Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG - 04 MÔN: SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.58 KB, 4 trang )

NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG - 04
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 60 phút – 40 câu
Hãy tô vào câu trả lời đúng nhất: (phiếu trả lời trắc nghiệm)
Câu 1: Trong một quần thể giao phối, tần số A = 0,6; a = 0,4 cấu trúc di truyền của quần
thể ở trạng thái cân bằng là:
A. 0,36 aa : 0,48 Aa : 0,16 AA. B. 0,41 AA : 0,58 Aa : 0,01 aa.
C. 0,60 AA : 0,40 aa. D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
Câu 2: Ở bò, lông đen là trội so với lông vàng. Trong một đàn bò, lông đen đồng hợp chiếm
64% . Tần số tương đối của các alen trong quần thể cân bằng là :
A. p = 0,2; q = 0,8 B. p = 0,8; q = 0,2 C. p = 0,4; q = 0,6 D. p = 0,6; q = 0,4
Câu 3: Ở bò, lông đen là trội so với lông vàng. Trong một đàn bò, lông đen chiếm 64%
và lông vàng chiếm 36%. Tỷ lệ bò đen đồng hợp trong quần thể cân bằng là :
A. 16% B. 36% C. 48% D. 64%
Câu 4: Một trong những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec là:
A. Có sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên .
B. Có sự tác động của quá trình đột biến.
C. Có sự giao phối tự do trong quần thể. D. Có sự di nhập gen.
Câu 5: Điều kiện để một đột biến alen lặn biểu hiện thành kiểu hình
A. Nhờ quá trình giao phối
B. Không bị alen trội bình thường át chế
C. Quá trình giao phối và thời gian cần thiết để alen lặn xuất hiện ở trạng thái dị hợp
D. Quá trình giao phối và thời gian cần thiết để alen lặn có điều kiện xuất hiện ở trạng
thái đồng hợp
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Giao phối tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
B. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể.
D. Giao phối trung hòa các đột biến có hại
Câu 7: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là


A. Tế bào. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Cá thể.
Câu 8
:


Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới:
A. Cách li sinh sản B. Cách li địa lý
C. Cách li sinh thái D. Cách li di truyền
Câu 9: Nhân tố gây biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể là:
A. Đột biến B. Giao phối
C. Chọn lọc tự nhiên và sự cách li D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 10: Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt hai loài giao phối có
quan hệ thân thuộc:
A. Tiêu chuẩn di truyền B. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh
C. Tiêu chuẩn hình thái D. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
Câu 11: Thích nghi kiểu hình còn được gọi là:
A. Thích nghi địa lý B. Thích nghi sinh thái
C. Thích nghi sinh sản D. Thích nghi di truyền
Câu 12: Quá trình hình thành loài mới là quá trình lịch sử cải biến thành phần
(H: kiểu hình, G: kiểu gen) của quần thể ban đầu theo hướng (F: phức tạp, N:
NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập
thích nghi) tạo ra (I: kiểu hình mới, K: kiểu gen mới) cách ly (L: địa
lý, S: sinh sản) với quần thể gốc:
A. H, F, I, L. B. G, N, K, S. C. G, F, I, L. D. H, N, K, A.
Câu 13: Thể song nhị bội là cơ thể có:
A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n
B. Tế bào mang bộ NST tứ bội (4n)
C. Tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau
D. Tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa bộ phận từ loài bố và nửa kia nhận từ loài
mẹ, bố và mẹ thuộc hai loài khác nhau

Câu 14: Thể đột biến là:
A. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình.
B. Những biến đổi trong ADN hoặc nhiễm sắc thể.
C. Những biến đổi trong cấu trúc của prôtêin.
D. Những tế bào mang đột biến.
Câu 15: Đột biến gen là những biến đổi về:
A. Trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần các cặp nucleotít.
B. Trình tự sắp xếp, số lượng, cấu trúc của nucleotít.
C. Trình tự sắp xếp, thành phần, cấu trúc nu.
D. Trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần nu.
Câu 16 : Tính chất của đột biến gen là:
A. Không đồng loạt, không định hướng và đột ngột
B. Đồng loạt, không định hướng, đột ngột
C. Đồng loạt, có định hướng, đột ngột
D. Đồng loạt, có định hướng, không đột ngột
Câu 17: Đột biến gen thuộc kiểu đột biến tiền phôi xảy ra khi:
A. Tế bào sinh dưỡng bị đột biến rồi nguyên phân phát triển đột biến
B. Tế bào hợp tử nguyên phân một số lần đầu tiên phát sinh ra đột biến đi vào tế bào phôi
C. Giao tử đực tham gia thụ tinh D. Giao tử cái tham gia thụ tinh
Câu 18: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen:
A. Mất 1 cặp nuclêôtit B. Thêm 1 cặp nuclêôtit.
C. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X D. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit.
Câu 19: Một gen có 9.10
5
đv.C. Do đột biến gen bị mất đi một bộ ba mã hoá. Vậy, chuỗi
polipeptit được tổng hợp từ gen đột biến có số axit amin là:
A. 499 axit amin B. 498 axitamin C. 497 axit amin D. 398 axitamin
Câu 20: Vai trò của thường biến là:
A. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
C. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá.

C. Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá.
D. Làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
Câu 21: Tính trạng có mức phản ứng hẹp:
A. Số lượng hạt trên bông lúa B. Sản lượng sữa .
C. Tỉ lệ bơ trong sữa. D. Số trứng gà đẻ trong năm .
Câu 22: Trong kĩ thuật ADN cấy gen, enzim cắt và nối được sử dụng để cắt và nối 2
phân tử ADN cho và nhận là:
A. ADN polimerza và restrictaza B. ADN restrictaza và ligaza
C. ADN helicaza và ligaza D. ADN tôpôizômeraza và Amilaza
NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập
Câu 23: Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh
vật:
A. Ưu thế lai
B. Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng quý
C. Lai giữa loài đã thuần hoá và loài hoang dại
D. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý - hoá học
Câu 24: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:
A. Prôtêin B. Axit nuclêic
C. Prôtêin và axit nuclêic D. Prôtêin, carbon hydrat và axit nuclêic
Câu 25: Tính đa dạng và đặc thù của các đại phân tử sinh học là do:
A. Cấu tạo phức tạp. B. Có khối lượng lớn
C. Cấu trúc đa phân. D. A, B và C đều đúng.
Câu 26: Sự sống di cư từ dưới nước lên ở cạn vào:
A. Kỉ Cambri B. Kỉ Xilua C. Kỉ Đêvôn D. Kỉ Than Đá
Câu 27 : Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
A. Bọ cạp tôm B. Nhện C. Cá chân khớp và da gai D. Tôm ba lá
Câu 28: Sự phát triển của sâu bọ bay trong kỉ Giura tạo điều kiện cho:
A. Cây hạt trần phát triển mạnh
B. Xuất hiện bò sát bay ăn sâu bọ
C. Sự xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim

D. Sự chuyển từ lưỡng cư thành các bò sát đầu tiên
Câu 29: Lí do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỉ Thứ ba là:
A. Khí hậu lạnh đột ngột là thức ăn khan hiếm
B. Bị sát hại bởi thú ăn thịt
C. Bị sát hại bởi tổ tiên loài người
D. Cây hạt trần phát triển không cung cấp đủ thức ăn cho bò sát khổng lồ
Câu 30: Dạng vượn người nào dưới đây sống ở Đông Nam Á:
A. Vượn, Đười ươi B. Tinh tinh C. Gôrila D. A và B đúng
Câu 31: Việc chứng minh người có nguồn gốc động vật dựa vào:
A. Bằng chứng về giải phẫu so sánh.
B. Bằng chứng phôi sinh học
C. Bằng chứng về hiện tượng lại tổ, sự tồn tại của các cơ quan thoái hoá.
D. Tất cả các bằng chứng trên.
Câu 32: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của vượn người là:
A. 46 B. 48 C. 44 D. 42
Câu 33: Trong quá trình phát triển phôi của người có giai đoạn có đuôi, có lông mao.
Đó là bằng chứng về:
A. hiện tượng lại tổ. B. cơ quan tương tự
C. nguồn gốc động vật của loài người. D. cơ quan thoái hoá.
Câu 34: Bộ não người trong giai đoạn phát triển của phôi có 5 phần như não ở cá, thuộc
tháng nào trong thai nhi:
A. 1 tháng B. 2 tháng C. 3 tháng D. 5-6 tháng
Câu 35: Người tối cố là:
A. Nêanđectan B. Pitêcantrôp C. Xinantrôp D. B và C đúng
Câu 36: Bàn tay người đã trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động dưới
tác dụng của:
A. Dáng đi thẳng
NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập
B. Cột sống cong hình chữ S và bàn chân có dạng vòm
C. Đời sống tập thể, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm

D. Săn bắn và chăn nuôi
Câu 37: Dáng đi thẳng người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người:
A. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển
B. Lồng ngực chuyển thành dạng uốn cong hình chữ S
C. Bàn chân có dạng vòm
D. Bàn tay được hoàn thiện dần
Câu 38: Những biến đổi trên cơ thể vượn người hoá thạch là kết quả:
A. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ Thứ 3
B. Lao động, tiếng nói, tư duy
C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động mục đích
D. Quá trình tích lũy các đột biến, biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C âu 39: Một số bệnh tật ở người do đột biến gen trội như:
A. Mù màu, máu chảy khó đông, hói đầu.
B. Bạch tạng,điếc di truyền, câm điếc bẩm sinh
C. Xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn
D. Bạch tạng, máu khó đông, dính ngón tay 2 và 3.
Câu 40: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A. gen qui định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
B. gen qui định các tính trạng giới tính nằm trên các NST thường.
C. gen qui định các tính trạng thường nằm trên NST Y.
D. gen qui định các tính trạng thường nằm trên NST X.
ĐÁP ÁN ĐỀ 04
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1
4
15 16 17 18 19 20
D B A C D B D D D A B B C A D A B D B A
Câu 21 22 23 2
4
25 26 27 28 29 30 31 32 33 3
4

35 36 37 38 39 40
C B D C C B B B A A D B C A D A A D C A

×