Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

mẫu bìa báo cáo kết quả duy trì PCGD 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.98 KB, 12 trang )

UBND XÃ ĐẠ M’RÔNG
BAN CHỈ ĐẠO PHỔ CẬP GIÁO DỤC
___________________
Số: /BC-BCĐPC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________________
Đạ M’Rông, ngày 07 tháng 10 năm 2009
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm 2009
- Căn cứ Điều 24, 25, 26 của Nghị định số: 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm
2001 của Thủ tướng Chính phủ V/v: Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Căn cứ Quyết định số: 26/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 07 năm 2001 của
Bộ Giáo dục & Đào tạo V/v: Ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận
phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương, Ban chỉ đạo
phổ cập giáo dục THCS xã Đạ M’Rông báo cáo quá trình thực hiện các mục tiêu phổ cập
giáo dục trung học cơ sở năm 2009 như sau:
Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI,
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC
I. Đặc điểm tình hình.
1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế - xã hội.
Xã Đạ M’rông là một xã vùng sâu vùng xa, đã được hình thành và phát triển trong
nhiều năm, chính thức từ năm 2005, trước năm 2005 là xã Đầm Ròn. Xã Đạ M’rông có
tổng diện tích tự nhiên 5711,62 ha giáp danh với 03 xã và 01 tỉnh đó là:
+ Phía Đông giáp xã Đạ Tông;
+ Phía Nam giáp xã Rô men;
+ Phía Tây giáp xã Đạ Rsal;


+ Phía Bắc giáp sông Krông Nô – Tỉnh Đắk Lắk,
Đường giao thông vừa được Đảng chính quyền nhà nước tu sửa làm mới.
- Đặc điểm về kinh tế - xã hội:
Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào
phát triển kinh tế nông nghiệp là chính. Trình độ văn hoá của nhân dân còn thấp, chưa
chuyển biến theo kịp xu thế phát triển chung của xã hội do đó mức sống của nhân dân còn
thấp, Bình quân lương thực đầu người: 1015 kg/ người / năm. Hiện tại xã Đạ M’rông có
dân cư phân bố rải rác ở các vùng khác nhau Dân số có 665 hộ với 3660 nhân khẩu,
trong đó dân tộc tại chổ 645 hộ/3620 nhân khẩu, gồm 06 thôn được chia làm 13 xóm; có
02 dân tộc chính là Cil và M’Nông theo 02 đạo chính là Thiên chúa giáo và Tin lành. Dân
tộc thiểu số chiếm trên 96,9% dân số, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn, điều kiện sản xuất thô sơ chưa áp dụng đại trà về các tiến bộ KHKT đa số là
dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên (dân tộc Cil, M’nông).
1
Nhờ có đường lối sáng suốt đúng đắn của Đảng các cấp, với sự đoàn kết nhất trí
cao của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong toàn xã, kết hợp với sự chịu thương chịu
khó cần cù lao động sản xuất của nhân dân trong xã là những yếu tố cơ bản thúc đẩy kinh
tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững và ổn
định.
2. Đặc điểm về truyền thống cách mạng, văn hóa, giáo dục
Ban văn hoá xã phối hợp với các ban, ngành liên quan của xã cũng như cấp trên tổ
chức nhiều mặt hoạt động như tuyên truyền phổ biến các chủ trương đường lối, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như phản ảnh tình hình KTXH- ANQP
của địa phương. Hình thức tuyên truyền bằng âm thanh loa máy, băng rôn, khẩu hiệu
tuyên truyền vào các ngày lễ hội như ngày 03/2 thành lập Đảng CSVN; ngày 26/3 ngày
thành lập Đoàn TNCSHCM, ngày 30/4 ngày giải phóng Miền Nam; ngày 19/5 ngày sinh
nhật Bác, tiếp đón các đoàn thanh tra kiểm tra. . . . và các ngày lễ lớn trong năm. Đặc
biệt là công tác tuyên truyền nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá mới ở địa phương và
các hoạt động bổ ích khác luôn được nhân dân hưởng ứng.
Về công tác xây dựng gia đình văn hoá: toàn xã có : 651 hộ được công nhận gia

đình văn hoá đạt tiêu chuẩn văn hoá, đến nay toàn xã đã công nhận 05 thôn được công
nhận thôn buôn văn hoá và 01 thôn cấp trên thẩm định xây dựng quy ước là thôn văn hoá,
phong trào hoạt động văn hoá văn nghệ TDTT đã được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình
gắn liền với việc tăng cường xây dựng bảo vệ nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Về công tác truyền thanh cơ sở : Hệ thống truyền thanh không dây của xã do đã
bị hư trong thời gian gần 04 tháng (từ tháng 07 đến 11/2009) và đồng thời cán bộ TT của
xã được cử tham gia lớp khuyến nông trên Đà lạt nên việc hoạt động cung cấp thông tin,
cũng như tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật nhà
nước, cũng như các thông tin thời sự nóng hổi trong và ngoài nước, các trang tin địa
phương cho bà con nhân dân rất nhiều khó khăn, bất cập chưa được duy trì hoạt động
thường xuyên.
- Truyền thống giáo dục, điển hình về giáo dục, phong trào giáo dục hiện nay, phát
triển của giáo dục.
Toàn xã có 04 trường học cho 03 cấp học với tổng số : 1260 học sinh.
Công tác giáo dục nhìn chung các cấp học, việc duy trì sỹ số tương đối tốt. Về đội
ngũ giáo viên luôn giữ tư cách tác phong của nhà giáo, trường lớp ngày một khang trang
hơn, cơ sở vật chất dạy và học ngày càng khá đầy đủ hơn so với những năm trước đây.
Nhìn chung về lĩnh vực giáo dục ngày càng được Cấp uỷ, chính quyền quân tâm hơn như
nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 tổ chức toạ đàm cho giáo viên và các cựu giáo chức
đã cống hiến trong ngành và nhiều các hoạt động khác cũng thường xuyên được quan
tâm.
*. Trường Mầm Non Đạ M’Rông:
- Tổng số lớp học: 09 lớp.
- Tổng số CBCNV : 13 đ/c (Trong đó BGH : 02 đ/c).
- Nhân viên phục vụ : 02 đ/c.
- Giáo viên đứng lớp : 09 đ/c.
- Tổng số cháu huy động đầu năm học 2009-2010 : 249 cháu.
*. Trường Tiểu Học Dơng Jri :
- Tổng số lớp học: 08 lớp.
- Tổng số CBCNV: 16 đ/c (Trong đó BGH : 01 đ/c).

- Nhân viên phục vụ : 04 đ/c.
- Giáo viên đứng lớp : 11 đ/c.
- Tổng số học sinh huy động đầu năm học 2009-2010 : 192 học sinh.
2
*. Trường Tiểu Học Đạ M’Rông:
- Tổng số lớp học: 15 lớp.
- Tổng số CBCNV: 22 đ/c (Trong đó BGH : 02 đ/c).
- Nhân viên phục vụ : 04 đ/c.
- Giáo viên đứng lớp : 15 đ/c.
- Tổng số học sinh huy động đầu năm học 2009-2010 : 424 học sinh.
*. Trường THCS Đạ M’Rông:
- Tổng số lớp học: 13 lớp.
- Tổng số CBCNV : 30 đ/c
- Trong đó
+ BGH : 02 đ/c.
+ Nhân viên phục vụ : 04 đ/c.
+ Giáo viên đứng lớp : 24 đ/c.
- Tổng số học sinh huy động đầu năm học 2009-2010 : 395 học sinh.
II. Thuận lợi và khó khăn
1. Thuận lợi:
Công tác giáo dục những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Cơ sở trường
lớp ngày càng được củng cố và phát triển. Đội ngũ giáo viên hầu hết đã đạt chuẩn, đáp
ứng được nhu cầu về giáo dục trên địa bàn toàn xã.
Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, trong
việc nâng cao trình độ dân trí. Hàng năm Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục của xã kết hợp với
thôn trưởng các thôn giúp đỡ giáo viên trong việc điều tra trình độ văn hoá, vận động học
viên ra học (các lớp học linh hoạt, các lớp phổ cập). Các ban ngành trong địa phương
như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ Quốc đã giúp đỡ nhà
trường vận động con em trong độ tuổi ra các lớp học phổ thông, các lớp BTVH THCS do
đó duy trì lớp học từ 2 lớp đến 3 lớp .

Đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban chỉ đạo phổ cập giáo
dục Huyện, Phòng Giáo dục Đam Rông đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt giúp cho nhà
trường duy trì được lớp học và hoàn thành công tác phổ cập Giáo dục THCS tại địa
phương.
Đối với nhà trường cố gắng khắc phục khó khăn (bố trí lớp học, phân công cán bộ
giáo viên thực hiện vận động các em ra lớp, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, SGK, vở, bút
viết, ). Đồng thời phân bổ giáo viên có tinh thần tự giác ý thức trách nhiệm, đúng chuyên
môn ra đứng lớp và chủ nhiệm lớp, ngoài ra kết hợp với hội phụ huynh, các ban ngành
đoàn thể quan tâm đến công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ các gia đình còn gặp nhiều
khó khăn động viên học sinh đến lớp đầy đủ, giảm bớt số trẻ bỏ học và trẻ đúng tuổi chưa
được đến trường.
Quy mô trường lớp có chuyển biến theo từng thời gian:
Trước năm 2003 là phân trường của trường THPT Đạ tông, học nhờ tại trường
Tiểu học Đầm Ròn, nay là TH Đạ M’rông.
Năm 2003 – 2004 Trường được thành lập cấp I, II. Hiện xã đã thành lập được 02
trường Cấp I và một trường cấp II.
Tổng số lớp cấp II năm 2003 – 2004 là: 05 lớp/ 144 học sinh.
Năm 2004 – 2005 Trường có 8 lớp/ 243 học sinh
Năm 2005 – 2006 Trường có 8 lớp/ 243 học sinh
Năm 2006 – 2007 Trường có 10 lớp/ 351 học sinh
Năm 2007 – 2008 Trường có 12 lớp/ 358 học sinh
Năm 2008 – 2009 Trường có 12 lớp/ 365 học sinh
Năm 2009 – 2010 Trường có 13 lớp/395 học sinh
3
2. Khó khăn:
Xã Đạ M’rông là xã khó khăn về cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục, đa số dân
tộc thiểu số trình độ văn hoá còn thấp, kinh tế chưa phát triển, nhiều gia đình còn mải làm
ruộng, làm rẫy, nên chưa quan tâm quản lý con cái trong việc học tập, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến việc phát triển đời sống dân trí ở địa phương. Dân cư phân bố rộng, gây
khó khăn cho việc huy động học viên đến lớp và điều tra trình độ dân trí.

Tuy nhin một số bộ phận không nhỏ trong nhân dân chưa có ý thức cao về xã hội
hoá giáo dục, nên cũng ảnh hưởng tới việc phổ cập THCS trên địa bàn. Nhiều gia đình
chưa nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, do đó còn ỉ lại cho cán bộ và
nhà nước, chưa thực sự quan tâm giúp đỡ con em trong học tập, số học sinh vào học chưa
đúng độ tuổi còn chiếm tỷ lệ khá cao. Đảng Uỷ lãnh đạo, chính quyền tổ chức và điều
hành nhưng cơ quan chuyên trách lại là nhà trường do đó các biện pháp chỉ đạo còn
chung chung.
Một số bộ phận người dân chưa ý thức được vị trí vai trò của công tác phổ cập do
đó không quan tâm với nhiệm vụ quan trọng này và còn thiếu trách nhiệm trong việc đưa
con em mình ra học BTVH. Một số gia đình khó khăn trong khi đó các em trong độ tuổi
từ 15 đến 18 lại là lao động chính. Sự đầu mối công tác giữa cán bộ chuyên trách của nhà
trường và thôn, xã chưa nhịp nhàng. Trách nhiệm vận động của một bộ phận nhỏ cán bộ
phổ cập chưa cao.
Phần thứ hai
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, HĐND, UBND
- Các văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy (huyện ủy, đảng ủy cấp xã), ủy ban nhân dân
tỉnh (huyện, cấp xã).
Thực hiện quan điểm của Đảng là: “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” với
nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong đó mục tiêu
nhiệm vụ “Nâng cao dân trí” là nền tảng của mọi sự phát triển với biện pháp hữu hiệu là
biện pháp phổ cập phổ cập giáo dục.
Xác định được vị trí vai trò của Phổ cập giáo dục trong việc nâng cao mặt bằng
dân trí ở địa phương mà trước mắt là phổ cập THCS cho những người trong độ tuổi từ 15
đến 18 tuổi tạo tiền đề cho phổ cập THCS. Đảng bộ đã ra Nghị Quyết, văn bản chỉ đạo về
việc hoàn thành phổ cập THCS trênn toàn địa bàn xã Đạ M’rông .
Bám sát các Chỉ thị, Nghị Quyết của Đảng bộ; Chi bộ nhà trường đã từng bước chỉ
đạo thực hiện công tác này ở địa phương thể hiện qua các Chỉ thị, Nghị Quyết và các biện
pháp thực hiện cụ thể và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm mà đại phương cần phấn đấu.

Chính quyền địa phương đã có các công văn, văn bản, thông báo kịp thời chỉ đạo
trong việc thực hiện nhiệm vụ Phổ cập Giáo dục THCS trên địa bàn xã cụ thể Kế hoạch
số: 01/KH-PCGD ngày 01 tháng 10 năm 2005; Kế hoạch phổ cập giáo dục THCS giai
đoạn 2005-2007.
Nhà trường là cơ quan chuyên trách về giáo dục có trách nhiệm tham mưu, lập hồ
sơ điều tra vận động đối tượng phổ cập cần ra lớp, tổ chức và giảng dạy. Các định rõ vai
trò và nhiệm vụ của mình, tập thể chi bộ đã có biện pháp thường xuyên bằng Nghị Quyết.
Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy trình của công tác phổ cập mà
nghành đã quy định, lực lượng nòng cốt để thực thi đó là đồng chí cán bộ giáo viên, công
nhân viên; ngoài nhiệm vụ giảng dạy phổ thông mọi người còn rất tích cực với nhiệm vụ
phổ cập, và đã có những bước tiến nhất định.
4
II. Tổ chức chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, ngành.
a. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo của xã Đạ M’rông số: 23/2005/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 11 năm 2005 và Quyết định số: 36/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 08 năm
2008 V/v: Kiện toàn Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi xã Đạ M’rông.
b. Các thành viên trong Ban chỉ đạo phổ cập, các tổ chức chính trịnh – xã hội, đoàn
thể, các sở, ban ngành có trách nhiệm xây dựng đề án và thực hiện kế hoạch phổ cập giáo
dục trên địa bàn xã: Đạ M’rông theo chỉ thị số: 09/2005/CT-UBND huyện Đam Rông.
V/v Thực hiện công tác giáo dục THCS và đề án số: 01/ĐA-PCGD ngày 20/07/2005 của
Ban chỉ đạo phổ cập THCS huyện Đam Rông. Đối với các thành viên trong ban kiện toàn
có nhiệm vụ tiếp thục thực hiện công tác Phổ cập giáo dục THCS và giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi trên địa bàn xã Đạ M’rông theo tinh thần chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và cơ
quan ngành chức năng, BCĐ phổ cập giáo dục huyện Đam Rông.
c. Phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, mặt trận tổ quốc, các hội. Thành lập các
tổ nhóm điều tra, phụ trách các địa bàn thôn buôn; thành lập ban vận động thôn, các tổ
chuyên trách về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ phổ cập trong từng giai đoạn từng thời kỳ
năm học.
III. Ngành giáo dục và đào tạo đã tham mưu cho các cấp chính quyền về các

mặt:
1. Phát triển mạng lưới giáo dục
- Quá trình phát triển các trường Tiểu học, THCS, TT học tập cộng đồng:
+ Về quy mô phát triển mạng lưới trường lớp :
Trên địa bàn xã Đạ M’rông gồm có 04 trường:
a) Ngành học mầm non có 01 trường, năm học 2009 – 2010 Tổng số học sinh 249
cháu, trong đó độ tuổi 5 tuổi là 110 cháu.
Tổng CB-GV 13 người. Trong đó: 02 nhân viên, 9 giáo viên, CBQL: 02.
b) Bậc PT gồm có 02 bậc: TH và THCS
* Bậc TH gồm có 05 khối.
- Khối 1 gồm có 05 lớp có 125 học sinh.
- Khối 2 gồm có 05 lớp có 125 học sinh.
- Khối 3 gồm có 04 lớp có 138 học sinh.
- Khối 4 gồm có 04 lớp có 126 học sinh.
- Khối 5 gồm có 04 lớp có 117 học sinh.
Học sinh dân tộc chiếm 98 %.
Bậc TH trong những năm qua đã có nhiều cố gắng thực hiện từng bước phổ cập
giáo dục đúng độ tuổi trên địa bàn.
- Số học sinh tốt nghiệp tiểu học năm qua có 117 em chiếm tỷ lệ 100%.
Tổng CB-GV 38 người. Trong đó: 08 nhân viên, 27 giáo viên, CBQL: 03.
* Bậc THCS năm học 2009 – 2010 có 395 học sinh chia thành 13 lớp trong đó học
sinh dân tộc 378 em chiếm 95,7%.
- Khối 6 có 04 lớp có 116 học sinh.
- Khối 7 có 03 lớp có 108 học sinh
- Khối 8 có 04 lớp có 112 học sinh
- Khối 9 có 04 lớp có 59 học sinh
5
Từ năm 2004 đến nay địa phương ổn định về dân cư, trường không phát triển
thêm, các lớp bậc tiểu học giữ vững và có xu hướng giảm; các lớp THCS có chiều hướng
tăng dần, cụ thể :

Năm học 2003 – 2004 có 05 lớp, 144 học sinh
Năm học 2004 – 2005 có 08 lớp, 243 học sinh
Năm học 2005 – 2006 có 08 lớp, 246 học sinh
Năm học 2006 – 2007 có 10 lớp, 351 học sinh
Năm học 2007 – 2008 có 12 lớp, 367 học sinh
Năm học 2008 – 2009 có 12 lớp, 365 học sinh
Năm học 2009 – 2010 có 13 lớp, 395 học sinh
- Đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện,
thí nghiệm, thực hành.
+ Có 6 phòng học đủ cho học sinh học 2 ca sáng và chiều, không đủ cho các lớp bổ
túc học hàng ngày và các hoạt động giáo dục khác ở trường.
+ Bàn ghế đủ trang bị cho các phòng học.
+ Các phòng chức năng còn thiếu.
+ Tài liệu đủ để phục vụ giảng dạy
Trong những năm qua Ban giám hiệu đã tích cực tham mưu với chính quyền địa
phương về việc tạo nguồn kinh phí để đầu tư cho dạy học nhưng vì kinh tế địa phương khó
khăn nên vẫn chưa cải thiện được nhiều về cơ sở vật chất.
2. Đội ngũ giáo viên:
a. Trường Tiểu Học Dơng Jri :
- Tổng số lớp học: 08 lớp.
- Tổng số CBCNV: 16 đ/c (Trong đó BGH : 01 đ/c).
- Nhân viên: 04 đ/c.
- Giáo viên đứng lớp : 11 đ/c.
- Tổng số học sinh huy động đầu năm học 2009-2010 : 192 học sinh.
b. Trường Tiểu Học Đạ M’Rông:
- Tổng số lớp học: 15 lớp.
- Tổng số CBCNV: 22 đ/c (Trong đó BGH : 02 đ/c).
- Nhân viên: 04 đ/c.
- Giáo viên đứng lớp : 16đ/c.
- Tổng số học sinh huy động đầu năm học 2009-2010: 424 học sinh.

c. Trường THCS Đạ M’Rông:
- Tổng số lớp học: 13 lớp.
- Tổng số CBCNV : 30 đ/c
+ Trong đó BGH : 02 đ/c).
+ Nhân viên: 04 đ/c.
+ Giáo viên đứng lớp : 24 đ/c.
- Tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn chiếm 6/24 đồng chí chiếm tỷ lệ 25%.
- Tỷ lệ dưới chuẩn chiếm 18/24 đồng chí chiếm tỷ lệ 75%.
- Tỉ lệ giáo viên / lớp: 13/24chiếm 1,85%.
- Tổng số CB – GV 30 người. Trong đó: Môn Toán: 04 GV, Văn 05 GV, Lý KTCN
01 GV, Hoá 01 GV, Địa – CN 01 GV, Tin – 01 GV, Sinh– 02 GV, Sử– GDCD 02 GV,
Tiếng Anh 03 GV, Thể dục 02 GV, Nhạc – Hoạ 02 GV, còn lại nhân viên 04, CBQL: 02.
Ngay từ năm học 2003 – 2004 được sự chỉ đạo của ngành và các cấp chính quyền,
nhà trường đã tiến hành điều tra trình độ dân trí, thống kê cập nhật các độ tuổi để tham mưu
6
xây dựng đề án thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục : Năm 2004 đã mở 01 lớp học bổ túc
văn hóa trung học cơ sở cho đối tượng cán bộ xã; năm 2006 đến 2008 đã hợp đồng mở lớp
dạy phổ cập cho học sinh trong độ tuổi phải phổ cập giáo dục THCS.
Đội ngũ cán bộ giáo viên được tăng cường thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa
phương như sau :
Năm học 2003 – 2004 có 10 CB GV.
Năm học 2004 – 2005 có 18 CB GV.
Năm học 2005 – 2006 có 17 CB GV.
Năm học 2006 – 2007 có 23 CB GV.
Năm học 2007 – 2008 có 27 CB GV.
Năm học 2008 – 2009 có 30 CB GV.
Năm học 2009 – 2010 có 30 CB GV.
Về trình độ đều đạt chuẩn trở lên (trình độ từ Cao đẳng trở lên)
3. Tổ chức lớp, huy động học sinh học phổ cập.
- Quá trình vận động học sinh trong độ tuổi phổ cập ra lớp:

Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và hội đồng Giáo dục xã Đạ M’rông đã phân công
cụ thể và ra quyết định thành lập ban điều tra trình độ dân trí trong toàn xã, phối hợp với
các ban ngành, đoàn thể xã làm công tác vận động phổ cập giáo dục
Đội ngũ giáo viên THCS được nhà trường phân công cụ thể theo từng thôn trên địa
bàn xã Đạ M’rông tiến hành điều tra lại, vận động học viên trong độ tuổi ra học các lớp
linh hoạt để duy trì kết quả công nhận năm 2008 hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục
THCS năm 2009.
Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập đúng độ tuổi đối với nhà trường tiếp tục
thành lập ban vận động của địa phương và phân công giáo viên thực hiện vận động Các
em ra lớp, tạo điều kiện về cỏ sở vật chất, SGK,bút viết, vở, … Đồng thời phân bổ các
giáo viên có tinh thần tự giác ý thức trách nhiệm, đúng chuyên môn ra đứng lớp và chủ
nhiệm lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, kết hợp với hội phụ huynh, các ban ngành
đoàn thể giúp đỡ các gia đình còn gặp nhiều khó khăn động viên các em học sinh đến lớp
đầy đủ giảm bớt số trẻ bỏ học và trẻ đúng độ tuổi chưa được đến trường.
Công tác phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn xã là một nhiệm vụ quan trọng tiến
hành thường xuyên và lâu dài trong suốt 05 năm kể từ trước khi thành lập huyện đến nay.
Nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS trong thời gian qua được sự
quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục với sự nỗ lực cố gắng và quan tâm của địa phương
đặc biệt là CB-GV-CNV của trường THCS Đạ M’rông. Kế hoạch phổ cập giáo dục
THCS được triển khai và thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu đề ra.
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS của xã Đạ M’rông được thành lập vào năm
2003 và thành lập lại vào tháng 11 năm 2005, do huyện mới thành lập. BCĐ đã tổ chức
điều tra, tổng hợp trình độ văn hoá theo độ tuổi tại các thời điểm: từ tháng 9/2004 đến
tháng 8/2009 Kế hoạch phổ cập giáo dục được xây dựng chi tiết và điều chỉnh theo từng
năm học : 2004-2005; 2005-2006 ; 2006 – 2007; 2007 – 2008; 2009 – 2010.
* Bậc tiểu học đã thực hiện tốt tuyển sinh vào lớp 1, cụ thể như sau:
- Năm học 2004-2005 có: 148 trẻ đúng độ tuổi (6 tuổi) được tuyển vào lớp 1, tỷ lệ 98 %
- Năm học 2005-2006 có: 130 trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 96 %
- Năm học 2006-2007 có: 143 trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 95 %
- Năm học 2007-2008 có:114 trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 87,3 %

- Năm học 2008-2009 có: 106 trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 97,2 %
- Năm học 2009 - 2010 có: 114 trẻ đúng độ tuổi được tuyển sinh vào lớp 1, tỷ lệ 94,7%
7
* Bậc THCS tuyển sinh vào lớp 6 cụ thể như sau:
- Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2003-2004: 81 em đạt 100 %
- Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2004-2005: 105 em đạt 100 %
- Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2005-2006: 73 em đạt 100 %
- Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2006-2007: 146 em đạt 100 %
- Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2007-2008: 124 em đạt 87,3 %
- Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2007-2008: 116 em đạt 99 %
- Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2009-2010: 117 em đạt 100 %
* Duy trì sĩ số ở các năm.
Năm học 2003-2004:
- Bậc tiểu học đạt: 90,4 %
- Bậc THCS đạt : 93 %
Năm học 2004-2005:
- Bậc Tiểu học đạt: 95,2 %
- BậcTHCS đạt: 96,3 %
Năm học 2005-2006:
- Bậc Tiểu học đạt: 98,5 %
- Bậc THCS đạt : 92 %
Năm học 2006-2007:
- Bậc tiểu học đạt: 96,2 %
- Bậc THCS đạt : 90,2 %.
Năm học 2007-2008:
- Bậc tiểu học đạt: 97,8 %
- Bậc THCS đạt : 89,8 %.
Năm học 2008-2009:
- Bậc tiểu học đạt: 99,75 %
- Bậc THCS đạt : 95,9%.

Bậc Tiểu học và THCS có kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy, áp dụng
phương pháp dạy học mới cho từng khối lớp. Dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém, dạy
kèm trên lớp những học sinh chưa theo kịp với chương trình, do đó tỷ lệ học sinh dân tộc,
chất lượng đại trà, tốt nghiệp TH và THCS hàng năm cụ thể như sau:
- Bậc TH năm học 2005-2006 có 148 em đậu tốt nghiệp 100 %
- Bậc TH năm học 2006-2007 có 129 em đậu tốt nghiệp 100 %
- Bậc TH năm học 2007-2008 có 117 em đậu tốt nghiệp 100 %
- Bậc THCS năm học 2005-2006 có 31 em đậu tốt nghiệp 100 %
- Bậc THCS năm học 2006-2007 có 52 em đậu tốt nghiệp 100 %
- Bậc THCS năm học 2007-2008 có 89 em đậu tốt nghiệp 100 %
- Bậc THCS năm học 2008-2009 có 54 em đậu tốt nghiệp 100 %
Tình hình mở lớp phổ cập THCS năm 2006 của trường THCS Đạ M’rông theo hợp
đồng ban đầu đã ký chỉ tiêu đối với lớp 6 là 22 học viên kết quả duy trì đạt được 12 học
viên.
Tình hình mở lớp phổ cập THCS năm 2008 của trường THCS Đạ M’rông theo hợp
đồng ban đầu đã ký chỉ tiêu đối với lớp 9 là 31 học viên kết quả duy trì đạt được 19 học
viên.
- Số đối tượng phổ cập trong độ tuổi năm 2009 chiếm 200/283 tỷ lệ đạt 70,7% .
- Hàng năm Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện, ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã, các
cấp chính quyền địa phương có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể trong từng giai
đoạn, từng năm học.
Nhà trường và địa phương từng bước thực hiện điều tra trình độ dân trí, thống kê
chất lượng phổ cập giáo dục trong từng năm, cụ thể như sau :
8
Năm học 2005 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 31,1 %.
Năm học 2006 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 51,7 %.
Năm học 2007 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 70,1 %.
Năm học 2008 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 70,9 %.
Năm học 2009 tỷ lệ thanh thiếu niên (15 – 18 tuổi) TN THCS đạt 70,7 %.
- Các biện pháp nâng cao chất lượng PC GD :

Xây dựng các văn bản, kế hoạch tổ chức thực hiện, làm tốt công tác tham mưu,
phối hợp với các đoàn thể trong thôn mình phụ trách.
Phối hợp tốt với hội phụ huynh, ban nhân dân thôn vận động học sinh bỏ học quay
trở lại lớp cũng như ra học lớp PC THCS.
Nhà trường tổ chức kiểm tra, thi cử cho học sinh. Đề xuất với ngành, cấp trên hỗ
trợ sách, vở, bút…cho học sinh khó khăn.
Lập hồ sơ phổ cập và hồ sơ đề nghị được công nhận duy trì kết quả phổ cập hàng
năm, lưu trữ và theo dõi kết quả trong từng giai đoạn, hàng năm.
IV. Kinh phí thực hiện phổ cập
1. Kinh phí hỗ trợ từ chương trình mục tiêu
* Kế hoạch kinh phí từ năm 2004 đến nay:
- Kế hoạch phân bổ kinh phí của địa phương cho công tác phổ cập
- Kinh phí đã đầu tư xây dựng trường lớp hàng năm.
Sự tham mưu của nghành giáo dục và đào tạo từ Năm 2005 đến nay nhà trường đã
xây dựng được 06 phòng học, 01 phòng thư viện, 03 phòng BGH, 01 Phòng hội đồng sư
phạm, 01 phòng trực, 01 phòng Đoàn Đội, 01 phòng vi tính, và 01 khu nhà công vụ gồm
có 04 phòng. 140 cái bàn và 140 cái ghế, trang thiết bị thư viện được mua sắm bổ sung
nhưng vẫn còn thiếu thốn.
- Kinh phí chi cho người làm phổ cập: điều tra, thống kê, vận động, tổ chức lớp,
giảng dạy: Chưa được chi trả kịp thời.
- Kinh phí in ấn hồ sơ, phiếu điều tra, tài liệu: Nhà trường đang tạm ứng để chi trả.
- Kinh phí khen thưởng, hỗ trợ cho đối tượng phổ cập: Chưa kịp thời.
2. Kinh phí hỗ trợ từ xã hội hóa giáo dục
Không có.
V. Công tác xã hội hóa giáo dục.
1. Công tác vận động phổ cập của các cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị xã hội :
Địa phương thường xuyên quan tâm, họp triển khai công tác phổ cập giáo dục đến
các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội ở địa phương về công tác phổ cập giáo dục. Tuy
nhiên sự phối hợp và kết quả đạt được thấp so với yêu cầu chung.
2. Tham gia của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia phổ cập giáo dục địa phương chủ yếu là
đoàn viên giáo viên. Đối với đoàn viên thanh niên thôn xã chưa có sự tham gia nhiệt tình,
nguyên nhân : Do trình độ còn thấp kém, chưa nắm được chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ
của công tác phổ cập giáo dục.
3. Tham gia của các hội đối với công tác phổ cập
Các tổ chức hội như Hội phụ nữ, hội nông dân cũng đã nắm bắt tinh thần, đã xây
dựng kế hoạch cùng tham gia công tác phổ cập giáo dục với các ban ngành chức năng, tuy
nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, chưa xứng đáng với nhiệm vụ yêu cầu chung.
4. Đóng góp của các doanh nghiệp
Chưa có sự đóng góp về vật chất, lẫn tinh thần của các chủ hộ doanh nghiệp đóng
trên địa bàn xã.
5. Đóng góp của các nhà hảo tâm
9
Trong các năm, học sinh con em trên địa bàn cũng đã nhận được sự đóng góp, hỗ
trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị xã hội, hỗ trợ các phần quà, các phần thưởng
học bổng.
VI. Kết quả đạt được
1. Kết quả các tiêu chí từ năm 2004 đến nay
2. Kết quả đạt được
* Tiểu chuẩn 1: Phổ cập giáo dục tiểu học
- Đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
- Tỉ lệ % trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 là: 108 / 114 Đạt 94,7%
- Tỉ lệ % trẻ (11-14) tuổi tốt nghiệp tiểu học là: 449 / 543 Đạt 91,9%
- Tỉ lệ % học sinh tốt nghiệp TH vào học lớp 6 (2 hệ) là: 169 / 172 Đạt 98,3%
* Tiêu chuẩn 2 : Phổ cập giáo dục THCS
Đơn vị dảm bảo được tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm.
Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết 18 tuổi đã có bằng tốt
nghiệp THCS phổ thông và THCS hệ bổ túc. Đơn vị xã đã duy trì được kết quả phổ cập
tong độ tuổi
- Tỉ lệ % học sinh TN THCS (2 hệ) năm học (vừa qua) là: 54/ 54 Đạt 100 %

- Tỉ lệ % thanh thiếu niên (15-18) tuổi tốt nghiệp THCS (2 hệ) là: 200/ 283 Đạt 70,7 %
Tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS theo Quy đinh Tiêu
chuẩn kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo THCS, Ban hành kèm theo Quyết định
số 26/2001/QĐ-BGD%ĐT ngày 05/07/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VII. Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị
1. Bài học kinh nghiệm
- Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo : Thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển giáo dục
ở các bậc học, đặc biệt chỉ đạo các nhà trường duy trì đảm bảo tốt sĩ số cuối năm, tăng
cường các biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục.
- Kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động : Không ngừng đẩy mạnh công tác
xây dựng hệ thống các tổ chức đoàn thể, cộng tác phối hợp tham gia công tác giáo dục
cộng đồng, tuyên truyền rộng rãi trong bà con nhân dân, vận động bà con nhân dân cùng
thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục.
- Kinh nghiệm tổ chức thực hiện : Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban chỉ
đạo, các tổ nhóm phụ trách điều tra ở từng địa bàn, thường xuyên thăm nắm tình hình để
vận động đối tượng đi học một cách đều đặn. Tham mưu tích cực với cấp trên để hố trợ
kinh phí cho học viên theo học lớp phổ cập. Tích cực trong công tác thanh toán chế độ
giảng dạy và chế độ làm công tác phổ cập giáo dục.
- Kinh nghiệm quản lí đối tượng: Tăng cường các hoạt động giáo dục khác nhằm đảm bảo
công tác giáo dục toàn diện, chú trọng công tác hoạt động vui chơi, phong trào VHVN –
TDTT nhằm thu hút học sinh tham gia học tập tốt hơn. Tăng cường công tác giảng dạy,
từng bước nâng cao chất lượng bộ môn, phấn đấu hoàn thành và đạt các chỉ tiêu chất
lượng cuối kỳ, cuối năm.
- Kinh nghiệm về quản lí hồ sơ: Lập hệ thống hồ sơ theo dõi công tác phổ cập giáo dục
trong từng giai đoạn, từng năm. Thống kê các loại biểu mẫu ở các năm, để có số liệu so
sánh, đánh giá tình hình thực hiện.
10
2. Đề xuất, kiến nghị
- Cách thức thực hiện : Đề nghị Phòng giáo dục, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện tiếp
tục hướng dẫn, chỉ đạo để đơn vị xã Đạ M’rông thực hiện duy trì đạt kết quả tiếp theo

trong năm 2010.
- Thực hiện chế độ đối với người làm phổ cập, đối tượng phổ cập: Tiếp tục hợp đồng cán
bộ chuyên trách làm phổ cập giáo dục cho xã Đạ M’rông, Tiếp tục cho mở lớp và hỗ trợ
kinh phí cho đối tượng người học để đảm bảo duy trì kết quả lớp học.
- Những vấn đề cần thực hiện trong thời gian tới : Chính quyền địa phương và các nhà
trường, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ
cập giáo dục trung học cơ sở.
Phần thứ ba
PHƯƠNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Mục tiêu
1. Duy trì kết quả phổ cập đạt được
2. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS bằng cách tiếp tục xây dựng kế
hoạch xin mở lớp phổ cập giáo dục THCS cho đối tượng học sinh trong độ tuổi.
3. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở bằng cách tiếp tục xây dựng kế
hoạch điều tra trình độ dân trí, cập nhật thông tin vào hồ sơ phổ cập, tham mưu với ngành
và địa phương về tình hình kết quả phổ cập.
II. Chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục THCS
1. Chỉ tiêu:
Tiếp tục phấn đấu duy trì đạt chuẩn phổ cập THCS năm 2010, cụ thể :
- Xét tốt nghiệp cho học sinh lớp 9 đạt: 100 %.
- Duy trì sĩ số cuối năm học 2009 – 2010 đạt 95 %.
- Tỷ lệ lên lớp đạt 96 %.
2. Kế hoạch thực hiện:
Để được công nhận duy trì kết quả phổ cập năm 2010 thì Ban chỉ đạo phổ cập giáo
dục của xã Đạ M’rông cần phải thực hiện tốt công tác phổ cập tới từng đối tượng học sinh,
thường xuyên vận động các em đến trường đầy đủ, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Đồng thời
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục của xã Đạ M’rông cần phải thực hiện mở lớp giảng dạy phổ
cập cho học sinh trong đọ tuổi cụ thể:
- 01 lớp với 40 học viên.

- Thời gian thực hiện từ nay đến hết 2010.
III. Các giải pháp thực hiện PCGDTHCS
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trường học, các ban ngành
đoàn thể ở địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con, quần chúng nhân dân tích
cực học tập văn hóa, nâng cao trình độ dân trí và phát triển kinh tế gia đình. Các tổ chức
hội, đoàn thể cần đẩy mạnh thi đua tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của công tác phổ cập
giáo dục.
3. Kiện toàn ban chỉ đạo các cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ PC
11
4. Thực hiện vận động xã hội hóa giáo dục
5. Quan tâm, giúp đỡ các thôn buôn có đời sống kinh tế, trình độ dân trí thấp kém,
các hộ nghèo, đông con không có điều kiện đi học,…
6. Đối với ngành giáo dục:
- Thường xuyên quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời cho địa phương hoàn thành
sự nghiệp, công tác phổ cập giáo dục.
+ Đầu tư, hỗ trợ xây dựng trường lớp đạt chuẩn theo qui định; đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.
Nơi nhận:
- UBND huyện (B/c);
- BCĐ PCGD huyện (B/c);
- Phòng GD&ĐT (B/c);
- UBND xã (B/c);
- Lưu VP.
TM.UBND XÃ
TRƯỞNG BAN CĐ PCGD THCS
PHÓ CHỦ TỊCH
12

×