Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

luận văn bảo hiểm y tế học sinh sinh viên tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.17 KB, 31 trang )
















LUẬN VĂN:

Bảo hiểm y tế học sinh -
sinh viên tại việt nam






















LờI Mở ĐầU

“Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người”. Không một người dân nào lại mong
muốn mình bị bệnh tật, ốm đau hay gặp tai nạn, song cũng không ai có thể tránh khỏi
điều đó. Vì vậy ở bất kỳ quốc gia nào, công tác chăm sóc sức khoẻ luôn được đặt lên
hàng đầu. Với học sinh-sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước, việc chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục sức khoẻ được coi là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp trồng người của
Đảng và Nhà nước, là mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Một trong những
giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ nói trên là thực hiện chương trình Bảo hiểm y tế
(BHYT) tự nguyện cho học sinh-sinh viên, được triển khai ở nước ta từ năm 1994. Sau
hơn 10 năm thực hiện, công tác này đã thu được những kết quả nhất định, khẳng định
hướng đi đúng và sự cần thiết của BHYT học sinh-sinh viên. Thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010, nhằm mở rộng hơn nữa công
tác BHYT học sinh-sinh viên, để BHYT học sinh-sinh viên thực sự là người bạn đồng
hành của học sinh-sinh viên em đã lựa chọn đề tài:
“BHYT học sinh - sinh viên tại việt nam ”

Kết cấu đề tài gồm 4 phần:
Chương i : lý luận chung về bhyt.
Chương ii :thực trạng bhyt cho học sinh – sinh viên tại việt nam.
Chương iii:. đề xuất kiến nghị và giải pháp.





Chương i: lý luận chung về bhyt.
i. cơ sở lý luận về bhyt.
1. Khái niệm và vai trò của BHYT.
Khái niệm và giải thích khái niệm.



Khái niệm: BHYT là hoạt động thu phí bảo hiểm và đảm bảo thanh toán chi phí y
tế cho người tham gia bảo hiểm theo mức độ và phạm vi đã thoả thuận
BHYT là một trong những bộ phận quan trọng của chính sách xã hội mỗi quốc gia,
ở Việt Nam BHYT đã và đang triển khai áp dụng cho rất nhiều đối tượng tham gia dưới
hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Mức phí đóng BHYT không đồng nhất mà tuỳ
thuộc vào từng nhóm đối tượng và theo từng khu vực. Tham gia BHYT họ sẽ được cấp
phiếu KCB và được hưởng chế độ KCB BHYT mà trước hết là chăm sóc sức khoẻ ban
đầu ( như hướng dẫn giữ gìn vệ sinh cá nhân, kiểm tra sức khoẻ, sơ cứu tai nạn, ốm đau
đột xuất ), những chi phí này do cơ quan BHXH bảo đảm, người có thẻ BHYT không
phải nộp một khoản tiền nào. Nếu người có thẻ BHYT đi KCB thì họ sẽ được thanh toán
80% viện phí, phần còn lại họ phải tự trả. Thực tế, BHYT Việt Nam đã chi trả hàng chục
thậm chí hàng trăm triệu đồng cho nhiều trường hợp, lớn hơn rất nhiều so với mức phí
người bệnh đóng góp. Đây chính là sự thể hiện rõ nhất nguyên tắc “ số đông bù số ít “,
càng có nhiều người tham gia thì rủi ro càng được phân tán, chia sẻ.
Xét về bản chất xã hội, BHYT là sự tập hợp có tổ chức của các thành viên xã hội
nhằm chống lại những biến cố, rủi ro, bất hạnh của mỗi cá nhân. Nhờ sự hợp sức, đoàn
kết trên tinh thần tương trợ này mà những rủi ro, biến cố, khó khăn của các cá nhân sẽ
được dàn trải trên phạm vi rộng, giúp họ giảm gánh nặng tài chính, nhanh chóng khắc
phục khó khăn. BHYT mang trong mình bản chất xã hội sâu sắc nhưng cũng cần hiểu rõ

rằng BHYT không phải là sự ban ơn, sự chiếu cố của xã hội mà đó là trách nhiệm của xã
hội đối với thành viên của mình. Điều đó vừa thể hiện trình độ văn minh, tính tổ chức xã
hội, vừa thể hiện bản chất nhân văn, tính người của mỗi cá nhân.
Về bản chất kinh tế, có thể khẳng định ngay BHYT không nhằm mục đích kinh
doanh, lợi nhuận nhưng lại là công cụ thực hiện phân phối lại thu nhập xã hội. Tuy nhiên
sự phân phối nàykhông có nghĩa là lấy của người giàu chia cho người nghèo một cách
cực đoan hay mang tính bình quân mà còn dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động,
đảm bảo công bằng mà ở đó có người được trợ giúp nhiều , có người được trợ giúp ít.
Phần hưởng của người thụ hưởng còn phải được tính toán trên cơ sở đóng góp và mức độ
của các rủi ro, biến cố.
1.2. Vai trò của BHYT.



BHYT ra đời vào cuối thế kỷ XIX đã đáp ứng được nhu cầu của con người và
ngày càng tỏ ra là không thể thiếu được trong đời sống nhân dân. Vai trò của BHYT là
vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, giúp những người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về kinh tế khi
bất ngờ bị ốm đau, bệnh tật vì việc khám, chữa, điều trị chi phí rất tốn kém, ảnh hưởng
đến ngân sách gia đình, trong khi thu nhập của họ bị giảm đáng kể, thậm chí mất thu
nhập. Từ đó góp phần ổn định cuộc sống của họ và gia đình, vai trò này thể hiện rõ nhất
đối với người nghèo trong xã hội có thu nhập thấp.
Thứ hai, góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Các quốc gia trên
thế giới thường có khoản chi từ ngân sách cho hệ thống y tế. Tuy nhiên, ở một số quốc
gia đặc biệt là những nước đang phát triển, khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển ngành y. ở nhiều nước trên thế giới, Nhà nước chỉ đầu tư khoảng 60%
ngân sách y tế, hoặc chỉ đầu tư ban đầu cho việc hình thành bệnh viện. Như vậy, Ngân
sách y tế vẫn bị thiếu hụt. Có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này như sự đóng góp
của cộng đồng xã hội, trong đó có biện pháp thu phí của người đến khám, chữa bệnh.
Nhưng đôi khi giải pháp này lại vấp phải trở ngại từ mức sống của dân cư. Vì vậy, biện

pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, hỗ
trợ cho Ngân sách y tế, khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đảm bảo đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân.
Thứ ba, góp phần nâng cao chất lượng KCB. Từ sự thiếu hụt Ngân sách y tế dẫn
đến nhu cầu KCB không được đáp ứng do số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, trang
thiết bị y tế không những không theo kịp nhu cầu KCB của người dân mà còn bị giảm
sút, kìm hãm sự phát triển y học. Thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT, vấn đề này
sẽ được khắc phục.
Thứ tư, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong khâu khám, chữa bệnh vì sau
khi tham gia BHYT thì mọi người dân bất kể giàu nghèo đều được KCB và chăm sóc sức
khoẻ tại các cơ sở y tế, do đó đảm bảo được công bằng xã hội.
Thứ năm, nâng cao ý thức cộng đồng đối với tất cả người dân trong xã hội trên
tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quy luật số lớn. Vì vậy, mọi
thành viên trong xã hội gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là gắn bó với chế độ xã hội.
2. Phương thức bhyt:



Căn cứ vào mức độ thanh toán chi phí KCB cho người có thẻ BHYT, BHYT được
phân ra:
-BHYT trọn gói: là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách
nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT.
-BHYT trọn gói, trừ các đại phẫu thuật: là phương thức BHYT trong đó cơ quan
BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế huộc phạm vi BHYT cho người được
BHYT, trừ các chi phí y tế cho các cuộc đại phẫu thuật (theo quy định của cơ quan y tế).
-BHYT thông thường: là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ quan
BHYT được giới hạn tương xứng vói trách nhiệm và nghĩa vụ của người được BHYT.
Đối với các nước phát triển, mức sống dân cư cao, hoạt động BHYT đã có từ lâu
và phát triển, có thể thực hiện BHYT theo cả ba phương thức trên. Đối với các nước
nghèo, mới triển khai hoạt động BHYT thường áp dụng phương thức BHYT thông

thường. Với phương thức này, có hai hình thức tham gia bảo hiểm, đó là BHYT bắt buộc
và BHYT tự nguyện.
3. Những nội dung cơ bản của bhyt:
3.1. Đối tượng bảo hiểm:
Hoạt động y tế thường bao gồm: Phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức
năng. Tuỳ thheo tính chất và phạm vi hoạt động, BHYT ở mỗi quốc gia có tên gọi
khác nhau như bảo hiểm sức khoẻ (có thể gồm cả phòng bệnh và chữa bệnh ; chữa
bệnh và phục hồi chức năng ; hoặc cả ba) hay BHYT ( thường chỉ gồm hoạt động
chữa bệnh).
Dù tên gọi khác nhau nhưng đối tượng BHYT đều là sức khoẻ của người được
bảo hiểm, có nghĩa là nếu người được bảo hiểm gặp rủi ro về sức khoẻ (bị ốm đau,
bệnh tật ) thì sẽ được cơ quan BHYT xem xét chi trả những chi phí khám chữa
bệnh phát sinh.
BHYT nói riêng và bảo hiểm sức khoẻ nói chung là một dịch vụ bảo hiểm rất
phổ biến trên thế giới và được đông đảo nhân dân tham gia. Đối tượng tham gia
BHYT là mọi người dân có nhu cầu BHYT cho sức khoẻ của mình hoặc cũng có thể
là một người đại diện cho một tập thể, một đơn vị, một cơ quan đứng ra ký kết hợp
đồng BHYT cho tập thể, đơn vị, cơ quan đó. Trong trường hợp này, mỗi cá nhân
tham gia BHYT tập thể sẽ được cấp một văn bản chứng nhận quyền lợi BHYT của



riêng mình. Đó là giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc thẻ bảo hiểm tuỳ theo cách gọi ở
mỗi nước.
Trong thời kỳ đầu mới triển khai BHYT, thông thường các nước đều có hai
nhóm đối tượng tham gia: bắt buộc và tự nguyện. Hình thức bắt buộc áp dụng với
công nhân viên chức Nhà nước và một số đối tượng như người về hưu có hưởng
lương hưu Hình thức tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội có
nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhất định tuỳ theo từng quốc gia.




3.2. Phạm vi bảo hiểm:
BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự
đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo
hiểm. BHYT hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi nên thực tế BHYT không chấp
nhận bảo hiểm cho những người mắc bệnh nan y nếu không có thoả thuận gì thêm.
Những người đã tham gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khoẻ (như ốm đau, bệnh tật)
đều được thanh toán chi phí KCB với nhiều mức độ khác nhau tại các cơ quan y tế. Tuy
nhiên, nếu KCB trong các trường hợp cố tình tự huỷ hoại bản thân, trong tình trạng say,
vi phạm pháp luật hoặc một số trường hợp loại trừ theo quy định của BHYT thì không
được cơ quan BHYT chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khoẻ quốc gia khác nhau,
trong đó quy định một số loại bệnh mà người đến KCB đó được Ngân sách của chương
trình (hoặc Ngân sách Nhà nước) đài thọ chi phí. Cơ quan BHYT cũng không có trách
nhiệm đối với người được BHYT nếu họ khám, chữa những bệnh thuộc chương trình
này. Thông thường phạm vi BHYT của nhóm BHYT tự nguyện linh hoạt hơn nhóm
BHYT bắt buộc.
3.3. Quỹ BHYT:
Quỹ BHYT là một quỹ tài chính độc lập có quy mô phụ thuộc chủ yếu vào số lượng
thành viên đóng góp và mức độ đóng góp vào quỹ của các thành viên đó.
Quỹ BHYT được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của người tham gia bảo
hiểm, gọi là phí bảo hiểm. Nếu người tham gia BHYT là người lao động và người sử
dụng lao động thì quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của cả hai bên. Thông
thường người sử dụng lao động đóng 50-66% mức phí bảo hiểm, người lao động đóng
34-50% mức phí bảo hiểm.
Ngoài ra, quỹ BHYT còn được bổ sung bằng một số nguồn khác như: sự hỗ trợ của
Ngân sách Nhà nước ( thông thường chỉ trong trường hợp quỹ có dấu hiệu mất khả năng
chi trả), sự đóng góp và ủng hộ của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi
theo quy định của các văn bản pháp luật về BHYT nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

Sau khi hình thành, quỹ BHYT được sử dụng như sau:
- Chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT. Đây là khoản chi thường
xuyên lớn nhất của quỹ BHYT.



- Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn.
- Chi đề phòng, hạn chế tổn thất.
- Chi quản lý.
Nếu cơ quan BHYT không phải là đơn vị kinh doanh thì không phải nộp thuế cho
Nhà nước.
Tỷ lệ và quy mô các khoản chi này thường được quy định trước bởi cơ quan BHYT
và có thể thay đổ theo từng điều kiện cụ thể.
Hoạt động BHYT thường có hai hình thức bắt buộc và tự nguyện, mức phí BHYT
cũng khác nhau. Đối với BHYT bắt buộc, mức phí thường quy định thống nhất, còn đối
với BHYT tự nguyện thì mức phí thay đổi theo từng hợp đồng BHYT. Việc chi trả cũng
không gống nhau.
ii. bhyt ở một số nước trên thế giới.
1. bhyt ở Trung Quốc:
Hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 900 triệu nông dân, chiếm 70% dân số cả
nước. Thực tế cho thấy rất nhiều nông dân khi mắc bệnh, do không có khả năng tự trang
trải các chi phí, đã phải vay mượn chồng chất, không trả được dẫn đến kết cục đáng tiếc.
ở các vùng nông thôn Trung Quốc hiện nay có khoảng 80 triệu người sống dưới mức
nghèo khổ. Trong khi đó, 90% nông dân phải tự chi trả hoàn toàn mọi phí tổn y tế.
Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc vừa phát động chương trình
hành động chưa từng có là thành lập hệ thống BHYT hợp tác kéo dài 8 năm ở các vùng
nông thôn nhằm giúp họ giải toả bớt những lo lắng về tài chính, có điều kiện điều trị
bệnh kịp thời, giảm bệnh tật và yên tâm làm ăn. Phương thức huy động tiền quỹ hợp tác
sẽ từ 3 phía: chính quyền Trung ương, ban quản lý địa phương và từ chính các nông dân.
Số tiền đóng góp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm địa lý, xã hội của từng vùng khác nhau.

Nông dân sẽ được nhận phần tiền trợ cấp y tế theo mức độ bệnh cũng như chế độ viện
phí.
Chính vì vậy, hiện nay ở Trung Quốc có hai hình thức BHYT chính: BHYT đối
với công nhân( do Bộ lao động quản lý) và BHYT vùng nông thôn( do Bộ y tế quản lý).
BHYT đối với công nhân đã có tác dụng thiết thực trong việc giảm lãng phí ở bệnh
viện, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ bệnh nhân và tăng quỹ bệnh viện.
BHYT vùng nông thôn gồm nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng:



-Chăm sóc y tế hợp tác xã: Người tham gia BHYT đóng góp vào quỹ và quỹ chi
trả phục vụ các bệnh nhẹ.
-BHYT các nguy cơ cao: Bổ sung cho hình thức trên, trong trường hợp chi trả cho
các bệnh nặng.
-BHYT riêng biệt cho phòng bệnh: Tiêm chủng trẻ em, chăm sóc thai, bảo vệ bà
mẹ trẻ em trong thời gian sinh đẻ.
-Các bệnh viện do nông thôn trả tiền: Người tham gia sẽ được giảm 20% chi phí y
tế về thuốc men.
-Hợp đồng về chăm sóc phòng bệnh: Nông dân phải gánh chịu 50% chi phí phòng
bệnh hăng năm.
-Chăm sóc răng cho học sinh phổ thông: Học sinh sẽ được khám chữa răng 6
tháng một lần do các bác sĩ răng tiến hành.
-Trợ cấp chăm sóc y tế: Các quỹ BHYT này do các uỷ ban xã thành lập. Mục đích
là trợ cấp cho các bệnh nhân nghèo và trợ cấp cho họ khoảng 20-40% tiiền thuốc men.
Mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc là đến năm 2010 tất cả nông dân đều được
hưởng trợ cấpBHYT.
2. bhyt ở Hàn Quốc:
Hệ thống BHYT ở Hàn Quốc tương đối mới mẻ và trẻ trên thế giới. Quỹ BHYT
đầu tiên ra đời năm 1963 khi GDP của quốc gia còn thấp, dưới 100 USD. Năm 1977,
BHYT cho các doanh nghiệp có trên 500 công nhân được thưc hiện và từ đó đến nay

GDP của Hàn Quốc đã đạt mức 15218 USD. Hiện tại, 96% dân số Hàn Quốc đang tham
gia BHYT Nhà nước, 4% còn lại nằm trong chương trình BHYT cho người nghèo cũng
như người già đang được chăm sóc tại các nhà tế bần của Nhà nước.
Luật BHYT ở Hàn Quốc quy định BHYT bắt buộc đối với người làm công ở nơi
làm việc. Ngoài ra, họ cũng có thể tham gia bảo hiểm không bắt buộc tại các công ty bảo
hiểm do chủ xí nghiệp hoặc một số chủ xí nghiệp, nơi họ làm việc thành lập và được phê
chuẩn. Nhưng khi người này rời bỏ công việc( đã đăng ký), thay đổi công việc hoặc trở
thành người được bảo vệ y tế thì sẽ thuộc nhóm đối tượng BHYT tuỳ ý lựa chọn.
Tại Hàn Quốc, những người có việc làm phải đóng BHYT hàng tháng cho cơ quan
BHYT. Mức đóng 3%( chủ sử dụng lao động và người lao động mỗi bên 1,5%). Giáo
viên các trường tư thục chỉ phải đóng 30%, 20% còn lại do Nhà nước bổ sung. Hiện tại



mức thu là 2,8% đối với người lao động bình thường và 3,4% đối với công chức Nhà
nước và giáo viên tư thục, mức thu không có trần tối đa. Mức lương tối thiểu là 280000
Uôn, tương đương với 204 ơ-rô. Người có thu nhập dưới mức lương tối thiểu không phải
đóng BHYT. Đối với lao động tự do, mức đóng dựa trên tài sản, xe cộ, thu nhập, tuổi tác
và giới tính. Thông thường lao động tự do đóng 74% số phải đóng, phần còn lại do Nhà
nước bổ sung.
Năm 1997, tại Hàn Quốc có 373 quỹ BHYT Nhà nước. Đây là các quỹ hoàn toàn tự
chủ về mặt tài chính. Mỗi quỹ thường có từ 30000 đến 200000 người tham gia, chi phí quản lý
trung bình là 8,5%, đặc biệt có một số quỹ lên đến 15,6%.
Cơ sở KCB được thanh toán chi phí theo quy định của cơ quan BHYT.Tiền thanh
toán cho cơ sở KCB một phần do cơ quan BHYT thanh toán, một phần do người tham
gia BHYT tự trả. Đối với KCB ngoại trú, bệnh nhân tự trả một khoản phí cố định 4USD
cho mỗi lần khám. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải trả 30% trong tổng chi phí dịch vụ cho
một lần khám bệnh ở tuyến cơ sở, 50% cho tuyến ngoại trú tại bệnh viện lớn. Đối với nội
trú, bệnh nhân phải đồng chi trả 20%. Nhà nước quy định đối với các kỹ thuật mới và đắt
tiền như MRI, siêu âm và một số liệu pháp hoá học điều trị ung thư không được cơ quan

BHYT thanh toán. Quỹ BHYT thường được sử dụng để trợ cấp chăm sóc y tế cho người
tham gia bảo hiểm( kể cả người phụ thuộc) khi bị ốm, chấn thương, bao gồm:
-Chi phí chuẩn đoán.
-Cấp thuốc điều trị và tiêu hao vật chất khác để phục vụ cho điều trị.
-Điều trị, phẫu thuật và các chăm sóc y tế khác.
-Điều trị nội trú với các phương tiện y tế.
-Chăm sóc, phục vụ của y tá và hộ lý.
-Chi phí vận chuyển và đi lại.
-Ngoài ra, còn chi cho hoạt động quản lý của quỹ.
Tuy nhiên, trừ bệnh lao, còn các trường hợp khác quỹ BHYT chỉ thanh toán tối đa
cho người bệnh trong vòng 180 ngày. Người phụ thuộc ở đây bao gồm vợ (hoặc chồng )
của người tham gia BHYT.
Theo luật BHYT hiện hành của Hàn Quốc, cơ quan BHYT chịu sự giám sát của Bộ
y tế và phúc lợi xã hội. BHYT chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các vấn đề về
BHYT, bao gồm cả vấn đề thẩm định công nghệ mới trong y tế cũng như phát triển các



thuốc mới trong điều trị. Cơ quan BHYT cũng có thể tự quản lý và điều hành các trung
tâm y tế và các trung tâm tăng cường và giáo dục sức khoẻ.
3. Bảo hiểm y tế ở Philippin:
Hiện nay Philippin thực hiện BHYT bắt buộc đối với mọi người dân, phân thành 4
nhóm đối tượng tương ứng với các mức đóng:
-Đối với người làm công ăn lương: Mức đóng BHYT theo luật định tối đa 3% tiền
lương hàng tháng( chủ sử dụng lao động đóng 50% và người lao động đóng 50%) nhưng
hiện nay BHYT Philippin quy định mức đóng 2,5% tiền lương hàng tháng. Mức lương
làm căn cứ đóng BHYT được chia làm 12 mức cố định, nhưng có khống chế mức lương
trần là 15000 pê-sô/tháng.
-Đối với người đi lao động nước ngoài: Mức đóng BHYT cố định là 900 pê-
sô/năm, chỉ khi nào nộp đủ mới được cấp hộ chiếu.

-Đối với người lao động tự do: Mức phí đóng BHYT cố định giống nhau là1200
pê-sô/người/năm, người lao động phải tự đóng 100%, được tổ chức thu theo nhóm ít nhất
là 50 người trở lên. Phí BHYT có thể đóng theo quý, 6 tháng, năm.
-Đối tượng người nghèo: Mức phí là 1200 pê-sô/hộ gia đình/năm( đối với tỉnh
giàu Ngân sách Trung ương đóng 50%, Ngân sách địa phương đóng 50%, đối với tỉnh
nghèo Ngân sách Trung ương đóng 90%, Ngân sách địa phương đóng 10%). Nhưng do
Ngân sách Nhà nước hạn chế , đến nay mới có 5 triệu hộ nghèo được cấp BHYT.
-Những người về hưu không phải đóng phí BHYT mà do quỹ BHYT trước đây
đóng thay.
Về quyền lợi : Các đối tượng làm công ăn lương, người đi lao động nước ngoài,
người lao động tự do đóng BHYT sau 3 tháng mới được hưởng quyền lợi, nếu dừng tham
gia BHYT sẽ được hưởng quyền lợi tiếp 3 tháng nữa. Riêng đối với người nghèo, khi
đóng BHYT sẽ đựoc hưởng quyền lợi ngay.
Tất cả các đối tượng đóng BHYT chỉ được hưởng quyền lợi điều trị nội trú ở bất
kỳ cơ sở điều trị nào do phihealth lựa chọn thông qua thẩm định, thời gian điều trị nội trú
được BHYT chi trả là 45 ngày/năm với đối tượng chính và 45 ngày/năm với tổng số đối
tượng ăn theo (đối tượng ăn theo gồm: vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con dưới 21 tuổi ), riêng
người nghèo được hưởng thêm quyền lợi ngoại trú tại cơ sở KCB đăng ký ban đầu.



Phương thức thanh toán: Đối với điều trị nội trú, áp dụng thanh toán theo phương
thức thực thanh, thực chi có định xuất và theo tuyến điều trị. Đối với điều trị ngoại trú, áp
dụng thanh toán theo kế toán định xuất 300 pê-sô/hộ/năm cho cơ sở đăng ký KCB ban
đầu.
Về chi phí quản lý, được trích 12% tổng số thu BHYT và 3% số lãi đầu tư để chi
phí cho bộ máy của hệ thống BHYT.
4. bhyt ở Singapore:
Đối tượng tham gia BHYT ở Singapore bao gồm những người lao động dưới 65
tuổi, trừ những người tàn tật, quân nhân tại ngũ, trẻ em từ 15 ngày tuổi đến 19 tuổi chưa

đi làm và người dưới 25 tuổi đang theo học ở các trường.
Phạm vi BHYT loại trừ các trường hợp sau:
-Nằm viện (không do tai nạn) trong vòng 30 ngày sau khi tham gia BHYT.
-Bị tàn tật do tham gia biểu tình, đánh nhau, nổi dậy, chiến tranh.
-Bị thương do đi du lịch.
-Tự gây thương tích, tự tử dù tỉnh táo hay mất trí.
-Bị bệnh tâm thần, nghiện rượu, ma tuý.
-Kế hoạch hoá gia đình.
-Các công việc về răng, mắt.
-Phẫu thuật thẩm mỹ (trừ khi việc này là cần thiết do các vết thương vì tai nạn nằm
trong phạm vi BHYT).
-Nằm viện để chuẩn đoán, thử phản ứng thuốc, chụp X-quang.
-Tàn phế do trượt băng, đua ngựa vượt rào, pôlô, đua môtô, leo núi hoặc các loại
đua dùng phương tiện.
-Chi phí cho chăm sóc đặc biệt như xe đẩy, máy hô hấp nhân tạo và các chi phí
dịch vụ phi y tế như đài, tivi, điện thoại
BHYT ở Singapore chịu trách nhiệm cả 24 giờ và thanh toán chi phí y tế thực tế
trong thời gian nằm viện trong phạm vi bảo hiểm. Ngoài ra, người tham gia BHYT còn
được thanh toán các chi phí sau:
-Chi phí cho giường bệnh.
-Chi phí ăn uống.



-Các dịch vụ của bệnh viện bao gồm: phòng phẫu thuật, quần áo, các xét nghiệm,
điện tâm đồ, vật lý trị liệu
-Trợ cấp phẫu thuật.
-Chi phí khám bệnh.
Chương ii: Thực trạng bhyt cho học sinh – sinh viên ở Việt Nam
I.Sự cần thiết triển khai BHYT HS-SV ở Việt Nam.


Những năm qua, công tác chăm sóc sức khoẻ cho bộ phận HS-SV luôn được xó hội
coi trọng. Mặc dự trong hoàn cảnh cú nhiều khú khăn về nguồn lực tài chính, có sự phân
hoá giàu nghèo trong xó hội nhưng các chương trỡnh mục tiờu trọng điểm nhằm nâng
cao thể chất, thể lực cho HS-SV như: nha học đường, mắt học đường, chương trỡnh
tiờm chủng mở rộng đó đạt được những kết quả quan trọng. Thực tế cho thấy sức khoẻ
của HS-SV Việt Nam trong những năm gần đây đó được cải thiện rất đáng kể.
Đóng góp cho sự thành công đó phải kể đến một trong những giải pháp quan trọng
đó là thực hiện chương trỡnh BHYT HS-SV. BHYT HS-SV khụng chỉ đóng góp nguồn
tài chính quan trọng cho công tác KCB mà cũn gắn việc tham gia BHYT HS-SV với việc
hỡnh thành hệ thống y tế trường học và chăm sóc sức khoẻ cho HS-SV tại trường học
cho thấy khả năng thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ở nhiều nơi
đó trở thành mụi trường nâng cao sức khoẻ cho HS-SV. Ngoài việc giáo dục sức khoẻ
nội khoá, các yêu cầu về vệ sinh môi trường, nâng cao thể lực trí lực cho HS-SV đó thực
hiện cho thấy cần cú chớnh sỏch chăm sóc sức khoẻ đối với HS-SV phù hợp nhất là y tế
trường học hoạt động ngay tại trường.
Để tăng cường nguồn kinh phí chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong đó có HS-SV
song song với việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thỡ cần thực hiện chủ trương xó hội hoỏ
thụng qua hỡnh thức BHYT cho HS-SV. Những năm qua bhyt hs-svđó thực sự trở thành
chỗ dựa vững chắc về mặt tài chớnh cho cụng tỏc chăm sóc sức khoẻ cho bộ phận HS-
SV. Số HS-SV tham gia BHYT tăng dần qua các năm khẳng định số lượng HS-SV được
chăm sóc về y tế tăng lên đáng kể.
Ở lứa tuổi HS-SV, thời gian dành cho công việc học tập và vui chơi chiếm phần
lớn quỹ thời gian vỡ vậy HS-SV thường hay mắc các bệnh đặc trưng như: bệnh về mắt,
bệnh về cột sống, bệnh về răng miệng hơn nữa phần lớn HS-SV rất hiếu động nên hay



gặp những tai nạn trong sinh hoạt như khi lao động, tham gia giao thông, luyện tập thể
thao làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của bản thân do đó ảnh hưởng tới kết quả học

tập.
Cũng do đặc thù của HS-SV, đặc biệt là học sinh ở các trường chuyên, sinh viên
của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề là phải học tập
ở xa nhà, họ ở khắp nơi trong cả nước tập trung về các trung tâm thành phố, thị xó để học
tập vỡ vậy họ phải tự lo hoàn toàn cuộc sống sinh hoạt cũng như học tập của mỡnh. Nếu
rủi ro xảy ra nú sẽ làm ảnh hưởng tới việc học tập thậm chí nó có thể làm gián đoạn quá
trỡnh học tập và rốn luyện của HS-SV, đồng thời làm tăng gánh nặng về tài chính cho gia
đỡnh và xó hội. Điều quan trọng hơn nó gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho bản thõn và
gia đỡnh đó là phần thiệt hại lớn nhất mà không có thứ vật chất nào có thể bù đắp được.
Nhờ có BHYT mà HS-SV được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, KCB, sơ cứu tai nạn,
kiểm tra thường xuyên qua các đợt khám sức khoẻ định kỳ nên nhiều HS-SV được phát
hiện bệnh kịp thời để điều trị.
Như vậy,việc triển khai BHYT HS-SV ở Việt Nam là rất cần thiết phù hợp với nhu
cầu của HS-SV, phụ huynh và chính sách chăm sóc sức khoẻ của Đảng và Nhà nước đối
với nhân dân nói chung và HS-SV nói riêng.
II.Qui định về BHYT HS-SV ở Việt Nam.
1.Qui định về mức thu.
Ngày 07/08/2003 liên Bộ Tài chính-Bộ Ytế đó ra thụng tư 77/2003/TTLB-BTC-
BYT hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. Thông tư này có qui định BHYT HS-SV là
một bộ phận của BHYT tự nguyện. BHYT HS-SV nhằm thực hiện chính sách xó hội
trong KCB, khụng vỡ mục đích kinh doanh không áp dụng qui định của pháp luật về
kinh doanh bảo hiểm.
Quyền lợi và nghĩa vụ của HS-SV tham gia BHYT tự nguyện được thống nhất
trong cả nước. Mức phí BHYT HS-SV được xác định trên cơ sở khung giá dịch vụ y tế,
điều kiện kinh tế xó hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và tỷ lệ HS-SV tham gia BHYT.
1.1.Khung mức đóng phí BHYT HS-SV
-Khung mức đóng BHYT HS-SV được xác định theo khu vực: Bao gồm hai khu vực
thành thị và nông thôn.




+Khu vực thành thị: gồm các quận nội thành, các thành phố trực thuộc Trung ương,
các phường của thành phố, thị xó thuộc tỉnh. Khung mức đóng BHYT qui định cho một
HS-SV trong một năm khu vực thành thị từ 35000đ-70000đ.
+Khu vực nụng thụn: bao gồm cỏc khu vực cũn lại thỡ khung mức phớ đóng BHYT
qui định cho một HS-SV trong một năm là từ 25000đ-50000đ.
1.2.Phương thức đóng BHYT HS-SV
- Phí BHYT HS-SV thu một lần vào thời điểm đầu năm học.
- HS-SV tham gia BHYT đăng ký theo lớp, trường.
- Đóng phí ít nhất 6 tháng một lần cho đại lý thu tại trường học và kết thúc vào ngày
30/11.
2.Chi trả BHYT HS-SV
2.1.Quản lý và sử dụng quỹ KCB BHYT HS-SV
2.1.1.Quản lý quỹ.
-Quỹ KCB BHYT HS-SV được hỡnh thành từ cỏc nguồn chủ yếu sau:
+Thu từ phí HS-SV tham gia đóng góp.
+Nhà nước hỗ trợ.
+Tiền lói do thực hiện cỏc biện phỏp bảo toàn và tăng trưởng quỹ KCB.
+Thu từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+Các khoản thu hợp pháp khác.
-Phân bổ quỹ KCB BHYT HS-SV.
Quỹ KCB BHYT HS-SV được tập trung tại BHXH Việt Nam và được phân bổ
trong năm tài chính như sau:
+90% chi cho KCB.
+8% chi cho hoa hồng đại lý thu, phát hành thẻ BHYT.
+2% chi bổ sung cho công tác tuyên truyền.
2.1.2.Sử dụng quỹ BHYT HS-SV
Để duy trỡ và phỏt triển mạng lưới y tế trường học, phục vụ công tác giáo dục thể
chất, hướng dẫn phũng chống cỏc bệnh học đường và chăm sóc sức khoẻ cho HS-SV tại
trường, đối với các trường có phũng y tế trường học, cán bộ y tế và có số lượng từ trên

600 HS-SV hoặc trên 50% số lượng HS-SV của trường tham gia BHYT, phần kinh phí
KCB BHYT HS-SV được phân bổ như sau:



*20% trích cho y tế trường học để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho và thực hiện hỗ
trợ một số nội dung giáo dục sức khoẻ cho HS-SV theo quy định tại Thông tư số
03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 01/03/2000 của liên Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ
Ytế về công tác y tế trường học.
*40% chuyển về cho các cơ sở KCB nơi HS-SV có thẻ đăng ký KCB để thanh toán
chi phí KCB ngoại trú và thanh toán cho các trường hợp cấp cứu ngoài tuyến.
*40% cũn lại do cơ quan BHXH quản lý để thanh toán các chi phí KCB nội trú và
thanh toán trực tiếp cho HS-SV bị bệnh theo quy định.
Trong trường hợp các trường học chưa có phũng y tế, chưa có cán bộ y tế chuyên
trách và tỷ lệ HS-SV tham gia thấp hơn 50% thỡ cơ quan BHXH huyện sẽ phối hợp với
trường học để ký hợp đồng với cơ sở y tế thuận lợi cho việc sử dụng 20% kinh phí để
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HS-SV.
2.2.Mức chi trả BHYT HS-SV.
HS-SV tham gia BHYT tự nguyện, sau khi đóng phí BHYT được cấp thẻ BHYT có
giá trị sử dụng tương ứng với thời gian đóng. HS-SV có thẻ BHYT được tiếp nhận, KCB
và hưởng chế độ như sau:
2.2.1.Chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
-Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HS-SV có thẻ BHYT gồm những nội
dung sau:
+Hướng dẫn giữ gỡn vệ sinh cỏ nhõn, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường và
phũng chống bệnh tật.
+Kiểm tra sức khỏe và quản lý hồ sơ sức khoẻ cá nhân.
+Thực hiện sơ cứu tai nạn, ốm đau đột xuất.
-Cơ quan chịu trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ ban đầu:
+HS-SV được chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại phũng y tế trường học.

Trường hợp không có phũng y tế tại trường thỡ cơ quan BHXH có trách nhiệm hợp
đồng với cơ sở y tế gần nhất đảm bảo việc chăm sóc thuận tiện và phù hợp.
Chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cơ sở y tế nêu trên do cơ quan
BHXH đảm nhận, HS-SV có thẻ BHYT không phải nộp một khoản tiền nào.
2.2.2.Tuyến KCB và phương thức thanh toán chi phí KCB.



-HS-SV tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở KCB tuyến quận, huyện để đăng ký
KCB. Khi tỡnh trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KCB, được
cơ sở KCB chuyển lên tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn.
-HS-SV có thẻ BHYT nếu KCB theo đúng tuyến quy định ( huyện, tỉnh, TƯ),
được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí, HS-SV có thẻ nộp 20%, nhưng khi số tiền nộp
vượt quá 1,5 triệu đồng/năm KCB thỡ được cơ quan BHXH thanh toán phần nộp vượt.
Trường hợp chi phí cho một lần KCB dưới 20000đ thỡ HS-SV cú thẻ BHYT không phải
nộp 20%.
-HS-SV có thẻ BHYT khi đi KCB ngoại trú, điều trị nội trú được hưởng các quyền
lợi sau:
+Khám và làm các xét nghịêm, chiếu chụp X quang, các thăm dũ chức năng phục
vụ cho chuẩn đoán và điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
+Cấp thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế, truyền máu, truyền dịch
theo quy định của bác sỹ điều trị, sử dụng các vật tư tiêu hao thông dụng, thiết bị y tế
phục vụ KCB .
+Làm các thủ thuật và phẫu thuật.
+Sử dụng giường bệnh.
-Nếu HS-SV có thẻ bhyt kcb không đúng nơi đăng ký trờn thẻ, tự chọn nơi khám,
phũng dịch vụ, thầy thuốc, thuốc thỡ người bệnh tự thanh toán toàn bộ chi phí KCB.
Sau đó được cơ quan BHXH xem xét hồ sơ, chứng từ để thanh toán một phần chi phí
KCB, nhưng không quá 80% chi phí KCB bỡnh quõn của tuyến chuyờn mụn kỹ thuật
phự hợp.

-Trường hợp cấp cứu, HS-SV có thẻ BHYT được khám và điều trị tại bất kỳ cơ sở y
tế nào của Nhà nước vẫn được hưởng chế độ BHYT.
-HS-SV có thời gian tham gia BHYT tự nguyện liên tục từ 24 tháng trở lên, được cơ
quan BHXH thanh toán chi phí KCB đối với một số trường hợp đặc biệt với mức sau:
+Phẫu thuật tim không quá 10 triệu đồng/người/năm.
+Chạy thận nhân tạo không quá 12 triệu đồng/người/năm.
+Tiờm phũng uốn vỏn, sỳc vật cắn tối đa không quá 300000 đồng/người/năm.
+Trợ cấp tử vong theo mức 1triệu đồng/trường hợp.



Tuy nhiên, nếu HS-SV KCB trong các trường hợp cố tỡnh tự huỷ hoại bản thân,
trong trường hợp say, phẫu thuật thẩm mỹ, vi phạm pháp luật hoặc một số trường hợp
loại trừ khác theo quy định thỡ sẽ không được BHYT chịu trách nhiệm thanh toán.
3.Thực trạng triển khai và kết quả đạt được
Một trong những ưu điểm nổi bật của BHYT học sinh sinh viên là giành 35% kinh
phí để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh ngay tại trường học. Vì vậy BHYT cho
học sinh sinh viên đã làm “sống lại” y tế trường học. Nếu như năm học 1994-1995 số thu
của BHYT là 8,33 tỷ đồng thì cho đến năm học 2003-29004 số thu đã lên đến 170,781 tỷ
đồng tăng 20,5 lần tương ứng với mức kinh phí giành cho y tế trường học. Trong năm
1998-1999 là 20,626 tỷ đồng tăng lên 33,8 tỷ năm học 2002-2003. Quỹ BHYT học sinh
đã huy động được nguồn tài chính đáng kể giúp các nhà trường khôi phục, xây dựng và
phát triển mạng lưới y tế trường học . Vấn đề này đã được Thông tư số 03/2000/TTLB-
BHYT-BGDĐ ngày 01/03/2000 khẳng định: nguồn kinh phí hoạt động y tế trường học
“chủ yếu là nguồn quỹ BHYT học sinh để lại trường”. Bằng nguồn kinh phí BHYT học
sinh để lại trường, công tác y tế trường học đã có thêm điều kiện để thực hiện tốt các việc
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh sinh viên ngay tại trường học: chi mua thuốc,
mua sắm dụng cụ y tế thông thường, chi trả lương phụ cấp cho cán bộ y tế trường học.

Bảng 3: Số lượng học sinh sinh viên tham gia BHYT và số thu chi quỹ BHYT

qua các năm.

Năm
học
Số
HS -
SV
tham
gia
(người)
Số
thu
(triệu
đồng)
Số
chi
KCB
(triệu
đồng)
Số tiền
để lại y tế
trường học
(triệu
đồng)
Số
KCB
nội trú
(Người)

Số

KCB
ngoại trú
(Người)
Tổn
g số
người
KCB
(Người)

1998-
1999
3.39
6.400
58.
933
35.3
60
20.626 232.
630
1.213.
000
1.44
5.630
1999-
2000
2.95
5.160
61.
044
36.6

26
21.365 179.
160
450.2
04
629.
364



2000-
2001
3.10
1.123
66.
337
39.8
02
23.218 146.
972
352.4
00
499.
372
2001-
2002
4.20
1.514
89.
978

51.9
27
30.457 195.
097
525.1
89
720.
286
2002-
2003
4.91
0.640
11
4.842
67.8
98
33.800 236.
546
892.8
43
1.12
3.389
2003-
2004
5.07
8.730
17
0.781
67.8
98

33.800 236.
546
892.8
43
1.12
3.389

Nguồn: BHYT Việt Nam
Quyền lợi của học sinh sinh viên tham gia BHYT về cơ bản được đảm bảo, quỹ
BHYT học sinh sinh viên đã thanh toán chi phí KCB ngoại trú trong trường hợp cấp cứu
và tai nạn, thanh toán chi phí khám và điều trị nội trú theo quy định. Do nhu cầu của học
sinh sinh viên và cha mẹ của học sinh sinh viên, một số địa phương đã thực hiện thí điểm
KCB ngoại trú cho học sinh sinh viên. Từ tháng 9 năm 2003 đến nay, thực hiện Thông tư
77/2003/TTLT- BTC-BYT học sinh sinh viên tham gia BHYT được hưởng KCB ngoại
trú và điều trị nội trú.
Nhiều trường hợp học sinh sinh viên bị bệnh nặng hiểm nghèo có chi phí KCB lớn
tới hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng cũng được quỹ BHYT thanh toán. Một số
trường hợp học sinh sinh viên KCB theo yêu cầu riêng cũng được quỹ BHYT thanh toán
tri phí KCB theo tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp theo quy định của Bộ y tế.
Chất lượng KCB ngày càng được cải thiện, các xét nghiệm phục vụ tiên tiến phục
vụ cho chuẩn đoán và điều trị đều được cơ quan BHXH thanh toán theo chỉ định của thầy
thuốc.
Mặc dù nhiều người thừa nhận BHYT HS- SV mang tính xã hội, có ý nghĩa thiết
thực trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục sức khoẻ cho học sinh sinh viên, góp
phần thực hiện một nền giáo dục toàn diện trong nhà trường và có ý nghĩa về kinh tế xã
hội. Mức đóng còn thấp chỉ bằng 1/7 mức phí bình quân của đối tượng tham gia BHYT
bắt buộc, nhưng đến nay số lượng học sinh sinh viên tham gia BHYT cũng chưa cao
(mới đạt 25%) so với tổng số học sinh sinh viên cả nước, đặc biệt hiện nay có đến 17/63
tỉnh thành phố số học sinh sinh viên tham gia BHYT đạt tỷ lệ dưới 10% trên tổng số học




sinh sinh viên của địa phương. Số trường học đạt tỷ lệ cao thường tập trung vào các
trường của thành phố, thị xã. Còn các trường thuộc khu vực nông thôn, đặc biệt là các
trường thuộc vùng sâu, vùng xa dân tộc ít người thì thì tỷ lệ đạt còn thấp. Thậm chí có
những trường chưa có một em học sinh nào tham gia BHYT.
Những khó khăn tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện BHYT học sinh sinh viên
là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của ngành giáo dục và đào tạo mà số
lượng học sinh sinh viên tham gia BHYT còn thấp. Có thể rút ra một số nguyên nhân chủ
yếu sau:
 Sự yếu kém trong việc đảm bảo quyền lợi KCB BHYT và sự phiền hà trong quá
trình thực hiện dịch vụ y tế cho người tham gia BHYT đã hạn chế vào lòng tin vào
BHYT.
 BHXH một số địa phương chưa thực sự tích cực, năng động, chưa quyết tâm
vượt qua khó khăn, trở ngại trong triển khai BHYT học sinh sinh viên, chưa tranh thủ
được sự chỉ đạo giúp dỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương.
 Nhiều địa phương chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo, lúng túng trong định
hướng, sự phối hợp của các ngành BHXH, giáo dục và đào tạo, y tế chưa nhịp nhàng,
đồng bộ, thậm chí có nơi không có sự phối hợp.
 Nhận thức về BHYT học sinh sinh vên, về quyền lợi và trách nhiệm cộng đồng
của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Nhiều địa phương, gia đình kinh tế còn gặp rất
nhiều khó khăn trong thời gian đầu năm học, học sinh sinh viên phải đóng góp nhiều
khoản tiền cùng một lúc dẫn đến không có khả năng tham gia BHYT học sinh sinh viên
cho con em họ.
 Công tác thông tin tuyên truyền còn thiếu cụ thể, thiết thực. Phí thu BHYT
học sinh sinh viên thấp so với các tổ chức bảo hiểm khác nên không khuyến khích các
đại lý nhiệt tình vận động, mở rộng tham gia BHYT học sinh sinh viên. Cá biệt, có nơi
học sinh sinh viên tham gia loại hình bảo hiểm nào lại không do các em hoàn toàn lựa
chọn.
 Hệ thống y tế trường học hoạt động được là nhờ có sự góp phần của nguồn

kinh phí từ quỹ BHYT trích lại cho nhà trường. Do đó các trường học sinh sinh viên
tham gia BHYT ít hoặc không tham gia BHYT thì y tế trưòng học hoạt động rất khó
khăn hoặc không có y tế trường học. Đội ngũ những người làm công tác y tế trường học



còn thiếu về số lượng cũng như yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ( chủ yếu là kinh
nghiệm, cán bộ chuyên trách tỷ lệ thấp). Chất lượng phục vụ KCB chưa đáp ứng được
nhu cầu của người đến khám. Do đó hạn chế nhiều đến hiệu quả hoạt động của BHYT
học sinh sinh viên.
BHYT học sinh sinh viên là một thị trường đầy tiềm năng, chưa được khai thác
đúng mức. Học sinh sinh viên là những đối tượng tiềm năng của BHYT bắt buộc ở nước
ta hiện nay. Vì vậy để tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010 chúng ta cần có những
chính sách phù hợp cải cách và nâng cao chất lượng của BHYT nói chung và BHYT học
sinh sinh viên nói riêng. Vì số lượng học sinh sinh viên rất lớn chỉ sau đối tượng là nông
dân thì khả năng tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010 mới có thể thực hiện được.



Chương iii: Kiến nghị

Quyết định 35/2001/QĐTTG ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chiến lược chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân giai đoạn 2001- 2010 đã ghi rõ
“Mở rộng BHYT tự nguyện, củng cố quỹ BHYT bắt buộc, tiến tới BHYT bắt buộc toàn
dân”.
Hiện nay có rất nhiều các loại hình, các sản phẩm bảo hiểm thuộc cơ quan bảo
hiểm Nhà nước và các công ty bảo hiểm thương mại dành cho đối tượng là HS – SV .Ví
dụ như BHYT của cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc Bộ lao động thơng binh xã hội, bảo
hiểm toàn diện, bảo hiểm thân thể…. là sản phẩm bảo hiểm của tổng công ty bảo hiểm
Việt Nam hay một số các sản phẩm bảo hiểm con người của các công ty bảo hiểm nhân

thọ khác. Tuy nhiên BHYT vẫn là loại hình bảo hiểm được phổ biến và sử dụng rộng rãi
nhất. Cho đến nay, BHYT HS – SV vẫn là loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng trong
báo cáo của BHYT VN về lộ trình tiến tới BHYT toàn dân thì đối tượng HS – SV được
xếp vào đối tượng tiềm năng thứ hai. Điều đó đặt ra cho BHYT HS-SV nhiều cơ hội và
thách thức mới, đòi hỏi cần chỉ rõ hướng đi cụ thể, rõ ràng cho sự phát triển của BHYT
dành cho sinh viên. BHYT học sinh- sinh viên có thể trở thành loại hình bắt buộc trong
nhà trường vì một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Hàng năm số lượng sinh viên tại các trường ĐH,CĐ và Trung học chuyên
nghiệp lên tới ba triệu người, đây là những người trong độ tuổi thanh niên trẻ, có sức
khoẻ, dễ dàng tiếp cận với cái mới, có nhận thức và nhận thức tốt trong việc chấp hành các
chế độ, các chính sách cũng như tuân thủ pháp luật.
- Mặt khác, việc bắt buộc tham gia BHYT cũng là một nội dung giáo dục về tiêu
chuẩn sống cho thế hệ mới để họ hiểu rằng tham gia BHYT bắt buộc khi đến tuổi trưởng
thành là một nếp sống, một tập quán, hay thực chất là một nghĩa vụ của mình. Sự đóng
góp của họ ngày hôm nay một mặt là nghĩa vụ đối với bản thân họ, với cộng đồng xã hội
trong việc chăm sóc sức khoẻ ở giai đoạn hiện tại nhưng cũng là sự đóng góp cho bản
thân họ trong tương lai khi họ về già.
Hiện nay ở Việt nam đang tồn tại hai loại hình BHYT chủ yếu là BHYT thuộc cơ
quan bảo hiểm nhà nước và BHYT của các công ty bảo hiểm thương mại. Trong đó
BHYT thuộc cơ quan BH Nhà nước nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ và đem lại sự công



bằng cho mọi người tham gia, đồng thời đó cũng là một chính sách xã hội.Song song tồn
tại với nó BHYT thương mại cũng đang ngày một hoàn thiện và cần được Nhà nước tạo
môi trường kinh doanh hiệu quả. Mặt khác BHYT thương mại là một hoạt động kinh
doanh vì lợi nhuận nên nó sẽ không thể mang lại sự công bằng và hiệu quả trong chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân, nó chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người có khả năng tài
chính đóng phí. Chúng ta không thể trông chờ sự công bằng mà BHYT thương mại đem
lại nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta không thể gạt bỏ sự

phát triển của loại hình bảo hiểm này càng không thể phủ nhận những lợi ích mà BHYT
thương mại đem lại. Vì vậy bên cạnh việc thực hiện bắt buộc đối với loại hình BHYT xã
hội chúng ta cũng cần phải có những chính sách điều chỉnh hợp lí để phát triển loại hình
BHYT thơng mại theo hình thức tự nguyện. Em xin đề ra một số kiến nghị sau:
1. Phí:
Mức phí đóng BHYT cho sinh viên là vấn đề được cả sinh viên và cơ quan BHXH
cân nhắc. BHYT HS -SV là một loại hình BHYT xã hội nên mức phí đóng góp được xây
dựng dựa trên nguyên lý cơ bản của bảo hiểm là “ số đông bù số ít “, được tính toán trên
các yếu tố như xác suất rủi ro ốm đau, giá dịch vụ y tế và số người được hưởng. Mối tư-
ơng quan giữa mức đóng góp và số người tham gia là tỷ lệ nghịch, số người tham gia
nhiều mức đóng góp thấp và ngược lại. Thực tế ở nước ta có nơi mức phí đóng BHYT
quá thấp không đủ bù đắp chi phí, có nơi lại quá cao không thu hút được nhiều người
tham gia.
Trong thời gian qua tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ y học, dược học và
việc ứng dụng vào chuẩn đoán, điều trị bệnh là vô cùng to lớn giúp cho công tác này hiệu
quả hơn. Tuy nhiên, chi phí cho việc ứng dụng kỹ thuật cao thường rất đắt, hơn nữa giá
cả (giá viện phí, giá thuốc ) lại biến động nhiều trong khi nguồn quỹ BHYT chỉ có hạn
do mức đóng thấp nên chưa thể thoả mãn tốt nhu cầu KCB của học sinh sinh viên. Mặt
khác, với mức phí BHYT HS-SV thu như hiện nay chỉ bằng 1/10-1/4 phí BHYT bắt buộc
thì đương nhiên sẽ có sự khác biệt giữa phạm vi được bảo hiểm. Vì vậy, để học sinh sinh
viên được hưởng các chế độ như người lao động tham gia BHYT bắt buộc thì nên điều
chỉnh tăng phí BHYT HS-SV. Bên cạnh đó, trong điều kiện sự cách biệt giữa các vùng
miền, các thành phần kinh tế ngày càng trở nên rõ rệt dẫn theo các trường học cũng có
chất lượng khác nhau khá rõ nét dẫn tới nhu cầu của học sinh sinh viên khi tiếp cận dịch



vụ y tế cũng khác nhau. ở những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối phát
triển hoặc với những học sinh sinh viên có điều kiện thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày
càng cao, lại có điều kiện dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí

KCB cao hơn nhiều so với khu vực khác, thì theo họ việc tăng phí BHYT ( dù phí tăng
bằng phí BHYT bắt buộc ) là không quan trọng, điều quan trọng là họ được chăm sóc sức
khoẻ tốt và thấy hài lòng về dịch vụ họ được hưởng. Có thể đưa ra khung phí cao hơn :
đối với học sinh phí đóng là 55.000đ/1 người/1năm, đối với sinh viên là 100.000đ/1
người/1 năm và 200.000đ/1người/4 năm. Như vậy,học sinh sinh viên có thể lựa chọn
mức phí phù hợp với khả năng đóng góp, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của
mình, đồng thời cũng đảm bảo yêu cầu về tính an toàn của quỹ. Mặt khác, có thể xây
dựng tỷ lệ miễn giảm phí cho những học sinh sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn
hoặc cơ quan BHXH có thể khuyến khích giảm phí đối với những trường có trên 80%
học sinh sinh viên tham gia BHYT. Việc thu phí bảo hiểm sẽ thông qua nhà trường ( có
thể thu cùng học phí ) và trích tỷ lệ cho nhà trường làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho sinh viên.
2. Công tác KCB BHYT
Muốn phát triển mạng lưới y tế trường học rộng khắp và ổn định thì cần phải có
biên chế chính thức hoặc tối thiểu phải có cán bộ y tế trường học cho một trường. Nhà
nước cần có chính sách phù hợp như có chế độ tiền lương cho cán bộ làm công tác y tế
trường học, đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu giúp họ an tâm công tác, góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên- những chủ nhân tương lai của đất nước. Đồng
thời, cần có văn bản quy định chức năng, nhiệm vu của cán bộ y tế trường học song song
với việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ này. Trước mắt, từ
nguồn kinh phí BHYT HS SV , ngành BHXH kết hợp với ngành y tế, ngành giáo dục tổ
chức các lớp đào tạo nhân viên y tế trường học ( như lớp giám định viên ) trong thời gian
hè nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí y tế trường học, mặt khác đội ngũ
này sẽ là mạng lưới tuyên truyền viên hiểu rõ cách tổ chức quản lý chăm sóc sức khoẻ
cho sinh viên, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh sinh viên
tham gia BHYT.
Nguồn tài chính phục vụ hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho sinh viên phải bền vững.
Nguồn kinh phí này được phát huy từ nội lực tức là được huy động chủ yếu từ sự đóng




góp của sinh viên thông qua BHYT cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình y tế khác để
tạo nguồn cho y tế trường học phát triển. Theo quy định, BHYT trích lập 35% tổng số
thu để nhà trường tổ chức phòng y tế trường học, trang bị tủ thuốc, dụng cụ y tế, các loại
thuốc thiết yếu và phụ cấp cho cán bộ y tế trường học. Do đó, nhìn chung hoạt động của
trung tâm y tế trường là kém hiệu quả vì thiếu cơ sở vật chất. Hơn nữa việc không được
phép sắm sửa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động y tế trường học ( như giường, tủ thuốc
) gây khó khăn cho nhà trường và cả cơ quan BHXH trong việc phát triển hoạt động y
tế trường học. Liên ngành và cơ quan BHXH cần xem xét vấn đề trên vì đây cũng là một
giải pháp quan trọng giúp hoạt động KCB có hiệu quả hơn.
Việc nâng cao chất lượng KCB tại các cơ sở y tế là nhiệm vụ quan trọng vì đó là
quyền lợi đầu tiên và là mong muốn số một của người bệnh ( bao gồm cả sinh viên )
cũng như việc chuẩn đoán đúng và điều trị khỏi bệnh. Cùng một chuẩn đoán nhưng chi
phí điều trị bệnh tại tuyến trên bao giờ cũng cao hơn tuyến dưới . Người bệnh lại không
muốn KCB tại tuyến dưới vì cho rằng quyền lợi của họ tại tuyến dưới không được đảm
bảo. Vì vậy, cần phải tăng cường đào tạo trình độ chuyên môn của y, bác sĩ cũng như đầu
tư cơ sở vật chất , trang thiết bị y tế hiện đại ngay từ cơ sở KCB tuyến dưới. Đồng thời,
phải có chế độ tiền lương hợp lý cho cán bộ y tế. Chừng nào cán bộ y tế chưa được trả l-
ương đủ để đảm bảo các nhu cầu sống thiết yếu thì chừng đó chi phí y tế ngầm chưa thể
triệt tiêu, quyền lợi của bệnh nhân nói chung và bệnh nhân BHYT nói riêng còn bị ảnh
hưởng.
Trong quá trình thực hiện BHYT cho HS-SV thì vấn đề quản lý thuốc và giá thuốc
chưa được coi trọng. Thực tế tại các bệnh viện xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc, còn ở
phòng y tế trường lại được cấp thuốc có hàm lượng kháng sinh thấp. Nhằm mục đích
kiểm soát việc sử dụng danh mục thuốc được an toàn, chất lượng và hiệu quả, cũng như
tăng cường chức năng giám định của cơ quan BHXH thì danh mục thuốc phải được quy
định cụ thể cho phòng y tế, cho từng tuyến bệnh viện ( tuyến địa phương, tuyến trung ư-
ơng ). Cần cương quyết ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn GMP
(tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc ) tức trong danh mục thuốc phải quy định rõ
thuốc sử dụng phải do Việt Nam sản xuất. Những loại đạm truyền, thuốc vitamin tổng

hợp liều cao hay các loại kháng sinh cao cấp phải được quy định rõ bệnh nào mới được

×