dại. Cảm ơn vì thầy đã đến.
TÝch lòy chuyªn m«n th¸ng 3/2010 Vò ThÞ Kim Nhung

4. Gửi cô giáo dạy Văn
Cô ơi, khi em viết những dòng này, hẳn cô không còn nhớ em là ai nữa. Cô từng nói, người giáo viên
như một lái đò, suốt cuộc đời chở bao thế hệ học trò qua sông.
KID 1420
Em luôn nhớ đến cô, và nhất là hôm nay, em phải viết điều này để thay cô bênh vực môn Văn, bênh
vực cách dạy và học Văn của cô trò mình. Cô cho phép em cô nhé!
Cuộc đời dạy Văn của cô hẳn không thiếu những lần nhìn thấy học trò xoa nắn cổ tay vì đau nhức do
phải chép quá nhiều. Hẳn không thiếu những lần cô nghe học trò, và bây giờ là cả một bộ phận người
đời, than thở rằng thứ văn chương nhà trường chỉ là đọc chép, vô hồn và giết chết học sinh Xin lỗi
cô, em cũng từng thấy mệt mỏi khi cứ mỗi buổi học Văn là lại phải chép bài không ngừng nghỉ, mồ
hôi em chảy xuống trang vở không kịp lau, nhoè cả nét mực chưa khô
Nhưng em lớn lên, em hiểu, nỗi nhọc nhằn của một buổi chép bài đâu có thấm gì so với nỗi nhọc nhằn
của những người nông dân đang còng lưng trên cánh đồng lúa chín, đâu có thấm gì so với nỗi nhọc
nhắn của những tiếng rao đêm. Nhờ những bài văn cô dạy, mà hôm nay em được ngồi trên giảng
đường Đại học, ngày mai em ra trường, ngồi làm việc trong phòng máy lạnh, có xe đón xe đưa. Thưa
cô, em thật lòng phải cảm ơn cô vì những bài văn cô đọc cho em chép ngày xưa ấy
Khi em hỏi cô, tại sao em không được viết những điều mình thích, không được tự do sáng tạo mà
phải nhất nhất tuân theo những khuôn mẫu có trước. Cô trả lời rồi sau này em sẽ hiểu. Vâng bây giờ
em đã hiểu. Bài văn của cô ngày xưa là phôi thai của những luận văn, luận án ngày sau. Phải biết viết
một bài văn với đủ ba phần, chặt chẽ và mạch lạc mới mong viết được một công trình khoa học có
đầu có cuối, có các ý rõ ràng, có kết cấu hoàn chỉnh. Nếu không có những bài văn cô rèn luyện ngày
trước, bây giờ em không tin mình viết được một chương khoá luận đâu cô ạ. Em một lần nữa chân
thành cảm ơn cô
Thưa cô, em còn nghiệm ra cách dạy Văn của cô cũng là dạy em cách sống. Chỉ khi lớn lên em mới
thấm thía rằng, không phải lúc nào cũng có thể nói lên những điều mình nghĩ. Em nhớ lại câu thơ
trong bài "Tiếng chổi tre":
Chị lao công như sắt như đồng, Chị lao công đêm đông quét rác
Cô bảo, hình ảnh "như sắt như đồng" là sáo mòn nhưng trong bài văn không nên nói vậy. Cô dạy em
viết rằng "dù sáo mòn nhưng vẫn rất mới lạ, bởi lần đầu tiên một nhà thơ đem so sánh người phụ nữ
TÝch lòy chuyªn m«n th¸ng 3/2010 Vò ThÞ Kim Nhung

vốn mỏng manh, yếu đuối với biểu tượng của sự mạnh mẽ, rắn rỏi - như sắt như đồng". Em chép và
cũng không bận tâm chuyện nói giảm, nói tránh đó nữa. Nhưng hôm qua, một người chị của em đã
phải rời vị trí trong công ty, bởi chị thẳng thắn nói với Giám đốc trước mặt mọi người rằng - "Anh
làm thế là sai rồi!". Đúng là anh đã sai, nhưng có lẽ chị không được học cô để biết cách nói nhẹ nhàng
hơn và kín đáo - "Em nghĩ có thể có hướng giải quyết tốt hơn". Có ai trên đời muốn bị mất mặt đâu.
Nhờ có cô, em đã thận trọng hơn khi làm mọi chuyện.
Có thể văn chương nhà trường dạy em nói dối, nhưng em tin như thế là cần thiết. Không ai trong đời
mình hoàn toàn nói thật. Đôi khi lời nói dối sẽ dễ nghe hơn những lời nói thật ngây ngô. Càng tiếp
xúc với cuộc đời em càng thấy điều đó là cần thiết. Em chợt nhớ khi xưa, em tả mẹ trong bài văn
-"mẹ em mặt vuông chữ điền". Cô mỉm cười và chữa lại cho em -" Mẹ em có gương mặt trái xoan".
Em không hiểu - "Nhưng mẹ em không có gương mặt trái xoan!", cô nhẹ nhàng: "Văn chương phải
như thế!". Thưa cô, không chỉ văn chương cần như thế mà cuộc sống cũng cần như thế. Em không
nghĩ rằng em có thể quên bài học của cô để nhìn thẳng vào khuôn mặt một bạn gái và nói rằng -
"Mặt bạn nhiều mụn quá". Thưa cô, em đã nhớ, cái đẹp là điều người phụ nữ nào cũng mong được
người khác nhận thấy ở mình
Không biết cô có buồn không, khi đọc những bài văn của học trò hôm nay, viết rất "sáng tạo". Hẳn
những học trò đó cũng ấp ủ nỗi niềm về một môn Văn khuôn thước, ước lệ. Nhưng nhiều bài văn
"sáng tạo" đến ngô nghê làm cho người đọc vừa cười vừa khóc - lại thêm trách cứ cách dạy văn ở
trường. Em nghĩ, việc dạy dỗ văn chương của cô có thể đã cũ về phương pháp, nhưng điều em học
được là nhận thức cơ bản về vấn đề. Những ai muốn sáng tạo, muốn bình luận thêm về tác phẩm thì
cần phải hiểu cơ bản về nó, chứ không phải chỉ bịt tai không nghe giảng, để rồi phát biểu sáng tạo,
sáng tạo đến mức xúc phạm tác giả, lịch sử và văn chương.
Có lần cô hỏi em, có định sống bằng nghề văn không, em lắc đầu! Cô mỉm cười, vậy em chỉ cần viết
thế thôi. Em hiểu, Văn học cô dạy em là để làm công cụ cho cuộc sống. Em chỉ cần dùng văn chương
để giúp em sống dễ dàng hơn. Em đâu có định trở thành nhà văn mà đòi hỏi cô trao cho em quá
nhiều. Em đã hiểu, để thành công trên đường đời, chỉ nên giữ cho mình những kỹ năng cần thiết và
loại bỏ những thứ không hữu ích - có thể như thế là thực dụng, song đó là sự thật.
Cô và môn Văn đã trao cho em quá đủ - đủ để em không quá khô khan trước cuộc đời, không quá
nông cạn trong suy nghĩ. Và cũng đủ để em viết những dòng này như một lời tri ân gửi đến cô


TÝch lòy chuyªn m«n th¸ng 3/2010 Vò ThÞ Kim Nhung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×