Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thong tin va du lieu 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.87 KB, 7 trang )

§2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
(Tiết 1)
Ngày soạn: 22/9/2008
Ngày dạy: 29/9/2008. Dạy lớp:
Người soạn: Mai Ngọc Hà
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Thị Tú Quyên
I.Mục đích – yêu cầu:
Giới thiệu các khái niệm thông tin, dữ liệu, đơn vị đo lượng thông tin, các dạng thông
tin. Qua đó, học sinh hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, đơn vị đo lượng
thông tin trong máy tính.
II. Nội dung bài dạy:
1.Ổn định tổ chức lớp. (1 phút)
Sĩ số: Vắng: Có phép:
2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút)
Câu hỏi:
Câu 1 : Nêu khái niệm tin học là gì? Vì sao tin học được hình thành và phát triển
thành một nghành khoa học?
Câu 2 : Hãy nêu một ví dụ mà máy tính không thể thay thế con người trong việc xử lý
thông tin.
Đáp án :
Câu 1 :
-Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện
tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập. lưu trữ, tìm
kiếm, biến đổi để truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau.(7 điểm)
- Tin học là một nghành khoa học vì đó là ngành có nội dung, mục tiêu, phương
pháp nghiên cứu độc lập.(2 điểm)
Câu 2 :
Trong vấn đề tâm lý tình cảm thì máy tính không thể xử lý thay thế con người
được.(1 điểm)
3.Bài m ới.
GV : Như trên đã nói, tin học là ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc, tính chất


của thông tin, vậy thông tin là gì, và làm cách nào để đưa thông tin vào máy tính,
chúng ta sẽ tìm hiểu điều này trong bài ngày hôm nay :
1
Nội dung
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
§2.THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
1.Khái niệm thông tin và dữ
liệu.
*Thông tin.( Information )
- Ví dụ: Nhìn vào bìa quyển
sách và biết đựoc: Sách tin học
10, bìa màu đỏ, nhà xuất bản
giáo dục. → Thông tin về quyển
sách
10’
Gv : Trong đời sống xã hội, trước mỗi
một sự vật hiện tượng, con người luôn
muốn biết rõ về nó. Mỗi một sự vật, sự
kiện trong tự nhiên được gọi là thực thể.
Ví dụ như : Quyển sách, ngôi nhà, sấm
chớp, trăng, sao…Là các thực thể.
Gv: Các em hãy nhìn vào bìa quyển
sách giáo khoa này (sách tin học 10) và
một em cho cô biết nhìn vào đó các em
biết được những gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, khi nhìn vào quyển sách
ta biết được đó là sách giáo khoa tin học

10, màu đỏ, nhà xuất bản GD. Đấy là
những thông tin về quyển sách.
Gv: Vì cô trò ta mới làm quen với
nhau nên cô chưa thể biết hết các bạn lớp
mình, vậy lớp trưởng có thể giới thiệu về
một bạn nào đó cho cô biết?
Hs Trả lời.
Gv nhận xét: Qua sự giới thiệu của lớp
trưởng cô biết được bạn có tên và quê
như vậy. Những điều cô biết được về bạn
đó, chính là những thông tin về bạn ấy.
Vậy qua các ví dụ và việc tìm hiểu bài
của mình, em nào cho cô biết thông tin là
gì?
Hs trả lời.
Gv nhận xét: Đó là thông tin trong
cuộc sống, còn trong tin học thì sao?
Thực ra không có sự khác biệt nhiều
giữa khái niệm thông tin trong đời sống
xã hội với thông tin trong tin học. Trước
mỗi thực thể (sự vật, sự kiện) tồn tại
khách quan, con người luôn muốn biết rõ
2
- Thông tin: Là những hiểu
biết có thể có được về một thực
thể nào đó.
* Dữ liệu.( Data)
- Dữ liệu: Trong tin học, dữ
liệu là thông tin đã được đưa
vào máy tính.

- Ví dụ: Đánh một văn bản vào
máy tính là ta đã đưa dữ liệu
vào trong máy tính.
về nó càng nhiều càng tốt, sự hiểu biết
đó càng ít càng khó xác định thực thể đó.
Chẳng hạn với ví dụ trên nếu ta chỉ biết
mỗi thông tin là tên bạn ấy thì sẽ rất khó
xác định bạn ấy là bạn nào.
Hs chú ý nghe giảng.
Gv: Ghi bảng và cho học sinh ghi khái
niệm thông tin.
Hs: Ghi chép bài.
Gv: Các em thấy con người qua thực
tế, tìm hiểu mà có được thông tin, còn
đối với máy tính muốn đưa thông tin vào
máy tính, con người phải tìm cách biểu
diễn thông tin sao cho máy có thể nhận
biết và xử lý được. Vậy máy tính có
được thông tin là nhờ vào đâu? Đó chính
là dữ liệu.
Hs: Nghe giảng.
Gv: Ghi bảng khái niệm dữ liệu.
Hs: Ghi bài.
Gv: Lấy ví dụ về dữ liệu.
Hs: Nghe giảng, ghi bài.
Gv: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác.
Hs: Lấy ví dụ.
Gv: Các em đã biết được khái niệm
thông tin, vậy một em hãy cho cô biết
những thông tin về bạn lớp bí thư, ví dụ

như họ tên, ngày sinh, quê, nơi ở…của
bạn đó.
Hs: Trả lời.
Gv nhận xét: Các em thấy để nhận biết
được bạn nào là lớp bí thư lớp mình
chúng ta phải biết đủ lượng thông tin về
bạn ấy. Cũng vậy, trong cuộc sống để ta
nhận biết 1 đối tượng nào đó thì phải biết
đủ lượng thông về nó. Tương tự, đối với
máy tính điện tử ta cũng phải cung cấp
cho máy tính đủ lượng thông tin về đối
tượng để máy tính nhận biết được. Như
3
2. Đơn vị đo lượng thông tin.
- Đơn vị cơ bản đo luợng
thông tin là bit. ( Binary digit -
hệ nhị phân). Đó là lượng thông
tin vừa đủ để xác định chắc
chắn 1 trạng thái của 1sự kiện
có 2 trạng thái với khả năng
xuất hiện như nhau.
- Ví dụ: Tung 1 đồng xu 2 mặt
với khả năng xuất hiện của mỗi
mặt là như nhau, mỗi lần tung
chỉ cho 1 trạng thái hoặc sấp,
hoặc ngửa.
- Kí hiệu biểu diễn thông tin
trong máy tính là 0 và 1.
18’
vậy người ta không chỉ dừng lại ở khái

niệm thông tin một cách định tính mà
còn đi tìm 1 quan niệm định lượng cho
thông tin, đó là xây dựng cho thông tin
một đơn vị đo.
Gv: Ghi bảng.
Hs: Nghe giảng, ghi bài.
Gv: Để các em hiểu về đơn vị đo
lượng thông tin cô có ví dụ sau: Tung
ngẫu nhiên một đồng xu 2 mặt, giả sử
quy định một mặt là mặt sấp còn mặt kia
là ngửa thì khả năng xuất hiện mỗi mặt
là như nhau, mỗi lần tung chỉ nhận được
1 trạng thái là mặt sấp hoặc mặt ngửa.
Nếu ta kí hiệu mặt sấp là 1, mặt ngửa là
0, thì khi tung ta được kết quả hoặc là số
0, hoặc là số 1 và ta gọi là bit 0 hay bit 1.
Như vậy, xét đơn giản một sự kiện có 2
trạng thái với khả năng xuất hiện là như
nhau, thì 1 bit là lượng thông tin vừa đủ
để xác định chính xác 1 trong 2 trạng
thái. Vậy các em có thể ghi khái niệm
bit.
Hs: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
Gv nhận xét: Thuật ngữ bit thường
dùng để chỉ phần tử nhỏ nhất của bộ nhớ
máy tính.
Gv: Lấy ví dụ với đồng xu như đã nói
ở trên, nếu ta kí hiệu một mặt đồng xu là
bit 1, mặt còn lại là bit 0. Mà như trên đã
nói để nhận biết 1 đối tượng nào đó thì

phải biết đủ lượng thông tin về nó. Vậy
lượng thông tin đủ để xác định chắc chắn
1 trạng thái của 2 đồng xu là bao nhiêu
bit?
Hs: Trả lời là 2 bit.
Gv: Cũng với những đồng xu ở trên,
nếu ta tung 4 đồng xu thì lượng thông tin
đủ để xác định chắc chắn 1trạng thái của
4 đồng xu khi này là bao nhiêu bit?
Hs: Trả lời là 4 bit.
4
- Ví dụ: 8bóng điện, bóng có
chữ s là sáng

Ta có dãy bit như sau:
0 1 1 0 1 0 0 1
1 0 1 0 0 1 1 1
- Đơn vị đo lượng thông tin
thường dùng là byte. Kí hiệu là
B.
Byte là một tổ hợp 8 bit.
1byte = 8 bit
- Các đơn vị bội của byte
1 KB (Kilo byte) = 1024 byte
1 MB (Mega byte) = 1024 KB
1 GB (Giga byte) = 1024 MB
1 TB (Tera byte) = 1024 GB
1 PB (Peta byte) = 1024 TB
3.Các dạng thông tin
7’

Gv: Tương tự như tung đồng xu, bóng
điện cũng chỉ có 2 khả năng là sáng hoặc
tắt. Giả sử kí hiệu 1 là đèn sáng, 0 là đèn
tắt. Các em hãy quan sát hình 2 trang 8
SGK và cho biết có những bóng đèn nào
sáng, bóng đèn nào tắt.
Hs trả lời: các bóng 2, 3, 5, 8 sáng, các
bóng khác đều tắt.
Gv: Nếu với quy ước trên, ta sẽ có dãy
8 bit như thế nào?
Hs: Ta có dãy 01101001.
Gv : Bây giờ cô thay đổi, đèn 1, 3, 6,
8 sáng, còn các đèn khác tắt, thì dãy bit
khi này là thế nào?
Hs : ta có dãy 10100111.
Gv: Để lưu trữ dãy bit đó, ta cần dùng
ít nhất 8 bit của bộ nhớ máy tính. Ngoài
đơn vị bit, đơn vị đo lượng thông tin
thường dùng là byte.
Hs: Ghi bài.
Gv: Các đơn vị đo lường khác đều có
đơn vị bội tương tự vậy thông tin cũng
có đơn vị bội của byte.
Gv: Viết bảng.
Hs: Ghi bài.
Gv: Nhắc học sinh chú ý, về nhà đọc
sách giáo khoa để nhớ các kí hiệu bội
của byte và cách đọc chúng.
Gv: Ta đã biết khái niệm thông tin vậy
thực tế thông tin có những dạng nào,

chúng ta sang mục tiếp theo.
Gv: Ghi bảng.
Hs: Lắng nghe và ghi bài.
Gv: Cô có ví dụ sau: Ở mục kết bạn
trên một tờ báo có hình của một cô gái,
bên dưới có ghi: Trần thị huyền, sinh
5
s s s s
s s s
s
s
Thông tin có thể chia làm 2
loại:
+ Loại số (số nguyên, thực…)
+ Loại phi số (văn bản, hình
ảnh, âm thanh…)
a) Dạng văn bản : Như tờ báo,
cuốn sách, tấm bia…là các
phương tiện mang thông tin
dạng văn bản.
b) Dạng hình ảnh: Tranh vẽ,
ảnh chụp, bản đồ… là phương
tiện mang thông tin dạng hình
ảnh.
c) Dạng âm thanh: Tiếng nói
con người, tiếng sóng biển… là
thông tin dạng âm thanh, băng
từ, đĩa từ có thể dùng làm vật
chứa thông tin dạng âm thanh.
ngày 22/1/1983, cao 1m60, nặng 48kg.

Quê Bà rịa – Vũng Tàu….
Gv: Theo các em đó có là thông tin
không? Qua đó các em cho cô biết thông
tin có những loại nào?
Hs trả lời.
Gv: Nhận xét và ghi bảng, cho học
sinh ghi bài.
Gv: Trong thông tin loại phi số người
ta lại chia thành các dạng, dạng văn bản,
dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
Hs: Chú ý lắng nghe.
Gv: Theo các em thông tin dạng văn
bản ta thường gặp ở đâu?
Hs trả lời.
Gv: Nhận xét, ghi bảng.
Hs: Ghi bài.
Gv: Theo các em tranh vẽ, ảnh chụp,
bản đồ, biển báo có mang thông tin
không? Thông tin đó thuộc dạng gì?
Hs trả lời.
Gv: Nhận xét, ghi bảng.
Hs nghe và ghi bài.
Gv: Các em hãy lấy ví dụ thông tin
dạng âm thanh?
Hs trả lời.
Gv: Nhận xét, ghi bảng.
Hs nghe và ghi bài.
Gv: Với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, trong tương lai con người sẽ có
khả năng thu thập, lưu trữ và xử ký các

dạng thông tin mới khác.
III. Củng cố, dặn dò. (3’)
1.Củng cố: Nhắc lại những nội dung chính.
- Khái niệm thông tin và dữ liệu.
- Khái niệm đơn vị đo lượng thông tin.
- Các dạng thông tin.
2.Dặn dò.
6
- Học bài và đọc trước mục 4, 5.
- Làm bài 1.5, 1.6, 1.7 trang 9 sách bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm.
VI. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×