Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu tham khảo văn học địa phương tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.43 KB, 16 trang )

Gợi ý tìm hiểu một số bài thơ Yên Bái
Đêm Mờng Lò
"Đêm Mờng Lò
Trăng đang lên dần
Vào đi anh !
Tay cầm tay múa xoè cùng em.
Đừng sợ say
Đây tay ngà
Chén em dâng đầy
Chén đã dâng đầy
Dập dìu chân chàng
Dập dìu chân em
Ta tan dần trong vòng quay.
Kìa hội vui
Vào đây anh !
Đừng để em cô đơn một mình
Đêm Mờng Lò
Trăng dâng đầy
Đôi tay ngà đón chờ ngời ơi !
Vào đi anh
Xoè đi anh
Đêm không tàn
Sơng dâng mờ
Mai xa rồi
Trăng Mờng Lò anh mang về xuôi.
Mờng Lò 9/1
I/ nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Tác giả Vũ Quý tên khai sinh Vũ Văn Quý, sinh năm 1952, quê Nam Định,
tốt nghiệp đại học s phạm lên dạy học ở Yên Bái. Anh dạy học, làm thơ, viết truyện
và viết báo, là hội viên Hội văn học nghệ thuật Yên Bái, hội viên Hội nhà báo Việt
Nam. Hiện là biên tập viên của tạp chí Văn nghệ Yên Bái. Vũ Quý đã nhiều năm


gắn bó với Yên Bái, chính mảnh đất và con ngời nơi đây đã gợi lên nhiều cảm hứng
sáng tạo của Vũ Quý. Chàng trai lãng mạn của đất thành Nam giờ đây thuộc từng
tên núi, tên sông, tên bản của Yên Bái. Yên Bái là quê hơng trong sáng tạo của Vũ
Quý. Bài thơ "Đêm Mờng Lò" Vũ Quý viết vào tháng 9 năm 1996. Tác giả tâm sự:
"Mùa thu 96 mình vào Nghĩa Lộ, định viết một bài ký mà cha viết đợc, vì cha đủ t
liệu. Mỏi mệt, đi dạo một chút để th giãn, rồi tình cờ lạc vào một bản Thái, ở đó
thanh niên nam nữ đang "Xoè". Mình bị kéo vào vòng xoè và quên hết cả mỏi mệt
rồi ngay đêm đó mình viết xong bài thơ này. Từng con chữ cứ nh chảy ra một cách
tự nhiên từ ngọn bút."
Bài thơ đã đợc nhạc sĩ Thanh Bình phổ nhạc và trở thành một ca khúc đợc
phổ biến rộng rãi, đợc nhiều ngời yêu thích, nhất là vùng Nghĩa Lộ, Văn Chấn. Có
thể nói nhạc Thanh Bình một nhạc sĩ quen thuộc của Yên Bái, đã chắp cánh cho lời
thơ của Vũ Quý đến với ngời yêu thơ, nhạc Yên Bái.
II/ Gợi ý tìm hiểu tác phẩm:
Bài thơ có 4 khổ thơ đợc cấu tứ theo trình tự thời gian của đêm xoè. (Xoè là
một hình thức múa dân gian của ngời Thái. Có nhiều điệu xoè khác nhau: xoè khăn,
xoè quạt, xoè hoa, xoè chai và đại xoè. Ban đêm dới ánh trăng hoặc ánh sáng lửa
nam nữ tay nắm tay, chân nhún nhẩy và di chuyển theo vòng xoè. Xoè không chỉ có
trong lễ hội, mà còn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tục ngữ Thái có câu:
"Không xoè lúa không lên, không xoè thóc không lại"). Bài thơ này có lẽ tác giả
viết khi đợc tham gia đại xoè ở Mờng Lò.
Khổ 1: Đêm xoè bắt đầu cùng với trăng đang lên dần và lời mời gọi hồn
nhiên, chân tình nhng không kém phần duyên dáng của cô gái xứ Mờng. Những
"tay cầm tay" bất kể là quen hay lạ - đã tạo nên vòng xoè. Có một sự đối xứng giữa
"trăng lên" trời cao và vòng xoè tình tứ dới mặt đất, tạo nên một đêm độc đáo của
Mờng Lò.
Khổ 2: Tất cả đã cuốn hút vào vòng xoè, mọi xa lạ, e lệ đã bị xoá dần. Chỉ
còn "Dập dìu chân chàng/Dập dìu chân em/Ta tan dần trong vòng quay". Đó cũng
là một nét văn hoá độc đáo của xoè, sức hấp dẫn của xoè, tính dân gian của múa
xoè. Hình ảnh thơ này của Vũ Quý đã thể hiện đợc cái "Thần" của xoè.

Khổ 3, khổ 4: Vòng xoè đã trở thành hội vui đặc biệt là với những ngời trẻ
tuổi. Tình yêu trong trắng hồn nhiên cũng bắt đầu từ đó. Sự giao cảm giữa con ngời
với con ngời trong một không gian đầy thiên nhiên - trữ tình và hoành tráng. Đó là
một nét độc đáo về tình cảm của con ngời miền núi nói chung và đồng bào Thái
Nghĩa Lộ, Văn Chấn nói riêng.
Bài thơ có cái đẹp của hình và nhạc. Cô gái Mờng Lò "Đôi tay ngà", "Chân
dập dìu"lời mời gọi hồn nhiên chân tình duyên dáng và mãnh liệt. Thiên nhiên trữ
tình: "Trăng dâng đầy/Sơng dâng mờ/ Đêm không tàn".Thiên nhiên vừa tạo nên một
không gian trữ tình, huyền ảo, bí ẩn làm nền cho đêm xoè, vừa đồng nhất để tôn vẻ
đẹp của cô gái Mờng Lò. "Đôi tay ngà"cũng là ngà ngọc của trăng và đều làm say
lòng ngời nh uống chén rợu - mà thực ra đó cũng là rợu rồi(!) Xây dựng những hình
ảnh này Vũ Quý không tả mà chỉ gợi; chính vì gợi nên anh mới nói đợc nhiều về vẻ
đẹp ấy, vẻ đẹp huyền ảo, lung linh và thẳm sâu
Về nhạc điệu: mở đầu các khổ thơ đều là những câu thơ 3 chữ, trong mỗi khổ
thơ có sự luân phiên đều đặn các câu thơ ngắn, dài, các câu thơ có cấu trúc song
hành, đối xứng (Dập dìu chân chàng/Dập dìu chân em ) ở đây nhịp điệu ngôn ngữ
đã tạo nên chất nhạc cho bài thơ. Đó là nhạc điệu của trái tim tuổi trẻ, nhạc điệu của
múa xoè rộn ràng, tng bừng nhng lại rất lắng dịu, êm ái và luyến láy.
Nhân vật trữ tình có lúc hoá thân vào cô gái Mờng Lò, có lúc lại xuất hiện với
t cách ngời lữ khách đầy đắm say tạo nên một sự song trùng chủ thể để diễn đạt
những cảm xúc trữ tình của con ngời khi đă bớc vào vòng xoè.
Đọc "Đêm Mờng Lò" của Vũ Quý vừa cảm nhận đợc một nét đẹp văn hoá
của ngời Thái Nghĩa Lộ, vừa cảm nhận đợc một hồn thơ giàu tính trữ tình gắn bó
với quê hơng và một kỹ thuật làm thơ khá tinh xảo. Bài thơ xứng đáng có mặt trong
tủ sách văn học địa phơng của các nhà trờng Yên Bái.
Nguyễn Hiền Lơng
Khau phạ
Ngọc Loan
Khau Phạ
chiều nay

đất trời nh tranh.
Dới chân
ruộng nhà ai
trập trùng cao thấp
Lng đồi
lúa chín ơm vàng
xếp thẳng hàng
đọ sức với trời mây.
Cầu vồng bảy sắc nối nhịp
đàn ngựa
nhởn nhơ về bản
lãng đãng
trong mây chiều
Đất trời nh nhủ
tiện đờng
ta lên uống rợu với trời chăng!
I/ Vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Tác giả Ngọc Loan, tên khai sinh Nguyễn Ngọc Loan, sinh năm 1942 tại
Ninh Bình . Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh tế Tài chính Hà Nội. Đã nhiều
năm công tác tại ngành Tài chính Yên Bái, hội viên Hội văn học nghệ thuật Yên
Bái.
Tác phẩm chính: Gửi về quê mẹ - Tập Thơ NXB Văn học.
Bài thơ "Khau Phạ" Tên đầy đủ "Nhật ký Khau Phạ" đợc tác giả viết trong chuyến
đi công tác Mù Căng Chải. Khi qua đèo Khau phạ vào lúc chiều tà, dừng xe ở đỉnh
đèo say ngắm cảnh vật núi rừng và làng bản ngời HMông tác giả đã cảm hứng viết
bài thơ này.
II/ Gợi ý tìm hiểu bài thơ:
Bài thơ đợc viết theo thể thơ tự do, các câu thơ đợc ngắt dòng theo kiểu bậc
thang để đạo điểm nhấn ở các hình ảnh và tạo nhạc điệu của bài thơ.
Về hình ảnh: Hình ảnh "đất trời" Khau Phạ đợc so sánh với bức tranh. Một

không gian tự nhiên trở thành một không gian nghệ thuật. Đất trời liền nhau nh
trong một mặt phẳng. Màu sắc của tạo hoá trở thành mằu sắc của hoạ sĩ. Một bức
tranh niều màu sắc: màu xanh của núi, của trời; màu trắng, hồng, tím của mây trời,
màu vàng tơi của nắng chiều. Một bức tranh vừa có chiều cao với nhiều tầng bậc (d-
ới chân là ruộng, lng đồi là nơng, trên đỉnh núi là những con đờng mờ ảo trong mây,
những đàn ngựa nhởn nhơ về bản) vừa có chiều rộng (trập trùng cao thấp ). Những
cảnh vật trong bức tranh ấy là "Ruộng" là "nơng" là "đàn ngựa", là "cầu vồng bảy
sắc" vừa gợi lên một không gian núi rừng, làng bản của ngời H'Mông, mang những
đặc trng của ngời H'Mông vừa thể hiện cuộc sống ấm no, tơi vui, sự thay đổi tập
quán sinh hoạt, sản xuất của ngời H'Mông hôm nay, ngời H'Mông theo Đảng, định
canh, định c, trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Những hình ảnh thơ ấy nh
những nốt nhạc vui khoẻ trong bản giao hởng hoành tráng của núi rừng và con ngời
Khau Phạ đã có từ ngàn đời và sẽ còn có mãi muôn đời .
Với cái nhìn lãng mạn của thi sĩ tác giả đã tạo nên nhng cặp đối xứng:
- Ruộng trập trùng , lúa chín ơm vàng đối xứng với trời mây
- Đàn ngựa nhởn nhơ đối xứng với mây chiều.
Đó là sự đối xứng giữa cái cụ thể, hữu hạn, trần gian với cái trừu tợng, vô hạn
của không gian vũ trụ, để diễn tả tầm vóc của con ngời, sự kỳ vĩ của con ngời, của
núi rừng. Một thế giới vừa thực lại vừa huyền ảo mang những vẻ đẹp độc đáo, đầy
chất Tây Bắc.
Về nhạc điệu: Sự ngắt dòng, tạo thành những nhịp ngắn, dài đan xen, câu thơ
bậc thang; nhịp thơ đã thể hiện nhịp điệu của bản khèn trữ tình với âm hởng dìu dắt
lúc trầm lắng, lúc dâng cao, lúc ngân dài cũng là nhịp điệu những điệu múa của
chàng trai, cô gái H'Mông trong những ngày hội xuân
Có thể nói bài thơ Khau Phạ có sự cân đối, hài hoà về hình và nhạc. Hình và
nhạc đã tạo chất thơ độc đáo khi viết về cuộc sống con ngời vùng cao.
Nhật vật trữ tình - con ngời thi sĩ Ngọc Loan trớc hết có một cái nhìn đầy
lãng mạn và khoẻ khoắn. Trong thi đàn đã có nhiều bài thơ viết về cảnh đèo đã trở
thành nổi tiếng nh: "Qua đèo Ngang" của bà huyện Thanh Quan, "Đèo Ba Dội" của
Hồ Xuân Hơng. Nhng "Khau phạ" của Ngọc Loan không vì thế mà không có một

chỗ đứng. Ngòi bút Ngọc Loan nh cây cọ của hoạ sĩ tạo nên những nét vẽ phóng
khoáng vừa gân guốc khoẻ khắn, vừa mềm mại trữ tình. Cha dám nói đó là phong
cách nhng đã tạo nên một dấu ấn Ngọc Loan trong thơ ca Yên Bái đơng đại viết về
đề tài miền núi. Đọc bài thơ bạn đã không chỉ đợc biết về một vùng quê núi đã từng
điểm sáng trong kháng chiến chống Pháp, có đội du kích Khau Phạ kiên cờng, đã đ-
ợc nhà nớc phong tặng danh hiệu anh hùng lực lợng võ trang đang thay da đổi thịt
trong cuộc sống mới, nhng vẫn mang những nét đẹp truyền thống dân tộc mà còn
cảm thấy tâm hồn mình cũng khoẻ khoắn thần tiên hơn.
Nguyễn Hiền Lơng
Chiều Tân Phợng
Vũ Chấn Nam
Núi ! lại núi ! lại núi
Đờng lên dốc chạm cằm
ồ ồ con thác dội
Ngựa dồn bớc phăm phăm
Rừng già vây bốn ngả
Nắng chiều xiên vách đá
Hoa dẻ rừng thơm hơng
Đón khách về làng Dao
Mặt trời đi ngủ muộn
Nóc nhà ai thấp thoáng
Lúa kín đồng bậc thang
Ngô đang kỳ phun râu
Tiếng đài vang khắp bản
Nồi cơm cời kênh vung
Làng Dao đón khách về
Sơng khuya đầm mái lá
Vầng trăng vừa mới nhú
Ngôi sao cài xanh lơ.
Tân Phợng 1980

I/ Vài nét về tác giả:
Vũ Chấn Nam - Tên khai sinh Vũ Văn Đình, sinh năm 1939 tại Lâm Thao,
Phú Thọ; trình độ chuyên môn: Đại học s phạm; lên dạy học tại Yên Bái từ khi tốt
nghiệp đại học; hiện nghỉ hu sống tại Thành phố Yên Bái. Hội viên hội văn học
nghệ thuật Yên Bái; Huy chơng vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
Tác phẩm chính: Các tập thơ: "Những mùa hoa"; "Mùa hoa phợng"; "Đất
Vua Hùng"; "Sông quê".
Bài thơ "Chiều Tân Phợng" đợc tác giả sáng tác vào năm 1980 nhân một
chuyến đi thăm xã Tân Phợng huyện Lục Yên, một vùng quê có nhiều bà con dân
tộc Dao Đỏ sinh sống.
II/ Gợi ý tìm hiểu bài thơ:
Bài thơ có 3 khổ thơ, đợc cấu tứ theo cảm nhận của ngời lữ khách về thăm
bản Dao Đỏ Tân Phợng.
Khổ 1: Đờng về Tân Phợng. Đó là một con đờng xuyên giữa núi rừng. Tác
giả sử dụng biện pháp trùng điệp ngôn ngữ để diễn tả cái trùng điệp của núi rừng.
Bên cạnh những nét vẽ gân guốc, khoẻ khoắn:"dốc chạm cằm", "ồ ồ con thác dội"
dể diễn tả đèo cao, vực sâu,đầy hiểm nguy nhng cũng rất hùng vĩ của núi rừng miền
Tây Bắc. Nhng đáng chú ý là trong không gian rừng chiều ấy có một hình
ảnh :"Ngựa dồn bớc phăm phăm". Hình ảnh ngựa dồn bớc đă làm cho rừng chiều
sôi động hẳn lên song điều đáng quan tâm là ngời cỡi ngựa. Tuy tác giả không nói
là ai, không tả dù chỉ một nét nhng bạn đọc cũng có thể cảm nhận thấy một sự khoẻ
khoắn, một tâm trạng đầy phấn chấn của con ngời về bản.
Khổ 2 : Bản Dao Tân Phợng. Lúc này đă vào thời điểm chiều tà. Thời điểm
này ở một vùng sơn cớc dễ tạo nên cảm giác buồn vắng.Nhng ở bản Dao Đỏ này thì
lại khác :"Mặt trời đi ngủ muộn", "Lúa kín đồng bậc thang", "Ngô đang kỳ phun
râu", "Tiếng đài vang khắp bản" và "Nồi cơm cời kênh vung".
Những hình ảnh thơ này gợi lên một cuộc sống đầy sinh khí đầy sức sống, sự
no đủ về vật chất, và tơi vui về tinh thần. Tác giả sử dụng lối nói dân gian: "Cơm c-
ời, ngời no" để nhấn mạnh tới một cuộc sống mới đã về với làng Dao xa đói nghèo
lam lũ, đồng thời cũng gợi lên sự hiếu khách của làng Dao.

Khổ 3: Đêm Tân Phợng.
Với vài ba nét vẽ: Sơng khuya đậm mái lá
Vầng trăng vừa mới nhú
Ngôi sao cài xanh lơ
Vừa gợi lên tính chất núi rừng, vừa gợi lên cuộc sống thanh bình, yên ả của
làng Dao. Hẳn là đêm ấy chủ khách trò chuyện hàn huyên đến khuya trong một
không gian tĩnh lặng trữ tình. Hẳn đó là một kỷ niệm khó quên với tác giả.
Nguyễn Hiền Lơng
Làng ven sông
Nguyễn Đức Long
Sông Chảy ơi ngàn năm
Gửi phù sa ở lại
Tạo lập nên soi bãi
Thành làng mạc ven sông.
Con sóng vỗ triền miên
Bãi soi hoa Ngô tím
Đò nối nhịp dân ca
Mùa xuân về bịn rịn
Ma giăng mờ cổ tích.
Giọt vu vơ trên đồng
Giữa gió mùa Đông Bắc
Ngời đi cấy vui đông
Thuyền chiều đầy cỏ lác.
Bến sông bè cá lồng
Em đa cơm ra bến
Vang câu hát: "Ngời ơi . ".
Hối hả chuyến bè xuôi
Chở rừng về với biển
Nh một lời giao duyên
Nối hai miền đất nớc.

1998
I/ Vài nét về tác giả:
Nguyễn Đức Long sinh năm 1943, tại Đại Đồng, Yên Bình, Yên Bái. Trình
độ chuyên môn: Cao đẳng s phạm. Dạy học tại huyện Yên Bình; hội viên Hội văn
học nghệ thuật Yên Bái với các bút danh Hoàng Kim Lê, Thu Phơng. Tác phẩm
chính: "Vùng quê hạ lu sông". Tập thơ - xuất bản 1998. Nguyễn Đức Long viết
nhiều thơ về vùng quê của mình, đó là một vùng quê trù phú bên dòng sông Chảy
với lối viết dung dị nhng tràn đầy cảm xúc yêu thơng. Các bài thơ của anh vừa vẽ
lên bức tranh quê hơng vừa hình tợng hoá tâm hồn anh bởi một vẻ đẹp dịu dàng và
chân chất. Bài thơ "Làng ven sông" là một trong những bài thơ nh thế.
II/ Gợi ý tìm hiểu bài thơ:
Nguyễn Đức Long sinh trởng tại Đại Đồng, một làng Việt cổ thuộc Châu Thu
Vật (nay là huyện Yên Bình) . Một vùng đất đẹp và giàu. Cách đây mấy thế kỷ
Nguyễn Hàng - một cao sĩ cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ẩn c tại nơi đây và đã
viết: "Đại Đồng phong cảnh phú" nổi tiếng. Rất tiếc là phần lớn các làng Việt bên
bờ sông Chảy này đã là đáy hồ Thác Bà. Hạ lu sông Chảy nay chỉ còn một đoạn từ
thị trấn Thác Bà qua Hán Đà, Đại Minh về tới Đoan Hùng - Phú Thọ. Nhng cũng
chỉ cần một khúc sông quê ấy thôi cũng đã tạo nên những nguồn cảm hứng bất tận
cho các thi sĩ rồi. Tôi cũng vậy, không hiểu sao mỗi lần về Thác, vừa nhìn thấy con
sông Chảy là lòng tôi lại nôn nao nh vừa chạm vào một cõi linh thiêng. "Làng ven
sông" đợc viết bằng thể thơ 5 chữ, có 5 khổ thơ, mỗi khổ 4 câu, tròn trịa 20 câu thơ,
nh một bức ký hoạ với 20 nét vẽ thanh mảnh có hồn, vẽ nên hình hài vừa cụ thể vừa
huyền ảo của vùng quê hạ lu sông Chảy.
Nói tới các làng mạc ven sông Chảy thì không thể nào không nói tới con sông
Chảy. Sông Chảy trớc đây có tên gọi là Trôi Thuỷ. Một con sông bé và ngắn thôi,
chảy qua địa phận Lào Cai, Yên Bái rồi nhập vào Sông Lô ở phủ Đoan Hùng. Tên
sông cũng bình dị: Sông Chảy. ừ thì sông nào mà chả chảy, nhng sông Chảy không
thể lẫn đợc với bất kể con sông nào và chính nó đã tạo nên hình hài, hồn cốt những
làng mạc ven sông và cả tâm hồn, tính cách của ngời sông Chảy. Có thể nói có một
vùng văn hoá sông Chảy mà ở đó có cả tính chất của :"Sơn" và của "Thuỷ".

Mở đầu bài thơ là hình ảnh con sông: "Gửi phù sa ở lại". Phù sa sông Chảy
đắp bồi nên những soi bãi và ngời Việt cổ đã biến những soi bãi này thành làng mạc
thành nơi quần c từ ngàn đời rồi. Sóng thì cứ vỗ nhẹ, bờ bãi thì mùa nối mùa tơi tốt
ngô khoai, và những con đò vẫn cứ nối đôi bờ. Cuộc sống thanh bình, êm đềm bình
dị cứ thế đời nối đời. Đò, thuyền sông Chảy trớc đây hoặc là đan bằng nứa dại, trát
sơn ta họăc đóng bằng gỗ nhng có điểm chung là đều nhỏ nhắn, nhẹ nhàng. Ngời
sông Chảy dù ở hai bên bờ sông nhng không có sự xa cách. Bên này có thể ới gọi,
trò chuyện với bên kia. Con đò không chỉ chở khách hoặc hoạt động vận tải, thơng
nghiệp mà còn đa ngời sang chơi, sang thăm nhau, còn để cho nam nữ gặp gỡ giao
duyên. Con đò chính là nhịp cầu nối những bờ vui. Trẻ con hai bên sông chơi chung
một bãi nổi giữa sông, hoặc đánh trâu vợt sông thả chung một bãi soi không hề có
khái niệm bên này, bên kia.
Có ba nghề sống chủ yếu của ngời sông Chảy, đó là nghề nông và nghề rừng,
nghề sông nớc cả ba nghề này đều gắn bó với con sông. Nghề nông trồng lúa nớc,
đỗ, ngô, lạc, vừng Ven sông Chảy có những cánh đồng lúa nổi tiếng nh Đại
Đồng, Chính Tâm, Ngọc Chấn Nhắc đến những cái tên đó là gợi ngay đến câu
thành ngữ "Gạo trắng, nớc trong". Tuy cha lột tả đợc hết hình ảnh cánh đồng của
làng ven sông nhng câu thơ:
"Ma giăng mờ cổ tích
Giọt vu vơ trên đồng
Giữa gió mùa Đông Bắc
Ngời đi cấy vui đồng"
Cũng đã chạm tới một chiều của vẻ đẹp độc đáo ấy.
Nghề rừng là nghề khai thác lâm thổ sản. Nhiều cửa rừng, bến sông đã trở
thành những tụ điểm sinh hoạt thơng nghiệp sầm uất nh chợ Ngọc, chợ Đồng Lạng,
chợ Phủ, vừa có tính chất đồng bằng lại vừa có tính chất miền núi, hiếm có ở Yên
Bái ngày nay.
Nghề sông nớc là nghề chở bè gỗ, nứa, song, mây, nâu, vỏ vợt Thác Bà, Thác
Ông về xuôi. Có những lái bè, thợ bè quanh năm xuôi ngợc, sống trên sông nớc là
chính, chỉ tết đến mới về đoàn tụ với gia đình.

Từ xa xa đã có câu ca dao:
" Còn tiền chợ Ngọc, chợ Ngà
Hết tiền thì lại Thác Bà, Thác Ông.
Có thể nói hình ảnh những ngời bè gỗ nứa dài hàng mấy chục mét lợn chảy
theo dòng nớc sông Chảy, là một hình ảnh không thể thiếu nếu ai đó muốn vẽ hình
ảnh con sông này.
Nguyễn Đức Long đã vẽ thật bình dị nhng cũng rất gợi:
Hối hả chuyến bè xuôi
Chở rừng về với biển
Trên sông Chảy hôm nay còn có một nghề mới nữa, đó là nghề nuôi cá lồng,
một kiểu làng nổi, một nhịp sống mới nhng vẫn mang nét bình dị, trữ tình. Nét vẽ
mới nhng lại rất hài hoà với nét vẽ cổ điển của làng ven sông:
"Thuyền chiều đầy cỏ lác
Bến sông bè cá lồng "
Với một sự bình dị: Ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh thơ bình dị, cho đến cái
"tôi" trữ tình của Nguyễn Đức Long cũng thật bình dị, nhng chính điều đó lại giúp
cho tác giả thể hiện đợc sự bình dị của một vùng quê hạ lu sông Chảy từ quá khứ tới
hiện tại. Ngoại cảnh ấy cũng là tâm cảnh. Đọc bài thơ ta có cảm giác nh đang lúc
nóng bức đợc uống một cốc nớc ma hứng từ những tàu cau, đựng trong những chum
sành, đậy nắp chum bắng những mo cau khô. Thơ ca kể cũng lạ có những cái rất vu
vơ thì lại nói đợc nhiều hơn những cái hiển ngôn.
Nguyễn Hiền Lơng
Đêm trăng Nà hẩu
Bá Khánh
Trăng vàng trên sờn núi
Thững thờ buông lùm cây
Mái nhà sơng giăng nhạt
Lấp loá trời sao đầy.
Xốn xang đờng về bản
Tiếng Sáo luồn trong mây

Khèn lá ai gọi bạn
Đàn môi ai tỏ bày.
Chén rợu nồng bếp lửa.
Sóng sánh giọt trăng đầy
Nào chén vui cùng cạn
Chén tình say ngất ngây.
Ai bắt hồn của đá
Ai trao vía của cây
Mà ngẩn ngơ đứng đó
Say một đêm trăng này.
Nà Hẩu 2001
I/ Vài nét về tác giả:
Tên khai sinh: Nguyễn Bá Khánh, bút danh: Bá Khánh.
Sinh 1946 - tại Thái Bình. Trình độ chuyên môn: Đại học Chính trị. Công tác nhiều
năm tại Yên Bái, nguyên là trởng ban Tuyên giáo huyện uỷ Văn Yên, Hội viên Hội
văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái.
Tác phẩm chính: Ngàn xanh (Tập thơ - in chung - NXBVHDT), Bài ca áo chàm
(Tập thơ NXBVH); Cõi đời thứ ba (Tập truyện NXBLĐ).
Bá Khánh đã nhiều năm công tác tại Văn Yên với những cơng vị công tác khác
nhau nhng có thể thấy ở cơng vị nào anh cũng rất gắn bó, rất yêu Văn Yên. Thơ anh
chủ yếu viết về làng bản, con ngời Văn Yên với một cảm xúc trữ tình bình dị nhng
không kém phần lãng mạn. Văn Yên đã trở thành vùng quê trong cuộc sống cũng
nh trong sáng tạo nghệ thuật của Bá Khánh.
II/ Gợi ý tìm hiểu bài thơ:
Bài thơ viết về Nà Hẩu một xã cao và xa nhất của huyện Văn Yên, là nơi sinh
sống của bà con dân tộc H'Mông, Dao. Tác giả chọn thời điểm đêm trăng, một thời
điểm mà không gian mang đầy tính trữ tình để từ đó mà tập trung nói về cuộc sống
tinh thần của con ngời vùng cao miền núi.
Bài thơ đợc viết theo thể thơ 5 chữ, với 4 khổ thơ, có cảnh vật, con ngời, vẫn
là những cảnh vật và con ngời dân tộc vùng cao đấy nhng nó lại có một cách nhìn,

một cách cảm nhận, khám phá và thể hiện riêng của Bá Khánh. Không thể lẫn với
"Tân Phợng" của Vũ Chấn Nam, "Khau Pạ" của Ngọc Loan, hay "Lên Túc Đán"
của Ngọc Bái.
Khổ 1: Trăng ở Nà Hẩu. Trăng thì chỉ có một trăng là của chung. ánh sáng
trăng thì ở đâu cũng thế. nhng khi ánh sáng ấy chiếu xuống mặt đất, thì lại tạo nên
những vẻ đẹp khác nhau.
Nếu ở đồng bằng ánh trăng thờng gắn với luỹ tre với cánh đồng lúa bát ngát
thì ở Nà Hẩu là:
Trăng vàng trên sờng núi
Thững thờ buông lùm cây.
Thấy "trăng vàng trên sờng núi" là cái nhìn từ xa, thấy trăng "thững thờ buông lùm
cây" là cái nhìn gần. Đêm có trăng, cảnh vật khúc xạ ánh trăng trở nên đẹp hơn. ở
miền núi không thể nào khác là núi rừng và cây cối, tiếc là ở đây thiếu một dòng
suối, hay một con thác đầu nguồn trong ánh trăng. Nhng cứ đòi hỏi thế thì vô cùng
lắm, và biết đâu lại là vô duyên nữa.
Khổ 2, 3: ánh trăng với con ngời. Ngời ở thành phố nhiều khi chỉ biết trăng
qua lịch, nhiều khi vô cảm với trăng còn ngời ở làng quê thì đêm trăng và ánh trăng
là ý nghĩa lắm. Những đêm có trăng khác hẳn với những đêm không trăng. Có một
nhịp sống khác, một không khí khác vào những đêm trăng sáng, và giả dụ nếu vì
một lý do thời tiết nào đó mà vào tuần trăng lại không có trăng sáng thì họ tiếc nuối,
ca cẩm nhiều lắm. ánh trăng với con ngời đồng bằng và miền núi vừa có những
điểm giống nhau, nhng cũng có những độc đáo khác nhau. Bá Khánh đã diễn tả đợc
cái riêng đó ở vùng cao:
Tiếng sáo luồn trong mây
Khèn lá ai gọi bạn
Đàn môi ai tỏ bày
Thanh niên nam nữ ở đâu cũng vậy, những đêm trăng sáng là những đêm hò
hẹn, thổ lộ tình yêu, hoặc chí ít cũng là trò chuyện vui vầy. Nhng ở vùng núi, dân
tộc thì những sự hò hẹn, mời gọi, tỏ bầy ấy có nét riêng. Họ nhờ tiếng sáo, điệu
khèn lá, tiếng đàn môi để nói lên lòng mình. Những nhạc cụ sáo, đàn, khèn mang

đặc trng dân tộc ấy không phải chỉ dùng trong nghệ thuật, trong các đêm hội mà có
đợc dùng trong cuộc sống hàng ngày nh một công cụ giao tiếp của con ngời với con
ngời. Tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng khèn những âm thanh kỳ diệu ấy trong đêm trăng
nó lại trở lên kỳ diệu hơn. Âm thành thấm đẫm ánh trăng làm cho âm thanh trở lên
lung linh, huyền ảo hơn. Những con đờng ở bản với những âm thanh kỳ diệu ấy, trở
nên xốn xang. Nó đã thành những con đờng tình của tuổi trẻ. Còn trong các ngôi
nhà thì đỏ lửa, quây quần trong cuộc vui. Chén rợu mời nhau có thêm độ nồng đợm
của lửa, huyền ảo của trăng, đầm ấm của tình ngời và niềm vui của cuộc sống mới:
Chén rợu nồng bếp lửa
Sóng sánh giọt trăng đầy
Nào chén vui cùng cạn
Chén tình say ngất ngây.
Uống rợu với bao nhiêu chất xúc tác nh thế thì say phải là "say ngất ngây", là
tiên tửu quá đi rồi.
Hai khổ thơ chỉ có một lần nhắc tới trăng, nhng rõ ràng đây là đêm trăng, vì
không có trăng sẽ không có cảnh ấy, ngời ấy. Cảnh ấy, ngời ấy, tình ấy là cái riêng
của đêm trăng sơn cớc rồi.
Khổ 4: Sự liên tởng, tởng tợng của tác giả có phần táo bạo. Say đắm ánh
trăng, tình tứ với nhau đâu chỉ có con ngời. Thiên nhiên cũng rung cảm và đắm say.
Nhà thơ nổi tiếng Xuân Diệu trớc đây có cái nhìn thật độc đáo: thiên nhiên cũng có
linh hồn, cũng có đôi lứa, cũng giao cảm mãnh liệt. Bá Khánh chắc là cũng có một
cảm quan nh vậy khi miêu tả thiên nhiên trong đêm trăng:
Ai bắt hồn của đá
Ai trao vía của mây
Mà ngẩn ngơ đứng đó
Say một đêm trăng này
Song khổ thơ này không chỉ nói về thiên nhiên mà nó còn nói tới nhân vật trữ
tình - chủ thể cảm xúc của bài thơ - trong cái đêm trăng ấy đã cảm nhận đợc hồn
của đá, vía của mây - cảm nhận đến độ ngẩn ngơ. Tác giả dùng đại từ "ai" đại từ
phiếm chỉ vừa tạo thêm tính chất h ảo, vừa tăng tính khái quát. Có lẽ không riêng

một ai, bất cứ ai đợc sống trong một đêm trăng sơn cớc nh thế cũng đều say đắm
đến ngẩn ngơ.
Với lối viết dung di nhng có chiều sâu của cảm xúc, với cái nhìn tinh tế và
giầu chất thơ Bá Khánh đã phần nào lột tả đợc cái thần của đêm trăng trên những
bản làng vùng cao.
Nguyễn Hiền Lơng
Thổ cẩm
Văn Thà
Em ngồi bên khung dệt
Tay đan sợi chỉ hồng
Con thoi đa theo nhịp
Nắng trời tràn mênh mông
Thổ cẩm dài thêm mãi
In vầng trăng lỡi liềm
Cánh hoa văn mầu tím
Núi giăng thành mờ xanh
Suối Thia trào dâng lên
Lúa mợt mà lợn sóng
Đất Mờng Lò nghìn năm
Điệu xoè mời tha thiết
Tay nâng tấm thổ cẩm
Thầm nhó về cha ông
ơn đất trời nhân hậu
ơn tình ngời bao dung
Văn chấn 1999
I/ Vài nét về tác giả:
Tên khai sinh Nguyễn Văn Thà, bút danh Văn Thà, sinh 1953 tại Hà Tây,
trình độ chuyên môn: Cao đẳng s phạm. Hội viên Hội văn học nghệ thuật Yên Bái.
Tác phẩm chính: Cô gái Mờng Lò (Tập thơ NXBVHDT)
Văn Thà đã nhiều năm dạy học tại Than Uyên, Văn Chấn. Cuộc đời dạy học và

sáng tác thơ làm cho Văn Thà thêm gắn bó máu thịt vời vùng quê núi này. Văn Thà
yêu mảnh đất, con ngời Văn Chấn, Nghĩa Lộ không phải bằng tình yêu của ngời lữ
khách đắm say một vùng đất lạ mà yêu bằng tình yêu của con ngời Văn Chấn,
Nghĩa Lộ với mảnh đất của mình, ruột thịt của mình. Có lẽ vì thế mà thơ Văn Thà
viết về Văn Chấn, Nghĩa Lộ có một xúc cảm riêng, sức hấp dẫn riêng. Bình dị mà
tha thiết, gợi mà lắng sâu. Bài thơ "Thổ cẩm" là một trong những bài thơ nh vậy.
II/ Gợi ý tìm hiểu bài thơ:
Bài thơ đợc viết bằng thể thơ 5 chữ, tất cả có 4 khổ thơ. Ba khổ thơ đầu nói về
thổ cẩm và dệt thổ cẩm. Khổ thơ kết bài thể hiện trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ
tình.
Ba khổ thơ đầu:
Thổ cẩm: một loại vải đợc dệt từ sợi bông; sợi dệt thổ cẩm có nhiều màu sắc khác
nhau và đợc dệt bằng khung dệt thủ công. Nhng nếu chỉ có vậy thì cha có gì đáng
nói. Điều đặc biệt là các hoa văn, các hoạ tiết của thổ cẩm đều mang tính cách điệu,
ớc lệ, thể hiệu thiên nhiên, cuộc sống con ngời, thể hiện bản sắc văn hoá của từng
dân tộc. Có thể nói thổ cẩm của từng dân tộc có những đắc trng riêng, mang văn
hoá, thẩm mỹ, đến tôn giáo, quan niệm nhân sinh, vũ trụ của từng dân tộc. Thổ cẩm
đợc làm từ bàn tay ngời con gái. Hình ảnh ngời con gái ngồi bên khung cửi dệt thổ
cẩm đã trở thành một biểu tợng của ngời con gái vùng cao.
Ba khổ thơ đầu Văn Thà đã thể hiện đợc điều đó: Sợi chỉ hồng đan dệt thành nắng
trời, sợi chỉ vàng thành vầng trăng, sợi chỉ xanh, chỉ tím thành núi, thành hoàng
hôn Nhng tác giả không chỉ nói chung nh thế, mà đây là thổ cẩm Thái Nghĩa Lộ,
Mờng Lò, Văn Chấn, nên từ những sợi chỉ màu, qua bàn tay ngời con gái Mờng Lò
còn có:
Suối Thia trào dâng lên
Lúa mợt mà lợn sóng
Đất Mờng Lò nghìn năm
Điệu xoè mới tha thiết.
Có thể nói hồn đất, hồn sông, hồn suối, đến cuộc sống lao động, văn hoá con
ngời thấm đợm vào tâm hồn ngời con gái Mờng Lò, Nghĩa Lộ, Văn chấn - và qua

đôi bàn tay mềm mại khéo léo đã tạo nên màu sắc, đờng nét hoa văn trên từng
vuông thổ cẩm. Thổ cẩm không phải chỉ đệp ở màu, ở sắc, ở hình, ở nét mà thổ cẩm
đẹp vì nó toát lên hồn sông , hồn núi và hồn con ngời miền núi.
Chính vì vậy mà tác giả đã kết bài thơ bằng cảm xúc:
Tay nâng tấm thổ cẩm
Thầm nhớ về cho ông
ơn đất trời nhân hậu
ơn tình ngời bao dung.
Cảm xúc này của Văn Thà không phải là cảm xúc của ngời lữ khách trầm trồ
trớc vẻ đẹp của thổ cẩm - muốn có một mảnh thổ cẩm làm kỷ niệm hay làm quà cho
ngời thân mà là cảm xúc của ngời trong cuộc. Có nh vậy mới thấy đợc đất trời nhân
hậu, tình ngời bao dung, và những sáng tạo văn hoá đã có từ lâu đời lặn chìm trong
từng vuông thổ cẩm.
Nguyễn Hiền Lơng
Lên Túc Đán
Ngọc Bái
Chọn ngày cuối năm lên Túc Đán
Thử xem tết nhất của ngời Mông
Dốc cao thăm thẳm vẫn còn dốc
Ma nhẹ trời buông lạnh nh không.
Ngời Mông "lù cở" đầy chất ngọn
Chợ xa mua sắm cũng chỉ vừa
Vất vả quanh năm chân đạp núi
Cỏ cây phóng túng gió mây thừa.
Quanh bếp lửa hồng ngồi vui chuyện
Bánh dầy thịt nớng chỉ vậy thôi
Ngày thờng đã rợu tết càng rợu
Đợc chúc mừng nhau đủ vui rồi.
Đêm xuống tiếng rừng làm bầu bạn
Khèn khuya vắt vẻo lng sờn non

Chừng nh núi cũng say tình tự
Thỉnh thoảng sơng rơi động góc vờn.
Thu cả vùng cao vào câu hát
Gập ghềnh đồi núi cũng hồn nhiên
Quả "Pao" ném đi rồi ném lại
Nh là mợn cớ để giao duyên.
Có gì níu chân ngời Túc Đán
Nào có còn đâu những bóng đa
Lau trắng giăng ngang nơng lúa cũ
Vẫn một vầng mây mấy nóc nhà.
I/ Vài nét về tác giả:
Nhà thơ Ngọc Bái tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Bái; bút danh: Ngọc Bái; sinh
năm 1945 tại Âu Lâu, Trấn Yên, Yên Bái'. Trình độ chuyên môn: Đại học văn hoá,
Đại học viết văn Nguyễn Du; Hội viên Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội nhạc sĩ Việt
Nam; Huy chơng vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; Nguyên là bộ đội
chống Mỹ, Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin, Chủ tịch hội văn học nghệ thuật Hoàng
Liên Sơn và Yên Bái.
Tác phẩm văn học chính:
+ Các tập thơ: Màu xanh con suối, Chùm quả mùa đầu, Trầm tĩnh cánh rừng, Thấp
thoáng bóng mình, Thạch thảo miền rừng, Thời áo lính, Những con đờng đất đã
qua, Đồng vọng ngõ phố xa, Gió ngoài cửa sổ, Trong trẻo trớc mùa thu, khoảng
lặng
+ Trờng ca: Lời cất lên từ đất
+ Tập truyện ngắn: Đá mồ côi.
Ngọc Bái sinh ra, lớn lên và trờng thành từ trên chính quê hơng Yên Bái.
Mảnh đất này đã nuôi dỡng và bồi đắp tâm hồn anh. Anh nh con ong cần mẫn hút
nhuỵ hoa lúa, hoa ngô, trên đồng bãi sông Hồng, hoa núi, hoa rừng để tạo nên
những giọt mật thơm thảo; anh nh con tằm ăn lá dâu xanh để nhả ra những sợi tơ
nhiều sắc màu dệt nên từng vuông thổ cẩm. Giọt mật thơm thảo, vuông thổ cẩm
nhiều sắc màu là biểu tợng cho một chân dung ngời văn Ngọc Bái. Chọn một bài

thơ để giới thiệu về Ngọc Bái quả là không thể đủ, nhất là cha phải đó đã là một bài
thơ hay nhất của anh. Nhng biết làm sao đợc, vì anh bao giờ cũng thích bình đẳng
với mọi ngời bạn dù anh xứng đáng là một cột cờ. Vả lại, do yêu cầu của nhà trờng
cần phải giới thiệu một bài thơ hay viết về Trạm Tấu và "Lên Túc Đán" đã thoả mãn
đợc yêu cầu đó.
II/ Gợi ý tìm hiểu bài thơ:
"Lên Túc Đán" đợc viết bằng thể thơ 7 chữ, có cái nền tự sự là kể lại một
chuyến lên Túc Đán vào dịp tết Mông (Ngời Mông ăn tết sớm hơn tết Nguyên Đán
của ngời Kinh; tết Mông vào dịp đầu tháng Chạp, đó là lúc mùa cũ đã xong, chuẩn
bị bớc vào mùa mới, phải ăn tết để kịp vào mùa. Đồng bào có kinh nghiệm xem hoa
Tớ dảy (hoa đào rừng) nếu hoa mới nở lác đác vài bông là chuẩn bị có ma xuân,
phải bắt đầu vụ mới ngay, nếu hoa Tớ dảy đã nở rộ là lo muộn, sợ làm không đợc
ăn. Song tự sự chỉ là cái nền, trên cái nền sự việc ấy nhà thơ đã thể hiện cảnh vật và
cuộc sống tinh thần, văn hoá, tính cách của ngời Mông.
Túc Đán là một xã thuộc huyện vùng cao Trạm Tấu, ở đó có 100% dân c là
ngời Mông, làng bản của họ trên những sờn núi, nhng lng dốc; ở đó sinh hoạt tinh
thần vẫn mang đậm chất văn hoá của dân tộc Mông. Cho nên nói về Túc Đán cũng
có nghĩa là nói về ngời Mông nói riêng và cả miền Tây Bắc hùng vĩ và trữ tình nói
chung.
Xét về kết cấu: Bài thơ có 6 khổ thơ, nếu tách riêng mỗi khổ đã đứng thành
một bài thất ngôn tứ tuyệt, nếu ghép hai khổ lại đợc một bài bát cú, còn nếu ghép cả
6 khổ sẽ là một bài trờng thiên. Trờng thiên nhng vẫn có một kết cấu khá chặt nh
kiểu kết cầu 4 phần: Đề, thực, luận, kết của một bài thơ theo luật đờng.
- Khổ 1 (đề) giới thiệu về không gian, thời gian
- Khổ 2, 3 (Thực) nói về cảnh sắc
- Khổ 4, 5 (Luận) nói về con ngời.
- Khổ 6 (Kết) gói ý toàn bài và mở ra nhiều liên tởng, suy ngẫm
Bây giờ ta lần lợt đi theo bớc đi của tác giả mà xem xét từng khổ thơ.
Khổ 1: Thời điểm nhà thơ đến với Túc Đán là cuối năm, là tết Mông (tức là
vào khoảng đầu tháng Chạp,( ở một số vùng Mông bà con vẫn có tục ăn tết gần cả

tháng, mỗi ngày ăn tết ở một nhà). Từ yếu tố thời gian ấy, không gian đợc mở ra:
"Dốc lên thăm thẳm vẫn còn dốc
Ma nhẹ trời buông lạnh nh không"
Đặt câu thơ này bên cạnh những câu thơ "đèo dốc" khác:
- "Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo"
(Hồ Xuân Hơng)
- "Bớc tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
(Bà huyện Thanh Quan)
- "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Quang Dũng)
Không dám nói là câu nào hay hơn câu nào, dốc nào cao hơn dốc nào nhng
câu thơ "đèo dốc" của Ngọc Bái vẫn có một nét riêng. "Dốc cao thăm thẳm", " thăm
thẳm" thờng đi với "sâu": Sâu thăm thẳm. Nhà thơ dùng "thăm thẳm" thay cho "chót
vót", hoặc "vời vợi" thì vừa nói dốc lại nói đợc cả vực, vừa diễn tả cái cảm giác nhìn
lên dốc thấy vô cùng nh nhìn xuống một cái vực không đáy. Nhng câu thơ còn hay
ở cái ý láy lại: "Vẫn còn dốc". Đã cao thăm thẳm rồi nhng đã hết dốc đâu, vẫn còn
và còn cao hơn nữa. Nhịp thơ 4/3 ở câu thơ này đã góp phần tăng cờng cho cái ý đó.
Còn "Ma nhẹ trời buông lạnh nh không". Trớc hết ta thấy đây là một so sánh.
Trong dân gian khi nói về giá lạnh cũng thờng dùng so sánh nhng thờng so sánh độ
lạnh với những cảm giác vật chất của cơ thể nh: Lạnh buốt nh kim châm, nh cắt da,
cắt thịt. Đó là hiển ngôn. Còn ở đây Ngọc Bái lại so sánh với "không" (từ có ý nghĩa
phủ định). Phải chăng: lạnh mà không lạnh, có mà không ? Leo dốc cao đến bở hơi
tai, đến toát mồ hôi thì còn biết đâu là lạnh. Lạnh thì vẫn lạnh nhng ngời Mông đã
quen rồi, quen với khắc nghiệt của thời tiết rồi, nh không thôi mà. "Nh không thôi
mà" câu nói ấy có lần tôi đợc nghe kèm với cái cời chơi chơi. Đó là một hàm ý.
Bốn khổ thơ tiếp theo: Những gì nhà thơ thấy, cũng là khung cảnh tết nhất
của ngời Mông. Nếu nh là văn xuôi hẳn phải tả đến vài ba trang giấy, còn ở đây là

thơ nên nó chỉ cần vài ba hình ảnh. "Lù cở đầy chất ngọn", cái "Lù cở" một vật
dụng đan bằng tre nứa, dùng để gùi hàng, đeo lù cở cũng giống nh đeo ba lô. Lù cở
gắn bó mật thiết với cuộc sống của ngời Mông. Ra khỏi nhà đi nơng, đi chợ đều có
cái lù cở trên lng. Ngày thờng nó đựng lúa, đựng ngô, đựng rau còn ngày tết thì nó
đựng hàng tết mua từ chợ huyện về. Hình ảnh "Lù cở đầy chất ngọn" cho thấy sắm
tết nh thế cũng khá, ăn tết nh thế cũng to. Nhng cả cái tết của một gia đình "cõng"
đợc ở trên lng, vì:"Chợ xa mua sắm cũng chỉ vừa".
Tôi thích câu thơ: " Vất vả quanh năm chân đạp núi
Cỏ cây phóng túng gió mây thừa"
Nó không chỉ nói cái ý vất vả quanh năm rồi giờ tết về là lúc nghỉ ngơi, vui chơi, ăn
tết. Tôi thích vì những hình ảnh: "Chân đạp núi", "Cỏ cây phóng túng", "Gió mây
thừa" nó gợi lên nhiều về cuộc sống, về tính cách của ngời Mông. Và đây nữa
không khí của một cái tết Mông:
Quanh bếp lửa hồng ngồi vui chuyện
Bánh dầy thịt nớng chỉ vậy thôi
Ngày thờng đã rợu tết càng rợu
Đợc chúc mừng nhau đủ vui rồi.
Vật chất đâu phải là "sơn hào, hải vị", chỉ bánh dầy, thịt nớng. ăn uống ngày
tết cũng có khác ngày thờng là mấy; tơi hơn, nhiều hơn một chút, "rợu" hơn một
chút nhng vẫn là "quanh bếp lửa hồng"; song nó vẫn có một không khí khác, đó là
không khí tết, đó là: "Đợc chúc mừng nhau đủ vui rồi". Thì ra là vậy tết đến đâu chỉ
là chuyện ăn chuyện uống. Tết đến là đem một không khí tinh thần khác, ngời ta
nhớ, nhớ về cội nguồn, tổ tiên, quá khứ; ngời ta mong, mong những điều tốt lành,
ngời ta chúc, chúc những điều may mắn. Điều ấy giản dị nh ánh lửa, mà cũng bền
vững thiêng liêng nh ánh lửa. Dân tộc nào mà chả có ngọn lửa thiêng ấy.
Những ngời già cả thì hay ngồi bên bếp lửa nh vậy, còn những ngời trẻ tuổi
thì tết còn là ngày hội của tình yêu:
Khèn khuya vắt vẻo lng sờn non
Chừng nh núi cũng say tình tự
Thu cả vùng cao vào câu hát

Gấp ghềnh đồi núi cũng hồn nhiên
Quả "Pao" ném đi rồi ném lại
Nh là mợn cớ để giao duyên.
Ngời Mông có đặc tính rất say sa văn nghệ tiếng khèn, tiếng sáo, luôn quyện
với tuổi trẻ trong những ngày tết. Chàng trai Mông nào không biết thổi khèn thì con
gái không yêu. Khèn Mông có nhiều loại, trong đó khèn lá là một loại nhạc cụ độc
đáo. Ngời đứng tuổi không thổi khèn lá, còn nam nữ thanh niên thì trong những
ngày tết ngày hội, ngày chợ thổi khèn lá để hẹn hò, để bày tỏ nỗi niềm. Nghe tiếng
khèn lá, ngời nghe biết ngời thổi nói gì, và cũng bứt một chiếc lá thổi để trả lời. Nh
vậy có thể nói khèn lá là một loại nhạc cụ dùng để thông tin, để trao duyên, để bày
tỏ tình cảm của con trai, con gái Mông. Ngời từ núi này có thể gọi ngời từ núi khác
nhờ âm thanh của tiếng Khèn. Tiếng Khèn "vắt vẻo" bắc cầu để con ngời vợt qua
mọi sự cách trở. Chơi ném Pao cũng vậy, vừa là một trò chơi ngày tết nhng cũng là :
"Mợn cớ để giao duyên".
Anh ném Pao, em không bắt
Em không yêu, quả Pao rơi rồi
(Dân ca Mông)
Cô gái Mông đã hát nh vậy đấy. Tìm hiểu dân ca Mông ta thấy có nhiều loại:
tiếng hát cúng ma, tiếng hát đánh giặc, tiếng hát than thân, tiếng hát ru con, tiếng
hát lao động và đặc biệt là tiếng hát tình yêu. Thanh niên nam nữ mợn mùa xuân,
mợn cỏ, cây, hoa, lá, chim, thú để bày tỏ tình cảm:
Trời đã sang xuân, cái gì gọi xuân về ?
Chim "dì li" vẫy đuôi kêu ríu rít gọi xuân về
Nó bay chập chờn trên đỉnh núi
Mình chẳng có lòng thì thôi
Có lòng, mình tiễn ta đi thêm một quãng lối
Nếu thật tình thiết tha
Thì vui vẻ theo ta về làn vụ xuân kẻo muộn.
(Dân ca Mông)
Tất cả những điều đó đợc Ngọc Bái thể hiện trong câu thơ:

"Thu cả vùng cao vào câu hát
Gập ghềnh đồi núi cũng hồn nhiên".
Chính tiếng hát tình yêu trong ngày xuân, làm cho đất trời thêm xuân, cho
con ngời thêm yêu cuộc sống, vì họ đã hát những lời:
Hát không hát lời nặng
Hát không hát tiếng đau
Hát để ngời già không ghét
Hát theo đờng vui, không hát đờng buồn
(Dân ca Mông)
ở đây cảnh đất trời trong mùa xuân cũng thật diệu huyền. Mùa xuân không
chỉ con ngời biết giao cảm mà vạn vật cũng biết giao cảm với nhau:
Chừng nh núi cũng say tình tự
Thỉnh thoảng sơng rơi động góc vờn.
Khi thể hiện cảnh vật và con ngời vùng cao, Ngọc Bái có nhiều sáng tạo:
"Khèn khuya vắt vẻo", "Núi say tình tự", "Thu cả vùng cao vào câu hát". Nhờ đó mà
tiếng khèn, câu hát có hồn hơn.
Khổ thơ kết bài:
Có gì níu chân ngời Túc Đán
Nào có còn đâu những bóng đa
Lau trắng giăng ngang nơng lúa cũ
Vẫn một vầng mây mấy nóc nhà.
"Nào có còn đâu những bóng đa", tiếng Mông "Túc Đán" có nghĩa là "đa", những
cây đa. Lên Túc Đán hôm nay không còn thấy "đa" nhng lại vẫn là:
Lau trắng giăng ngang nơng lúa cũ
Vẫn một vầng mây mấy nóc nhà.
Cuộc sống đúng là đã có những đổi thay nhng cũng còn nhiều cái cha đổi
thay. Túc Đán hôm nay đã có một gơng mặt mới rồi, khác rồi nhng mới chỉ khác
thôi, còn thiếu thốn lắm, còn cần nhiều thứ lắm. "Có gì níu chân ngời Túc Đán" ?
Cả khổ thơ là một sự bùi ngùi chia sẻ của nhà thơ. ừ thì cuộc sống cũng có cái phải
níu giữ lại đó là những bản sắc văn hoá nhng cũng cần phải đa những bản sắc ấy lên

một tầm cao mới.
Bên cạnh yếu tố hình ảnh, thì yếu tốc nhạc điệu cũng tạo nên sức sống của
bài thơ. Nhịp thơ 4/3 tạo sự cân đối ở từng câu thơ; sự luân phiên Bằng - Trắc một
cách đều đặn ở những âm tiết cuối dòng tạo nên âm hởng trầm bổng đều đặn, nhịp
nhàng. Nhịp thơ và sự phối hợp bằng trắc đã tạo nên chất nhạc nhẹ nhàng, êm ái,
khoan thai, du dơng, bảng lảng diễn tả không khí thanh bình, trữ tình, yên ả của
thiên nhiên bản làng vùng cao mỗi dịp tết đến, xuân về và đó cũng là âm điệu của
trái tim, âm điệu cảm xúc của nhân vật trữ tình khi lên với Túc Đán.
Đọc "Lên Túc Đán" ta nh đợc sống, đợc hoà điệu với không khí mùa xuân,
không khí tết của núi, của ngời Túc Đán. Đọc "Lên Túc Đán" ta nh đang đặt trên lỡi
mình giọt mật thơm thảo, hơng vị của nó cứ thấm dần, thấm dần nhẹ, êm mà lắng
đọng. Đọc "Lên Túc Đán" ta nh trút đợc bộ com lê, cà vạt mà khoác vào mình tấm
áo Thổ Cẩm, ta muốn đợc nh chàng trai, cô gái Mông ngắt là làm khèn.
Nguyễn Hiền Lơng

×