Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

luận văn thạc sỹ nghiên cưu và đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.06 KB, 87 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do nghiên cứu đề tài
Việt Nam đang tiến hành “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong bối cảnh nền
kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn hội nhập. Thế giới có nhiều sự thay đổi như:
thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự phát triển của công nghệ thông
tin, lao động trí thức và văn hóa công ty. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trở thành
một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó trong Đại hội X của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ”. “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố
quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nguồn
lực con người là điểm cốt yếu nhất của nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu
tố con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngành quảng cáo là một ngành non trẻ tại nước ta
hiện nay. Vì vậy, thu hút
các nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao để đẩy mạnh ngành mới
phát triển là một điều cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay của
nước ta.
Cũng giống như các địa phương khác, nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là
nguồn nhân lực có trách nhiệm cao cho lĩnh vực quảng cáo thành phố Hồ Chí Minh
tăng trưởng rất nhanh kể từ năm 2000 cho tới nay. Tuy nhiên việc cung ứng nguồn
nhân lực nhằm đáp ứng sự phát triển của lĩnh vực tổ chức sự kiện ngành quảng cáo còn
gặp nhiều khó khăn. Từ đó đã đặt ra cho Thành phố Hồ Chí Minh cần phải xem xét
tìm hiểu nguyên nhân để
có những giải pháp chiến lược phù hợp. Đó cũng chính là
lý do mà tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho
ngành quảng cáo
ở thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt
nghiệp cao học
của mình.
1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát
triển nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần
tạo ra một nguồn nhân lực đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn
cao, thành thạo về kỹ năng, trong sáng về đạo đức, năng động, sáng tạo và văn minh
trong giao tiếp, đáp ứng ngày càng cao hơn các yêu cầu phát triển của ngành quảng
cáo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, phát triển
nguồn nhân lực trong ngành quảng cáo.
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và tình hình phát triển nguồn nhân lực
trong ngành quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra những vấn đề tồn tại và
nguyên nhân sâu xa của những khiếm khuyết trong phát triển nguồn nhân lực.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành quảng
cáo ở thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là phát triển nguồn nhân lực
cho ngành quảng cáo ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phát triển nguồn nhân lực liên quan và chịu nhiều tác động của rất nhiều lĩnh
vực đa dạng và phức tạp vượt khỏi phạm vi của ngành quảng cáo như hệ thống luật
pháp, chính trị, kinh tế, trình độ công nghệ, giáo dục - đào tạo, v.v Trong đó, nhiều
vấn đề nan giải và hiện đang là đề tài tranh luận của cả các nhà khoa học lẫn những
người hoạt động thực tiễn. Do vậy, luận văn xin được chú trọng vào việc tìm hiểu thực
trạng và đề ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nghiên cứu thực trạng lực lượng lao động trong một
số doanh nghiệp quảng cáo chính trên địa bàn, lấy mốc thời gian từ 2008 đến năm
2010, trong đó chủ yếu là các năm gần đây.
2

1.4.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Phát triển nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo có ý nghĩa quan trọng
trong
điều kiện của một đất nước vừa đang phát triển, vừa có nền kinh tế chuyển đổi. Vì vậy
việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp nhà nước, doanh nghiệp và các cơ
sở đào tạo hiểu rõ hơn việc đào tạo và sử dụng lao động. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ
sở khoa học và khách quan giúp cho nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo có
thể tìm ra giải pháp nào cần tập trung nhất nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành
quảng cáo.
3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
2.1 Nguồn nhân lực
2.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ
chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất
cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử
và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp
().
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là
kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm
năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác
kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao
động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).
Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực
hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó
lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong

độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Lao động
dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng
không có nhu cầu lao động.
Khái niệm về nguồn nhân lực có thể được nhìn nhận ở cấp độ vi mô và vĩ
mô.
Ở cấp độ vi mô, theo Human Capital White Paper, nguồn nhân lực là tài
sản vô hình của một tổ chức. Cơ bản nó
l
à toàn bộ năng lực và sự tâm huyết
của mọi người trong một tổ chức, nghĩa là toàn bộ những kỹ năng, kinh nghiệm,
tiềm năng và năng lực của họ. Tài sản nguồn nhân lực buộc tất cả nhân vi ên
4
định hướng năng lực cao là cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp. Đứng ở
góc độ quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, nhân lực được hiểu là toàn bộ các
khả năng về thể lực v à trí lực của con người được vận dụng ra trong quá tr ình
lao động sản xuất. Nó cũng đ ược xem là sức lao động của con ng ười – một
nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các do anh nghiệp.
Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những ng ười lao động làm việc trong
doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Thịnh, 2005)
Ở c ấp độ vĩ mô, nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia, là
tổng thể tiềm năng lao động của con người. Theo Begg, Fircher v à Dornbusch,
khác v ới nguồn lực vật chất khác, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ
chuyên môn mà con ngư ời tích lũy được, nó được đánh giá cao v ì
ti
ềm năng đem
lại thu nhập trong tương lai. Giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết
quả đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Tuy
nhiên, khác với các nguồn lực vật chất khác, nguồn nhân lực là con người lao động
có nhân cách (có trí thức, kỹ năng nghề nghiệp v à hoạt động xã hội, có các phẩm
chất tâm lý như động cơ, thái độ ứng xử với các t ình huống trong cuộc sống), có

khả năng tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp và vốn sống.
2.1.2 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
Nhân sự là một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy vấn đề nhân sự luôn được quan
tâm hàng đầu. Có rất nhiều cách phát biểu về quản trị nhân sự:
Quản trị nguồn nhân lực là một khoa học: Mọi hoạt động quản trị đều có một
nội dung là nhằm thực hiện mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất. Dù là một
môn khoa học bao gồm những kiến thức cơ bản giúp những người trong cương vị
quản lý phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các nhiệm vụ đã đề ra.
Quản trị nguồn nhân lực là một nghệ thuật: Là khoa học về quản lý con người
với các tình huống cụ thể mà không phải ai cũng biết vận dụng thích hợp trong điều
kiện doanh nghiệp của mình. Sự thành công của nó không chỉ phụ thuộc vào tri
thức, kinh nghiệm, tài năng kinh doanh của nhà quản lý mà đôi khi có cả vận may.
5
Quản trị nguồn nhân lực là một nghề: Nhà quản trị phải được đào tạo có bài
bản, việc đào tạo thông qua trường lớp, kiến thức bổ sung cập nhật…
2.1.3 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là nguyên nhân thành công hay thất bại đối với bất
cứ một tổ chức nào. Có thể khẳng định quản trị nhân lực là bộ phận cầu thành của
khoa học quản trị.
Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng
để thu hút, đào tạo và duy trì, phát triển sức lao động con người nhằm đạt được kết
quả tối ưu cho cả doanh nghiệp, lẫn thành viên. Quản trị nhân lực là một phần của
quản trị kinh doanh, nó có liên quan tới con người trong công việc và các quan hệ
của họ trong doanh nghiệp, làm cho họ có thể đóng góp tốt nhất vào sự thành công
của doanh nghiệp.
2.2. Phát triển nguồn nhân lực
2.2.1 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập
có tổ chức đươc tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự

thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ những hoạt động tác động vào người lao
động, để người lao động có đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu về lao động trong
tương lai.
Xét về mặt nội dung: Phát triển nguồn nhân lực gồm 3 loại hoạt động –đo là:
đào tạo, giáo dục và phát triển.
Đào tạo (hay còn gọi là đào tạo kĩ năng) là các hoạt động học tập nhằm giúp
cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình.
Giáo dục là các hoạt động tập thể chuẩn bị cho người lao động bước vào một
nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trong tương lai.
Phát triển là các hoạt động học tập vượt qua khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở
6
những định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề nghiệp của
họ.
Còn đứng trên quan điểm xem “con người là nguồn vốn- vốn nhân lực”, thì
Yoshihara Kunio cho rằng “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm
tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.
Theo quan điểm sử dụng năng lực con người của Tổ chức quốc tế về lao động
thì “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề,
mà bên cạnh phát triển năng lực, là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực
đó để tiến đến có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc
sống cá nhân”
Vậy, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực với việc nâng cao hiệu quả sử dụng chung nhằm đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của vùng,
của ngành hay của một doanh nghiệp”
Hay nói một cách khác, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức,
phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao sức lao động

xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội
trong từng giai đoạn phát triển.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những chức năng quan trọng nhất trong
một doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển
nguồn nhân lực của các doanh nghiệp.
2.2.2.1 Nhân tố môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài đang thay đổi rất nhanh và thậm chí sẽ còn thay đổi
nhanh hơn khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi đó sẽ
có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đổ xô đầu tư vào Việt Nam, do đó theo xu hướng
chung thì yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng cũng như chất lượng sẽ
tăng theo nhu cầu của doanh nghiệp.
7
Văn hoá Việt Nam và một số thông lệ tại công sở, tác động trực tiếp đến sự
phát triển nguồn nhân lực, ở mỗi quốc gia khác nhau thì có nền văn hoá khác nhau,
nên sự phát triển của nguồn nhân lực cũng khác nhau, qua đó giúp nâng cao năng
lực cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp để kinh doanh được hiệu
quả hơn.
Tỷ lệ thất nghiệp cao, có nhiều sinh viên đại học ra trường mà không tìm
được việc làm, nhưng sinh viên mới tốt nghiệp lại không muốn làm việc trong các
doanh nghiệp nhỏ. Đã gây ra sự mâu thuẫn trong phát triển nguồn nhân lực, trong
khi doanh nghiệp thì thiếu nhân lực để làm việc, còn sinh viên khi ra trường lại
không có viêc làm, hoặc là sinh viên mới ra trường thì không muốn làm trong doanh
nghiệp nhỏ thì làm sao tích luỹ được kinh nghiêm, để có thể vào làm trong các tập
đoàn lớn, đa quốc gia.
Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp đang ngày
càng trở nên quan trọng. Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người
là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và
phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi
của doanh nghiệp, khẳng định con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể

lực, trí lực, cả về khả năng lao động, năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã
hội, cả về đạo đức, tâm hồn và tình cảm chính. Mọi chủ trương đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước đều nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam
Ðộ lớn dân số và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng đến quá trình phát triển
nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Lao động là một yếu tố sản xuất trực tiếp trong
quá trình sản xuất. Do đó tăng trưởng dân số thường được xem là một nhân tố tích
cực trong việc phát triển nguồn nhân lực. Một lực lượng lao động dồi dào có nghĩa
là nguồn nhân lực sản xuất nhiều.
Xã hội phát triển theo hướng thiện, theo những giá trị chân chính, có ảnh
hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Để có môi trường xã hội trong công bằng, kỷ
cương, đạo đức, pháp luật được coi làm chuẩn mực, xã hội trở thành xã hội học tập,
8
tát cả theo nghĩa muốn có nguồn lực nào thì cũng phải đồng thời tạo ra môi trường
nấy, văn hoá phải trở thành linh hồn dẫn dắt sự phát triển. Xã hội nào thì nguồn
nhân lực nấy, muốn có cái này tốt, thì cái kia cũng phải tốt theo.
2.2.2.2. Các nhân tố bên trong
Nhân viên tự coi mình là những người làm công thụ động, né tránh trách
nhiệm và không chủ động đưa ra sáng kiến, chính những suy nghĩ này đã làm cho
nhân viên không phát huy hết năng lực của bản thân, mà còn làm cho khả năng của
chính bản thân mình không phát triển thêm mà còn giảm sút, không tạo được sự độc
lập trong công viêc.
Điều kiện tại nơi làm việc và quan hệ trong công việc ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của nguồn nhân lực. Một môi trường làm việc năng động, không
khí làm việc vui vẻ, đem lai năng suất làm việc cao. Tinh thần làm việc của nhân
viên được thoải mái có thể giám bớt sự căng thăng do áp lực của công việc gây ra;
còn ngược lại không khí làm việc căng thăng, môi trường làm việc có nhiều sự cạnh
tranh không lành mạnh có thể không khuyến khích nhân viên cố gắng hết sức.
Hầu hết chủ lao động và nhân viên đều quan tâm đến vấn đề kinh tế, nghĩ đến
lợi ích của bản thân. Khi chủ lao động chỉ nghĩ đến những khoản lợi nhuận ngắn

hạn, làm sao để kinh doanh với lợi nhuận cao nhất mà không quan tâm, chăm lo đến
đời sống của nhân viên, thì sẽ không giữ chân được những nhân viên có tài, cũng
như nhân viên sẽ không cống hiến hết mình cho công việc của doanh nghiệp. Còn
nhân viên chỉ nghĩ đến các quyền lợi riêng tư, mà làm việc không có cái tâm với
nghề, thì sẽ làm cho chất lượng công việc không cao, dễ bị đồng tiền cám dỗ, sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Nếu chủ lao động chỉ nghĩ đến các khoản lợi nhuận, chủ lao động không chịu
lắng nghe hoặc bày tỏ với nhân viên về những vấn đề liên quan đến việc cải thiện
cung cách kinh doanh, điều kiện làm việc, thì sẽ không tạo được lòng tin ở nhân
viên, và nhân viên cũng sẽ không vì doanh nghiệp mà làm hết sức mình
2.3. Ngành quảng cáo
2.3.1 Khái niệm và các loại hình quảng cáo
9
2.3.1.1. Khái niệm
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch
vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa
người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương
tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến
người nhận thông tin.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng
của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng
theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.Người chi trả cho nội
dung quảng cáo là một tác nhân được xác định. Nội dung quảng cáo nhằm thuyết
phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng. Thông điệp quảng cáo có
thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng. Quảng cáo là một
hoạt động truyền thông marketing phi cá thể.
2.3.1.2 Các loại hình quảng cáo
Quảng cáo có các loại hình chủ yếu sau (Theo chienluoctiepthi):
a/ Quảng cáo thương hiệu (brand advertising)

Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận
biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo nầy thường rất đơn giản vì
chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.
b/ Quảng cáo địa phương (local advertising)
Quảng cáo địa phương chủ yếu thông báo đến khách hàng rằng sản phẩm
đang có mặt tại một điểm bán hàng nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa hàng.
(như quảng cáo khai trương cửa hàng hay quảng cáo của các siêu thị).
c/ Quảng cáo chính trị (political advertising)
Chính trị gia thường làm quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình
hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của mình. Các chiến dịch vận động tranh cử tổng
thống Mỹ là một ví dụ điển hình.
10
d/ Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising)
Đây là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn khác hàng làm thế nào để mua
một sản phẩm hoặc dịch vụ. (chẳng hạn như niên giám những trang vàng).
e/ Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising)
Hình thức quảng cáo này nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng
mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email, sản phẩm sẽ được giao đến tận
nơi.
f/ Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising)
Loại hình quảng cáo này chỉ nhắm vào khách mua hàng là doanh nghiệp,
công ty chứ không phải là người tiêu dùng. Chẳng hạn như quảng cáo các sản phẩm
là nguyên liệu sản xuất, hoặc các sản phẩm chỉ dùng trong văn phòng nhà máy
g/ Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising)
Loại hình quảng cáo này nhằm xây dựng sự nhận biết về một tổ chức, hay thu
phục cảm tình hay sự ủng hộ của quần chúng đối với một công ty, tổ chức. (chẳng
hạn như quảng cáo của các tổ chức thuộc liên hợp quốc, hay quảng cáo của các công
ty sản xuất thuốc lá nhằm làm cho hình ảnh công ty mình thân thiện với công chúng
hơn)
h/ Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising)

Thường là quảng cáo hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của chính phủ
(như sinh đẻ kế hoạch, an toàn giao thông )
i/ Quảng cáo tương tác (interact advertising)
Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân
người tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo
hoặc chỉ lờ đi.
2.3.2 Khái niệm ngành quảng cáo và các loại hình công ty thực hiện quảng cáo
2.3.2.1. Khái niệm ngành quảng cáo
Ngành quảng cáo hay còn gọi là ngành công nghiệp, dịch vụ quảng cáo: đây
được coi là ngành kinh tế sáng tạo hay còn gọi là ngành công nghiệp sáng tạo. Sản
phẩm của ngành quảng cáo chủ yếu là các ý tưởng hay, mới hoặc các giải pháp tiếp
11
thị, truyền thông nhưng chúng lại đóng vai trò chủ lực trong việc tạo ra các giá trị
gia tăng cho sản phẩm, thương hiệu.
Mỗi ngày có hàng trăm ý tưởng quảng cáo mới trên báo, tạp chí, ti vi cho
hàng ngàn doanh nghiệp có nhu cầu. Hà nội và TP.HCM luôn coi ngành công
nghiêp dịch vụ và công nghệ cao là ngành mũi nhọn. Những năm qua, ngành công
nghiệp quảng cáo Việt Nam luôn tăng trưởng 30 - 35%/ năm, quả thật là một cơ hội
thực sự lớn về việc làm và nghề nghiệp cho bạn trẻ.
2.3.2.2 Các loại hình hình công ty thực hiện quảng cáo
Trên thực tế, hiện nay có thể phân các công ty thực hiện công việc quảng cáo
tại Việt Nam ra thành 3 nhóm, theo các đặc tính và chức năng riêng:
Nhóm 1: Nhà Quảng Cáo
Nhóm 2: Các công ty cung ứng Dịch Vụ Quảng Cáo
Nhóm 3: Các công ty Tư Vấn Quảng Cáo
2.3.2.2.1. Nhà quảng cáo
Nhà quảng cáo chính là người có nhu cầu và bỏ tiền ra để thực hiện việc
quảng cáo cho lợi ích của chính họ. Nhà quảng cáo có thể là:
Các công ty Sản xuất và Kinh doanh
Các Đại lý Phân phối sản phẩm

Các Tổ chức cung cấp dịch vụ Y tế, Giáo dục, Luật,
Các Tổ chức xã hội, các đoàn thể, đảng phái, tôn giáo
Các cơ quan chính quyền, đoàn thể, các địa phương
Các nhân vật nổi tiếng
2.3.2.2.2. Các công ty cung ứng dịch vụ quảng cáo
Đây là nhóm công ty cung cấp các dịch vụ rất cụ thể trong những mảng công
việc quảng cáo và tiếp thị. Đặc điểm của loại hình dịch vụ này là Nhà Quảng Cáo dễ
dàng xem xét và đánh giá chất lượng dịch vụ ngay sau khi dịch vụ được thực hiện
(chất lượng một mẫu thiết kế, một poster, một mẫu phim quảng cáo,…). Do vậy rất
thuận tiện cho Nhà Quảng Cáo trong việc chọn Nhà cung ứng dịch vụ cũng như ra
quyết định chấp nhận thanh toán. Các công ty ở dạng này bao gồm:
12
a/ Công ty Thiết kế Tạo mẫu và In ấn
Đó là các công ty ứng dụng mỹ thuật vào quảng cáo tiếp thị. Do nhu cầu rất
lớn của thị trường nên loại hình công ty này chiếm đa số trong các công ty cung cấp
dịch vụ quảng cáo
Các dịch vụ cụ thể của công ty Thiết kế Tạo mẫu và In ấn:
Thiết kế bao bì, nhãn hiệu, Logo,
Thực hiện các ấn phẩm quảng cáo
Thực hiện một số quảng cáo báo
Cung cấp dịch vụ in ấn
Thiết kế, thực hiện các vật dụng hỗ trợ bán hàng (POSM – Point of Sales
Material)
b/ Công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo ngoài trời
Đây là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo qua các Pa-nô quảng
cáo, bảng hiệu, hộp đèn, quảng cáo trên xe bus, tại trạm xe bus, băng-rôn, banner,…
Loại hình quảng cáo này xuất hiện tại Việt Nam rất sớm, mang lại siêu lợi
nhuận vào thời kỳ đầu. Hiện nay do sự can thiệp của nhà nước về quy hoạch và cảnh
quan đô thị nên có rất ít các bảng quảng cáo mới ra đời.
c/ Công ty làm phim quảng cáo và các dịch vụ hậu kỳ

Kể từ khi Tivi ra đời, phim quảng cáo đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu được trong các chương trình truyền hình.
Với đà phát triển của kỹ thuật và chi phí rất lớn của nhà quảng cáo, ngành
làm phim quảng cáo ngày nay đã trở thành một ngành mang lại lợi nhuận cao. Nhiều
công ty sẵn sàng đầu tư hàng triệu USD vào các dàn máy làm phim chuyên dụng để
giành lấy các hợp đồng làm những bộ phim quảng cáo trị giá cả trăm ngàn, hay hàng
triệu USD
Chất lượng của phim quảng cáo phụ thuộc nhiều vào các thiết bị và cả trình
độ chuyên môn của người làm phim (Tức nhà sản xuất, đạo diễn, người quay film,
dựng phim, diễn viên, chất lượng hình ảnh – Betacam, HD hay film nhựa 35mm,…)
d/ Các Phòng chụp ảnh chuyên nghiệp
13
Những studio chụp ảnh chuyên nghiệp được trang bị các máy móc chuyên
dụng, do các nhiếp ảnh gia có tay nghề cao đảm nhiệm.
Ngoài việc chụp ảnh chất lượng cao (giá chụp một bức ảnh chất lượng cao có
thể lên đến cả ngàn Đôla Mỹ), nhiều studio ảnh còn thực hiện các dịch vụ chỉnh sửa
màu sắc, tạo kỹ xảo hình ảnh hay thực hiện ghép ảnh bằng các hệ thống máy tính
chuyên dụng.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ máy tính, ngày nay ngành nhiếp
ảnh đã thay đổi tận gốc và tạo ra được những bức ảnh ngoài sức tưởng tượng của
người bình thường.
e/ Công ty sản xuất các vật phẩm quảng cáo
Do tình trạng quảng cáo quá tải trên các kênh thông tin truyền thống nên việc
dùng vật phẩm để quảng cáo đang là một xu hướng lớn của thị trường
Vật phẩm quảng cáo là sản phẩm không thể thiếu được trong các hoạt động
quảng cáo tiếp thị. Từ cái xâu chìa khóa, cái nón, cặp da, áo mưa, và vô vàn các vật
dụng khác được gắn logo hay thông điệp của nhà quảng cáo để tạo nên những kênh
truyền thông mới có hiệu quả cao.
f/ Công ty Tiếp Thị Trực Tiếp
Các công ty cung cấp dịch vụ Direct Marketing tiếp cận trực tiếp với người

tiêu dùng để gởi tới họ các thông điệp tiếp thị cần thiết như:
Direct mail
Telemarketing
E-Marketing
Door-to-door marketing
g/ Công ty cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường
Các số liệu về thị trường là cơ sở chính để phân tích và từ đó đưa ra các quyết
định kinh doanh cũng như quảng cáo tiếp thị.
Tại Việt Nam hiện nay có rất ít các công ty nghiên cứu thị trường chuyên
nghiệp. Phần lớn các công ty NCTT chỉ thực hiện được một số dịch vụ đơn giản và
ở diện hẹp. Giống như ngành quảng cáo, đây cũng là một ngành rất mới. Các dịch
14
vụ chính của NCTT bao gồm: Nghiên cứu tâm lý mua hàng, thói quen mua hàng;
Tìm hiểu những mong muốn tiềm ẩn của người tiêu dùng về một loại sản phẩm; Thu
thập và cung cấp các số liệu về thị trường, thị phần, mức độ nhận biết, đối thủ cạnh
tranh,
h/ Chủ của các phương tiện truyền thông
Các chủ báo đài là những đối tác hết sức quan trọng của Nhà Quảng Cáo.
Không chỉ là các phương tiện cung cấp tin tức mới, các kênh truyền thông này giúp
giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đến với người tiêu dùng một các nhanh nhất và hiệu
quả nhất.
Tại Việt Nam, tất cả các phương tiện truyền thông này đều nằm dứơi sự quản
lý của nhà nước nên ảnh hưởng của báo, đài, tivi đối với nhà quảng cáo là rất lớn
i/ Các loại công ty khác
Tất cả các công ty khác những công ty kể trên nhưng không thường xuyên
tham gia thực hiện các dịch vụ quảng cáo như: công ty xây dựng (thiết kế các loại
quầy kệ, gian hàng hội chợ), công ty tổ chức các dịch vụ hậu mãi, công ty vận tải.
2.3.2.2.3 Các công ty tư vấn quảng cáo
Điểm khác biệt của dịch vụ tư vấn quảng cáo so với các dịch vụ quảng cáo cụ
thể khác nằm ở chỗ: thường không thể thấy ngay chất lượng của các dịch vụ tư vấn,

mà chỉ thấy được sau khi đã bỏ tiền ra thực hiện chương trình quảng cáo tiếp thị. Để
đánh giá được hiệu quả của một dịch vụ tư vấn, Nhà quảng cáo phải có kiến thức và
kinh nghiệm cần thiết. Ở phía ngược lại, các công ty tư vấn quảng cáo cũng phải có
đủ kỹ năng và lý lẽ để thuyết phục Nhà quảng cáo.
Thông thường, việc tư vấn sẽ giúp Nhà quảng cáo có được tầm nhìn rộng và
rõ ràng về thị trường, về ngành hàng và người tiêu dùng. Qua đó, Nhà quảng cáo có
thể đưa ra được những chiến lược hoặc các kế hoạch nhằm tạo ra những thế mạnh
trong kinh doanh, mở rộng thị phần, mở rộng nhóm khách hàng mục tiêu hoặc đón
đầu những xu hướng tiêu dùng của thị trường.
Các công ty cung ứng dịch vụ quảng cáo sẽ thực hiện các dịch vụ cụ thể theo
yêu cầu của Nhà quảng cáo – nói gì làm nấy, chỉ đâu đánh đó. Còn các công ty tư
15
vấn quảng cáo sẽ phải là người vạch ra các định hướng đồng thời chỉ cho nhà quảng
cáo thấy phải làm gì và làm như thế nào vào từng thời điểm.
Dịch vụ tư vấn quảng cáo tiếp thị là công việc sáng tạo ra, rồøi bán các ý
tưởng và các giải pháp truyền thông tiếp thị. Đây chính là loại công việc đòi hỏi phải
có kiến thức thực tế, và nhiều kỹ năng chuyên môn, nhưng cũng thực sự mang lại lợi
nhuận ở mức cao nhất.
Có 4 loại công ty khác nhau trong nhóm công ty cung cấp các dịch vụ về tư vấn:
a/ Công ty quảng cáo trọn gói (Full Service Advertising Agency)
Đây là dạng công ty tư vấn thực hiện đầy đủ tất cả các dịch vụ quảng cáo.
Điểm khác biệt đối với các nhà cung ứng dịch vụ quảng cáo ở chỗ: các công ty
quảng cáo trọn gói có thể tư vấn cho nhà quảng cáo cách xử dụng ngân sách truyền
thông hiệu quả nhất. Bắt đầu từ việc tư vấn về chiến lược phát triển thương hiệu,
chiến lược sáng tạo và chiến lược truyền thông, công ty quảng cáo trọn gói sẽ đại
diện cho nhà quảng cáo thực hiện và giám sát trọn vẹn tất cả các khâu của hoạt động
quảng cáo tiếp thị sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
b/ Công ty dịch vụ truyền thông (Media Agency)
Đây là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông đại chúng như Tivi, báo, tạp chí, Radio, và các loại hình quảng cáo

ngoài trời khác.
Đại lý Truyền thông sẽ cung cấp cho Nhà quảng cáo các dịch vụ như: Lập
chiến lược và kế hoạch truyền thông, đại diện cho nhà quảng cáo để thương lượng
mua chỗ trên báo, đài truyền thanh, truyền hình, theo dõi quá trình quảng cáo và
phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu thu được sau mỗi đợt quảng cáo. Ngoài ra,
Đại lý truyền thông còn phải tư vấn cho nhà quảng cáo triển khai, sử dụng các kênh
truyền thông mới.
c/ Công ty dịch vụ Quan Hệ Cộng Đồng (Public Relation Agency)
Quan hệ cộng đồng (P.R) là dạng hoạt động ngày càng quan trọng trong quá
trình quảng cáo tiếp thị. Các chương trình P.R, các sự kiện tiếp thị sáng tạo mang lại
hiệu quả vô cùng lớn, nhiều khi có thể thay đổi hoàn toàn cục diện cạnh tranh giữa
16
các nhãn hiệu. P.R còn được xem là dạng hoạt động tiếp thị hiệu quả và ít tốn kém
nhất hiện nay.
Tại Việt Nam hiện nay còn ít các công ty thực sự có khả năng và hiểu biết để
thực hiện các chương trình P.R. hiệu quả.
d/ Công ty dịch vụ Tư Vấn Tiếp Thị (Marketing Consultant Services)
Đây là loại hình dịch vụ rất mới tại VN. Các công ty loại này chuyên tư vấn
cho khách hàng hướng chiến lược trong các hoạt động kinh doanh tiếp thị, tư vấn
các chiêu thức bán hàng, khuyến mãi, đào tạo nhân sự, cơ cấu tổ chức các bộ phận
tiếp thị, quảng cáo, bán hàng,…Các công ty Tư vấn Tiếp thị thường rất nhỏ gọn, chỉ
có một vài chuyên viên cho từng loại hình hoạt động QC tiếp thị.
Hiện nay các công ty quảng cáo Việt Nam thường nhận làm tất tật mọi thứ,
đáp ứng cho mọi loại nhu cầu của khách hàng, phần nào làm được thì làm, nếu
không làm được thì chạy đi tìm người làm giúp. Do vậy, hầu hết các dịch vụ quảng
cáo tại Việt Nam hiện nay đều không mang tính chuyên nghiệp, không đạt được
mức độ hiệu quả cần thiết và chỉ có khả năng hoạt động ở mức công ty cung ứng
dịch vụ quảng cáo, khó phát triểnn lên để trở thành các công ty tư vấn quảng cáo.
2.3.3. Vai trò của ngành quảng cáo Việt Nam
2.3.3.1. Là công cụ thu hút vốn đầu tư

Quảng cáo góp phần gia tăng tổng sản phầm quốc nội (GDP) và nguồn thu
ngân sách. Trong 5 năm trở lại đây, sự tăng trưởng của ngành quảng cáo diễn ra với
tốc độ nhanh từ một xuất phát thấp. Nguồn thu từ quảng cáo chiếm khoảng 0,05%
GDP, tuy đây là con số còn khiêm tốn nhưng trong thời gian tới con số này hứa hẹn
sẽ tăng lên. Các công ty quảng cáo Việt Nam có doanh số tính thuế bình quân từ 3.3
đến 5 tỷ đồng, đặc biệt so với các doanh nghiêp nước ngoài không là bao nhiêu
nhưng đã đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoảng không nhỏ.
2.3.3.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế
Một thập kỷ qua, VAA đã đưa quảng cáo Việt Nam từ một ngành dịch vụ
đơn giản, nhỏ lẻ thành một ngành công nghiệp quảng cáo kinh tế sáng tạo với doanh
17
thu gần 1 tỉ USD (20 ngàn tỉ đồng) hiện nay. VAA cũng đã tạo nên giải thưởng sáng
tạo hàng năm là “Chuông Vàng”, cuộc thi sáng tạo trẻ Young Lion, thành lập Học
viện quảng cáo Việt Nam, Festival AdAsia 2013 và đặc biệt VAA đã trở thành thành
viên chính thức, tham gia sâu rộng vào Hiệp hội Quảng cáo thế giới (IAA) và Châu
Á-TBD (AFAA). Như vậy quảng cáo góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân.
Lĩnh vực quảng cáo có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Việc
đẩy mạnh và mở cửa về lĩnh vực này cần được xem xét một cách toàn diện để có thể
xác định và tiến hành những bước đi và giải pháp phù hợp nhằm một mặt góp phần
thực hiện thành công tiến trình mở cửa, mặt khác cùng góp phần đảm bảo giữ vững
độc lập dân tộc, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hiện nay, sự phát triển ngành quảng cáo phản ánh trình độ phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Người ta thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế của một nước càng
cao thì tỷ trọng của dịch vụ - thương mại như ngành quảng cáo trong cơ cấu ngành
kinh tế nước đó càng lớn.
2.3.3.3. Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ
Trong xu thế hội nhập quốc tế, thị trường trong nước sẽ liên hệ chặt chẽ với
thị trường nước ngoài thông qua hoạt động ngoại thương, điều này nếu ngành quảng
cáo phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng chắc chắn sẽ mở rộng được thị trường

thu hút các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường. Chính vì điều này, ngành quảng
cáo thực sự là cầu nối gắn kết giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước,
phù hợp với xu thế hội nhập và mở cửa ở nước ta hiện nay.
Góp phần nâng cao kiến thức kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong
nước. Nhờ vào quảng cáo, các hình thức và phương pháp kinh doanh của các nước
phát triển và các công ty cạnh tranh hùng mạnh trên thế giới được giới thiệu và thực
hiện tại thị trường Việt Nam. Quảng cáo giúp phát triển nhận thức về tầm quan trọng
của Maketing và quảng cáo trong kinh doanh và trong nền kinh tế quốc dân.
18
Nếu như trong thời gian tới nhà nước có chính sách quản lý hợp lý và chặt
chẽ hoạt động quảng cáo của các công ty nước ngoài thì sẽ có một nguồn thu đáng
kể cho ngân sách nhà nước.
2.3.3.4. Là đầu mối tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực
Hoạt động quảng cáo liên quan đến nhiều đối tượng và tạo cho họ những việc
làm thích hợp: những người làm quảng cáo chuyên nghiệp trong doanh nghiệp quảng
cáo, những người làm công việc phụ trợ quảng cáo như hoạ sĩ, nhà thiết kế, tạo mẫu, đạo
diễn, diễn viên… Ngoài ra do quảng cáo hàng hoá tiêu thụ được nhiều, nhờ vậy mở rộng
hoạt động sàn xuất, thu hút thêm được nhiều lao động.
2.3.3.5. Góp phần phân công lại lao động ở trình độ cao hơn
Sự tăng trưởng của ngành quảng cáo còn là động lực cho sự phát triển kinh
tế, cũng như có tác động tích cực đối với phân công lao động xã hội.
Ngành quảng cáo phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên
môn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất khác phát triển.
Các ngành quảng cáo phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản
xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho
người dân.
2.3.4 Thực tiễn ngành quảng cáo Việt Nam
Như bạn đã biết, nền kinh tế thị trường tại Việt Nam khởi sắc từ đầu thập
niên 90. Khi có nền kinh tế thị trường tức là có cạnh tranh. Có cạnh tranh thì việc
phải quảng cáo và tiếp thị là điều bắt buộc. Do vậy tổng chi phí cho quảng cáo tại

Việt Nam tăng nhanh trong những năm vừa qua với tốc độ trên dưới 25% mỗi năm.
Trong năm 2009, doanh số quảng cáo báo, đài và tivi là khoảng 420 triệu USD (theo
TNS Việt Nam). Nếu tính cả các loại quảng cáo ngoài trời sẽ đạt trên dưới 530 triệu
USD. Tổng chi phí cho ngành truyền thông tiếp thị tại Việt Nam: bao gồm cả quảng
cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp. Năm 2010 đã vượt con số 1
tỷ USD, có lẽ các bạn cũng biết rằng hơn 80% ngân sách quảng cáo tại Việt Nam
hiện nay đang được thực hiện bởi khoảng 30 công ty quảng cáo đa quốc gia. Phần
19
còn lại được chia cho khoảng hơn 3.000 công ty quảng cáo Việt Nam (Theo số liệu
của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam).
Vào thời điểm khởi đầu của ngành quảng cáo ở Việt Nam, quảng cáo ngoài
trời là loại hình đầu tiên được thực hiện và đã phát triển rất nhanh chóng. Do nhu
cầu bắt buộc phải làm quảng cáo của các tập đoàn đa quốc gia, hàng loạt các bảng
quảng cáo ngoài trời mọc lên khắp nơi. Chính điều này tạo nên hiện tượng loạn bảng
quảng cáo một thời, và sau đó đã bị chính quyền các địa phương chấn chỉnh. Cùng
với quảng cáo ngoài trời, các loại hình quảng cáo khác như báo, đài phát thanh và
quảng cáo truyền hình cũng phát triển rất nhanh chóng.
Thực tế hiện nay, một số hãng quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam hoạt động
rất yếu kém và không hiệu quả. Do bế tắc về ý tưởng, họ thường nhờ công ty quảng
cáo Việt Nam nghĩ giúp và thực hiện mẫu quảng cáo cho khách hàng của họ. Khi
mẫu quảng cáo được duyệt, đương nhiên là công ty quảng cáo nước ngoài được
hưởng phần lớn lợi nhuận. Các công ty quảng cáo Việt Nam là nhà cung ứng dịch
vụ thực sự thì chỉ được hưởng số lẻ của lợi nhuận thu được.
Cho tới nay, giá thực hiện một mẫu quảng cáo báo, do các công ty quảng cáo
Việt Nam thực hiện, thường nằm ở mức khoảng 5 triệu đồng, trong khi tại các hãng
quảng cáo đa quốc gia, giá trung bình cho một ý tưởng quảng cáo có định hướng
chiến lược sẽ vào khoảng từ 1500 đến 3000 USD (Theo nguồn ).
2.4. Khái quát tình hình nguồn nhân lực ngành quảng cáo Việt Nam
Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, năm 2011 ở Việt Nam có khoảng 7.000
công ty quảng cáo, nhân lực cho ngành này ít nhất là 70.000 lao động. Thêm vào đó

là các tập đoàn truyền thông, các công ty quảng cáo đang phát triển rầm rộ cũng
đang có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn. Do đó, hầu hết các công ty quảng cáo đều
khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự được đào tạo theo nghề nghiệp này, buộc phải
tuyển dụng người từ các chuyên ngành khác như báo chí, ngoại ngữ, kinh tế và được
đào tào qua các khoá học ngắn hạn hoặc các học phần nằm trong chương trình đào
tạo đại học, thậm chí có những người làm quảng cáo nhưng chưa hề qua một khóa
đào tạo nào về quảng cáo. PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Quan hệ
20
công chúng và Quảng cáo, cho biết: "Nhu cầu muốn được học về PR, quảng cáo của
nhân sự trong các công ty truyền thông, công ty quảng cáo hiện nay là rất lớn. Đa
phần họ không được đào tạo bài bản nên không hiểu đúng thế nào là PR, quảng cáo,
tư duy chưa logic và thiếu chuyên nghiệp".
Trong năm 2010 có sinh viên khóa PR đầu tiên của Khoa PR và Quảng cáo,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền ra trường, và trong năm 2011 khóa Thạc sĩ PR
đầu tiên trên cả nước sẽ khai giảng. Như vậy nguồn nhân lực được đào tạo chính
quy bậc đại học ngành quảng cáo vẫn còn khan hiếm, trong khi đó số lượng các
công ty quảng cáo bùng nổ như nấm sau mưa trong vài năm trở lại đây.
Năm 2010 trên cả nước có khoảng 5.000 doanh nghiệp, riêng Tp.HCM chiếm
trên 50%. Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 người làm quảng cáo thì trong vài năm tới
cũng cần tới 5.000 người. Hơn nữa, chỉ có khoảng 200 trong số 3000 doanh nghiệp
là quảng cáo tốt, còn lại trình độ chưa đủ, cần phải được bồi dưỡng và đào tạo
chuyên nghiệp. Ở nước ngoài có hệ thống, phương tiện, bề dày lịch sử làm quảng
cáo hàng trăm năm trong khi Việt Nam mới “chập chững” làm quảng cáo hơn chục
năm nay. Vì vậy, người làm quảng cáo thường học các phương thức quảng cáo qua
các sách chuyên ngành ở nước ngoài. Tuy nhiên, áp dụng vào Việt Nam, người làm
quảng cáo cần phải có kiến thức văn hóa ở ngôn ngữ và cuộc sống.
Số lượng đào tạo nhân lực cho ngành quảng cáo chưa thỏa mãn nhu cầu,
đáng buồn hơn chất lượng đào tạo cũng chưa bắt kịp với mức độ đổi mới về kỹ
thuật, công nghệ đang diễn ra với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Thực tế, môi
trường đào tạo trong nước còn nặng về lý thuyết, thiếu cơ sở vật chất thiết bị,

phương tiện thực hành. Do đó sau khi ra trường các kỹ sư, công nhân quảng cáo tiếp
cận với doanh nghiệp còn khó khăn. Rõ ràng, nếu hệ thống đào tạo của Việt Nam
không có những bước phát triển vượt bậc, không được tiếp sức có hiệu quả của toàn
ngành thì khoảng cách tụt hậu ngày càng xa. Các cơ sở đào tạo quảng cáo đang
đứng trước một thực tế là thiếu đội ngũ cán bộ giảng dạy một cách trầm trọng.
Một số kỹ sư được đào tạo chuyên ngành quảng cáo đã nhiều năm làm việc ở
cơ sở sản xuất vừa có lý thuyết lại có kinh nghiệm thực tiễn sẽ là nguồn bổ sung
21
quan trọng cho đội ngũ giáo viên. Song họ lại không mặn mà với công việc giảng
dạy vì mức lương của ngành giáo dục trả rất thấp so với thu nhập tại cơ sở sản xuất.
Các trường đào tạo quảng cáo đành trông chờ vào số giáo viên thỉnh giảng. Tuy
nhiên, hình thức này sẽ khiến trường bị động trong kế hoạch đào tạo, ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo.
Một thực tế nữa trong đào tạo nhân lực cho ngành quảng cáo là chúng ta chưa
có một bộ giáo trình chuẩn và thống nhất. Phần lớn giáo trình, giáo án của các môn
chuyên ngành hiện nay do từng giáo viên tự viết và dạy. Số giáo viên nhiều năm
không được đi đào tạo thêm, không được tiếp thu kiến thức mới chiếm đa số. Họ
thường dựa vào sách vở, tài liệu kiến thức cũ đã học trước đây kết hợp với một số
thông tin thu lượm để viết. Một số giáo viên không đủ trình độ ngoại ngữ để đọc
sách, đọc tài liệu nước ngoài thì lại càng lúng túng khi biên soạn giáo án, giáo trình.
Thêm nữa, do quan niệm xã hội nghề quảng cáo chưa được đánh giá một cách khách
quan và đúng tầm nên chất lượng đầu vào của phần lớn người học là quá thấp. Điều
này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của người học và chất lượng đào tạo.
Việc quản lý đào tạo nhân lực ngành quảng cáo vẫn mang tính tự phát và
manh mún. Phía đơn vị đào tạo quảng cáo thì tuyển sinh theo khả năng đào tạo chứ
không theo nhu cầu của ngành. Khi chưa có một chiến lược đào tạo cụ thể dựa trên
cơ sở những số liệu thống kê chính xác về các yêu cầu nguồn nhân lực cho ngành
quảng cáo, ắt dẫn đến hệ quả tất yếu là chương trình đào tạo không thống nhất, đào
tạo không bám sát với nhu cầu về nguồn nhân lực.
Về phía doanh nghiệp quảng cáo lâu nay vẫn coi công việc đào tạo là việc

riêng của các cơ sở đào tạo, chưa thực sự quan tâm tới mối liên kết giữa đào tạo và
sử dụng nguồn nhân lực. Rất hiếm các doanh nghiệp coi việc đầu tư cho đào tạo là
một nghĩa vụ xã hội và cũng là chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh
nghiệp mình. Không chỉ vậy các doanh nghiệp quảng cáo vẫn còn dành quá ít phần
kinh phí cho việc đào tạo lại, đào tạo nâng cao người lao động. Người nhân viên sau
khi tốt nghiệp gần như không được đào tạo thêm, và họ phải tự học theo kiểu truyền
nghề từ người có kinh nghiệm đi trước.
22
2.5. Thực trạng nguồn nhân lực và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực
cho ngành quảng cáo của một số
nước trên thế giới
2.5.1. Hàn Quốc
Quy mô của ngành công nghiệp quảng cáo Hàn Quốc từ cuối năm 2008 đến
năm 2011 ước đạt 9.654 tỉ 600 triệu won, chiếm 1,06% tổng GDP.
Theo phát biểu của Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch và Cơ quan Truyền hình
và Quảng cáo Hàn Quốc (KOBACO) về “thống kê công nghiệp quảng cáo năm
2010” thì nếu lấy cuối năm 2008 làm chuẩn, quy mô ngành công nghiệp quảng cáo
trong nước đã đạt 9.867 tỉ 600 triệu won, tăng 3,53% so với con số 9.425 tỉ won của
năm ngoái.
Trong quy mô 58.600 tỉ won của công nghiệp văn hoá, tính về số lượng
doanh nghiệp thì công nghiệp quảng cáo đứng ở vị trí thứ 6, tính về số lượng nhân
viên thì công nghiệp quảng cáo đứng vị trí thứ 4, tính về doanh thu, công nghiệp
quảng cáo đứng vị trí thứ 3, tính về tỉ lệ thuế giá trị gia tăng, công nghiệp quảng cáo
đứng ở vị trí thứ 2.
Số doanh nghiệp trong ngành quảng cáo năm 2011 là 5.321 công ty, tăng 2%
so với 4.830 công ty của năm 2010. Số lượng nhân viên năm 2010 của công nghiệp
quảng cáo là 29.416 người, tăng 7% so với 27.487 người của năm 2009.
Tổng số nhân viên của ngành công nghiệp quảng cáo là 27.487 triệu người
trong đó có 25.770 nhân viên chính thức (87,6%) và 3.647 nhân viên không chính
thức (12,4%). Nhìn về giới tính thì nhân viên nam là 18.910 người (64,3%), nhân

viên nữ là 10.507 người (35,7%). Như vậy, nhân viên nam nhiều gấp 1,8 lần so với
nữ. Theo độ tuổi thì số nhân viên trên 40 tuổi là đông nhất với 8.598 người, nhân
viên dưới 24 tuổi là ít nhất với 825 người.
Nếu nhìn theo quy mô của doanh nghiệp quảng cáo thì 46 doanh nghiệp có
trên 50 nhân viên chiếm quá nửa (55,8%) doanh thu của công nghiệp quảng cáo.
Doanh thu của 20 doanh nghiệp quảng cáo lớn có trên 100 nhân viên là 3.962
tỉ 100 triệu won, chiếm 42% tổng doanh thu của công nghiệp quảng cáo.
23
Để phát triển được nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo, Hàn Quốc đã tăng
cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học, cơ sở nghiên cứu, trong đó
các trường đại học phải là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra phải nâng cao
trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực của các cấp lãnh đạo, cũng như nâng
cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực, nhận thức và khẳng định tầm quan
trọng của quảng cáo đối với sự phát triển. Bên cạnh đó, chính phủ cần xây dựng hệ
thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng
thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường tri thức
(bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nâng cao hiệu quả
của các chính sách nguồn nhân lực).
Kinh nghiệm của Hàn Quốc là cứ 2 năm một lần thống kê lại toàn bộ ngành
quảng cáo để nắm được số doanh nghiệp làm quảng cáo, số lượng người làm quảng
cáo và số cơ sở đào tạo, sử dụng, qua đó xây dựng được chính sách phát triển nhân
lực quảng cáo chuyên nghiệp ( />2.5.2. Singapore
Theo đánh giá của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới, ngày nay một trong
những tài sản quý giá nhất giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành quảng cáo nói
riêng ở Singarpore phát triển và tiếp tục phát triển chính là phát triển nguồn nhân
lực. Có nhiều nhóm chính sách đã đem đến sự phát triển nguồn nhân lực tại
Singapore trên cả hai khía cạnh: số lượng và chất lượng, như sau:
Có sự khác biệt về tiền công giữa công dân Singapore và không phải là công
dân Singapore làm trong ngành quảng cáo. Ngoài ra, cấu trúc nền kinh tế cũng là
một nhân tố phụ tác động tích cực tới chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành

quảng cáo. Chính sách của Singapore đã cải thiện sự phát triển của khu vực tư nhân,
khuyến khích đầu tư và sự tham gia của nước ngoài vào ngành quảng cáo với quan
điểm cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tại Singarpore, Nhà nước có vai trò điều phối các kỹ năng. Do vị thế của
mình nên Nhà nước thấy trước được đòi hỏi kỹ năng trong tương lai tốt hơn các tư
24
nhân. Do đó, Nhà nước sẽ đầu tư chiến lược hoặc thông báo những nguồn đầu tư
mang tính chất chiến lược lâu dài về nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo.
Cách tổ chức của họ như sau: mọi kênh truyền thông đều thông qua Bộ Công
Thương, Hội đồng kinh tế, Hội đồng giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp. Bộ Công
thương có vị trí quan trọng hơn các bộ khác. Người đại diện của Bộ Công Thương
sẽ có mặt ở các ban và các hội đồng khác nhau để đảm bảo quá trình thông tin trong
nước có hiệu quả. Nhiệm vụ của Ban kinh tế là đảm bảo nguồn đầu tư trong nước,
sẵn sàng cấp vốn cho ngành quảng cáo. Ban này phải hiểu rõ những yêu cầu về
nguồn nhân lực đối với ngành quảng cáo, những kỹ năng cần có của ngành cùng với
những yêu cầu về kỹ năng mà các chủ doanh nghiệp hiện tại đòi hỏi sẽ hình thành
nên những yêu cầu kỹ năng quốc gia. Việc hình thành kỹ năng nghề quốc gia xuất
phát từ những mục tiêu của các chính trị gia liên quan tới hình thành ngành quảng
cáo như họ muốn thu hút trong tương lai.
Về mặt đào tạo, các đơn vị giáo dục đào tạo sẽ đưa ra các dữ liệu về đầu ra
hiện có và dự kiến của họ cho ngành quảng cáo. Sau đó Hội đồng kỹ thuật nghề
nghiệp sẽ tiến hành đánh giá về trình độ đầu ra cần thiết trong tương lai từ các đơn
vị giáo dục đào tạo và xem có cần thiết phải lấp đầy khoảng trống bằng cách tuyển
thêm lao động lành nghề ở nước ngoài cho ngành quảng cáo hay không. Đồng thời
Hội đồng này sẽ thiết lập những mục tiêu cụ thể cho những thành phần khác nhau
của hệ thống giáo dục đào tạo.
Đối với mục tiêu đào tạo tại chỗ và đối với mức độ đầu tư cho đào tạo của
các doanh nghiệp quảng cáo được thiết lập bởi Hội đồng tiêu chuẩn và năng suất.
Trách nhiệm của Hội đồng này là đảm bảo các kỹ năng của lực lượng lao động phải
được cải thiện để đáp ứng những nhu cầu của ngành quảng cáo, đảm bảo nguồn

cung cấp lao động đủ để đáp ứng cho các nhu cầu hiện tại và tương lai.
Yếu tố chính sách bổ sung tạo ra sự liên kết giữa phát triển kinh tế và hình
thành kỹ năng phải gần với quản lý tập trung đối với hệ thống giáo dục đào tạo.
Chính phủ kiểm soát và thực hiện một hệ thống giáo dục quốc gia với tiếng Anh là
ngôn ngữ chính. Chương trình học chính về bản chất là mang tính học thuật nhưng
25

×